Top 12 # Khéo Tay Với Hộp Sữa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Khéo Tay Với Cách Làm Hộp Đựng Khăn Giấy Handmade Này Nhé!

Phòng của bạn đang thiếu đi chiếc hộp đựng khăn giầy vừa với vỡ hôm qua, lại đang lúc bạn đang chi tiêu eo hẹp về kinh tế. Vậy sao không thử sức cùng với cách làm hộp đựng khăn giấy này đi nào!

 

Nội dung bài viết:

1. Điểm sơ qua về những nguyên phụ liệu bạn cần chuẩn bị là gì nào?

2. Các bước tiến hành làm hộp đựng khăn giấy thôi nào!

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Tổng kết

THỬ MỨC ĐỘ KHÉO TAY VỚI CÁCH LÀM HỘP ĐỰNG KHĂN GIẤY NÀY NHÉ!

 

Là con gái, phòng của bạn chắc hẳn lúc nào cũng phải có mặt hộp đựng khăn giấy để chữa cháy cho những trường hợp đổ vỡ, hay rơi vãi đồ ăn thức uống trong phòng, đặc biệt là những lúc khóc như mưa rào khi xem đến cảnh chia ly đau lòng của một bộ phim nào đấy!

Thế nhưng, chiếc hộp đựng khăn giấy dễ thương của bạn vừa rơi vỡ vào hôm qua và bạn lại đang trong tình cảnh “thắt eo buộc bụng” từng đồng. Vậy tại sao lại không xoắn tay áo lên và làm ngay một chiếc hộp cho mình với cách làm hộp đựng khăn giấy cực kì đơn giản này nào!

 

 

 Các bước tiến hành vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Nào cùng bắt tay vào làm ngay thôi.

Vẽ lên giấy hình tròn rộng hơn bề mặt tròn của cuộn khăn giấy chừng 0,5cm đường kính, căn ke và cắt trên giấy gợn sóng trắng, 0,5cm rộng hơn là để dán với thân hộp làm đáy hộp. Bạn cắt 2 hình tròn nắp hộp và 2 hình tròn đáy hộp. Hình tròn nắp hộp lớn hơn hình tròn đáy hộp 0,5cm. Dán từng đôi 2 hình tròn nắp hộp và 2 hình tròn đáy hộp với nhau cho dày dặn cứng cáp.

 

Cắt tấm giấy gợn sóng có màu dán làm thân hộp: chiều dài bằng chu vi hình tròn đáy hộp cộng thêm 0,5cm và chiều rộng bằng với chiều cao cuộn giấy cộng thêm 2cm. Dán tấm giấy vòng theo mép hình tròn đáy hộp.

 

 

 

 

Khéo Tay Làm Hộp Quà Trái Tim Thật Đẹp

Chỉ cần chút tỉ mỉ cắt, gấp, dán giấy lại với nhau là bạn có thể làm hộp quà nhỏ xinh hình trái tim thật đáng yêu!

Nguyên vật liệu

Với cách làm hộp quà trái tim, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây:

Bìa cứng màu xanh (bạn có thể tùy chọn màu sắc bạn thích)

Dụng cụ: kéo, dùi nhọn, băng dính, keo dán, bút, thước.

Cách làm hộp trái tim

Cắt 2 trái tim làm mẫu có kích thước như sau: trái tim nhỏ có chiều dài 13cm rộng 11,5cm, trái tim lớn có chiều dài 14cm rộng 12,5cm. Đặt mẫu trái tim trên giấy căn ke và cắt theo mẫu.

Bạn cắt 2 trái tim lớn (số1) cộng thêm đường gấp cắt răng cưa 1cm, 2 trái tim lớn làm nắp và đáy hộp bên ngoài, 2 trái tim nhỏ (số2) làm đáy và nắp hộp bên trong, 1 trái tim nhỏ dán bên trong đáy hộp, cắt 2 dải giấy có chiều rộng 3cm + 3cm + 1cm đường gấp cắt răng cưa (biên giấy dán): chiều dài của mỗi dây là 41cm và 25cm.

Dùng tay nhẹ nhàng gấp mép răng cưa dọc theo viền trái tim lớn, để nếp gấp đẹp bạn dùng dao trổ nhẹ dọc theo đường vẽ. Gấp các răng cưa vào trong trái tim dán và dán chồng tấm trái tim lớn lên trên che các đường gấp răng cưa.

Cắt đoạn dây đăng-ten, dán băng dính hai mặt dọc theo mặt dây đăng-ten, dán bọc dây đăng-ten dọc theo viền mép hai trái tim vừa dán. Tương tự bạn dán trái tim lớn có đường gấp răng cưa và trái tim lớn còn lại , dán bọc viền dây đăng-ten bên ngoài thành 2 trái tim làm đáy và nắp hộp bên ngoài.

Bạn cắt băng dính dán dọc theo ½ bề rộng (3cm) chiều dài dải giấy 41cm, dán chồng ½ bề rộng (3cm) của dải giấy lên trên tạo độ dày cho thành hộp. Gập mép biên giấy răng cưa, miết chết nếp, phết keo lên hàng răng cưa và dán bọc viền bên ngoài trái tim lớn.

Cắt dải giấy có chiều dài 41cm, bản rộng 2,5cm + 1cm đường cắt răng cưa biên giấy dán, dùng dụng cụ cắt đường viền cắt dọc theo chiều dài dải giấy. Dán bọc dải giấy bên trong thành hộp. Sau đó dán trái tim nhỏ bên trong che lớp răng cưa vừa dán.

Tiếp theo cắt băng dính dán dọc theo 1/2 bề rộng (3cm) chiều dài dải giấy 25cm, dán chồng ½ bề rộng của dải giấy còn lại lên trên tạo độ dày cho thành nắp hộp. Ướm dải bìa giấy mép răng cưa vào trái tim lớn làm dấu vị trí để dán nắp hộp. Vẽ và cắt 2 đường chéo tạo hình tam giác trên dải giấy răng cưa, dán bọc dài giấy bên ngoài trái tim lớn làm nắp hộp.

Lần lượt dán nắp hộp và đáy hộp trái tim trên 2 tấm trái tim lớn có dán bọc đường viền dây đăng-ten. Đặt nắp hộp chồng lên trên thân hộp, dùng bút làm dấu vị trí dùng dùi nhọn đâm 4 lỗ gắn 2 khoen tròn làm móc nối nắp và đáy hộp với nhau. Hộp quà trái tim đã hoàn thành.

Trang trí: dán 3 đóa hoa hồng giấy lớn màu trắng, xung quanh dán trang trí hoa hồng nhỏ màu hồng, 3 nụ hoa hồng hướng lên trên bên trái, dán lá xanh xen kẽ giữa những bông hoa, điểm xuyến thêm vài hạt cườm trắng cho nổi bật.

Thành phẩm

Bên trong nắp hộp, bạn trang trí 2 thiên thần nhỏ bên cạnh 2 nửa trái tim thật đẹp, bên dưới bạn dán 3 hoa hồng lệch về phía bên phải hộp, bên trái bạn đặt món quà.

Hộp quà trái tim do chính tay bạn làm luôn là món quà ý nghĩa bạn dành cho người bạn yêu thương trong những dịp đặc biệt như cầu hôn, lễ Valentine, kỷ niệm ngày cưới hay dịp Quốc tế phụ nữ 8/3…

Mẹ Sài Thành Khéo Tay Tận Dụng Vỏ Hộp Sữa Làm Bập Bênh Ngộ Nghĩnh Tặng Con

Với những gia đình nuôi con nhỏ, vỏ hộp sữa rất quen thuộc nhưng ít khi được tận dụng vào những chức năng hữu ích. Chị Thùy Trang (TP HCM) đã khéo léo tận dụng những vỏ hộp khi con uống hết sữa để làm bập bênh ngộ nghĩnh, vừa tiết kiệm vừa giúp con thích thú hơn khi chơi.

Người mẹ trẻ đảm đang này cho biết, tình cờ một lần đọc tin tức trên internet, chị thấy mọi người thường tận dụng vỏ hộp sữa để làm bập bênh cho con chơi. Chị Thùy Trang liền nảy ra ý định tự tay làm cho bé vì nhà thừa rất nhiều hộp sữa.

Sẵn việc tận dụng vỏ hộp, chị Trang tiếp tục mày mò các bước để tự mình có thể làm được món quà xinh xắn tặng con. Đầu tiên, chị Trang chuẩn bị 5 vỏ hộp sữa bột loại 900g. Tiếp đó là tận dụng áo cũ, băng keo 2 mặt, bìa carton…

Chị Thùy Trang chia sẻ cách làm khá đơn giản như sau: “Mình ghép nối các hộp sữa bằng băng keo hai mặt sao cho có độ cong nhất định giống như hình một con thú bập bênh. Sau đó mình dùng băng dính trắng để cố định các hộp sữa một cách chắc chắn. Tiếp theo là dùng bìa carton để kết nối phần thân với 3 hộp sữa, gắn tay cầm bằng băng dính với phần đầu thú bập bênh”.

Sau khi cố định tạo khung thú bập bênh, chị Trang tiếp tục dùng áo cũ của mình để đo và cắt phần áo bọc ngoài. Cắt vừa vặn với hình bập bênh, chị Trang dùng chỉ khâu để bọc phần áo lên người thú. Cuối cùng là tạo hình mắt mũi miệng và gắn lên phần đầu thú bập bênh. Cách làm khá đơn giản nhưng món quà của người mẹ trẻ cặm cụi làm cho con khiến bé rất thích thú và chơi mãi không biết chán.

Chị Thùy Trang bộc bạch: “Vì có con nhỏ, bé lại thích có đồ chơi mới, nếu mẹ mua nhiều đồ sẽ rất tốn kém nên thường tận dụng đồ có sẵn trong nhà để tạo nên những món đồ xinh yêu, ngộ nghĩnh tặng con. Bé cũng luôn vui vẻ đón nhận những món quà mẹ làm bằng cả trái tim dành tặng mình”.

XEM THÊM

Khéo Tay Với Cắt May Vỏ Gối Cơ Bản

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa

Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,…

Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ.

Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau.

Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày.

Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo.

Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo: