Top 9 # Khéo Tay Nhà Đẹp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Khéo Tay May Vỏ Gối Thật Đẹp

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý. Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,… Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện: Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ. Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau. Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày. Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo. Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo:

Cùng Danh Mục :

Comments

Khéo Tay Trang Trí Món Ăn Đẹp Mắt

Trình bày món ăn đẹp trên đĩa

Thực tế, những đầu bếp chuyên nghiệp đều sử dụng các loại gia vị có trong món ăn để chế biến. Thí dụ như món cá không thể thiếu thì là trong nguyên liệu trình bày. Món cà tím không thể thiếu tía tô… Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, bạn có thể biến đổi theo ý thích của mình, không nhất thiết phải theo những quy tắc nhất định. Mỗi loại đĩa, mỗi loại thực phẩm có một cách trình bày riêng, tùy từng kiểu đĩa mà bạn trang trí sao cho phù hợp.Đĩa tròn

Đĩa bầu dục

Thông thường, người ta sử dụng đĩa bầu dục để bày các món cá. Cá được đặt dọc theo thân đĩa, tập trung chủ yếu trong lòng đĩa. Vành đĩa bên ngoài và phía đầu cá thường trống nên việc trang trí nên tập trung ở đó. Cách trang trí tròn này che bớt khoảng trống thừa bên ngoài đĩa mà không làm mất đi giá trị của món ăn. Việc trang trí tập trung tại một điểm trên đĩa làm nổi bật hơn món ăn được trình bày trong đĩa. Trong cách trang trí này, bạn có thể đặt lên mặt thức ăn, tuy nhiên, nên tránh quá nhiều, che kín thức ăn. Trang trí tạo thành một dải bên cạnh đĩa cũng hay, bạn nên dùng cách này với các món rau.

Đĩa vuông hoặc chữ nhật

Với các loại đĩa này, bạn không nên dùng rau, củ quả trang trí theo hình vòng cung hoặc hình tròn vì nó sẽ tạo ra các góc trống trên đĩa, tạo cảm giác món ăn không được đầy đặn. Với hai loại đĩa này, bạn nên trang trí dọc theo lòng đĩa hoặc theo các đường viền xung quanh.

Đĩa lá

Với đĩa lá, bạn chỉ nên trang trí ở một góc đĩa bởi đĩa có các điểm gẫy, khó đẹp. Bạn chỉ nên tập trung trang trí ở cuống lá. Đĩa này nên sử dụng để đựng các món chiên.

Nghệ thuật làm “ngon” con mắt

Nếu phải sử dụng rau khô hay rau mua về bỏ tủ lạnh, rau bán ở siêu thị thì khó có thể trình bày một món ăn cho bắt mắt, đảm bảo ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Các thứ củ (cà rốt, củ cải, khoai tây, su hào, bắp cải…) cũng không nên mua loại đã để lâu ngày vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng, có thể bị biến chất, dễ làm biến đổi vị ngon của món ăn.

Vật liệu dùng để trang trí trên bề mặt (hành, ngò, cà chua, dưa leo, hành tây, cà rốt…) có vai trò rất quan trọng vì không chỉ tạo cảm giác tươi mới, mà còn phải phù hợp với món ăn (món nào phải cho hành, món nào cho ngổ hay món nào dùng rau răm, tía tô, rau thơm khác). Chỉ riêng trái ớt cũng có rất nhiều cách cắt tỉa trình bày, lúc thì xắt lát, lúc tỉa hoa, khi lại để nguyên trái.

Món ăn ngon mắt còn tính đến việc hài hòa màu sắc, sao cho món ăn được nổi bật, kích thích vị giác thực khách. Bên cạnh đó phải tính đến việc tạo dáng cho món ăn, chủ đạo là gì, trang trí ra sao, sắp xếp theo thứ tự nhỏ, to thế nào…

Biết trình bày rau tươi cho các món ăn cũng dễ làm đẹp bàn ăn. Chẳng hạn dưa leo trong món xíu mại xốt cà chua có thể được cắt tỉa theo hai cách và bày trong một dĩa. Phần dưa nhỏ thì đặt xíu mại, phần trái lớn thì tỉa hoa, có cà chua làm nhân. Khoai tây xắt cả mỏng lẫn dày để trình bày trên dĩa đựng món thịt bò khoai tây tùy theo hình dáng dĩa tròn hay bầu dục…

Khi bài trí bàn tiệc, tránh việc bày biện nhiều làm rối mắt, tạo cảm giác mới nhìn đã thấy no, nhưng nếu ít quá, lơ thơ quá thì lại không hấp dẫn, dễ gây thất vọng cho thực khách.

Khéo Tay Tự Làm Quẩy Đãi Cả Nhà

– Bột mì 300-500 g – Bột nở: 5 g – Trứng gà: 2 quả – Muối: 1 thìa nhỏ – Đường: 3 thìa – Nước lọc: Vừa đủ

– Để riêng khoảng 30-50 g bột mì khô ra một bát để dành làm bột áo.

– Đổ toàn bộ số bột mì, bột nở, đường, muối vào một chiếc tô lớn rồi trộn đều nhau. Đập trứng khuấy đều vào bột mì trước rồi mới rót nước lọc vào để tránh trứng gà tan không đều vào bột. Trong khi đổ nước lọc, chú ý khuấy đều tay đến khi bột quánh đặc lại thành một khối thì dừng lại.

– Lấy miếng bọc thực phẩm ủ kín khối bột đã quánh lại khoảng một giờ đồng hồ dưới nhiệt độ bình thường để bột có thời gian nở xốp, ngấm đều nước. Sau khi ủ, đem khối bột ra để nhào lại một lần nữa cho dẻo đều trước khi nặn quẩy.

Bước 2: Nặn quẩy

– Lấy thớt ra, rắc một chút bột mì (bột áo) đã để riêng lúc đầu lên bề mặt để cho đỡ dính. Chia khối bột đã nhào thành khoảng 4 phần bằng nhau, dùng dao hoặc vật tròn sạch cán mỗi phần của khối bột thành tấm mỏng hình chữ nhật dày khoảng 0,5 cm.

Sau khi ủ bột, cán mỗi phần của khối bột thành tấm mỏng hình chữ nhật dày khoảng 0,5 cm.

– Dùng dao cắt miếng bột thành các khúc nhỏ (mỗi khúc khoảng 1 cm). Sau đó, cứ hai miếng nhỏ như vậy xếp chồng lên nhau rồi dùng sống dao ấn nhẹ lên để cho hai miếng bột dính vào nhau. Lần lượt làm như vậy với số bột còn lại.

Cắt miếng bột thành các khúc nhỏ

Bước 3: Rán quẩy

– Đổ dầu vào chảo đun sôi, ước lượng sao cho vừa đủ ngập quẩy rồi thả từng miếng quẩy nhỏ vào chảo để rán. Vừa rán vừa lật đều tay đến khi miếng quẩy nở phồng lên, vàng rộm, chín đều rồi vớt quẩy ra cho ráo dầu mỡ.

Rán quẩy bằng dầu sôi đến khi chín vàng

Quẩy được rất nhiều người yêu thích, có thể ăn kèm với các món như cháo, phở gà, bún… hoặc cắt khúc ăn riêng với nước chấm kèm dưa góp.

Vớt quẩy đã chín vàng ươm, để ráo dầu mỡ và thưởng thức món ăn này.

Cùng Danh Mục :

Comments

Khéo Tay Hay Làm

Khéo Tay Hay Làm – Cắt Dán Trang Sức Công Chúa: Tử Vi Cách Cách Và Thái Bình Công Chúa

Bộ sách thủ công cắt dán hữu ích và sinh động này giúp các bạn nhỏ bổ sung thêm nhiều chủng loại đồ chơi hơn trong kho đồ chơi yêu thích của mình. Các em hãy dùng đôi tay khéo léo của mình cắt dán những đồ chơi giấy thú vị này!

Trọn bộ gồm 4 cuốn:

– Công chúa Lọ lem và Công chúa Bạch Tuyết

– Công chúa Sophie và công chúa Moli

– Nàng tiên cá và người đẹp ngủ trong rừng

– Tử vi cách cách và Thái Bình công chúa

1001 câu chuyện bồi dưỡng phẩm chất tốt” là tập hợp những

câu chuyện với các nội dung đa dạng;  nhân vật ngộ nghĩnh, đáng

yêu; ngôn từ dễ đọc, dễ hiểu… góp phần từng bước giúp hình

thành những phẩm chất tốt đẹp cho các em nhỏ: niềm tin, tính tự

lập, sự lạc quan, lòng dũng cảm, đức tính cần cù, sống có trách

nhiệm, biết kiềm chế, trung thực, tốt bụng, độ lượng, hiếu thuận,

biết ơn, tiết kiệm, sáng tạo, yêu thương con người…

Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ trở thành người bạn đồng

hành đáng tin cậy, cùng trẻ khám phá thế giới kì diệu và cuộc