Top 14 # Khéo Tay May Vá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Khéo Tay May Vá: Tự Làm Hộp Đựng Đồ Xinh Xắn

Nguyên liệu:

Vải dày (vải bạt)

Chỉ hợp màu với vải

Máy may, bàn là hoặc dụng cụ khâu đơn giản

Khung giữ nhãn

Sơn móng tay (nếu muốn)

Các bước “Khéo tay may vá”:

Sơn khung giữ nhãn: Sơn khung bằng một vài lớp sơn móng tay, sau đó phủ bằng một lớp sơn bóng.

(Khéo tay may vá: Tự làm hộp đựng đồ xinh xắn)

Cắt vải: Chọn một mảnh vải hình vuông hoặc chữ nhật (khoảng 30,5cm vuông). Từ hai cạnh của mảnh vải kẻ hai đường thẳng sao cho chúng cách hai cạnh một khoảng bằng nhau (khoảng 9,5cm). Làm tương tự với hai cạnh còn lại của mảnh vải. Nếu làm đúng, mảnh vải của bạn sẽ được chia làm 9 ô.

Cắt bỏ bốn ô ở góc mảnh vải. Làm tương tự với mảnh vải tiếp theo để có được hai mảnh vải hình chữ thập như hình dưới.

Ghim hai mảnh vải vừa cắt với nhau sao cho hai mặt trái lộn ra ngoài và các đường kẻ trùng nhau.

May viền của hai mảnh vải hình chữ thập lại, trừ phần miệng của một trong bốn ô vuông ngoài (như hình dưới).

(Khéo tay may vá: Tự làm hộp đựng đồ xinh xắn)

Cắt góc: Cắt bỏ phần thừa của các góc. Làm như vậy những chiếc góc sẽ vuông vắn hơn khi lộn phải mảnh vải ra.

Lộn phải: Lộn phải phần vải, cẩn thận với phần miệng hở. Dùng một vật nhọn để chỉnh các góc. Là phẳng các đường may, đặc biệt là phần viền vừa khâu.

May đè lên mọi đường viền, kể cả phần miệng để hở ở bước trước.

May góc: Gập phần vải lại sao cho các hình vuông chồng lên nhau. May hai cạnh của chúng lại với nhau theo đường may đè ban nãy. May lại thêm một lượt ở phần đầu và cuối đường may để cố định chắc chắn chúng. Làm tương tự với cả bốn góc.

Ta-da! Bạn đã hoàn thành chiếc hộp rồi!

Gắn khung giữ nhãn: Bạn chỉ cần dùng kim chỉ khâu khung giữ nhãn vào hộp cho chắc chắn.

Đã xong, bạn có thể bắt đầu xếp đồ vào hộp rồi đó!

Khéo Tay May Vỏ Gối Thật Đẹp

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý. Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,… Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện: Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ. Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau. Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày. Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo. Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo:

Cùng Danh Mục :

Comments

Khéo Tay May Túi Xách Điệu Đà, Xinh Xắn

Kiểu túi xách thanh nhã này khá dễ may, trang trí hoa vải tự nhiên và thắt nút quai cũng tạo vẻ trẻ trung, năng động. Túi càng đựng căng đồ càng có dáng đẹp, rất hợp để đựng len sợi, vải vóc và những đồ handmade tỉ mẩn của chị em mỗi khi giao lưu.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

 Vải thô may túi và vải cotton mỏng làm lót túi

 Kéo, kim, kim ghim, chỉ, bàn là, máy khâu

 Mẫu giấy: vẽ trên giấy bìa mẫu túi theo kích cỡ bên hoặc in mẫu bên phóng to/nhỏ tùy ý rồi cắt theo hình in (nét màu tím) làm mẫu giấy

Thực hiện:

Bước 1:

Bạn cần cắt 2 miếng thân túi vải thô và 2 miếng lót tùi cùng kích cỡ. Trong mẫu này vải túi màu hồng, vải lót túi màu trắng.

Cắt 3 hình tròn nhỏ là nhị hoa, 12 hình tròn nhỡ làm cánh của 2 bông hoa nhỏ, 6 hình tròn lớn làm cánh của 1 bông hoa to.

Sau khi cắt bạn may ráp 2 miếng thân túi ở đường bao ngoài thành túi và đáy túi, may nối cả hai đầu quai túi, riêng đường miệng túi liền quai túi thì không may. May tương tự với phần lót túi, nhưng ở đáy túi để hở 5cm không may để còn lộn vải.

Bước 2:

Lộn phải phần túi vải thô, lộn trái phần lót túi, lồng lót túi ra ngoài túi, ghim kim khớp khít 2 mép vải túi và lót túi ở phần miệng túi kéo dài tới đầu quai túi. May liền mạch đường miệng túi của cả hai bên túi. Sau đó lộn phải túi qua khe hở ở đáy lót túi. Khâu vắt hoặc khâu dấu chỉ để phần khe hở này kín lại. Lồng lót túi lại đúng vị trí phía trong túi.

Bước 3:

Là phẳng phiu phần miệng túi rồi may đường chỉ nổi sát mép miệng túi, làm như vậy túi sẽ đứng dáng và miệng túi sẽ nét hơn.

Bước 4:

Gập tư hình tròn vải sao cho phần tâm hình tròn nằm ở đỉnh nhọn của phần gập, khâu thường ở mép vải đường cung (vốn là viền ngoài hình tròn) rồi kéo chỉ căng cho vải chun lại tạo thành hình cánh hoa. Khâu liên tiếp với 5 cánh hoa còn lại rồi khâu nối khép kín vòng tròn các cánh hoa thành 1 bông hoa. Thắt nút chỉ chặt chẽ phía sau bông hoa.

Bước 5:

Khâu hình tròn vải nhỏ nhất bọc quanh cúc hay miếng nhựa/miếng bìa hình tròn để làm nhị hoa, khâu hoặc dán vào giữa bông hoa. Khâu đính hoa lên gần miệng túi, nghiêng về một bên. Thắt một chiếc nơ vải hoặc ruy-băng đính giữa miệng túi. Hai quai túi được buộc thắt nút đơn giản nối với nhau tạo thành một chiếc quai chung.

Kiểu túi xách thanh nhã này khá dễ may, trang trí hoa vải tự nhiên và thắt nút quai cũng tạo vẻ trẻ trung, năng động. Túi càng đựng căng đồ càng có dáng đẹp, rất hợp để đựng len sợi, vải vóc và những đồ handmade tỉ mẩn của chị em mỗi khi giao lưu.

Thợ May Tiếng Anh Là Gì? Lựa Chọn Cho Người Khéo Tay Với Nghề May

Việc làm Lao động phổ thông

1. Đi tìm hiểu về thợ may tiếng Anh là gì?

1.1. Trong tiếng Anh thì thợ may được phiên âm là gì?

Rất nhiều bạn thắc mắc về thợ may tiếng Anh là gì? Thợ may không phải là một nghề xa lạ với chúng ta, là một nghề phổ thông, là lựa chọn của nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Những trong tiếng Anh thì thợ may được biểu diễn bởi từ ngữ nào? Để biết được điều này bạn sẽ cùng với tôi tìm hiểu về nó.

Thợ may tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh thợ may là Tailor, dùng để chỉ đến người con người chuyên sửa chữa quần áo cho bạn, là người tạo lên những trang phục cho bạn từ những mảnh vải đơn giản. Từ một mặt phẳng vai được kết hợp với sự khéo léo của thợ may, qua đường cắt, những mũi may tạo nên các sản phẩm phục vụ con người, phục vụ nhu cầu về mặc cho con người, họ tạo ra các bộ trang phục cho nữ, các bộ trang phục cho nam, các bố trang phục để mặc phù hợp với từng sự kiện và từng mục đích sử dụng của người dùng.

Tailor – thợ may là người dùng những kỹ thuật may của mình có thể may bằng tay hoặc sử dụng công nghệ, máy móc vào may để tạo dựng lên 1 sản phẩm quần áo phù hợp với người dùng. Thợ may là một nghề có từ rất lâu trước đây, là một nghề truyền thống thay đổi theo thời gian nhưng không thể mất đi vì nhu cầu về mặc của con người ngày càng tăng.

Trước đây con người chưa có kinh tế, xã hội kém phát triển, người ta chỉ nghĩ đến việc “ăn no, mặc ấm” còn ngày nay khi nền kinh tế ngày càng khởi sắc hơn, đời sống con người ngày càng trở lên cao hơn, quan niệm của con người cũng dần thay đổi “ăn ngon mặc đẹp” cơ hội với ngành may phát triển vì nhu cầu mặc của con người ngày càng tăng. Thợ mày hiện nay là một nghề không phải “hot” những là một nghề không thể thiếu trong xã hội.

Thứ nhất là may ở địa phương dùng để chỉ thợ may phục vụ cho người dân tại địa phương, thường là người may tư nhân hoặc các cơ sở may nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu về may mặc của người dân tại địa phương mà mình sinh sống. Thợ may sẽ đến nhà khách hàng hoặc khách hàng sẽ đến tiệm may để đưa ra yêu cầu về sản phẩm, kiểm dáng mong muốn với thợ may để được may một trang phục phù hợp với mình và phù hợp với hoàn cảnh mình sẽ mặc.

Thứ hai là may đo khoảng cách là để chỉ những thợ may ở địa phương này di chuyển ra khỏi thành phố để tìm kiếm các khách hàng của mình và phục vụ thêm các khách hàng có nhu cầu về may mặc khi bạn có tay nghề tốt. Bạn sẽ phục vụ các người khác hàng này của mình và yêu cầu họ cho mình những tiêu chuẩn nhất định để thợ may tạo ra một sản phẩm tốt nhất cho mình.

Thứ ba may đo xuyên biên giới, với các thợ may nổi tiếng không chỉ trong nước và còn thu hút được các khách hàng từ các nước trên thế giới. Sau khi thợ may nhận được yêu cầu của khách hàng, thì thợ may có thể di chuyển đến địa điểm của khách hàng hoặc khách hàng di chuyển đến địa điểm của thợ may để được phục vụ vào tạo ra một sản phẩm tốt nhất cho mình, một sản phẩm phù hợp và vừa ý mình nhất.

Thợ may nữ tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thì giới tính khác nhau trong nghề nghiệp cũng có những từ ngữ sử dụng khác nhau. Thợ may nữ tiếng Anh là Seanstress, đây là một nghề mà phù hợp với nữ giới và lựa chọn nhiều với giới tính nữ. Một công việc không vất vả, và quá mất nhiều thời gian cho nó. Lựa chọn hay với rất nhiều bạn trẻ khéo léo hiện nay.

Với sự phát triển của ngành may hiện nay, nghề may trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu trong nền kinh tế của nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Các công nhân trong nhà máy máy được sản xuất theo dây chuyền, mỗi dây chuyền chỉ sản xuất một công đoạn nhất định của sản phẩm. Công nhân may tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh thì công nhân may là Garment workers, là một ngành phổ thông và phù hợp với rất nhiều người.

1.2. Một số các thuật ngữ tiếng Anh với nghề may

Cùng tìm hiểu về một số các thuật ngữ trong nghề may được viết sang tiếng Anh như thế nào ngay thôi.

– Bàn cắt vải – Cloth cutting table

– Bản vẽ mẫu quần áo – Splotch

– Bảng hướng dẫn kỹ thuật – Working specifications

– Bảng phụ liệu – Accessories card

– Áo tay dài, quần áo len – Woolly

– Bo, lông áo có miếng đáp để trang trí – Waistband

– Cài nút lại – Be buttoned

– Chỉ chưa được cắt sạch – Umtri named thread

– Có thể tháo rời ra – Detachable

– Dài tay – Sleeve joke length

– Dây lưng, thắt lưng, dây đai – Belt

– Đường cong vòng nách – Armhole curve

– Đường may dài – Vertical dividing seam

– Đường may giả – Blind seam

2. Những kỹ năng cần thiết để bạn trở thành một thợ may giỏi

Để trở thành thợ may thì bất kỳ ai cũng có thể với những người khéo tay, tuy nhiên để trở thành một thợ may giỏi thì khéo tay là chưa đủ, bạn cần có những kỹ năng cần thiết để trưởng thành với nghề và đi xa hơn với nghề luôn không ngừng thay đổi này.

Thợ may tiếng Anh là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành thợ may giỏi?

Thứ nhất, Với tính chất của nghề là phục vụ nhu cầu về mặc của người dân liên tục thay đổi thì bạn cần phải là một người biết nắm bắt các xu hướng thời trang mới nhất hiện nay. Xã hội luôn tiến tới những điều văn minh và co người luôn muốn hướng đến những điều tốt đẹp, chính vì vậy mà các xu hướng của con người liên tục thay đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội. Nếu bạn không biết nắm bắt các xu hướng thời trang mới nhất bạn sẽ là người lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về thời trang là cần sự hợp thời.

Thứ hai, Bạn cần là một người có niềm đam mê với ngành để có thể tìm hiểu và sáng tạo các kỹ thuật may mới và kỹ thuật tạo dựng một sản phẩm thời trang mới mang đến ứng dụng cao cho con người mà mang đến sự hài lòng cho khách hàng của bạn.

Thứ ba, Hiện này có rất nhiều các thợ may khác nhau, bạn chỉ cần có sự khéo léo là chưa đủ để cạnh tranh, bạn còn cần phải có một tư duy sáng tạo tốt để có thể thu hút và tạo ra những sản phẩm và người khác không có. Đó chính là một trong những kỹ năng giúp bạn đi xa hơn với nghề.

Thứ tư, Bạn cần có sự kiên trì, và bền bỉ trong công việc thì bạn sẽ đi xa hơn với nghề. Nếu bạn nóng lòng tạo ra một sản phẩm thời trang thì bạn sẽ khó có theo đuổi với nghề. Với các sản phẩm kỳ công có thể hàng tháng bạn mới làm xong một sản phẩm, nên tính kiên trì và sự bền bỉ là một kỹ năng rất cần thiết để bạn có thể theo đuổi với nghề.

Thứ năm, kỹ năng giao tiếp cũng giúp bạn có thể phát triển với nghề, phát triển quan hệ tốt với khách hàng sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc tạo ra một sản phẩm ứng ý cho khách hàng.

Thứ sáu, Kỹ năng cắt và may của bạn sẽ giúp bạn tạo ra được một sản phẩm tốt cho mình. Nếu đường cắt của bạn đẹp thì sản phẩm của bạn cũng trở lên tốt hơn, đường may đẹp và chính xác cũng là một trong những kỹ năng để bạn trở thành một thợ may giỏi.

Việc làm lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh

3. Gợi ý một số việc làm ngành may cho bạn lựa chọn

3.1. Mở cửa hàng may của chính mình

Bạn đam mê với nghề may thì đây là một lựa chọn hay cho bạn. Bạn có thể tự mở tiệm may cho mình và chính bạn trở thành thợ may chính của tiệm may đó, bạn sẽ là người tư vấn cho khách hàng về kiểu dáng, phong cách và lên bản thiết kế và may theo yêu cầu của khách hàng.

Với việc tự mình mở một hiệu may thì bạn sẽ được tự do về thời gian làm việc vì chính bạn làm chủ cửa hàng đó. Khi mở tiệm may, nếu bạn có tay nghề tốt thì mức thu nhập của bạn cũng rất hấp dẫn không kém gì các nghề nghiệp khác đâu.

Thợ may tiếng Anh là gì? Nghề nghiệp với ngành may

3.2. Làm việc trong nhà máy may công nghiệp

Trở thành thợ may công nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp cho rất nhiều bạn trẻ vừa tốt nghiệp trung học phổ thông xong. Đây là một nghề phổ thông và không có yêu cầu cao về trình độ học vấn, và trình độ chuyên môn, bạn làm việc trong nhà máy với các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Khi làm may trong các nhà máy công nghiệp thì công việc của bạn không quá vất vả và bạn sẽ có được một mức thu nhập ổn định hàng tháng cho bản thân. Đây chính là lý do mà rất nhiều phụ nữ lựa chọn ngành nghề này cho mình.

3.3. Trở thành nhà thiết kế thời trang

Trở thành một nhà thiết kế thời trang cũng là một lựa chọn cho tốt cho bạn. Bạn là người lên ý tưởng về các sản phẩm thời trang. Bạn có thể trực tiếp tham gia vào việc tạo ra sản phẩm hoặc gián tiếp giám sát thợ may của mình thực hiện và tạo ra sản phẩm từ bản thiết kế của mình.

Khi trở thành một nhà thiết kế thì bạn cần rất nhiều kỹ năng và kỹ năng quan trọng đó là sự sáng tạo của bản thân để trở thành một nhà thiết kế giỏi và cạnh tranh với các nhà thiết kế khác.

3.4. Trở thành một thợ may gia công theo yêu cầu của khách

Là một thợ may ra công trong các xưởng tư nhân cũng là một trong những lựa chọn hay cho bạn với ngành thời trang. Bạn sẽ nhận ý tưởng từ các nhà thiết kế, hoặc từ chính khách hàng để bắt tay vào gia công theo đúng yêu cầu của nhà thiết kế hoặc theo đúng yêu cầu của khách hàng.

Qua chia sẻ về thợ may tiếng Anh là gì giúp bạn có thêm hiểu biết về khía cạnh tiếng Anh của thợ may. Ngoài ra, bạn cũng có thêm kiến thức về kỹ năng cần có của thợ may và việc làm cho bạn với ngành thời trang bạn có thể lựa chọn.