Top 14 # Khéo Tay Làm Bình Hoa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Khéo Tay Hay Làm : Cách Cắm Một Bình Hoa Peony

Các loại hoa cần chuẩn bị: Hoa: hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa đậu thơm, đỗ quyên, cây mao lương, kim ngư thảo, hoa mai trang, hoa thành cúc, cành cây có quả óc chó.

Bước 2: Thêm cành hoa lớn hơn / mạnh hơn vào bình hoa. Sự sắp xếp này rất lấp đầy bình hoa và tạo cảm giác về sự tươi tốt cho đến lúc tất cả các bông hoa được cắm, bạn hầu như không thể thấy tất cả các bông đỗ quyên bên trong – chỉ thấy các phần nhỏ của hoa.

Bước 3: Sau đó thêm hoa hồng, đậu thơm, cây mao lương và mẫu đơn vào bình hoa

Bước 4: Bước cuối cùng là thêm một vài bông hoa phổ biến làm điểm nhấn, hoa nên có kích thước nhỏ, màu đậm. Tôi nghĩ rằng chúng đã đem lại một cái nhìn rất hữu cơ và độc đáo cho bình cắm hoa này.

Bước 5: Kiểm tra , nhắm ngía bình hoa của bạn từ mọi hướng để đảm bảo nó đẹp từ mọi góc nhìn.

Mặc dù những gì chúng ta đều có thể tưởng tượng, tạo ra một bình hoa để bàn độc đáo và lãng mạn không phải là một nhiệm vụ khó khăn. Nếu bạn có thể suy nghĩ một chút bên ngoài hộp ( thinh out of the box) và sẵn sàng bước ra khỏi khu vực an toàn của bạn, Hoadep24 tin rằng bạn có thể, thực sự tạo ra một thiết kế tuyệt vời!

Như chúng ta được biết các tác phẩm hoa trang trí để bàn đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ. Người La Mã cổ đại thường trang trí những chiếc bàn tuyệt đẹp của họ với những tán lá theo mùa và đồ gốm thủ công. Trong thời Trung cổ, quý tộc sẽ trang trí bàn của họ với bánh ngọt và bánh hạnh nhân được đúc thành giống như của người dân cho lễ kỷ niệm Giáng sinh. Vào thế kỷ 18, các bình hoa để bàn được tạo ra bằng cách thiết lập các hình sứ chi tiết trên một chiếc gương. Những tiêu điểm này được sử dụng để bổ sung cho bữa ăn trong khi thể hiện sự giàu có của chủ nhà.

Trong thời đại hiện đại, các bình hoa để bàn tuyệt đẹp có thể được chế tác từ nhiều mặt hàng gia dụng khác nhau.Những bình hoa để bàn mang tính thẩm mỹ này có vai trò gì và tại sao mọi nhà đều có chúng?

Có nhiều loại bình hoa để bàn khác nhau cho mỗi phòng quan trọng của ngôi nhà. Chúng phục vụ các chức năng khác nhau, góp phần tôn phong cách và không khí của một phòng cụ thể. Ví dụ, bình hoa để bàn phòng ăn được sử dụng để trang trí giữa bàn và thêm bầu không khí cho bữa tiệc tối. Các bình hoa để bàn được tìm thấy trong phòng khách, được sử dụng để tạo màn mở đầu cho cuộc trò chuyện hội họp và mang đến cảm giác độc đáo.

Khéo Tay Với Bình Hoa Tulíp Rực Rỡ Từ Giấy Nhún

Bạn cần phải chuẩn bị sẵn những nguyên vật liêu như sau:

Sợi giấy nhún (loại giấy nhún đã vê sẵn thành sợi, khi gỡ rộng sợi ra sẽ được các dải giấy nhún to bản chừng 2cm – 3cm). Nếu bạn không có sợi giấy nhún thì dùng giấy nhún bản to rồi cắt thành các dải giấy dài rộng chừng 2cm – 3cm cũng được.

Kéo, keo, dây kẽm làm cành hoa.

Các bước thực hiện:

Bước thứ nhất(1):

– Cắt sợi giấy nhún thành những đoạn bằng nhau dài chừng 20cm. Tùy theo dạng cánh hoa bạn định làm mà cắt dài hay ngắn.

– Gỡ sợi giấy xoắn được mở rộng ra thành các dải dấy nhún.

Bước thứ hai(2):

– Vặn hai đầu giấy ngược chiều nhau để giấy thắt gọn ở giữa.

– Vặn thêm một lần nữa ở giữa của một nửa giấy đã vặn.

Bước thứ ba(3):

– Gập giấy tại nút vặn giấy.

– Cho một đầu ngón tay vào đẩy cho giấy ở giữa hai mối vặn được phồng đều, vì đây là giấy nhún nên khi làm như vậy bạn sẽ thấy phần giấy nở rộng ra, phồng lên và căng mượt hơn, ít nhún hơn so với hai đầu nút vặn giấy.

– Như vậy là bạn đã có được một cánh hoa rất tự nhiên với phần giữa cánh phồng tròn và phần đầu cánh nhún lại tự nhiên theo nút vặn giấy.

– Túm gọn phần cuống cánh, vặn xoắn lại cho chặt.

Bước thứ tư(4):

– Phần giấy đối diện với cánh hoa vừa tạo sẽ được dùng làm một cánh hoa khác.

– Bạn cũng vặn xoắn ở giữa phần giấy còn lại và gập giấy tại nút vặn.

– Luồn đầu ngón tay vào ấn phồng cánh hoa đều đặn.

Bước thứ năm(5):

– Làm tương tự Bước thứ ba(3) và 4 để có được các cặp cánh hoa phồng đều. Với một bông hoa 6 cánh thì bạn cần 3 cặp cánh như thế.

Bước thứ sáu(6):

– Đặt các cặp cánh giao nhau ở giữa đôi cánh đối diện, buộc chỉ chắc và xòe cho các cánh chĩa đều.

– Làm nhụy hoa tương tự như làm cánh hoa nhưng bạn ấn cho một nửa dưới của nó phồng cùng chiều nửa trên chứ không phồng trái chiều tạo thành một bóng giấy rỗng.

– Dán nhụy hoa vào giữa bông hoa là bạn đã được một bông hoa giấy nhún khá tròn trĩnh, dễ thương và tự nhiên.

Bước thứ bảy(7):

– Nếu làm hoa dạng tulip hay tóc tiên thì bạn không cần đẩy phồng cánh thành bóng giấy rỗng như bông hoa trên, mà ấn cho cánh phồng một chiều thôi. Bạn cần 2 cặp cánh như thế.

Bước thứ tám(8):

– Bắt chéo hai cặp cánh và vặn xoắn chúng tại điểm giao giữa các cánh.

Bước thứ chín(9):

– Vuốt chụm cho các cánh ngược lên một chiều, túm phần cuống các cánh buộc gọn thành cuống hoa. Dây kẽm buộc nên để dài để tiện quấn thành cành hoa.

Bước thứ nhất(1)0:

– Đặt phần cuống hoa và cành kẽm kéo dài vào đoạn giấy nhún màu xanh rồi vặn xoắn giấy nhún xanh thành cành hoa.

– Thêm các đoạn giấy xanh vặn xoắn hai đầu làm lá.

Rõ ràng bạn không cần phải cắt cánh hoa theo dáng mẫu in sẵn, chỉ là những dải giấy dài được vặn xoắn, thậm chí không cần dán nhưng dáng cánh căng phồng hay nhúm gọn đều rất tự nhiên nhờ chất liệu giấy đặc biệt:

Những bông hoa dáng cánh tròn như những quả bóng giấy thế này chỉ có thể làm được từ giấy nhún mà thôi, vì chất liệu giấy nhún giúp bạn tạo độ co giãn cánh hoa và ấn căng lồi lõm tùy ý:

Dù bạn ấn phồng hai mặt cánh hoa hay chỉ phồng một chiều thì bông hoa giấy nhún trông cũng rất tự nhiên; nó gợi không gian sâu hơn và bằng cách dễ dàng hơn rất nhiều so với những loại hoa giấy phải uốn cong từng cánh một:

Nghệ Sĩ Tú Oanh… Khéo Tay Làm Hoa Khô !

(LV) – Tưởng rằng nữ diễn viên của Nhà hát Tuổi trẻ kinh doanh hoa khô ngoại quốc, vì hoa rất đẹp, từ kiểu dáng, chi tiết đến màu sắc; ngạc nhiên khi Tú Oanh cho biết, đây là hoa do chính tay chị và một nhóm các em thiếu niên khiếm thính làm ra

Buổi trưa đi ngang phố, tôi gặp Tú Oanh lúi húi bên những bó hoa khô đẹp lạ bên trong cửa hàng hoa mới mở ở số 5 Quang Trung. Chị cười rất tươi và… phàn nàn, hôm 13/7 vừa khai trương cửa hàng đúng ngày Hà Nội mưa ngập!

Truyền nghề cho Tú Oanh là nghệ nhân Nguyễn Bá Mưu, người đầu tiên làm tranh ghép hoa lá khô, được UBND TP. Hà Nội phong tặng danh hiệu Nghệ nhân năm 2003. Từ năm 1972, khi làm việc tại công ty Artexport chuyên về xuất khẩu hàng mỹ nghệ, ông Mưu đã có dịp tiếp xúc với các chuyên gia của công ty Mitsishi (Nhật Bản), và học được một số kiến thức về xử lý hoa khô. Sau này, làm việc trong Tổng công ty Vegetexco (xuất khẩu rau, hoa, quả tươi) và khi về hưu làm quản lý Trại cây ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông càng dành nhiều thời gian nghiên cứu về hoa cỏ và cách làm hoa khô. Cuối năm 1996, ông Mưu bắt tay vào làm hoa khô. Lúc đó trên thị trường cũng đã xuất hiện hoa khô nhưng hoàn toàn nhập của nước ngoài. Ông miệt mài thu gom nguyên liệu, tìm tòi cách làm: sấy khô, nhuộm màu, tạo hình tác phẩm… Đến giữa năm 1997, ông cho ra thị trường những sản phẩm hoa khô đầu tiên dán nhãn Hãng Hoa khô Việt Nhật.

Ông cũng làm các sản phẩm tranh ghép hoa khô, lá khô. Đặc biệt, không giấu giếm bí quyết và kinh nghiệm của mình, ông Mưu sẵn sàng chia sẻ với những ai có cùng sự đam mê. Vốn thích hoa cỏ, thích những thứ tỉ mẩn khéo léo, vì thế Tú Oanh đã thành học trò của ông. “Mình thật may mắn, vì ông đã dành tới 40 năm để nghiên cứu, tự làm và rút kinh nghiệm thực tế. Và mình được hưởng thành quả đó khi được ông dạy lại cho”.

Những đóa hoa khô quyến rũ người ta bằng vẻ đẹp khiêm nhường, sâu lắng. Và bền hơn hoa tươi. “Nhiều cây, lá tự nó đã rất đẹp, mình chỉ cần làm khô đi thôi. Như hoa tre, hay quả mây, hoa bất tử…”. Tú Oanh kể, lúc mê rồi thì đi đâu cũng nhặt nhạnh nguyên liệu. “Cứ như là công nhân môi trường”- Tú Oanh đùa. Tết ra, chị đi khắp nơi lượm cành đào về để dùng dần. Hoa, quả, cây, lá… mang về cất ở “kho” bên Gia Lâm.

Hoa, lá được sấy khô, nhuộm màu, tạo hình… hoàn toàn bằng thủ công.

Hoa lá khô còn được ghép thành những bức tranh. Hay tạo nên những tiểu cảnh trang trí nội thất làm cho khung cảnh gần gũi hơn với thiên nhiên.

Để làm ra những nhánh hoa khô, mất rất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì. Công việc này phù hợp với những thiếu niên khiếm thính, nhưng bù lại, có em rất khéo tay. Các em ở nhiều vùng quê khác nhau, giờ đang sống trong gia đình chị.

Ban đầu, cũng rất khó khăn để dạy nghề cho các em: “Trao đổi bằng cách viết ra giấy, nhưng có lúc các cháu cũng không hiểu đâu, vì thông thường các cháu chỉ biết nghĩa của một từ chứ ít biết các từ đồng nghĩa khác. Thế là phải hướng dẫn thật chậm để các cháu làm theo. Lúc nào tụi trẻ xao lãng, nói chuyện nhiều thì không làm gì cả, vì các cháu nói… bằng tay!”- Tú Oanh kể. “Thế nhưng, tụi trẻ cũng rất nhạy cảm, và giàu tình cảm lắm. Ví như lúc mình đi phơi hoa ngoài nắng, thì tụi nó lấy nón đội lên đầu mình. Hay mình đang định lấy cái gì, thì có cháu đoán ra, lấy ngay đưa cho mình… Cũng mong rằng các cháu hứng thú với công việc này để có được một nghề ổn định kiếm sống”.

Đúng là phải khéo tay và tỉ mẩn ghê lắm, mới có thể ngồi ghép từng cánh vỏ vừng nhỏ xíu thành một bông cúc, rồi nhiều bông cúc thành một cành cúc. “Mà nghe nói mấy năm trước chị còn mở shop quần áo thời trang cho trẻ em ?”- “Ừ, thích lắm nhưng phải bỏ khi sinh cháu thứ hai vì không có thời gian làm. Sau đó, lại đẻ thêm đứa nữa…”

Chị lấy điện thoại ra cho tôi xem hình 3 cậu con trai, cậu lớn năm nay 16 còn cậu út thì lên 2… Chị lại cười, nụ cười rạng ngời hạnh phúc của người phụ nữ biết tìm thấy cho mình bao nhiêu là niềm vui từ những niềm đam mê lớn nhỏ: sàn diễn, những công việc “tay trái” mà chị cũng làm với đầy đủ sự hăm hở, nhiệt tình… và trên tất cả là gia đình với ba cậu con trai đáng yêu.

Khéo Tay Làm Ngay Hoa Cẩm Chướng Với Giấy Lụa

Bạn là người thích làm những gì cẩn thận tỉ mỉ, và bạn nhận thấy mình phù hợp cho việc làm nghệ thuật. Bạn có muốn thử sức mình với việc làm hoa giấy. Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn cách làm hoa cẩm chướng bằng giấy lụa tuyệt đẹp.

Để làm hoa cẩm chướng giấy, bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu sau đây: – Giấy nhún màu đỏ (bạn có thể chọn màu khác để làm bông hoa: hồng, xanh, trắng…) – Kẽm làm cành hoa, cuộn sáp xanh – 1 giỏ hoa có bọc giấy trang trí, dây ruy-băng, cành lá giả để cắm giỏ hoa, xốp cắm hoa – Dụng cụ: bút, thước, kéo, súng bắn keo

Cách làm: 1 Đầu tiên bạn cắt dải giấy nhún đỏ thành hình chữ nhật: 40cm x 8cm, gấp mép giấy 2,5cm – 3cm dọc theo cạnh chiều dài. Dùng ngón tay cái với ngón trỏ của bàn tay trái và tay phải nhẹ nhàng kéo căng nếp giấy nhún tại đường gấp tạo đường cong mềm mại.

2 Cắt đoạn kẽm dài 20cm, gập đầu kẽm 2cm, đặt đầu kẽm lên trên đầu dải giấy đỏ (mặt có nếp gấp) bên phải có phết keo cố định. Tiếp theo, gấp đầu mép giấy và cuộn tròn vào trong theo chiều từ phải sang trái cho hết dải giấy. Dùng sợi kẽm mềm cột chặt 2 vòng cố định giữa bông hoa.

3 Dùng mũi kéo cắt tỉa bên dưới bông hoa làm đài hoa, cuộn bọc sáp xanh bên ngoài đài hoa. Sau đó dùng mũi kéo len vào khe giữa những lớp cánh hoa ấn nhẹ làm cho bông hoa cẩm chướng nở rộng thật tự nhiên.

4 Cắt các đoạn kẽm có độ dài ngắn khác nhau cho từng chiếc lá, cành hoa. Cho ít keo lên đầu sợi kẽm và dán vào mặt sau của chiếc lá, bên dưới cuống lá, cành hoa. Tương tự bạn làm thêm nhiều cành lá và cành hoa nhựa khác để cắm vào giỏ hoa.

Giỏ hoa cẩm chướng với sắc đỏ rực rỡ đã hoàn thành. Với cách làm hoa cẩm chướng giấy đơn giản như trên cùng với lòng yêu mỹ thuật và đôi tay khéo léo, chắc chắn bạn sẽ thực hiện được giỏ hoa như ý để trang trí cho ngôi nhà tươi tắn hoặc để làm quà tặng thân thương. Cầu kỳ hơn bạn có thể tìm hiểu về ý nghĩa của những màu hoa cẩm chướng và lựa chọn sắc màu giấy phù hợp với ý tưởng mà bạn muốn gửi gắm lên giỏ hoa. Chẳng hạn như hoa cẩm chướng hồng rất hợp với những tâm hồn lãng mạn và hoài cổ, bởi nó được gắn liền với thông điệp: Sẽ không bao giờ quên!