Top 11 # Kheo Tay May Goi Om Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Khéo Tay May Vỏ Gối Thật Đẹp

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý. Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,… Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện: Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ. Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau. Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày. Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo. Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo:

Cùng Danh Mục :

Comments

Khéo Tay Với Cắt May Vỏ Gối Cơ Bản

Chỉ cần một chút khéo tay cùng với cách hướng dẫn tỉ mỉ này giúp bạn tự cắt may vỏ gối được dễ dàng. Dựa trên các kiểu vỏ gối cơ bản, bạn cũng có thể biến tấu thành các dạng tùy ý.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

Vải may gối: vải cotton hoặc lụa

Vải may bèo gối: cùng loại vải may gối hoặc trái màu, hoặc tông màu đậm/nhạt hơn, hoặc dùng ren, đăng ten,…

Kim, chỉ, cúc bấm, kéo, thước, máy khâu

Các bước thực hiện:

Bước 1:

– Mỗi vỏ gối cần cắt 3 miếng sau: – Mặt trước gối hình chữ nhật 41cmx26cm (gối cho trẻ mầm non), hoặc mặt gối có kích thước 75cmx45cm (cho người lớn). Khi cắt, nhớ cộng thêm đường may hai bên. – Bạn có thể tăng/giảm kích thước tùy theo độ rộng của ruột gối hoặc tùy theo sở thích của bạn. – Đặt mặt trước gối đã cắt lên, căn theo hình chữ nhật, tăng thêm 11cm ở một đầu chiều dài để có được hình chữ nhật mới dài hơn (phần vải tính thêm sẽ được bù vào việc bạn may 2 nẹp cúc của mặt sau gối). Sau đó bạn cắt miếng vải dài này ra làm 2 phần, một phần nhỏ hơn và một phần to hơn, tùy ý bạn chia to/nhỏ, thường miếng to lớn gấp đôi hoặc gấp 3 miếng nhỏ.

Bước 2:

– Trên hai mặt sau của miếng vải gối, bạn may nẹp cúc ở 1 cạnh chiều rộng. Gập vào 1cm, miết phẳng rồi gập thêm vào 3cm. May sát mép nếp gập đầu tiên, đường may sẽ đi qua 3 lớp vải.

– Xếp và ướm thử lại hình gối, các mép vải trùng khít nhau, phần nẹp gối chồng lên nhau tại chính phần nẹp. Bạn có thể cắt bớt để các góc vuông của hình chữ nhật được lượn cong mềm mại. Như thế cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn may bèo gối ở bước sau.

Bước 3:

– Cắt dải vải dài làm bèo cho gối, rộng bản 6cm hoặc to/nhỏ tùy ý, gối người lớn nên may bèo lớn hơn. Chiều dài dải vải ít nhất phải gấp đôi chu vi gối, bạn có thể áp dụng theo công thức: (chiều dài+chiều rộng)x4. Dải vải càng dài thì bèo càng nhún nhiều, ly bèo càng sâu hoặc số ly càng nhiều. – Nếu vải không đủ dài để cắt liền mạch thì bạn cắt làm nhiều đoạn may nối nhau. Nếu cắt được xéo vải thì bèo càng mềm mại vì thế bạn nên học theo cách cắt nối dải vải trong bài Cách làm nẹp vải và ứng dụng may túi đựng đồ trong suốt (từ bước 1 tới hết bước 4).

– Gập thật nhỏ hai lần mép một cạnh dài của dải vải, may sát mép gập đầu tiên. – Nếu không gập viền bèo như thế thì bạn có thể vắt sổ bằng chỉ đậm màu hơn cho nổi bật. Nếu vải lụa thì bạn có thể chỉ cần hơ lửa mép vải. Nếu vải mỏng bạn có thể cắt bèo to gấp đôi bản bèo bạn định làm rồi gập đôi vải lại cho hai cạnh chiều dài trùng nhau và là chết nếp gập, như thế sẽ thành bèo gồm hai lớp vải liền nhau.

– Cạnh dài còn lại của dải vải bèo sẽ được may ráp vào viền xung quanh miếng vỏ gối mặt trước. Úp hai mặt phải của bèo và miếng vỏ gối vào nhau để may ráp. – Bèo vải bạn có thể may thường, rút chỉ cho vải chun lại vừa với chu vi vòng quanh gối rồi ráp bèo một mạch, như thế bèo sẽ chun nhỏ và lúc may ráp cũng nhanh. – Hoặc bạn vừa may ráp vừa xếp ly cho bèo, cứ may 1cm thì bạn lại đẩy cho vải chồng chéo thành 1 ly nhỏ, ly có thể xuôi hết một chiều hoặc trái chiều xen kẽ.

– Tại các góc cong của gối bạn xếp ly sát nhau hơn.

– Phần đầu cuối của bèo được may ráp nối liền với nhau. Có thể bạn phải cắt phần bèo thừa trước khi may ráp, cũng có thể bạn phải may nối thêm bèo nếu lỡ tay xếp ly quá sâu và quá dày.

Bước 4:

– Úp mặt phải của miếng vải lớn sao cho mặt sau gối đối diện với mặt phải của mặt trước gối, ghim ổn định và trùng các mép vải, phần bèo sẽ nằm gọn ở giữa hai lớp vải vỏ gối, chú ý vuốt cho bèo vải gọn vào bên trong kẻo bạn may đè cả vào nó.

– Úp mặt trái của miếng nhỏ mặt sau gối lên sau cùng, các mép vải trùng nhau, phần nẹp cúc chồng chéo lên nhau, ghim ổn định rồi may ráp vòng quanh vỏ gối, có thể bấm mũi kéo một chút vào phần biên vải cong ở 4 góc gối để sau khi lộn phải vải không bị co kéo.

Bước 5:

– Lộn phải vải và khâu cúc bấm vào nẹp cúc. Nếu dùng cúc thường bạn phải thùa khuy vào nẹp dưới và khâu cúc vào mặt trong của nẹp trên, như thế phần vỏ gối sẽ trơn tru không cộm cúc lên.

– Nếu thích bạn có thể thay đổi hình dạng vỏ gối ngay từ lúc cắt, ví dụ thay vì hình chữ nhật bạn có thể cắt hình bán nguyệt. Kiểu vỏ gối viền bèo cơ bản này trông rất thân thương:

– Bạn cũng có thể thay đổi kích thước gối tùy ý, nhưng dù gối lớn hay nhỏ thì cũng chỉ cần cộng thêm 11cm cho phần nẹp cúc thôi. Bèo cắt bản lớn gấp đôi rồi gập đôi lại để tiện không phải may viền bèo hay vắt sổ gì cả:

– Ngoài sáng tạo kiểu dáng gối (chữ nhật, bán nguyệt, vuông,..) bạn có thể sáng tạo phần bèo nhún. Bèo to hoặc nhỏ, thưa hoặc dày tùy ý. Thậm chí bạn không cần may bèo vải mà dùng sợi đan/móc bèo cho thêm phần tinh xảo:

Khéo Tay May Túi Xách Điệu Đà, Xinh Xắn

Kiểu túi xách thanh nhã này khá dễ may, trang trí hoa vải tự nhiên và thắt nút quai cũng tạo vẻ trẻ trung, năng động. Túi càng đựng căng đồ càng có dáng đẹp, rất hợp để đựng len sợi, vải vóc và những đồ handmade tỉ mẩn của chị em mỗi khi giao lưu.

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

 Vải thô may túi và vải cotton mỏng làm lót túi

 Kéo, kim, kim ghim, chỉ, bàn là, máy khâu

 Mẫu giấy: vẽ trên giấy bìa mẫu túi theo kích cỡ bên hoặc in mẫu bên phóng to/nhỏ tùy ý rồi cắt theo hình in (nét màu tím) làm mẫu giấy

Thực hiện:

Bước 1:

Bạn cần cắt 2 miếng thân túi vải thô và 2 miếng lót tùi cùng kích cỡ. Trong mẫu này vải túi màu hồng, vải lót túi màu trắng.

Cắt 3 hình tròn nhỏ là nhị hoa, 12 hình tròn nhỡ làm cánh của 2 bông hoa nhỏ, 6 hình tròn lớn làm cánh của 1 bông hoa to.

Sau khi cắt bạn may ráp 2 miếng thân túi ở đường bao ngoài thành túi và đáy túi, may nối cả hai đầu quai túi, riêng đường miệng túi liền quai túi thì không may. May tương tự với phần lót túi, nhưng ở đáy túi để hở 5cm không may để còn lộn vải.

Bước 2:

Lộn phải phần túi vải thô, lộn trái phần lót túi, lồng lót túi ra ngoài túi, ghim kim khớp khít 2 mép vải túi và lót túi ở phần miệng túi kéo dài tới đầu quai túi. May liền mạch đường miệng túi của cả hai bên túi. Sau đó lộn phải túi qua khe hở ở đáy lót túi. Khâu vắt hoặc khâu dấu chỉ để phần khe hở này kín lại. Lồng lót túi lại đúng vị trí phía trong túi.

Bước 3:

Là phẳng phiu phần miệng túi rồi may đường chỉ nổi sát mép miệng túi, làm như vậy túi sẽ đứng dáng và miệng túi sẽ nét hơn.

Bước 4:

Gập tư hình tròn vải sao cho phần tâm hình tròn nằm ở đỉnh nhọn của phần gập, khâu thường ở mép vải đường cung (vốn là viền ngoài hình tròn) rồi kéo chỉ căng cho vải chun lại tạo thành hình cánh hoa. Khâu liên tiếp với 5 cánh hoa còn lại rồi khâu nối khép kín vòng tròn các cánh hoa thành 1 bông hoa. Thắt nút chỉ chặt chẽ phía sau bông hoa.

Bước 5:

Khâu hình tròn vải nhỏ nhất bọc quanh cúc hay miếng nhựa/miếng bìa hình tròn để làm nhị hoa, khâu hoặc dán vào giữa bông hoa. Khâu đính hoa lên gần miệng túi, nghiêng về một bên. Thắt một chiếc nơ vải hoặc ruy-băng đính giữa miệng túi. Hai quai túi được buộc thắt nút đơn giản nối với nhau tạo thành một chiếc quai chung.

Kiểu túi xách thanh nhã này khá dễ may, trang trí hoa vải tự nhiên và thắt nút quai cũng tạo vẻ trẻ trung, năng động. Túi càng đựng căng đồ càng có dáng đẹp, rất hợp để đựng len sợi, vải vóc và những đồ handmade tỉ mẩn của chị em mỗi khi giao lưu.

Tự Học, Tự May Quần Áo “Hút” Nàng Khéo Tay

May quần áo – công việc không chỉ dành cho các thợ may chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản. Giờ đây, chỉ với một chiếc máy may con con, vải vóc tự mua cùng ít đồ chuyên dụng dành cho may vá như kim, chỉ, cúc, khuy… cộng với một chút khéo tay là các tín đồ tha hồ sáng tạo muôn mẫu thời trang mình thích.

Bắt đầu từ sở thích

Với những người không có ý định hoặc cơ hội để học cắt may chuyên nghiệp thì việc tự may quần áo ban đầu chỉ là sở thích, là thú vui nho nhỏ của họ. chúng tôi một bạn gái khá từng khá “mát tay” với những món đồ len đan, móc lúc đầu coi việc may vá là cách giết thời gian, tìm niềm khuây khỏa trong lúc chưa tìm được việc làm ổn định. Ban đầu chỉ là vài chiếc váy chữ A đơn giản, áo gile may cho đứa cháu nhỏ, chúng tôi yêu may vá từ lúc nào không hay và ngày càng quấn lấy chiếc máy khâu như người ta hay ôm lấy thứ đồ công nghệ nào đó.

V.Ng cho hay: “Ban đầu mua máy khâu về, tưởng được vài bữa sẽ vứt xó nhưng ai ngờ càng may càng thấy vui, càng may càng lên tay và giờ thì không động đến kim chỉ là thấy nhớ lắm…”.

Ban đầu chỉ là sở thích, thú vui với chiếc máy khâu và thếp vải đẹp

Có bạn còn săn những suất học bổng của những nơi đào tạo về thời trang để nâng cao khả năng cho mình. Điều này chứng tỏ các cô gái này thực sự nghiêm túc với sở thích và những gì mình đã lựa chọn.

Bỏ thời gian tự mày mò, học hỏi là cách các cô gái tự nâng cao “tay nghề”

Đầu tư

Không quá tốn kém cho một chiếc máy khâu tay nhưng để tiếp tục cho đam mê của mình, nhiều bạn gái cũng phải bỏ ra kha khá tiền. chúng tôi tâm sự rằng cô chỉ mất hơn một triệu đồng để mua lại chiếc máy khâu đã qua sử dụng trên một cửa hàng ở phố cổ (HN).

Nhưng tiền mua những vải vóc, thường là có xu hướng ngày càng muốn đẹp, độc thì không hề nhỏ chút nào. “Mình đã từng mang về nhà tấm vải có trị giá tới gần 400 ngàn đồng/m và phải rất cẩn thận nếu không muốn bỏ đi từng centimet quý giá ấy”, nói rồi chúng tôi cho tôi xem thành quả là một chiếc váy quả thật tôi chưa gặp ở đâu bao giờ.

Chuyện may hỏng, phải bỏ đi những mảnh vải đắt tiền hay cái áo hì hục may cả đêm là chuyện không hiếm gặp. L.A, một bạn gái tập làm quen với máy khâu chưa lâu thú nhận đã không dưới 5 lần phải bỏ đi sản phẩm mình kỳ công mấy ngày trời. Thế mới biết, không có thành công nào là không phải trả giá.

Tiền bạc đi theo những món đồ may hỏng cũng không phải hiếm

Kiếm tiền

Bắt đầu chỉ là suy nghĩ “may cho vui” của nhiều bạn gái, những sản phẩm từ các cô thợ may không chuyên giờ đây đã có thể đem lại thu nhập kha khá cho chủ nhân.

Ng.M là cô gái đã quen với việc mặc đồ mình tự may và cả may bán cho bạn bè, khách lạ cho biết: “Mình vui vì nhiều khách hàng nói rằng họ tìm thấy cảm hứng thì đồ mình may và tất nhiên, khoản thu nhập mà may vá đem lại cũng giúp ích được rất nhiều cho mình. Có lẽ sau này mình sẽ mở một tiệm may nhỏ nếu thấy chán đi làm văn phòng…”

Nhiều cô nàng tự lập những tài khoản trên mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình – một hình thức miễn phí nhưng vô cùng hiệu quả. Ảnh chụp của các trang này tuy chưa được mấy bắt mắt nhưng nhiều khách hàng lại thích thú vì nó là “người thật việc thật”.

Nếu ưng mẫu nào, bạn chỉ cần gửi tin nhắn cho chủ trang số đo của mình là sẽ nhận được hàng đúng theo mẫu chỉ trong một tuần. Thậm chí với những khách hàng thân thiết, 1-2 ngày không thành vấn đề với cô chủ.

May vá thạo tay, các cô gái bắt đầu có thêm thu nhập không nhỏ từ sở thích của mình

Sống với đam mê, sở thích của mình sẽ khiến các cô gái thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn mỗi ngày. Và còn tuyệt hơn nếu đam mê ấy có thể đem lại thu nhập, nuôi sống bản thân và mở ra cho các nàng một tương lai nhiều hứa hẹn.

Nếu bạn cũng đang có ý định may vá hay hiển hiện trong đầu hình ảnh chiếc máy may đã mơ ước từ lâu, giờ là lúc để bạn hiện thực hóa nó, biến những gì mình mong muốn thành sự thật. Mọi việc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn.

Nguồn thông tin được chúng tôi sưu tầm từ Internet