Top 9 # Kỹ Thuật Làm Nhà Bằng Tăm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Mô Hình Nghệ Thuật Bằng Tăm Giang

Sau đó, kiến trúc Capitol thu nhỏ này được chuyển giao về viện bảo tàng Ripley ở thành phố Orlando, tiểu bang Florida.

Đây là tác phẩm nghệ thuật bằng tre, chính xác hơn là bằng tăm giang, do một người Việt thiết kế. Đó là thạc sĩ kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đến từ Việt Nam, được Ripley’s Intertainment Inc. mua lại để đưa vào phòng triển lãm các công trình sáng tạo bằng tre trúc mà viện đã có từ trước.

Từ điện Capitol …

Tại Hoa Kỳ, Ripley, còn có tên là Ripley’s Believe It Or Not, được biết đến như một đại công ty chuyên giới thiệu và trưng bày những sản phẩm nghệ thuật mới lạ có tính cách giải trí, giáo dục, phim hoạt hình và sách báo. Ngoài trụ sở chính ở Florida và những chi nhánh tại các tiểu bang khác, Ripley còn có 32 trung tâm triển lãm tại 10 quốc gia trên thế giới.

Chuyện bắt đầu từ tháng Tư 2016, khi kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long từ Việt Nam đến Hoa Kỳ, mang theo mô hình Capitol mà lúc ấy chỉ mới hoàn tất phần mái vòm. Tiến sĩ Trần Kiều Nga, cư dân Maryland, thành viên của US Asia Links, tổ chức thương mại người Mỹ gốc Việt, kể lại:

Tôi có người bạn tên Lĩnh, cuối tháng Ba anh Lĩnh có đưa kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đến nhà tôi để giới thiệu mô hình của US Capitol. Khi nhìn thấy mô hình làm bằng tre đẹp rực rỡ mà anh Long chưa hề biết, chỉ là nghiên cứu những dữ kiện trên mạng và từ đó làm ra được, tôi thấy rất phục tài thành ra tôi đưa đến giới thiệu với dân biểu Van Hollen.

Ấn tượng trước tác phẩm nghệ thuật độc đáo này, chánh văn phòng của dân biểu Van Hollen, cô Karen Robb, đã chụp ảnh và đưa lên trang tweet của ông Van Hollen.

Ngay sau đó, báo Washington Post tải lại hình mái vòm Capitol từ trang mạng của dân biểu Van Hollen rồi đăng lên trang The Daily 202 PowerPost của báo:

Bảo tàng viện Ripley đọc được tin đó trên tờ Washington Post và họ liên lạc để mua lại mô hình đó. Đó là khoảng tháng Tư, đến khi mọi chuyện xong xuôi, đồng ý giá cả thì anh Hoàng Tuấn Long mới làm thêm Đến đầu tháng Tám là tuần lễ này đây thì phải giao mô hình đó cho bảo tàng viện Ripley nhưng vì mô hình làm quá công phu và quá đẹp nên chúng tôi nghĩ nên giới thiệu trước với cộng đồng Việt Nam ở đây cũng như những người bạn Mỹ. Thì US Asia Links mới liên lạc trường Montgomery College, mượn được Trung Tâm Văn Hóa Nghệ Thuật của trường để làm buổi ra mắt cho mô hình của điện Capitol cũng như ra mắt một nhân tài là kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long. cánh bên trái và cánh bên phải cũng như những bố cục về cây cảnh chung quanh.

Ngay khi nhìn tác phẩm tuyệt hảo này trong phòng Văn Hóa Nghệ Thuật của đại học cộng đồng Montgomery không xa thủ đô Washington là mấy thì tôi thấy phấn khởi lắm vì sinh viên của trường chúng tôi đến từ 160 quốc gia khác nhau sẽ được dịp chiêm ngưỡng tác phẩm này.

Tính tới lúc này thì đây là tác phẩm làm bằng tre mà đã tạo ấn tượng mạnh nhất, tóm lại đây là một tuyệt tác mà cũng là điều khó tưởng tượng nỗi trong suốt một thời gian dài. Ripley sở hữu nhiều công trình thiết kế bằng que diêm và tăm tre của những nghệ nhân trên thế giới nhưng chưa từng có một tác phẩm bằng tre hay trúc nào từ Việt Nam. Nét hấp dẫn của tác phẩm chính là công sức lao động của con người, là sự tận tụy khi thực hiện phiên bản Capitol thu nhỏ này trong mấy tháng trời, vì thế không ngạc nhiên khi mô hình được coi là khó tưởng tượng có thể làm nỗi này lại rất xứng hợp cho phòng triển lãm mà chúng tôi hãnh diện gọi là Ripley’s Believe It Or Not.

Ông Edward Meyer, phó giám đốc chuyên trách triển lãm và lưu trữ từ viện bảo tàng Ripley thành phố Orlando, Florida, cho biết lý do Ripley quyết định mua lại mô hình điện Capitol của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long vì tác phẩm không những đẹp mà còn đáp ứng mong muốn của Ripley là đi tìm những điều mới lạ có thể gọi là không tưởng:

Giang là loại cây cũng thuộc họ tre nhưng thích hợp làm tăm hơn là tre vì nó dẻo. Gọi là BOARC vì BO là bamboo, ARC tức là acrylic, Việt Nam mình gọi là mi ca, và phát âm nó cũng giống như từ ART là nghê thuật. … đến Chùa Một Cột

Mô hình điện Capitol tòa nhà quốc hội Mỹ không phải là tác phẩm đầu tiên của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long. Năm 2012, thạc sĩ kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long, tốt nhiệp khoa kiến trúc từ Đại Học Bách Khoa Quốc Gia Belorusia, phát minh loại hình nghệ thuật anh gọi tên là BOARC mà vật liệu truyền thống là tăm giang. Kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long cho biết:

Taj Mahal là công trình kiến trúc đầu tiên mà tôi làm bằng tăm. Mình tìm hình ảnh trên mạng trên google, tổng hợp tất cả những cái đó cộng với các thông số trên Wikipedia, kích thước nó ra làm sao, các thứ nó như thế nào, từ đó mình vẽ ra và làm ra công trình Taj Mahal. Chùa Một Cột thì đã có kinh nghiệm của Taj Mahal rồi, với lại tư liệu thì ở trong nước nên mình tìm dễ dàng hơn. So với số lượng tăm và số lượng lỗ cần phải đục của Taj Mahal thì mình làm nhanh hơn chứ còn thực ra mất tới 6 tháng lận.

Những tác phẩm nghệ thuật mà kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long thiết kế và được trưng bày ở Việt Nam là mô hình Chùa Một Cột, thắng cảnh lịch sử của Hà Nội, đền Taj Mahal lừng danh của Ấn Độ , công trình BOARC Temple và những mẫu thiết kế nhỏ hơn như đài sen, Thánh giá, bông tuyết… Tất cả những sản phẩm thủ công tỉ mỉ, trang nhã, công phu này đều được làm bằng tăm giang, keo, mi ca dưới bàn tay khéo léo của con người:

Năm 2016, tác phẩm Chùa Một Cột dựng bằng tăm giang cao 0,99 mm mét, hoàn tất trong vòng 6 tháng, đã mang lại cho kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long chứng chỉ kỷ lục Guiness Vietnam.

Lúc làm thì đúng là khó thiệt, làm rồi bỏ làm rồi lại bỏ rất nhiều. Tôi sử dụng đâu cũng cỡ hơn 30.000 cây tăm, còn acrylic thì không tính được vì nó là những miếng cắt ra, mình chỉ biết số lượng lỗ đục để xỏ tăm qua cũng phải hơn 60.000. Tôi mất khoảng 3 tháng để làm cái dome đó.

Tôi lại lên google tìm hình ảnh, vẽ lại và bắt đầu thực hiện. Cái hấp dẫn là toàn thể tòa nhà nằm ở trên đồi Capitol rất đẹp, điểm nhấn của tòa nhà đúng là cái mái vòm, cái dome đó. Tôi lựa cái dome tôi làm đầu tiên để xem mình có làm nổi hay không tại mình chưa hình dung được nó khó tới cỡ nào.

Và như đã nói, nhờ sự giới thiệu của bạn bè và những người quen trong US Asia Links, mô hình mái vòm điện Capitol của kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long được biết đến và lọt vào những đôi mắt tinh đời của Ripley’s Believe It Or Not, nơi đã có không ít những mô hình kiến trúc lừng danh thế giới được thiết kế bằng que diêm hoặc tre hay gỗ với kích thước nhỏ hơn nhiều lần có thể.

Cảm tưởng khó tả lắm,”Ồ nó đây rồi”, trong đầu tôi nghĩ vậy đó. Cái cái mà trước giờ nằm mơ cũng không thấy bây giờ nó đang nằm trước mặt mình đây, thật là thú vị! Tôi nghĩ cái này chắc là phải hoàn tất thôi chứ chỉ cái dome không thì mình có lỗi với bản thân quá vì nó đẹp quá.

Đối với kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long, ngoài niềm tự hào vì tác phẩm của mình lọt vào mắt xanh của Ripley, niềm hạnh phúc khác nữa là được tận mắt chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc đồ sộ, phản ảnh chiều dài lịch sử lập pháp của một đất nước hùng mạnh mang tên Hiệp Chủng Quốc:

Nếu tính ra thời gian có lẽ nó khoảng 7 tháng và tôi dự tính đầu tháng Tám 2016 thì hoàn tất. Tôi làm tòa nhà này với sự thích thú về nghệ thuật, cảm nhận vẻ đẹp của kiến trúc lịch sử lâu đời của nước Mỹ. Thật ra tôi cũng chỉ cố gắng làm hết sức mình để thể hiện một công trình biểu tượng của nước Mỹ bằng vật liệu của Việt Nam. Cái hồn của nó thì có lẽ tôi không cảm nhận được hết vì tôi không phải là người Mỹ, nhưng tôi cảm nhận được sự hoành tráng sự hùng vĩ và cái đẹp của tòa nhà này. Hình ảnh Việt trong tác phẩm

Ý nghĩ phải dựng cho xong hai cánh bên phải và bên trái điện Capitol đến trong đầu kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long cũng là khi viện bảo tàng Ripley, qua báo Washington Post, liên lạc và đặt mua tác phẩm mà tác giả phải lưu lại Hoa Kỳ để ráp nối thêm những công đoạn sau cùng. Cho đến khi kết thúc thì tổng cộng khoảng 250.000 tăm giang đã được sử dụng cho công trình nghệ thuật này:

Cửa Ngọ Môn ở Huế và Chợ Bến Thành đã nằm trong kế hoạch rồi thì mình sẽ tiếp tục thực hiện khi có thời gian. Thực ra tôi cũng mơ ước hơi cao một chút là làm những công trình nổi tiếng, ví dụ National Mall (Công Viên Quốc Gia) ở Washington, tại vì ở đây tập trung rất nhiều các tòa nhà tuyệt vời và tuyệt đẹp, từ viện bảo tàng Smithsonian, rồi Smithsonian Castle, rồi Nhà Trắng, Cây Bút Chì và thư viện. Đặc biệt cái thư viện nó đẹp lắm, tôi muốn làm thêm những công trình như vậy nữa.

Được biết sau mô hình Chùa Một Cột thu nhỏ bằng tăm giang, kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long đã nghĩ đến việc sẽ thiết kế mô hình cửa Ngọ Môn ở Huế và Chợ Bến Thành ở Sài Gòn. Với chuyến đi Mỹ để vừa làm việc vừa thăm viếng đất nước này, nghệ nhân tài bà Hoàng Tuấn Long biết mình sẽ không chỉ dừng lại ở đó:

Thực ra tôi không biết gì về kinh doanh, chỉ biết làm nghệ thuật với kiến trúc thôi nhưng tôi rất mong muốn sản phẩm của mình được thương mại hóa để tôi có thể mời những người bị tật nguyền, những người khiếm thính hay bị cái gì đó mà có khó khăn về công việc, thí dụ như vậy, thì họ hoàn toàn có thể làm được những sản phẩm này. Tôi rất là muốn việc đó.

Đó là ước mơ ngay lúc này khi kiến trúc sư Hoàng Tuấn Long khi trò chuyện cùng Thanh Trúc tại Hoa Kỳ. Nhưng một ý tưởng đã nung nấu trong lòng người kiến trúc sư này bao lâu là làm sao có thể thương mại hóa lãnh vực BOARC để giúp người khuyết tật như câm, điếc hoặc bại liệt có được công ăn việc làm mà không cần phải di chuyển nhiều:

Làm Nhà Bằng Tăm Tre

Ngày nay, những món quà handmade đang được các bạn trẻ ưu chuộng. Thay vì phải ra cửa hàng mua đồ lưu niệm tặng bạn gái. Bạn có thể dành ra một khoảng thời gian ngắn là có thể tạo ra những món quà tặng bạn gái đơn giản và đầy ý nghĩa rồi đấy.

Cách làm nhà bằng tăm tre món quà tặng bạn gái đơn giản mà ý nghĩa

Vào dịp sinh nhật hay ngày lễ tình nhân. Bạn thường lo lắng khi phải nghĩ ra một món quà đặc biệt để làm quà tặng bạn gái. Nếu là một món quà lưu niệm bình thường thì cô ấy vẫn sẽ đón nhận nhưng bạn sẽ không gây được bất ngờ với món quà như vậy.

Chính vì vậy trong bài viết lần này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm nhà tăm tre để dành tặng bạn gá i nhân dịp đặc biệt. Công việc này tưởng chừng khó khăn nhưng nếu bạn bắt tay vào làm sẽ thấy nó đơn giản hơn rất nhiều.

Vật liệu cần chuẩn bị để làm nhà tăm tre gồm có:

Tăm tre (đường kính 2.5mm)

Keo 502 (có thể dùng cả keo nến cho một số vật thể đặc biệt)

Dao dọc giấy (để cắt tăm)

Mũi khoan cỡ nhỏ (để mài và hoàn thiện các chi tiết vòm)

Sơn phun (bạn ra cửa hàng sơn mua 1 lọ sơn phun)

Phụ liệu trang trí kèm theo

⇒ Tư vấn chọn quà tặng cho bố mẹ nhân dịp đặc biệt

Quy trình làm quà tặng bạn gái với mô hình tăm tre

Bước 1: Các bạn chuẩn bị một bản thiết kế nhà có sẵn. Với các bạn đã từng được tiếp xúc với bản vẽ thì điều này khá đơn giản. Còn những bạn gặp khó khăn trong thao tác này có thể tham khảo bản vẽ của mình bên dưới.

Bước 2: Sau khi có bản vẽ rồi. Bước tiếp theo chúng ta cần làm đó là vẽ phác thảo tỉ lệ các mặt của căn nhà ra một tờ giấy. Để sau này chúng ta chỉ việc ướm những mảnh ghép tăm tre lại sao cho khớp với bản phác là được.

Nếu sau này ướm thấy có thừa ra thì chúng ta chỉ việc cắt cho bằng với bản phác.

Bước 3: Bước này chúng ta bắt đầu làm phần nền nhà và phần khung nhà trước. Nhà sẽ bao gồm những phần nhỏ được chia phía trong, gồm cột mái trước và cầu thang…

Trong quá trình ghép cầu thang bạn nên ghép những cây tăm thành bản. Sau đó đặt vừa vào khung cầu thang và chỉ cần cắt 1 lần là xong. Làm vậy bậc cầu thang sẽ khớp và đều nhau hơn so với việc ghép từng bậc vào một.

Bước 4: Sau khi bộ khung tầng 1 đã xong thì chúng ta chỉ việc xây dựng bức tường bao quanh. Bạn ghép những que tăm thành từng tấm lớn, sau đó gắn bao quanh phần khung nhà. Phần cửa ra vào và cửa sổ bạn ghép những mảnh tăm có độ dài lớn nhỏ như trong hình. Để chừa ra một khoảng trống là cửa.

Bước 5: Sau đó bạn tiến hành làm phần mái vòm và gắn lên khung là hoàn thành căn nhà. Trong phần vật liệu mình có nhắc tới sơn phun bóng. Do nhà chúng ta làm bằng tăm tre nếu không được phun sơn bóng sẽ rất dễ bị ẩm mốc.

Vậy bạn nên sơn một lớp sơn bóng bên ngoài để vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ vừa đảm bảo được độ bền của ngôi nhà.

Kỹ Thuật Đánh Kem Whipping Bằng Máy Cầm Tay

Kem tươi whipping cream được sử dụng trong trang trí những chiếc bánh kem đẹp măt (Ảnh: Internet)

Khi sử dụng whipping cream trong chế biến người ta thường đánh bông loại kem tươi này, thể tích kem tươi khi đánh bông có thể tăng lên đến 3 – 4 lần với độ béo ngậy và hương thơm hấp dẫn. Tuy nhiên khi đánh bông kem bạn cũng cần đến một số kỹ thuật nhất định để hoàn thành tốt công đoạn đánh kem, kem tươi whipping cream rất dễ bị tách nước nếu như bạn không nắm chắc kỹ thuật. Chính vì vậy mà hôm nay Kate sẽ hướng dẫn các bạn về kỹ thuật đánh kem whipping bằng máy cầm tay.

Tại sao cần phân biệt kem whipping cream và topping cream?

Như Kate nhắc đến ở trên có khá nhiều bạn thường không biết cách phân biệt hai loại kem tươi whipping cream và topping cream vì chúng được sử dụng khá thông dụng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách và giảm đi chất lượng, hương vị của món ăn khi chế biến. Điều cơ bản nhất mà bạn có thể nhận thấy chính là whipping cream có nguồn gốc từ động vật, ít ngọt và thường dễ bị tan chảy, còn topping cream thì có nguồn gốc từ thực vật và chúng có hàm lượng chất béo ít hơn nên khi đánh kem bông sẽ có độ ngọt, kem định hình với cấu trúc cứng, ổn định hơn và dùng để trang trí bánh là chính.

Tổng quan về kem whipping cream là gì?

whipping cream là loại kem tươi có nguồn gốc từ sữa béo, là loại kem được chế xuất từ sữa động vật và thông dụng nhất chính là sữa bò tươi nguyên chất. Kem whipping thường không có sẵn đường, do vậy trong quá trình làm bông kem để sử dụng bạn cần cho thêm lượng đường tùy ý để tạo được độ ngọt. Whipping cream có hàm lượng chất béo khá cao chiếm khoảng 38-40%.

Hướng dẫn cách đánh bông whipping cream bằng máy cầm tay

Nhiệt độ: Nhiệt độ có thể ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng kem trong quá trình thực hiện đánh bông kem. Để đánh bông kem bạn cần để kem ở mức độ lạnh nhưng không để đến mức đông đá, nếu đông đá quá nhiều hoặc nhiệt độ không đảm bảo lạnh thì kem thường bị tách nước. Do vậy mà trước khi sử dụng đánh bông kem bạn cần đảm bảo kem tươi đã được cho vào tủ lạnh và đông đá ở khoảng ½ hộp.

Dụng cụ đánh bông kem: Khi đánh bông kem đòi hỏi các dụng cụ sử dụng cần được giữ lạnh và trong suốt quá trình thực hiện đánh bông kem, đặc biệt bạn nên lưu ý là âu và dụng cụ máy đánh trứng cầm tay cần được giữ sạch hoàn toàn. Khi âu đựng và que đánh kem giữ được nhiệt độ lạnh thì quá trình làm bông kem sẽ nhanh hơn.

Máy đánh trứng: Nên sử dụng loại máy đánh trứng có công suất không quá thấp để điều chỉnh được tốc độ trong quá trình đánh kem cho phù hợp.

Thành phẩm whipping cream khi thực hiện đánh bằng máy cầm tay (Ảnh: Internet)

Cách đánh bông kem tươi whipping cream bằng máy cầm tay

Bước 1: Cho âu đựng kem và cây đánh trứng vào trong tủ lạnh để khoảng 10 – 15 phút giữ lạnh, bước này sẽ giúp cho việc đánh bông kem nhanh hơn và kem ít bị tách nước hơn.

Bước 4: Dùng máy đánh trứng ở tốc độ trung bình, sau đó tăng tốc thêm một chút cho phần kem bông cứng lại. Khi thấy phần kem bông có chóp nhọn và bông cứng lên là được.

Công dụng chung của những chiếc máy đánh trứng cầm tay là thiết kế để thực hiện quay và làm tơi, đánh bông trứng – kem tạo ra độ bọt xốp phục vụ cho quá trình làm bánh. Thông thường có hai loại máy đánh trứng là máy để bàn và máy đánh trứng cầm tay.

Máy say sinh tố hiện nay được chia làm hai loại chính với chức năng thực hiện xay, còn loại còn lại thì đa chức năng. Loại máy thông thường chỉ thực hiện công đoạn xay thực phẩm cùng với nước, còn loại đa năng thì thực hiện xay thực phẩm hoặc ngũ cốc khô và ép rau quả thay cho máy ép.

Như vậy, tính về mặt cơ bản thì hai loại máy này đều được sử dụng với các mô tơ quay khi hoạt động, các dụng cụ được ghép nối với mô tơ khi quay sẽ quay theo, còn ở máy xay sinh tố thì thực hiện trộn và làm tơi nguyên liệu. Điều này sẽ khiến kem tươi không được đánh bông mà đẩy nhanh quá trình tách nước khi sử dụng máy xay sinh tố hay cho máy đánh trứng cầm tay.

Nghệ Thuật Từ Tăm Tre

Tinh xảo và độc đáo là cảm nhận đầu tiên khi xem những tác phẩm nghệ thuật tăm tre của Nguyễn Vũ Linh (sinh năm 1994, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú). Với niềm đam mê và sáng tạo, Linh đã quyết định thu nhỏ những công trình kiến trúc đồ sộ thành món quà lưu niệm nhỏ, xinh bằng những chiếc tăm tre. Sản phẩm ngày càng được thị trường đón nhận và nhiều người biết đến…

Từ ngôi nhà nhỏ bằng tăm tre

Linh cho biết, năm 2013, Linh tham gia lực lượng dân quân tự vệ xã Vĩnh Thạnh Trung. Tại đây, chàng trai 9x đã may mắn được người anh trong đơn vị hướng dẫn cách làm ngôi nhà bằng tăm tre. Chính nhờ “ngôi nhà” này đã tạo bước đệm cho Linh phát triển các vật dụng bằng tăm tre như hiện nay.

Chỉ học đàn anh từ 1 tác phẩm duy nhất, nhưng với đôi bàn tay khéo léo và sự sáng tạo, từ những chiếc tăm tre gần gũi và thân thuộc trong đời sống hàng ngày, Linh thu nhỏ những kiến trúc độc đáo ngoài đời thực, khéo léo thể hiện qua từng chiếc tăm tre.

Theo Linh, việc chế tác các tác phẩm bằng tăm tre tuy khó khăn nhưng nếu chịu khó quan sát, phân tích tỷ lệ sẽ thành công. “Trong quá trình chế tác, khó khăn nhất là công đoạn làm phần sườn. Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Mỗi sản phẩm có thể cao từ 45cm đến trên 1m, nếu phần sườn không chắc chắn và cân đối, sản phẩm làm ra sẽ dễ đổ, ngã, xiêu vẹo… làm lại sẽ mất nhiều thời gian”.

Hiện nay, mỗi sản phẩm được Linh làm từ 15-16 ngày (mỗi ngày làm khoảng 15 tiếng). Do dành nhiều thời gian để chăm chút nên các sản phẩm Linh làm ra đều sắc sảo, sinh động và rất chắc chắn. Linh chia sẻ: “Các sản phẩm tuy không giống hoàn toàn so với thực tế nhưng thể hiện toàn bộ những chi tiết ngoài đời thật”.

Hoài bão lớn

Linh cho biết, đang phát triển thêm các sản phẩm gỗ kết hợp tăm tre, như: lịch gỗ, tranh thư pháp gỗ… Một số sản phẩm Linh làm ra được gắn thêm đèn led, đèn chớp theo yêu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, các sản phẩm của Linh còn được phủ thêm 1 lớp PU để chống mốc, giúp sản phẩm bền và đẹp hơn. Trung bình mỗi sản phẩm mất từ 15-16 ngày, tùy theo kích thước và số lượng chi tiết.

Tùy kiểu dáng, kích thước, mức chi tiết, giá mỗi sản phẩm dao động từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Để đặt hàng, khách có thể gợi ý hình dáng căn nhà hoặc một mẫu vật bất kỳ muốn mô phỏng bằng tăm tre. Kỹ hơn, khách chụp 4 phía mẫu vật để Linh có thể mô phỏng chính xác nhất.

Nguyễn Vũ Linh với hoài bão tạo việc làm cho thanh niên địa phương

Hiện nay, cùng làm việc với Linh có 2 “phụ tá”, cũng là những người có niềm đam mê với thể loại chế tác các mô hình bằng tăm tre.

Trong đó 1 người mới học nghề, 1 người đã tham gia được khoảng 4 tháng và được Linh trả công 2 triệu đồng/tháng.

“Lúc đầu thị trường chưa được nhiều người biết đến, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ nên kinh tế gặp khó khăn. Sự động viên, cổ vũ của gia đình đã tạo động lực cho tôi tiếp tục công việc này.

Ngoài ra, tôi còn được Sở Công thương, Tỉnh đoàn hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, dự các hội chợ, hội thảo, như: phiên chợ xanh, hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… nên sản phẩm có điều kiện tiếp cận với thị trường các tỉnh, thành phố ở miền Tây, TP. Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Thái Bình, Lào Cai và tại Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao…”- Linh cho biết.

Chia sẻ những dự định trong thời gian tới, Linh cho biết: “Tôi sẽ cố gắng nghiên cứu thêm các loại sản phẩm khác để làm phong phú hơn mẫu mã để phục vụ thị trường.

Ngoài ra, tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm do Sở Công thương cũng như Tỉnh đoàn hỗ trợ để mở rộng thị trường. Khi có đầu ra ổn định, tôi sẽ nhờ địa phương phối hợp để tổ chức đào tạo nghề cho các bạn trẻ. Điều mong muốn của tôi là được giúp các bạn có việc làm, thu nhập tại nơi mình sinh sống mà không phải đi làm ăn xa”.

Theo TTMT