Top 10 # Khéo Tay Móc Len Các Mũi Móc Len Cơ Bản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Hướng Dẫn Móc Len Cơ Bản Cho Người Mới ‘Chưa Biết Gì’

Với hướng dẫn móc len cơ bản chi tiết, thật nhanh chóng những người muốn học móc sẽ thực hiện được nhiều sản phẩm như ý. Hướng dẫn móc len cơ bản sẽ giúp các bạn từ việc chọn len cho đến móc các mũi cơ bản.

Đan móc len là một kỹ năng handmade được phái đẹp rất ưa chuộng và thích thú. Trong đó, móc len có thể biến đổi linh hoạt để bạn hoàn thành nhiều sản phẩm theo sở thích của mình. Theo hướng dẫn móc len cơ bản chắc chắn các bạn sẽ làm được những sản phẩm như ý.

Vì vậy, móc có cảm giác khó hơn nhưng thực chất chúng lại mang đến rất nhiều lợi ích khi bạn có thể làm bất cứ thứ gì từ việc móc len như chiếc khăn choàng, mũ đội đầu đến những đôi giày len và cả những chiếc áo nữa.

Mỗi người bắt đầu việc móc len bằng mỗi cách khác nhau, thường thì thích sản phẩm nào và mua len về móc theo người thân hay bạn bè dạy. Nhưng dù sao khi hoàn thành được sản phẩm đó, bạn lại mong muốn có được những sản phẩm có độ cầu kỳ hơn, đẹp hơn nên khi đó bạn mới tìm đến những việc học móc cơ bản theo trình tự. Vì vậy rất mất thời gian.

Nên việc học móc len theo trình tự bao giờ cũng khiến bạn tiết kiệm thời gian và trình độ móc cũng nhanh lên cao.

Thích và muốn móc thứ gì đầu tiên?

Nếu “tác phẩm” đầu tay phổ biến nhất trong đan là một cái khăn choàng thì trong móc sản phẩm đầu tiên thường là những chiếc mũ với các mũi móc cơ bản hay một số chiếc khăn với mũi móc biến đổi so với đan.

Tuy nhiên, khuyên bạn nên chọn sản phẩm đầu tiên là thứ gì mà bạn đang muốn móc tặng ai đó và nếu còn băn khoăn thì có thể chọn chiếc mũ là sản phẩm đầu tiên.

Đa số thường chọn móc mũ đầu tiên với những mũi kép đơn giản Theo hướng dẫn móc len cơ bản, bạn cũng có thể móc những chiếc khăn xinh xắn

Chuẩn bị len và kim móc

Bạn ra chợ và mua kim móc và len. Hãy bắt đầu với kim số lớn 1 chút, đường kính kim móc khoảng 3mm, thường thì những kim này có số là tầm 1,5-3. Bạn có thể chọn bất kỳ len loại nào, nhưng chú ý kích thước sợi len vừa vừa một chút để vừa với kim móc mà mình chọn. Khi móc len vào kim và kéo thì thấy đầu móc có thể kéo hết phần sợi len mà không bị tuột. Nên chọn len sợi trơn, không xù để bắt đầu học móc.

– Còn loại len rẻ hơn tầm 25k/1 cuộn (nhưng xù)

– Kim móc: 10k/1 cây

Xác định mũi móc cho sản phẩm

Theo hướng dẫn móc len cơ bản khuyên bạn tường thì bắt đầu ai cũng chọn những sản phẩm đơn giản thì mũi móc đa số là mũi bính, mũi đơn và mũi kép.

Vì vậy, nếu bạn thích sản phẩm nào hãy lên mạng tìm mẫu, hình thù của chúng để học móc theo. Hoặc nếu không theo tưởng tượng của bạn. Như móc chiếc mũ thì chỉ đơn giản là việc móc chúng vòng tròn, có chóp và viền mũ. Bạn có thể dùng hoàn toàn bằng mũi đơn, nhưng để đẹp hơn thì bạn nên dùng mũi kép cho sản phẩm trong hướng dẫn móc len cơ bản này.

Mũi bính và vòng tròn ma thuật hay hàng dài

Mũi bính hay còn gọi là mũi móc xích:

Khoanh một vòng như hình vẽ, ngoai 1 vòng cây móc cho chỉ dính vào rồi kéo cây móc qua vòng chỉ đầu tiên, ta được 1 bính; thương tự ta có được các bính tiếp theo.

Cách cầm kim móc và luồn tạo thành một vòng móc xích Cách móc mũi bính cho bạn theo hướng dẫn móc len cơ bản

Vòng tròn ma thuật

Bạn chỉ việc móc các mũi bính, lựa với độ rộng hoặc dài của sản phẩm mà dừng lại ở mũi bính thứ mấy. Sau đó, bạn lồng que móc vào mũi bính đầu tiên là thành một vòng tròn ma thuật. Thường dùng cho sản phẩm là móc mũ.

Còn đối với các sản phẩm bắt đầu bằng hàng dài như khăn len, may một bộ phận nào đấy của áo hoặc đế giày thì bắt đầu bằng các mũi bính và kéo dài thành hàng, sau đó cứ nhân mũi lên theo yêu cầu sản phẩm.

Mũi đơn và mũi kép

Mũi đơn

Sau khi xong 1 hàng mũi bính làm chân thì ta mới có thể móc mũi đơn hay bất cứ mũi nào sau này.

Ngoai một vòng trên kim móc, đâm mũi kim vào chân bính kế, ngoai một vòng chỉ,kéo chỉ lên khỏi chân bính. Ngoai 1 vòng kéo chỉ chui qua khỏi 2 vòng chỉ trên kim móc

Mũi đơn được áp dụng để làm chân hay viền bìa trước khi thực hiện mũi viền hoa ở đinh, lai nách, cổ áo…

Mũi kép

Mũi này có chiều cao tương đương 3 bính

Cách móc mũi này cũng tương tự như cách móc mũi móc kéo thấp.

Nhưng chỉ khác ở giai đoạn thứ 3. Thay vì kéo chỉ qua hết 3 vòng chỉ trên kim thì ta chỉ kéo qua 2 vòng chỉ trên kim. Rồi ngoai một vòng nữa, lúc này trên kim có 2 vòng chỉ, ta kéo chỉ qua hết 2 vòng trên kim.

Tiếp tục thực hiện mũi móc tiếp theo với vòng len vừa tạo thành.

Mũi chữ T hay còn gọi là mũi kép thấp

Mũi này có chiều cao tương đương với 2 bính. Chính vì vậy mà để móc được mũi này, trước mỗi hàng, ta phải móc lên 2 bính rồi mới móc

Ban đầu có một vòng chỉ trên kim, ta ngoai 1 vòng, đâm mũi kim xuống chân kế rồi ngoai 1 vòng kéo qua khỏi chân. Lúc này, trên kim có 3 vòng chỉ. Ta ngoai 1 vòng rồi kéo chỉ qua khỏi 3 vòng chỉ trên kim

Tiếp tục thực hiện mũi thứ 2 với 1 vòng chỉ khi nãy ta kéo qua khỏi 3 vòng chỉ trên kim

5 mũi móc cơ bản gồm có vòng tròn ma thuật hay hàng dài, mũi bính, mũi đơn, mũi chữ T (mũi kép thấp) và mũi kép. Đây là những mũi cơ bản nhất để bạn hoàn thành bất kỳ sản phẩm nào. Với những sản phẩm đơn giản thì chỉ cần biết các mũi này là có thể móc được.

Nhưng để móc các sản phẩm có độ cầu kỳ hơn và văn hoa hơn thì bạn sẽ cần học hướng dẫn móc các mũi nâng cao khác.

Mẹ 9X Hà Thành Khéo Tay Tự Đan Móc Đồ Len Cho Con

Để chuẩn bị cho mùa đông của con trai được ấm áp, chị Thạch Thảo (23 tuổi, ở Hà Nội) đã dành thời gian tự tay tỉ mỉ đan móc cho con từng chiếc mũ, chiếc áo, đôi giày.

Chị Thảo chia sẻ:” Vẫn biết ra ngoài hàng, muốn mua khăn gì cũng có, loại gì, kiểu dáng màu sắc đều đa dạng, nhưng cảm giác tỉ mẩn đan móc từng mũi len, nghĩ đến việc con được diện những bộ quần áo ấm áp, quàng khăn hay đội những chiếc mũ len do chính tay mẹ đan móc, mình vô cùng hạnh phúc và có động lực làm ngay.”

Bà mẹ trẻ cho biết, tất cả các kiến thức từ vỡ lòng cho đến các kiểu đan, chị đều tự mày mò học trên mạng. Và thường tranh thủ móc len khi con ngủ hoặc khi con chơi đồ chơi. Dù bận rộn công việc chăm con, nội trợ và chăm sóc gia đình nhưng nếu biết sắp xếp thời gian mỗi ngày chị Thảo cũng móc xong một chiếc mũ hoặc một đôi giày cho con.

“Từ khi có bé Bon, vợ chồng mình dành hết tình yêu thương và tâm sức cho con. Từ lúc bắt tay vào đan móc và làm mọi thứ cho con, mình luôn cảm thấy được làm mẹ đúng là thiên chức tuyệt vời nhất trên thế giới này “. Chị Thạch Thảo chia sẻ.

Chị Thạch Thảo giành lời khuyên cho các bà mẹ đang có ý định học đan móc cho con, nên chọn loại len không xù lông, không gây ngứa bởi da các con khá mỏng manh, dễ bị kích ứng.

Mùa đông, các bé rất cần giữ ấm đầu và cổ để tránh bị lạnh, dễ mắc các loại bệnh về hô hấp, vì thế các mẹ có thể chuẩn bị vài cuộn len, lên mạng tìm tòi hay tham gia vào các hội nhóm đan móc trên mạng để học hỏi thêm kinh nghiệm để mùa đông này các bé yêu được trưng diện mũ len, khăn quàng cổ do chính tay mẹ mình đan móc.

Giày boot bằng len do chị Thạch Thảo tự tay làm cho cậu con trai.

Những sản phẩm tâm huyết tỉ mẩn và trau chuốt của chị Thạch Thảo không thua kém gì mặt hàng được bày bán trong các cửa hàng thời trang dành cho trẻ em.

Các Mũi Móc Cơ Bản Và Nâng Cao Có Video Cho Chị Em (P1)

Móc len là một kỹ năng handmade được nhiều chị em ưa thích, nhất là vào mùa lạnh. Biết móc len bạn có thể làm được rất nhiều sản phẩm từ đôi găng tay, tất chân đến những chiếc áo khoác lửng, áo len…Cùng với sự phong phú của sản phẩm thì sự phong phú về mũi móc cũng vô cùng cho bạn học tập.

Học cách đọc bảng chart móc hình và chữ cho các mũi móc cơ bản và nâng cao

ch: mũi móc một (móc xích) V-st: gồm 2 mũi móc 3 rút 2 và 1 mũi móc một

sl st: mũi móc kết crossed dc: 2 mũi móc chéo chân

sc: mũi móc đôi shell: móc dẻ quạt

hdc: mũi móc ba rút một picot: móc hoa dâu (đăng ten)

dc: mũi móc ba rút hai cluster: mũi chùm 4

tr: mũi móc bốn puff st: mũi hạt lúa

dtr: mũi móc năm pop: gồm 5 mũi móc ba rút 2 chung đầu và chân

boble: mũi quả bông

Sau khi học được các mũi móc theo chart hình và chữ này rồi, bạn thực hiện đan móc từ mũi cơ bản nhất là mũi bính và thêm 2 mũi cơ bản đến mũi chữ T. Những mũi móc này đã được giải thích và hướng dẫn rất rõ ràng trong bài: Hướng dẫn móc len cơ bản cho người mới ‘chưa biết gì’

Đây là một sản phẩm được thực hiện với các mũi móc cơ bản và nâng cao để trang trí

Mũi móc một và móc kết sản phẩm hay còn gọi là mũi dời (Slip stitch )

Thực ra, với mũi móc một hay còn được gọi là mũi bính, chắc hẳn bạn nào cũng có thể thực hiện được theo hướng dẫn của bài viết trên chúng tôi đã nêu. Còn với mũi móc kết sản phẩm thì chúng có chút biến tấu nhưng vẫn rất dễ dàng bạn có thể xem ở phần hình ảnh.

Mũi dời còn có tác dụng giúp bạn dời kim móc đến một vị trí mà bạn muốn. Xem video chi tiết Tại đây .

Các mũi móc cơ bản với hình vẽ mũi móc bính và móc dời

Hình vẽ mũi móc đơn trong các mũi móc cơ bản

Mũi kép đôi (Treble hay Triple)

– Viết tắt: tr – Kí hiệu: T

Mũi kép đôi có chiều cao bằng 4 lần mũi bính. Đây cũng là một kiểu mũi giúp tăng chiều cao sản phẩm.

Xem video Tại đây.

Mũi kép 3 (double treble) – Viết tắt: dtr – Kí hiệu: T

Mũi kép ba có chiều cao bằng 5 lần mũi bính nên chúng còn được gọi là mũi 5. Chúng cũng là một trong những mũi sử dụng để nâng chiều cao sản phẩm.

Xem video chi tiết ở đây .

Hình vẽ hướng dẫn các mũi móc cơ bản với mũi móc kép 3

Mũi quấn chờ (mũi hạt lúa kép 1)

Đây là mũi gồm 3 hay nhiều mũi móc 3 rút 1 lần cùng vào 1 chân và rút cùng 1 lần. Mũi này có tác dụng trang trí sản phẩm của bạn.

Mũi ba chờ (mũi hạt lúa)

Đây cũng là một dáng mũi hạt lúa móc chụm vào một đầu và dùng để trang trí sản phẩm. Video chi tiết được up ở bước mũi quấn chờ.

Khéo Tay Với Cắt May Vỏ Gối Cơ Bản

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa

Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,…

Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ.

Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau.

Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày.

Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo.

Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo: