Sau nghe mấy thằng bạn bảo là cài lại Win 7 hoặc Ghost Win 7 gì đó thì nó chạy nhanh hơn không còn lỗi nữa. Thế là mình cứ mò tìm trên mạng cách cài đặt Win. Ngày đó mình học cài hệ điều hành Windows XP vì lúc đó Win XP vẫn còn đang hot.
Hôm nay mình giới thiệu các bạn USB boot win 7 giúp chúng ta có thể khởi động vào máy tính từ USB. Công dùng dùng để sửa lỗi máy, cài Windows vô cùng tiện dụng.
Bộ xử lý CPU 1GHz trở lên.
Dung lượng Ram cho phiên bản 32 bit là 1 GB, cho 64 bit là trên 4Gb.
Dung lượng ổ đĩa cứng cho bản 32 bit tối thiểu là 16 GB hoặc 20 GB cho 64 bit.
Card đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
Bước 1: Download bản cài đặt Windows 7 ở link bên dưới về máy.
Bước 2: Tạo USB cài Win theo chuẩn Legacy (Chuẩn cũ) hoặc tạo USB cài Win theo chuẩn UEFI (Chuẩn mới).
Bước 3: Xác định phím vào BIOS và BOOT phù hợp với máy để thiết lập Boot vào USB hoặc đĩa DVD.
Bước 5: Cài driver cho máy để vào được mạng, âm thanh, … (Tìm driver trên Google bằng từ khóa “driver + tên máy”).
USB dung lượng từ 4Gb trở lên.
Lưu ý: Các file ở trong USB và ổ cài win (thường là ổ C) sẽ bị xóa hết. Bạn cần phải sao lưu lại các file quan trọng.
Lưu ý: Nếu RAM máy của bạn dưới 4Gb thì bạn nên chọn bản 32bit. Còn nếu RAM từ 4Gb trở lên, bạn hãy nên chọn bản 64bit nha.
Bước 2: Xác nhận xóa dữ liệu cũ trên USB
Hộp thoại cảnh báo USB sẽ format, nếu bạn có dữ liệu quan trọng thì hãy copy vào máy tính trước. Nếu không, hãy bấm OK để tiếp tục.
Các dụng cụ đã chuẩn bị xong. Bây giờ, hãy tiến hành cài Win 7 bằng USB trên máy tính ngay nào.
– Khi Boot Options hiện lên, bạn dùng phím mũi tên lên/xuống và phím Enter để chọn thiết bị Boot.
Ở đây, chúng ta đang muốn Boot vào USB nên hãy để ý tới các mục có chữ USB như Tên_hãng_USB hoặc USB storage device hoặc USB Flash Drive. Ví dụ như hình dưới với chuẩn boot Legacy và boot UEFI.
Dạng Boot Legacy
Legacy Bios là BIOS truyền thống. Đây là phần mềm được lưu trữ ở trên một con chip của bo mạch chủ máy tính. Nếu hiểu theo ý cơ bản thì đây là 1 tập hợp những hướng dẫn dùng để chạy các thiết bị; Nó giúp khởi động hệ điều hành máy tính lên.
Dạng Boot USB UEFI
UEFI là viết tắt của Unifiel Extensibale Firmware Interface. UEFI là 1 phần mềm mở rộng và nó có tính hợp nhất. Chuẩn UEFI dùng để hệ điều hành máy tính và phần mềm máy tính kết hợp tốt với nhau.
Khi nhìn kỹ vào màn hình máy tính. Bạn sẽ thường thấy có chữ UEFI ở phía đầu.
Mẹo nhỏ: Nếu bạn không chọn được mục nào là boot vào USB thì bạn cứ chọn thử lần lượt các mục boot có chữ USB cho đến khi nào vào được giao diện cài Win như bên dưới thì thôi.
– Khi máy bạn nhận được Boot từ đĩa DVD hoặc từ USB thì nó sẽ load file cài đặt Win 7 như sau:
Việc tiến hành cài Win 7 bằng USB sẽ được bắt đầu. Bạn hãy chờ nó load 1 lúc rồi nó sẽ hiện lên hình cài đặt ban đầu như sau. Bạn chỉ cần giữ nguyên các lựa chọn và ấn Next.
Tiếp theo Tick chọn I accept the license terms để đồng ý các điều khoản và điều kiện của Microsoft sau đó ấn Next.
Ở bước này sẽ có 2 lựa chọn: Nếu bạn muốn nâng cấp từ các phiên bản thấp hơn như Win XP lên Win 7 thì bạn chọn Upgrade. Còn để cài đặt Win 7 mới hoàn toàn thì chọn Custom (Advanced). Ở đây chúng ta cài đặt mới Win 7 nên ấn chọn Custom (Advanced).
Khi chạy xong máy biểu bạn nhập mục “Type a user name” và đặt tên cho máy tính trong mục “Type a computer name” sau đó bấm Next.
Đây là bước kích hoạt bản quyền cho Win 7; Sau khi bạn đã thực hiện cách cài Win 7 bằng USB thành công. Nếu bạn có key kích hoạt Win 7 thì nhập vào và ấn Next, nếu không thì ấn Skip để bỏ qua. Sau khi cài xong bạn Active Win 7 bằng cách như sau cũng được trong bài viết này: Kích hoạt Windows 7 bằng Chew WGA
Như thế là xong, bạn chờ 1 lúc rồi Windows sẽ hiện ra màn hình Desktop. Giờ thì bạn có thể tận hưởng thành quả sau khi tìm cách cài Win 7 bằng USB rồi đó.
Driver là gì?
Driver là “cầu nối” giữa phần cứng và phần mềm. Nó cho phép các chương trình máy tính; hệ điều hành và các ứng dụng khác tương tác với một thiết bị phần cứng.
Ví dụ: Một chiếc máy tính đơn thuần không thể biết cách làm thể nào để sử dụng toàn bộ tính năng của card video – lúc này nó cần một driver để làm điều đó. Tóm lại, driver giúp các chương trình và phần cứng giao tiếp được với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ nào đó.
Cũng như các chương trình máy tính cần có các bản cập nhật và gói dịch vụ để sửa lỗi, bổ sung thêm tính năng mới… driver cần được cập nhật (Update Driver) thường xuyên.
Video Card: Sự khác biệt về tốc độ giữa driver dùng chung trong Windows so với bản chính thức của các hãng như NVidia hoặc ATI/AMD sẽ làm bạn ngạc nhiên. Ngay cả khi chúng ta không phải là game thủ, hãy chắc chắn bạn đang có các trình điều khiển thực sự.
Motherboard/Chipset: hãy đảm bảo rằng bạn đi tới chính xác trang web của nhà sản xuất và tải về các driver chipset của họ. Nếu mua một chiếc PC mới, hãy vào website của nhà sản xuất bo mạch chủ. Mỗi trình cài đặt đều khác nhau, nhưng nói chung, bạn chỉ có thể chạy trình điều khiển được tải về.
Sound Card: Các driver bản địa của Windows không bao gồm tất cả các tính năng phụ trợ cho âm thanh như giả lập âm thành vòm chẳng hạn. Nếu mua PC mới, hãy vào trang web của họ, còn xây dựng PC thì vào website của nhà sản xuất motherboard để tìm driver cho âm thanh onboard hoặc card âm thanh rời.
Card mạng: hầu hết mọi người sử dụng card onboard – đó là một phần của bo mạch chủ. Và tất nhiên là bạn có thể sử dụng trình điều khiển từ đó. Nếu dùng card mạng rời bạn cần vào trang chủ của nhà sản xuất để tải về driver phù hợp.
Khi gặp vấn đề về thiết bị phần cứng nào đó, việc làm hữu ích lúc này là kiểm tra xem phiên bản của driver hệ thống mà chúng ta đang sử dụng. Đặc biệt nếu đang theo dõi các bài viết trên diễn đàn hay thông tin về cách fix lỗi/cập nhật cho driver cụ thể.
Mặc dù việc nâng cấp driver luôn là việc làm tốt để cải thiện hiệu suất làm việc của các thiết bị cũng như sự ổn định của hệ thống. Thế nhưng nếu máy tính của bạn đang hoạt động rất ổn định thì không nhất thiết phải làm điều này.
Lời khuyên cho tất cả chúng ta là nên sử dụng các driver cụ thể cho từng thiết bị do nhà sản xuất phát hành. Điều này giúp bạn có thể tận dụng toàn bộ tính năng, sức mạnh tối ưu nhất.
Do vậy khi mới cài Win 7 bằng USB bạn phải cài đặt driver từ nhà sản xuất.
Sau khi cài win 7 xong, có thể máy của bạn sẽ không nhận được driver đầy đủ. Bạn sẽ không thể nghe được âm thanh, không bắt được wifi và không vào được mạng.
Để khắc phục vấn để, lỗi Driver này. Bạn cần dùng 1 máy tính khác để tải driver bằng cách lên Google tìm từ khóa “diver + tên máy (tên mainboard)” và truy cập vào trang chủ của hãng để tải driver về.
Nếu bạn không biết máy bạn tên gì hay là mã máy là gì. Chúng tôi sẽ chỉ bạn thủ thuật tiện ích hay bằng cách bấm nút Windows+R gõ lệnh dxdiag sẽ thấy mã máy tính hiện lên.
Ví dụ: