Top 12 # Làm Đồ Handmade Cho Trẻ Mầm Non Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Đồ Chơi Mầm Non Tự Làm Handmade Cho Trẻ

Ngày Đăng : 21/01/2021 – 8:30 AM

Đồ chơi mầm non hanmade không những độc đáo, sáng tạo mà còn mang nhiều ý nghĩa với trẻ

So với hàng loạt các mẫu đồ chơi bên ngoài thị trường thì đồ chơi mầm non hanmade cũng có chất lượng không kém, được bố mẹ và các bé cùng thực hiện theo đúng sở thích của trẻ, sẽ vô cùng ý nghĩa đúng không nào.

Đồ chơi mầm non hanmade được nhiều hộ gia đình ưa chuộng vì an toàn với trẻ và siêu tiết kiệm cho bố mẹ.

Lý do làm đồ chơi mầm non handmade cho trẻ

Trong khi các đồ chơi làm từ nhựa đều mất hàng trăm thậm chí là hàng nghìn năm mới phan hủy được thì đồ chơi hanmade hầu hết đều dễ phân hủy khi đốt cháy không hoặc ít thải ra các chất độc hại cho cơ thể.

Ngoài ra, đồ chơi hanmade cũng được làm từ những chất liệu quen thuộc như gỗ, bìa cát tông nên có thể được phân hủy chỉ trong vòng 1-2 tháng.

2.Rèn luyện tư duy, tăng khả năng sáng tạo

Cũng giống như các đồ chơi khác, đồ chơi hanmade cũng có tác dụng khá lớn trong việc kích thích sự phát triển của trí não và khả năng sáng tạo của trẻ. Bé sẽ sớm có ý thức tận dụng và tái chế tất cả những vật dụng thừa để biến thành những món đồ chơi cực thú vị.

Rất nhiều bô mẹ phải bỏ chi phí khá nhiều mỗi năm để mua đồ chơi nhập khẩu cho bé. Tuy nhiên, thay vì dùng quá nhiều chi phí để mua đồ chơi, bố mẹ có thể dành vài tiếng vào dịp cuối tuần để biến những món đồ cũ thành đồ chơi mới cho con. Việc này không chỉ gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm khăng khít, bố mẹ cũng tiết kiệm một khoản tiền kha khá đấy ạ.

Để được tư vấn các mẫu đồ chơi tự làm phù hợp với trẻ, vui lòng liên hệ Đồ chơi mầm non Vân Anh để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÂN ANH

Văn Phòng: 2/1E Ấp Mới 2 – Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh

Xưởng SX: 39 Đường 152 – Ấp 6B – Xã Bình Mỹ – Huyện Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh

Hotline/zalo: Ms Liệu – 0934.625.868 – Ms Nga 0938.855.158

Điện thoại: (028) 35370092 – 37957314 – Fax: (028) 37957638

Email: dochoimaugiaovananh@gmail.com

Hướng Dẫn Làm Đồ Chơi Cho Trẻ Mầm Non

1. Ghép hình bằng que kem

Đây là trò chơi cực dễ làm với một số nguyên liệu như que kem hoặc mảnh giấy và bút dạ màu. Ghép hình bằng que kem vừa đơn giản lại vừa có thể giúp trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác nhau, ví dụ như nâng cao khả năng nhận thức, kỹ năng ghi nhớ cũng như phát triển vốn từ vựng về màu sắc và hình khối.

Chuẩn bị

Khoảng 10 que kem hoặc 10 mảnh giấy

Bút màu dạ

Cách làm

Chia que kem hoặc mảnh giấy theo từng cặp. Mỗi cặp tương ứng với một hình khối hoặc con vật khác nhau.

Vẽ hình khối hoặc con vật lên các cặp que hoặc giấy đó, sau đó để que ở nơi thoáng mát để mực nhanh khô.

Sau khi que kem ráo mực, bố mẹ tách các mảnh giấy và que gỗ rồi xáo chúng lên để con tìm và ghép hình.

2. Tự làm đất nặn không độc hại

Đất nặn là trò chơi rất hữu ích cho trẻ trong việc phát triển kỹ năng vận động thô và đa giác quan. Tuy nhiên nhiều bố mẹ thường lo lắng về chất lượng và độ an toàn của những loại đất nặn đang được bán trên thị trường. Do đó, bố mẹ có thể tham khảo cách tự làm đất nặn không độc hại sau đây.

Chuẩn bị

Một bát tô to.

Một cốc nước sôi.

Một cốc bột mì.

½ cốc muối.

Một thìa dầu ăn.

Hai thìa bột nở.

Màu thực phẩm.

Cách làm

Cho bột mì, muối, bột nở vào bát và trộn đều, sau đó thêm dầu ăn vào hỗn hợp.

Hòa tan một vài giọt màu thực phẩm vào nước sôi, sau đó trộn chung vào hỗn hợp trên. Lưu ý trộn thật đều để đảm bảo không còn phần nào bị khô.

Khi bột bắt đầu nguội đủ để có thể chạm vào, bố mẹ tiếp tục nhào cho đến khi bột không còn dính. 

Để bảo quản, bố mẹ đợi khi nào bột nguội hẳn thì bọc màng thực phẩm rồi cho vào tủ lạnh. Đất nặn có thể để được 6 tháng ở nhiệt độ phòng.

3. Tập cắt tóc với lõi giấy vệ sinh

Nếu trẻ thích tết tóc và chơi đùa cùng tóc, bố mẹ có thể tận dụng những chiếc lõi vệ sinh cũ để biến hóa thành “người mẫu” cho con thực hành. Đây là hoạt động giúp hỗ trợ trẻ kỹ năng vận động tinh và khả năng phối hợp tay và mắt.

Chuẩn bị

Len nhiều màu

Kim khâu len

Màu dạ

Vài chiếc lõi giấy vệ sinh

Kéo dành cho trẻ em

Cách làm

Sử dụng bút dạ vẽ lên các lõi giấy vệ sinh để tạo hình nhân vật

Luồn len vào các lỗ đã đục sẵn và buộc thật chặt lại để làm tóc, có càng nhiều lỗ, tóc sẽ càng dày

Khi đã tết tóc cho lõi giấy vệ sinh xong, bố mẹ có thể cho trẻ tạo kiểu tùy ý

4. Làm bàn tính 

Trẻ sẽ có cơ hội làm quen với số ngay từ bây giờ bằng những bảng tính sinh động mà tự tay bố mẹ làm ra. Không chỉ biết thêm về toán học, trẻ còn học được cách nhận biết màu sắc khác nhau.

Chuẩn bị

Hai miếng bìa các tông cùng cỡ

Bút dạ

Máy bấm lỗ

Dao con

Hồ dán

Một cuộn dây

Một túi hạt nhiều màu

Cách làm

Cắt 10 miếng hình chữ nhật bằng nhau từ bìa các tông.

Dính miếng bìa cát tông vừa cắt lên trên miếng chưa cắt.

Trên miếng bìa vừa cắt, bố mẹ đánh số từ 1-10.

Với những miếng hình chữ nhật vừa được cắt ra, dùng máy bấm tạo lỗ ở trên và dưới miếng bìa.

Lồng hạt vào dây theo đúng số lượng ghi trên miếng bìa bị cắt.

Lồng những chuỗi hạt vào các miếng hình chữ nhật. Lưu ý không nên buộc quá chặt, chỉ buộc sao cho dây không bị rơi.

Lắp các miếng chữ nhật đã có chuỗi hạt vào đúng các ô số tương ứng với số hạt.

5. Chơi với thùng các-tông

Những chiếc thùng các-tông có thể giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng rất tốt. 

Chuẩn bị

Thùng các-tông (không giới hạn về kích thước, bố mẹ có thể sử dụng bất kỳ loại thùng các-tông nào)

Kéo hoặc dao rọc giấy (chỉ nên để bố mẹ sử dụng)

Băng dính hoặc hồ/keo

Màu vẽ, bút dạ, bút sáp màu…

Giấy màu, giấy bạc, giấy bóng hoặc vải để trang trí

Đĩa giấy để làm bánh xe nếu trẻ thích làm ô tô

Con rối và mảnh rèm mỏng nếu trẻ thích làm sân khấu biểu diễn rối

Cách làm

Làm nhà

Làm ô tô hoặc máy bay

Bố mẹ sử dụng đĩa giấy để làm bánh xe và vô-lăng. Có thể cắt bìa làm cánh và đuôi máy bay. Bố mẹ cũng nên để trẻ tự dán hoặc vẽ tùy theo ý thích. 

Làm trang phục robot

Bố mẹ giúp trẻ khoét các khoảng trống để trẻ có thể chui đầu và hai tay qua, sau đó trẻ có thể tự trang trí bộ đồ để hóa trang thành robot theo ý thích của mình.

Làm rạp biểu diễn rối

Bố mẹ cắt các ô cửa sổ và cửa ra vào, gần như lúc làm ngôi nhà, rồi treo rèm ở ngoài cửa sổ và để trẻ chui vào trong, trình diễn rối cho mọi người ở ngoài xem. Hãy sử dụng thùng các-tông loại to để trẻ dễ dàng chui vào trong.

Trang trí thùng

Trẻ tự trang trí bằng màu và giấy tùy ý, bố mẹ có thể trợ giúp nếu trẻ yêu cầu. Trẻ sẽ có cơ hội phát triển các giác quan thông qua việc sử dụng nhiều chất liệu để dán và trang trí thùng.

Chơi các trò chơi vận động

Có rất nhiều trò chơi thúc đẩy vận động để trẻ chơi cùng với thùng các-tông. Bố mẹ có thể làm thành đường hầm cho trẻ bò hoặc cho trẻ ngồi trong thùng rồi nhảy bật lên. 

ODPHUB hy vọng bố mẹ và con sẽ có những phút giây vui vẻ và hạnh phúc bên nhau với những trò chơi đơn giản tại nhà qua bài viết hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ mầm non.

Thi Tài Tự Làm Đồ Chơi Mầm Non Handmade

Ngày Đăng : 13/06/2018 – 8:39 AM

Ngoài việc tự làm đồ chơi mầm non handmade, ngoài việc tìm kiếm, tự sáng tạo ra các món đồ chơi lạ lẫm cho con trẻ tại nhà thì hiện nay, ở các trường mầm non còn có các hội thi tài, giúp các cô có thêm cơ hội để thi thố tài năng tự làm đồ chơi handmade cho các bạn nhỏ ở trường mầm non.

Thi tài tự làm đồ chơi mầm non handmade

Ngoài việc tự làm đồ chơi mầm non handmade, ngoài việc tìm kiếm, tự sáng tạo ra các món đồ chơi lạ lẫm cho con trẻ tại nhà thì hiện nay, ở các trường mầm non còn có các hội thi tài, giúp các cô có thêm cơ hội để thi thố tài năng tự làm đồ chơi handmade cho các bạn nhỏ ở trường mầm non.

Cùng với lòng đam mê nghề, cùng với ý thức cầu thị tiến bộ, tinh thần ham học hỏi, đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non đã mang đến hội thi tự làm đồ chơi từ chính những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, những món đồ chơi có giá thành rẻ nhưng mang lại giá trị sử dụng rất cao, dễ tháo lắp, tiện lợi khi sử dụng.

Mỗi sản phẩm đồ dùng, đồ chơi tự làm đều là một ý tưởng mới, thể hiện rõ sự tìm tòi, khả năng sáng tạo rất đáng trân trọng của đội ngũ cán bộ giáo viên, phục vụ tốt nhất cho các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non. Đồng thời cũng thể hiện rõ sự hiểu biết sâu sắc của mỗi giáo viên mầm non về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non mới trong giai đoạn hiện nay.

Cách làm đồ chơi mầm non handmade đơn giản mà thú vị

Hội thi đồ dùng đồ chơi mầm non handmade đã để lại ấn tượng sâu sắc với từng CBGV trong toàn ngành. Qua hội thi, mỗi CBGV được trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để rồi lại có thêm những ý tưởng mới, những đồ dùng học tập mới.

Mỗi học sinh đang học tại các trường mầm non thì sẽ được chơi nhiều hơn, được thao tác nhiều hơn với chính những sản phẩm tự làm của CBGV, là điều kiện vật chất không thể thiếu để trẻ được hoạt động và giao lưu, góp phần tốt cho việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.

Thông qua hội thi, các cô cũng cho biết, việc sử dụng các đồ dùng trực quan một cách hợp lý, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, khám phá bằng nhiều giác quan, từ đó kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ, suy luận, nêu ý kiến hoặc đưa ra những câu hỏi mà trẻ còn vướng mắc… giúp trẻ phát huy tính độc lập, hình thành hành động tích cực và giúp trẻ biết cách tự giải quyết vấn đề, từ đó cũng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Top Trò Chơi Âm Nhạc Cho Trẻ Mầm Non Độc Đáo Và Vui Nhộn Nhất

1. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non sáng tạo giai điệu theo phong cách cá nhân

Đây là ý tưởng được sử dụng trong các lớp học nhạc. Trờ chơi này khuyến khích trẻ cảm thấy hứng thú với âm nhạc. Bạn cần chuẩn bị:

Cách chơi

Sau đó, cho bé sử dụng các biểu tượng này để tự tạo ra những giai điệu theo ý của bé

2. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non khiêu vũ với bóng

Trờ chơi giúp các bé rèn luyện tai nghe nhạc cho trẻ, mặt khác giúp bé phát triển khả năng vận động, gắn kết bé với các bạn khác trong lớp, luyện tập làm việc nhóm, đoàn kết để hoàn thành việc nhóm.

Cách chơi

Cô chia 2 trẻ thành 1 cặp, lấy bụng ép và giữ bóng, tay hai bạn trong 1 cặp nắm vào nhau giống như khiêu vũ, quy định của trò chơi là không được dùng tay giữ bóng.

Cô giáo ghép bài nhạc chậm, nhanh, bình thương, chậm, nhanh,…yêu cầu trẻ nghe nhạc và khiêu vũ theo nhịp của nhạc mà không được làm bóng rớt.

Cặp nào rớt bóng sẽ bị loại. Để trò chơi thêm hứng thú các cô cỏ thể chuẩn bị thêm những món quà nhỏ xinh dành cho cặp đôi chiến thắng.

Lưu ý: Nếu cô chia cặp mà bị lẻ học sinh, có thể mời bạn ấy làm trọng tài cùng cô và đổi bạn chơi ở lần 2.

3. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non tìm đồ vật bằng âm nhạc

Đây là trò chơi bổ ích giúp trẻ củng cố kỹ năng nghe. Bé chơi trò này nhiều thì kỹ năng nghe và phân biệt và định vị đồ vật được cải thiện rõ rệt. Để thực hiện được trò chơi này cô cần chuẩn bị:

Đồ chơi phát ra tiếng nhạc

Không gian để giấu đồ

Cách chơi

Mục đích của trò chơi là giúp trẻ nhận biết được đồ chơi thông qua nghe tiếng nhạc phát ra

Cô giáo sẽ giấu món đồ ở một nơi nào đó rồi bật nhạc và để trẻ tìm

Tăng độ khó sau mỗi vòng chơi.

5. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non nhảy theo nhạc và tranh ghế

Đây là trò chơi siêu vui nhộn được nhiều bạn nhỏ ưa thích. Trò chơi giúp các bé rèn luyện sự nhanh nhẹn và gắn kết hơn với các bạn trong lớp.

Cách chơi

Cô giáo xếp một lượng ghế ( khoảng 10 chiếc ghế ) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia.

Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa di chuyển xung quanh những chiếc ghế. Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó bạn nào chưa dành dược ghế sẽ bị thua và bị loại và một chiếc ghế sẽ bị rút ra ngoài.

Cứ thế các lướt chơi cứ tiếp diễn cho đến khi tìm được bạn chiến thắng.

6. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hóa đá (Nhảy theo nhạc)

Trò chơi giúp bé rèn luyện thể dục nhịp điệu, dẻo dai và nhanh nhẹn hơn.

Cách chơi

Cô giáo sẽ chọn ra một bạn nhỏ, sau đó yêu cầu các em nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất khi nhạc dừng các em phải dừng theo.

Đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên mới nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn nhỏ nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc.

7. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non đó là âm thanh gì?

Nếu cô muốn trẻ phân biệt được âm thanh của xắc xô, kèn, trống, đàn,…khác nhau như thế nào? Cô hãy thử ngay trò chơi “Đó là âm thanh gì”?. Cô cần chuẩn bị:

Máy nghe nhạc

Các file âm thanh của các loại dụng cụ khác nhau

Cách chơi

Đầu tiên hãy phát ra âm thanh của từng loại nhạc cụ để bé làm quen và nhận biết trước.

Sau đó chọn một âm thanh bất kỳ và yêu cầu trẻ đoán xem âm thanh đó phát ra từ loại nhạc cụ nào.

Sau mỗi lần chơi, cô có thể tăng độ khó lên bằng việc phát ra những âm thanh khó phân biệt hơn.

8. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non giọng hát to giọng hát nhỏ

Rèn luyện khả năng quan sát và lắng nghe của trẻ.

Cách chơi

Khi các cô đánh một tay thì cháu hát nhỏ, khi cô đánh hai tay thì cháu hát. Khi cô không đánh tay thì cháu ngưng hát.

Cô cho các con chơi 2-3 lần và nhận xét

9. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non ô cửa bí mật

Giúp trẻ rèn luyện sự linh hoạt, nhanh nhẹn hơn khi xử lý tình huống bất ngờ.

Cách chơi

Cô giáo sẽ cho trẻ mở hình. Ví dụ: cô sẽ chuẩn bị 4 ô màu đỏ, xanh, vàng, tím.

Sau đó đằng sau mỗi ô là hình tương ứng với một bài hát, chẳng hạn như hình ông mặt trời thì các bài hát tương ứng là vẽ ông mắt trời, hình con mèo thì hát rửa mặt như mèo,…

10. Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hát đúng từ trong câu hát

Trò chơi giúp bé rèn sự nhanh nhẹn, nhanh chí, đây cũng là phương pháp giúp trẻ nhớ lâu những bài hát đã học.

Cách chơi

Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hay “chim”.

Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.

Ví dụ: Từ”con chim” trong câu hát “com chim nó hót níu lo”, từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”.

Trẻ có thể chơi với nhiều hình thức như chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại, cứ như vậy cho đến khi tìm được người chiến thắng.

Lời Kết