Top 9 # Kheo Tay Ket Cuom Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Cách Chọn Dáng Móng Tay Sao Cho Ngón Tay Thuôn Dài

Chúng ta có thể chia các kiểu móng tay theo 2 nhóm: Kiểu móng căn bản, đơn giản, có thể tạo dáng bằng móng tay tự nhiên của bạn; và kiểu móng chỉ có thể tạo bằng móng tay giả/gel acrylic. Cách chọn dáng móng tay phụ thuộc một phần vào hình dáng ngón tay, bàn tay của bạn; phần còn lại phụ thuộc vào sở thích cũng như sự kiện.

Kiểu móng tay tròn là kiểu đơn giản nhất để làm thon gọn ngón tay. Nó cũng là kiểu móng thuận tiện cho những ai phải làm việc nhà nhiều, chơi nhạc cụ, phải đánh máy tính thường xuyên…

Phù hợp với: Tất cả các hình dáng ngón tay, móng tay

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên

Cách tạo kiểu: Bạn đừng cắt móng tay quá sát. Mà nên để chừa khoảng 1mm phần đầu móng tay trắng để tạo hiệu ứng thon gọn.

Gợi ý sơn màu móng: Bất cứ màu sắc nào bạn mong muốn. Tuy nhiên, ưu tiên các màu nuy, hồng, gần tiệp với màu da để tạo vẻ thanh lịch. Đừng vẽ các đường sọc ngang – chúng sẽ khiến ngón tay bạn trông thêm ngắn.

Móng tay bầu dục (Oval)

Một kiểu móng nữ tính. Đặc biệt phù hợp để tạo sự thon gọn cho những ai có ngón tay to, vuông. Khi so sánh với móng tay tròn, móng tay oval có độ dài rõ rệt, và được dũa cho đến tận phần giữa móng.

Phù hợp với: Dáng móng tay to bè, vuông tự nhiên, đầu ngón bẹt

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên

Cách tạo kiểu: Việc dũa móng đều rất quan trọng để có hình dáng oval cân đối.

Gợi ý sơn màu móng: Những màu sắc rực rỡ.

Hình dáng kiểu móng tay này giống hệt với hạt hạnh nhân. Nó có đầu thuôn dài tương tự kiểu móng bầu dục; tuy nhiên cần độ dài nhất định để tạo dáng. Ngoài ra, phần đầu móng sẽ nhọn hơn móng bầu dục một chút. Bạn có thể dùng móng tay giả để tăng độ dài cho kiểu móng này.

Phù hợp với: Dáng móng tay to bè, vuông tự nhiên, đầu ngón bẹt

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên, móng tay giả

Cách tạo kiểu: Tương tự như móng oval, cần kỹ lưỡng trong khâu dũa móng để có hình dáng cân đối.

Gợi ý sơn màu móng: Những màu thời trang. Bạn thậm chí có thể chọn cách tô mỗi móng một màu để tăng vẻ thời thượng cho bản thân.

Móng tay vuông (Square)

Kiểu móng này có cạnh vuông vức. Nó rất phù hợp cho những ai có ngón tay dài tự nhiên, với hình dáng móng tay thuôn và thon thả. Tuy nhiên, nếu tay bạn thuộc loại nhỏ, móng vuông, không nên chọn kiểu móng tay này vì nó sẽ khiến ngón tay của bạn trông bị bè ra.

Phù hợp với: Ngón tay mảnh mai, móng tay tự nhiên thuôn dài

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên, móng tay giả

Cách tạo kiểu: Cẩn thận khi cắt, dũa móng để tránh cho đầu móng tay bị lệch. Đầu phẳng của móng tay vuông cần song song với gốc móng tay.

Gợi ý sơn màu móng: Những đường vẽ geometric, hay giả đá cẩm thạch sẽ tạo vẻ edgy, hiện đại cho bàn tay.

Móng tay vuông bầu (Squoval)

Một kiểu lai tạo giữa móng tay bầu dục và móng tay vuông. Nó vừa tạo độ thuôn dài cho ngón tay, vừa mang lại vẻ hiện đại cho bạn. Cũng thích hợp cho các bạn gái ghét độ sắc bén của cạnh móng tay chữ nhật.

Phù hợp với: Ngón tay mảnh mai, móng tay tự nhiên thuôn dài (móng tự nhiên); tất cả hình dáng ngón tay, móng tay (móng giả).

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên, móng tay giả

Cách tạo kiểu: Vì đây là kiểu chữ nhật bo tròn góc, bạn cẩn thận chỉ dũa hai bên góc. Không nên dũa quá đà, khiến móng tay của bạn gần với hình bầu dục, mất đi vẻ hiện đại của góc thẳng của hình chữ nhật.

Gợi ý sơn màu móng: Kiểu móng Pháp French Manicure để tạo vẻ nữ tính. Còn nếu thích vẻ hiện đại, hãy chọn màu đậm, tông matte.

Móng tay nhọn (Stiletto)

Cái tên stiletto ám chỉ kiểu móng này được lấy cảm hứng từ đôi giày cao gót sắc nhọn. Đúng với cái tên, kiểu móng nhọn stiletto dài và có đầu sắc bén. Rất phù hợp cho những cô gái muốn tạo vẻ sắc bén cho bản thân. Chỉ có thể thực hiện bằng móng giả, nhưng cũng vì vậy mà tạo độ thon dài cho bàn tay rất đơn giản.

Phù hợp với: Tất cả các hình dáng ngón tay, móng tay

Thực hiện trên: Móng tay giả

Cách tạo kiểu: Do móng tay nhọn chỉ phù hợp với móng giả, bạn cần tìm đến một thợ làm móng có tay nghề tốt để thực hiện.

Gợi ý sơn màu móng: Đính kết, lấp lánh ánh nhũ và xà cừ, hay bóng loáng như kim loại. Bộ móng này sẽ trở thành một phụ kiện cho trang phục của bạn.

Móng tay hình đôi giày ballet (Ballerina)

Có độ dài tương tự như móng nhọn, nhưng đầu móng tay ballerina được cắt phẳng, tạo hình dáng như giày múa ballet. Vẫn có vẻ thời thượng như móng tay nhọn, nhưng lại nữ tính hơn. Đây là kiểu móng tay ưa thích của nữ tỷ phú Kylie Jenner.

Phù hợp với: Ngón tay mảnh mai, móng tay tự nhiên thuôn dài (móng tự nhiên); tất cả hình dáng ngón tay, móng tay (móng giả).

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên, móng tay giả

Cách tạo kiểu: Tương tự như móng vuông, phần đầu móng cần được dũa phẳng song song với gốc móng tay.

Gợi ý sơn màu móng: Độ dài của móng rất phù hợp để tạo màu ombré. Còn nếu muốn làm tăng độ dài của ngón tay, hãy chọn màu nuy tiệp với nước da; hoặc sơn móng kiểu Pháp để thêm thanh lịch.

Móng tay hình thỏi son (Lipstick)

Thỏi son mới mua luôn có một đầu cao nhọn, một đầu thấp. Đây là hình dáng đã mang lại ý tưởng cho kiểu móng tay hình thỏi son. Rất độc đáo và lạ mắt. Phù hợp với những cô gái thích phong cách khác lạ.

Phù hợp với: Ngón tay mảnh mai, móng tay tự nhiên thuôn dài (móng tự nhiên); tất cả hình dáng ngón tay, móng tay (móng giả).

Thực hiện trên: Móng tay tự nhiên, móng tay giả

Cách tạo kiểu: Nếu muốn tạo kiểu bằng móng tay tự nhiên, có thể độ lệch của móng sẽ không được như ý.

Gợi ý sơn màu móng: Độ dài của móng rất phù hợp để tạo màu ombré. Còn nếu muốn làm tăng độ dài của ngón tay, hãy chọn màu nuy tiệp với nước da; hoặc sơn móng kiểu Pháp để thêm thanh lịch.

Móng tay hình kim cương (Edge)

Một kiểu móng sắc nhọn, tựa stiletto, nhưng trông tân thời nhờ các đường sắc cạnh. Ngoài ra, đây còn là kiểu móng 3D. Khi tạo kiểu móng, kỹ thuật viên sẽ phải tạo độ gồ bằng acrylic cho móng.

Phù hợp với: Tất cả các hình dáng ngón tay, móng tay

Thực hiện trên: Móng tay giả

Cách tạo kiểu: Do kiểu móng 3D này có thêm hiệu ứng gồ lên, bạn sẽ cần một thợ làm móng rất khéo, có tay nghề đắp móng acrylic/gel giỏi, để vừa tạo độ dày phù hợp cho móng tay giả, vừa dũa cho các cạnh đều nhau.

Gợi ý sơn màu móng: Xà cừ lấp lánh như kim cương; hay bạc phản chiếu như thủy ngân? Kiểu móng này rất hợp để biến bộ móng tay của bạn thành những viên đá quý.

Ảnh: Tổng hợp Harper’s Bazaar Việt Nam

Sổ Tay Nội Trợ Online

Nghệ thuật cắm hoa

Đăng lúc 16:58 ngày 11/10/2012

Ngày nay chiêm ngưỡng những tác phẩm cắm hoa, tìm hiểu và nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã trở thành ước muốn của nhiều người, nhất là phái nữ.

Tuy nhiên, nắm vững được nghệ thuật cắm hoa đã không là chuyện giản đơn. Nó đòi hỏi người cắm hoa phải thông qua quan sát trong thực tế, nắm bắt được “cái thần” của hoa lá, hiểu được quy luật biến hoá của cây cỏ và sự hoà đồng của màu sắc.

Từ trước, nghệ thuật cắm hoa có nhiều trường phái. Do có sự khác nhau về khu vực, môi trường, bối cảnh văn hoá, không gian phát triển, cho nên nghệ thuật cắm hoa cũng khác nhau. Nghệ thuật này bắt nguồn từ 3 nơi khác nhau: cắm hoa kiểu Nhật, cắm hoa kiểu Trung Quốc, cắm hoa kiểu Tây Phương. Nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc Lịch sử trồng hoa của người Trung Quốc vốn có từ lâu đời. Bên cạnh việc trồng hoa, nghệ thuật cắm hoa ở đây cũng có lịch sử và truyền thống lâu đời. Ngoài việc coi trọng về hình dáng, màu sắc và mùi hương của hoa, nghệ thuật cắm hoa kiểu Trung Quốc còn chú trọng đến “hoa đức”. Theo họ, hình dáng, màu sắc và mùi hương chỉ là “hữu hình”; còn “hoa đức” thì lại trừu tượng, thường mang ý nghĩa tượng trưng; chẳng hạn như lấy sự mềm mại của hoa để so sánh với vẻ đẹp yểu điệu của nữ giới; đồng thời, cũng cách chọn hoa những để mô tả đức độ của bậc chính nhân, quân tử. Điều này đã trở thành một đặc tính riêng của nghệ thuật cắm hoa Trung Quốc.

Nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản    Hoa đạo Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc, vào nước này đồng thời với nghi thức dâng hoa cúng Phật. Người Nhật đã nhanh chóng biến thành nghệ thuật riêng nước mình, trở thành nghệ thuật truyền thống. Trong thời gian lâu dài, nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản dùng trong tế tự đền miếu, đàn tế, lưu hành trong giới tăng lữ. Đến thế kỷ VII, việc dâng hoa thờ được phổ biến trong lễ cúng dân gian, nhưng nghệ thuật về hoa cỏ vẫn chưa thịnh hành. Vào thế kỷ X, dùng hoa chẳng những trong lễ hội, mà còn để trang trí nhà cửa. Vào thế kỷ XIII, trong các đền miếu đã bắt đầu xuất hiện phương pháp cắm hoa và tạo hoa hình sen.

Tới thế kỷ thứ XIV, giới quý tộc Nhật có những ngày lễ hội thưởng hoa hằng năm gọi là “Hoa ngự hội” (thi cắm hoa), coi cắm hoa như là một môn nghệ thuật tiêu khiển, nhàn dật; kể từ đó trở đi, cắm hoa đã thoát dần màu sắc tôn giáo thuần túy, bước vào cung đình và các gia đình võ sĩ, quý tộc, trở thành một sản phẩm nghệ thuật để trang trí và xuất hiện trong những lễ hội.

Vào thế kỷ XV – XVI, cắm hoa đã được phổ cập rộng rãi, nghệ thuật cắm hoa có những bước phát triển mạnh mẽ, phong cách nghệ thuật này cũng đã có những bước biến đổi tuơng đối lớn; ngoài hình thức “lập hoa” đã hoàn thiện, lại còn có hình thức “sinh hoa”. Đây là hình thức cắm 3 cành hoa chính, tượng trưng cho Trời, Đất, Người.

Tác phẩm thường đơn giản, trong sáng, thanh nhã, được phổ cập và phát triển mạnh mẽ. Như thế, triết lý và tư tưởng từng bước đi vào nghệ thuật cắm hoa. Vào cuối thế kỷ XVII, “Bình sử” xâm nhập Nhật Bản và được phát huy, tạo thành “trường phái Hoằng Ðạo”. Sau thế kỷ XVIII, Nhật Bản tiếp tục xuất hiện trường phái cắm hoa “Tự do”; trường phái này không giống như “lập hoa” và “sinh hoa”, mà dựa vào trực giác và cảm giác, kết hợp với nhau tùy ý niệm của mỗi người, không quá câu nệ vào hình thức nào. Đến thế kỷ XIX, nghệ thuật cắm hoa của Nhật vào giai đoạn thoái trào, do ảnh hưởng của xã hội và chính trị thời đó; mãi cho đến năm 1887, mới được hồi phục trở lại; tuy nhiên, trong giai đoạn này, với việc giao lưu cùng nhiều dòng nghệ thuật nước ngoài, nhất là ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương cho nên phong trào cắm hoa của Nhật lại chuộng về kiểu “Thịnh hoa” (tức là kiểu Moribana).

Hoa đạo của Nhật từ đó cũng đã chuyển hướng, từ cắm hoa trong bình cao lại chuyển sang bình thấp và nông. Kiểu cắm hoa Moribana có thể được coi là bước đột phá trong lịch sử cắm hoa Nhật Bản; tuy nhiên bước đột phá này vẫn chưa làm cho giới thưởng thức hoa và nghiên cứu cắm hoa Nhật bản thoả mãn. Vào thế kỷ XX, hoa đạo Nhật Bản có chuyển hoá khác, mang tính chất lịch sử; đó là sự xuất hiện kiểu cắm hoa “Tự do” (Free style arrangement), hay còn gọi là kiểu cắm hoa “tiền vệ” (Avant – garde Ikebana). Ở một mức độ nào đó, kiểu cắm hoa này có những đường nét gần gủi với phong cách cắm hoa hiện đại của Tây Phương. Với người Nhật, chính lối này đã mang lại cho nghệ thuật cắm hoa Nhật trở nên rực rỡ, chói sáng. Người Nhật thường truyền tụng những giai thoại về nhìn hoa, thưởng hoa và vẽ hoa.

Nói chung, người sành về hoa có thể nhìn suốt từ trước đến sau, từ nội tâm ra ngoại cảnh.

Nghệ thuật cắm hoa Tây Phương Nghệ thuật cây cảnh Tây Phương bắt nguồn từ khu vực ven Địa Trung Hải và phát triển đến ngày nay, đã trở thành một trong những trào lưu nghệ thuật cắm hoa chính – cắm hoa theo phong cách Tây Phương. Lịch sử cắm hoa ở đây vốn có từ lâu đời. Sách sử và di tích khảo cổ cho biết: Ngay từ những năm 2,000 trước Công nguyên, thời kỳ của nền “Văn minh sông Nil”, tại Ai Cập đã có những bức họa trên tường đá, mô tả việc dùng hoa sen và hoa thủy tiên trong cách trang trí. Cũng có người dùng những loại hũ có miệng hẹp để cắm hoa. Trong Kim Tự Tháp của Ai Cập, người ta cũng đã phát hiện ra dấu tích của một loài hoa hoá thạch. Đó là loại tường vi, rất phổ biến trên đất nước này. Phương pháp cắm hoa trong giai đoạn này còn thô sơ: vừa không có vẻ đẹp về đường nét, lại vừa không có những kết hợp nhiều loại hoa bên cạnh nhau. Từ thời kỳ Cổ Hy Lạp cho đến thời Hậu Kỳ Cổ La Mã, người ta thường dùng hoa vàng để trang trí trong những lễ hội. Thiếu nữ cũng thường đội những vương miện được kết bằng hoa hồng. Kiểu dáng này biểu trưng cho lòng chung thủy trong thuật yêu đương. Trong nghệ thuật cắm hoa và kết hoa Tây Phương, kiểu này vẫn còn bảo lưu cho đến ngày nay với những thay đổi qua từng thời đại. Có hai kiểu cắm hoa trong giai đoạn này: cắm hoa ở lọ và cắm hoa trong lẵng.

Vào thế kỷ XIX, hạng quý tộc, giới thượng lưu Tây Phương bắt đầu quan tâm và say mê nghệ thuật cắm hoa, từ việc xử lý nghệ thuật cắm hoa cho đến cách phối hợp màu sắc nhiều loại hoa. Ngoài ra, cũng có những nghệ nhân chế tác các bình hoa, chậu hoa đủ kiểu dáng; có người lại chuyên nghiên cứu về không gian cắm hoa. Họ đề ra những nguyên tắc về cắm hoa, với nhiều trường phái. Tính ra có 32 trường phái cắm hoa khác nhau. Cắm hoa đã trở thành một lối trang trí và thưởng ngoạn trong bất cứ hội họp, tiệc tùng, nhàn đàm. Vào đầu thế kỷ XX, nhà nghệ thuật học Gertrude Jekyll cho xuất bản cuốn “Flower decoration in the home” có tác dụng gợi mở rất lớn trong nghệ thuật cắm hoa sau này. Đây là nền tảng của nghệ thuật cắm hoa Tây Phương hiện đại. Những thập niên gần lại đây, nghệ thuật cắm hoa Tây Phương đã chịu ảnh hưởng của Hoa đạo Nhật cũng như Thiền Phái, do đó đã nẩy sinh những kiểu cắm hoa đa dạng, thiên về triết lý. Nghệ thuật cắm hoa cổ điển chỉ hạn chế ở chỗ cắm hoa vào bình. Người cắm hoa chỉ chọn một cành ít hoa, rồi tạo hình và chọn độ dài thích hợp. Hình thức cắm hoa trong thời đó còn đơn giản, thuần phác, thường chỉ giữ lại kiểu dáng của hoa chứ không gia công về mặt kỹ thuật và nghệ thuật. Lọ hoa đa phần bằng gốm. Ngoài ra, trong giới quý tộc, vương tước thì dùng những thứ lọ bằng ngọc thạch, thủy tinh. Trong những bức hoa cổ điển cho thấy màu sắc thiên về sự rực rỡ, chói chang. Tóm lại Nghệ thuật cắm hoa cổ điển Trung Quốc thường tạo ra những khoảng trống thích hợp giữa các cành hoa với nhau; nhờ thế tạo nét thanh nhã. Nghệ thuật cổ điển Nhật thường tận dụng cành lá đơn giản, thể hiện rõ đường nét của cành hoa. Cắm hoa cổ điển Tây Phương thích sự đàng bệ, dùng hoa nhiều, bình to. Nghệ thuật cắm hoa hiện đại không những được sáng tác dựa theo nguyên tắc cắm hoa cơ bản, cũng không đơn thuần thể hiện sự hoà hợp của thiên nhiên, mà chủ đích là để biểu đạt quan niệm và tư tưởng của cá nhân mỗi người.

Trong nghệ thuật cắm hoa hiện đại, cần phải có trí tưởng tượng lựa chọn cành hoa nào, thiết kế ra sao, cách tạo hình theo chủ điểm gì? Với họ, chậu hoa là nguồn thơ, là nguồn tư tưởng, triết học. Mỗi công trình cắm hoa phải là một giá trị biểu cảm. Phải bỏ nhiều thì giờ suy nghiệm, cân nhắc, trước khi bắt tay vào. 3 khuynh hướng cắm hoa chính hiện nay là trường phái “cắm hoa tự do”, “cắm hoa tiền vệ” và “cắm hoa trừu tượng”.

(Sưu tầm)

Làm Sổ Tay Bằng Que Kem

Bạn đã bao giời thấy cuốn sổ tay nào độc đáo và lạ mắt được làm bằng từ những que kem chưa? Thay vì vứt bỏ các que kem đã ăn, bây giờ mình giữ lại tận dụng làm sổ tay vừa độc vừa lạ “có 1 không 2”

Cách làm cuốn sổ này: Nguyên liệu để làm sổ tay que kem gồm: – Giấy trắng

– Giấy màu tím – Chỉ màu sợi to – Dụng cụ: kéo, bút, thước, kim, keo dán

– Đặt 2 que gỗ song song với nhau rồi dán que gỗ thứ 3 vuông góc với 2 que gỗ kia thành hình chữ u ** Cách làm: – Lật các que kem vừa dán lại. Cắt dây chỉ màu xanh thành 2 đoạn dài 40cm, dán đoạn giữa hai sợi chỉ lên trên hai đầu que gỗ.

– Thực hiện tương tự cho tấm gỗ thứ hai để làm 2 bìa cuốn sổ trước và sau. – Dùng dấu in hoa văn in trang trí lên 2 bìa cuốn sổ.

– Cắt giấy bìa trắng thành 4 tấm hình chữ nhật có kích thước bằng hai tấm bìa cuốn sổ que kem. – Đặt chồng 4 tấm giấy lên nhau, gấp đôi ở giữa, khâu 2 đoạn chỉ ngắn theo đường gấp giữa làm thành cuốn tập mỏng.

– Tương tự, bạn làm thêm 3 cuốn tập mỏng có cùng kích thước. – Sau đó, luồn chỉ khâu ráp 4 cuốn tập mỏng với nhau thành cuốn tập dày làm giấy note.

– Dán que gỗ dọc theo mép gáy của cuốn tập giấy note. – Gấp hai đầu dây sợi chỉ vòng qua hai đầu que gỗ song song, dán vuông góc với mặt trong của que gỗ.

– Chập hai bìa cuốn sổ vào hai bên tập giấy note, cột sợi chỉ trên hai bìa sổ với sợi chỉ trên phía gáy với nhau. Tạo hình cuốn sổ cơ bản đã xong

– Cuối cùng, cắt giấy màu tím thành 2 tấm hình chữ nhật, gấp đôi, dán vào bên trong bìa trước và bìa sau của cuốn tập để trang trí là hoàn tất.

Khéo Tay Có Làm Nên Cơ Nghiệp?

Kinh doanh dựa vào hiểu biết, kinh doanh dựa vào truyền thống của gia đình nhưng không ít người kinh doanh nhờ sự khéo tay. Vậy chỉ cần khéo tay là bạn đã có thể làm giàu?

Có tiếng nhờ tay

“Chỉ trong vòng 6 năm sở hữu 4 cửa hàng hoa vải có tiếng tại TP HCM. Có được một cơ nghiệp như vậy là nhờ vào sự khéo tay của mình” đó là chia sẻ của anh Tô Duy Kha, chủ của thương hiệu Roma Flowers. Sau nhiều năm, làm ở nhiều cơ quan khác nhau nhưng đều thấy không hợp. Cuối cùng, anh đã tận dụng tài lẻ của mình để mở một shop hoa do tự tay cắm. Với cách cắm lạ, độc đáo lại rất  phù hợp với gu thẩm mỹ của người tiêu dùng, chính nhờ cái khéo tay này mà shop hoa của anh đã níu giữ được chân của nhiều khách hàng.

Không phải ai cũng được trời phú cho sự khéo tay nhưng nếu như có mà mình biết vận dụng thì chắc chắn sẽ làm cho cuộc sống của bạn thêm nhiều màu sắc hơn. Những món quà được kết từ  chiếc cúc áo hay con heo được ghép lại từ những que tăm của Thái Hà đang được nhiều bạn sinh viên đón nhận. Thái Hà kể “ban đầu mình làm chỉ là để tặng bạn bè nhân ngày sinh nhật, tặng rồi được nhiều người khen sau đó mình đã mạnh dạn làm nhiều món và mở một cửa hàng chuyên bán quà lưu niệm tại làng đại học Thủ Đức. Những món quà khéo tay ấy đã nhanh chóng được các bạn sinh viên đón nhận. Mình chưa bao giờ nghĩ là nhờ vào sự khéo tay mà mình đã làm một cô chủ nhỏ”.

Chỉ khéo tay là chưa đủ

Hiện nay, trên thị trường có sự xuất hiện của sản phẩm được làm từ sự khéo tay. Những sản phẩm này luôn được khách hàng ưa chuộng bởi tính độc đáo và “ không bị đụng hàng”. Còn về phía nhà sản xuất thì không lo bị đánh cắp bản quyền bởi chính người chủ trực tiếp đứng ra làm. Nhưng trên thực tế không phải ai khéo tay là cũng có thể mở shop và làm chủ được bởi nếu muốn kinh doanh thì khéo tay thôi là chưa đủ. “Khéo tay chỉ là một nhân tố, là tiền đề góp  phần quan trọng tạo nên sự nghiệp cho Kha. Khi biết mình khéo tay nhưng phải biết nắm bắt cơ hội trên thị trường, biết thị trường đang cần những mặt hàng gì chứ không nên cứ đứng yên một chỗ với một dòng sản phẩm khéo tay của mình. Ngày đầu mới mở shop Kha cũng bị thất bại nhiều lắm. Ví dụ như cái bình hoa Kha cắm, Kha cho là “tuyệt đỉnh nghệ thuật” nhưng cả tháng trời không ai mua.  Sau đó Kha mới rút ra kinh nghiệm là mình khéo tay, mình cắm hoa đẹp và cắm theo gu thẩm mỹ của mình thôi thì chưa đủ. Vì nó đẹp với mình nhưng chưa chắc đã đẹp với người khác. Từ đó trở đi khéo tay của mình nhưng phải đi kèm với xu hướng cái đẹp của số đông” Duy Kha chia sẻ.

Trên thực tế, không ít người sau khi mở cửa hàng kinh doanh dựa vào sự khéo tay của mình nhưng rồi cũng đã bị phá sản bởi khi đã nhập cuộc thì bị cái khéo tay lấn lướt để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và quên đi mình đang phục vụ cho số đông. Trong kinh doanh không quan tâm đến khách hàng là thua. Đây chính là bài học mà nhiều người khéo tay đã thất bại. Tuy nhiên, để khéo tay làm nên cơm cháo thì bạn cần phải có một kế hoạch cụ thể như phải tạo ra những sản phẩm gì vừa rẻ, vừa độc đáo mà ít ai có thể làm được, trên thị trường đang rất cần…có như vậy khéo tay mới thực sự là đòn bảy đưa bạn tới thành công.

Theo: Phụ nữ today