Top 11 # Cách Tạo Ứng Dụng Facebook Đơn Giản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Cách Tạo Ứng Dụng Apps Trên Facebook

Làm chủ việc phát triển ứng dụng Facebook bằng PHP, IBM Rational Application Developer, IBM WebSphere Application Server và DB2, Phần 1: Thiết lập các thành phần

Tóm tắt: Phát triển một ứng dụng Facebook sử dụng cả ngôn ngữ lập trình PHP và Java™. Hướng dẫn này sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn đầu tiên về Facebook và sau đó từng bước dẫn bạn qua quá trình cài đặt các thành phần cần thiết để tạo ra một ứng dụng Facebook. Tiếp theo, bạn sẽ đi một vòng khảo sát Facebook về cách làm thế nào để tích hợp các ứng dụng của bạn vào trang web. Cuối cùng, bạn sẽ bắt đầu với một ứng dụng cơ bản nhất. Trong phần 2 và 3 của loạt hướng dẫn này, bạn sẽ tìm hiểu làm thế nào để phát triển các ứng dụng mà bạn đã tạo ra trong Phần 1. Bắt đầu phát triển ứng dụng Facebook Để bắt đầu phát triển ứng dụng, đầu tiên báo cho các máy chủ của Facebook biết về ứng dụng của bạn, thiết lập các tùy chọn cấu hình cần thiết, tạo ra một vài bảng cơ sở dữ liệu trong DB2, sau đó kết thúc bằng một mẫu nhỏ ban đầu về ứng dụng của bạn để xác nhận rằng nó được cài đặt đúng trong Facebook. Báo cho các máy chủ của Facebook biết về ứng dụng của bạn Nếu bạn chưa có một tài khoản Facebook, bước đầu tiên là tạo ra một tài khoản ở tại http://www.facebook.com. Facebook gửi một email xác nhận đến địa chỉ mà bạn cung cấp như là mã nhận dạng đăng nhập của tài khoản – nhấn chuột vào liên kết trong email để hoàn tất việc đăng ký của bạn.

Tiếp theo, thêm ứng dụng Nhà phát triển Facebook (Facebook Developer Application) vào tài khoản của bạn sao cho bạn có thể thêm và quản lý các ứng dụng Facebook của mình. Sau khi đăng nhập vào tài khoản Facebook của bạn, hãy đi tới http://www.facebook.com/developers, ở đây bạn sẽ được chuyển hướng tiếp (xem Hình 32).

Hình 32. Thêm ứng dụng Nhà phát triển

Giữ nguyên các giá trị mặc định và nhấn vào Add Developer. Bạn đã sẵn sàng để phát triển ứng dụng đầu tiên của mình (xem hình 33).

Hình 33. Ứng dụng của nhà phát triển khi thêm nó lần đầu tiên

Để làm các ứng dụng tương lai, bạn có thể đi tới trang vải nền của ứng dụng nhà phát triển thông qua liên kết Left Nav được cài đặt trong danh sách các ứng dụng của bạn. Để thêm vào một ứng dụng, nhấn vào Apply cho một phím ứng dụng (Application Key) và bắt đầu cấu hình (xem Hình 34).

Hình 34. Tạo một ứng dụng mới

Mặc dù bạn chỉ cần cung cấp một tên cho một ứng dụng và chấp nhận các điều khoản của nền tảng Facebook, ứng dụng của bạn sẽ không có ích lắm nếu không có những thông tin mà bạn cung cấp trong Optional Fields (xem Hình 35). Hãy chú ý rằng bạn có thể chỉnh sửa trang các thiết lập này bất kỳ lúc nào bạn cần đến trong tương lai sau khi lưu nó lần đầu. Bây giờ chỉ cần điền vào các trường cần thiết để bắt đầu. Trong Phần 2, khi bạn phát triển các ứng dụng, bạn sẽ quay lại trang các thiết lập này.

Hình 35. Cấu hình ứng dụng – Các trường tùy chọn (Optional Fields)

E-mail liên hệ của nhà phát triển (Developer Contact E-mail) và E-mail hỗ trợ người dùng (User Support E-mail): là email đăng nhập Facebook của bạn; địa chỉ email đầu tiên là để Facebook liên lạc với bạn nếu như ứng dụng của bạn có vấn đề và địa chỉ email thứ hai là để những người sử dụng liên lạc với bạn thông qua trang trợ giúp trong ứng dụng của bạn.

Url gọi ngược lại (Callback Url): Thực ra không hoàn toàn là gọi ngược lại theo đúng nghĩa, mà đó là một đại diện ủy quyền của URL của ứng dụng trên máy chủ từ xa. Trong trường hợp này, đó là URL của kịch bản lệnh PHP đang chạy trên máy chủ Apache 2 của bạn để đưa ra nội dùng của vùng vải nền, ví dụ như, http://someserver.com/facebook_app/index.php.

Hiệu quả kết hợp của URL của trang vải nền và URL gọi ngược lại (Callback) là ở chỗ những người dùng có thể tới URL của trang vải nền trong trình duyệt của mình để xem trang vải nền ứng dụng của bạn và Facebook điền vào vùng vải nền trên trang đó bằng cách gọi một kịch bản lệnh PHP từ xa của bạn. Facebook không bao giờ để lộ ra URL gọi ngược lại cho bất kỳ ai trừ nhà phát triển ứng dụng.

Kiểu ứng dụng (Application Type): Chọn Website để chỉ định rằng ứng dụng của bạn là ứng dụng được nhúng vào, có nghĩa là được sử dụng trực tiếp trong trang Web Facebook. Chọn Desktop để chỉ định rằng ứng dụng là một ứng dụng trên máy để bàn hay là phần mở rộng của trình duyệt để giao tiếp với các máy chủ của Facebook, ví dụ, một ứng dụng trên máy để bàn nhằm nạp lên và tải về cả khối các bức ảnh của Facebook.

Các địa chỉ IP của máy chủ gửi các yêu cầu (IP Addresses of Servers Making Requests): Để tăng thêm tính bảo mật, hãy chỉ rõ địa chỉ IP máy chủ từ xa của bạn sao cho chỉ có máy chủ của bạn có thể gửi các yêu cầu Facebook (kéo hoặc đẩy dữ liệu) thay mặt cho ứng dụng Facebook của bạn. Nếu ứng dụng của bạn chạy trên nhiều địa chỉ IP, bạn nên chỉ rõ tất cả chúng ở đây.

Ứng dụng của bạn có thể được thêm vào Facebook không (Can your application be added on Facebook)?: Nhấn Yes. Điều này chỉ rõ người sử dụng, bao gồm các nhà phát triển, có thể thêm ứng dụng của bạn vào tài khoản của họ hay không. Chỉ rõ Chế độ phát triển(Developer Mode) ở dưới để hạn chế quyền truy cập chỉ cho các nhà phát triển vào thời điểm này. Dưới nút Developers hãy chỉ rõ các tên của các nhà phát triển khác có thể truy cập vào ứng dụng, khi nó ở trong chế độ phát triển.

Về đầu trang Các tùy chọn cài đặt và các điểm tích hợp Việc chọn Yes cho tùy chọn “Ứng dụng của bạn có thể được thêm vào Facebook không?” sẽ làm tiết lộ thêm hai phần tùy chọn, tùy chọn cài đặt và các điểm tích hợp (xem Hình 37 và Hình 38).

Hình 37. Cấu hình ứng dụng – Tùy chọn cài đặt

Ai có thể thêm ứng dụng của bạn vào tài khoản Facebook của họ (Who can add your application to their Facebook account)?: Đối với ứng dụng của bạn, chọn Users, điều này chỉ rõ rằng những người sử dụng có thể thêm ứng dụng vào tài khoản của họ. Bạn cũng có thể chỉ rõ rằng ứng dụng có thể được thêm vào các trang web cụ thể hay các kiểu trang web cụ thể nào đó trong Facebook.

Mô tả ứng dụng (Application Description): Đặt bất kỳ lời văn nào mà bạn muốn xuất hiện trên trang thêm ứng dụng khi người sử dụng được nhắc thêm ứng dụng.

FBML mặc định (Default FBML): Đây là FBML được biểu hiện đầu tiên trên trang Khái lược của người sử dụng, cho đến khi ứng dụng của bạn cập nhật rõ ràng khái lược của họ, sử dụng thư viện khách PHP (chi tiết hơn về điều này có trong phần 2 của hướng dẫn này). Bây giờ bạn chỉ cần đặt vào đây một cái gì đó để giữ chỗ nhằm hoàn tất bước này để chạy được ứng dụng mẫu.

Cột của hộp khái lược mặc định (Default Profile Box Column): Chọn Narrow. Điều này chỉ rõ rằng chương trình ứng dụng của bạn sẽ xuất hiện trong cột hẹp hơn ở bên trái của trang khái lược chứ không phải cột rộng hơn.

Phần các điểm tích hợp cho phép bạn chỉ rõ các điểm tích hợp phụ thêm nữa trong môi trường của người sử dụng. Hiện giờ chỉ cần định rõ URL của dẫn hướng cạnh bên (Side Nav), mà nó chính là URL của liên kết xuất hiện trong danh sách ứng dụng của bạn (liên kết Left Nav). Hãy chắc chắn rằng URL là giống hệt với URL của Trang vải nền và tất cả các chữ đều là chữ viết thường. Các URL của Trang vải nền có phân biệt chữ hoa, chữ thường và thậm chí nếu bạn chỉ rõ một URL của Trang vài nền có kiểu chữ hỗn hợp, nó được chuyển đổi tất cả thành chữ thường, do đó chắc chắn rằng ở đây bạn đã dùng dạng chữ thường, vì nếu trái lại liên kết này sẽ tạo ra lỗi không tìm thấy trang.

Hình 38. Cấu hình Ứng dụng – Các điểm tích hợp

Nhấn nút đệ trình (submit) các tùy chọn đã thiết lập và bạn sẽ thấy một trang tóm tắt (xem Hình 39).

Hình 39. Trang tóm tắt các giá trị tùy chọn đã thiết lập của ứng dụng

Để thay đổi các giá trị đã thiết lập này, hãy nhấn vào Edit Settings ở bên phải. Cuối cùng, để kiểm tra việc thiết lập, hãy tạo ra một tệp chúng tôi cơ bản để xác nhận rằng Facebook đang kéo một cách chính xác nội dung của bạn qua đại diện ủy quyền URL gọi ngược lại. Bạn có thể kết nối với Facebook qua thư viện khách PHP và Facebook sẽ biểu hiện FBML của bạn. Tạo một thư mục trong máy chủ Apache 2 của bạn cho ứng dụng của bạn, C:Program FilesZendApache2htdocsfb_stock_demo. Sau đó, hãy vào http://developers.facebook.com/resources.php và tải về thư viện khách PHP dưới dạng tệp chúng tôi (xem Hình 40).

Hình 40. Tải về thư viện khách PHP

Thư mục nền tảng facebook ở bên trong có chứa một thư mục khách, thư mục khách gồm các mã khách PHP Facebook. Sao chép thư mục khách này vào thư mục trong Apache 2 vừa tạo ra ở trên để tạo thành thư mục con mới C:Program FilesZendApache2htdocsfb_stock_democlient. Tiếp theo, bạn sẽ tạo ra chính bản thân tệp chúng tôi trong thư mục C:Program FilesZendApache2htdocsfb_stock_demo (xem Liệt kê 5).

Liệt kê 5: Một tệp chúng tôi đơn giản cho Trang vải nền

<?php

// the facebook client library include_once ‘./client/facebook.php’;

// the values on our application’s settings summary page $api_key = ‘YOUR_API_KEY’; $secret = ‘YOUR_SECRET’;

Hình 41. Thêm ứng dụng của bạn định tuyến đến trang vải nền của nó

Để nguyên tất cả mọi thứ đã đánh dấu chọn, nhấn vào nút thêm (add) ở dưới đáy và bạn đến trang khái lược của mình. Cuộn xuống dưới và bạn sẽ nhìn thấy hộp khái lược của ứng dụng của bạn, có chứa các mã FBML mặc định mà bạn đã cung cấp (xem Hình 42).

Hình 42. Hộp khái lược của ứng dụng của bạn

Cuộn ngược lên để xem danh sách ứng dụng của bạn và thấy rằng ứng dụng của bạn đã thêm vào liên kết Left Nav của nó (xem hình 42). Bạn có thể phải nhấn vào ‘more’ để hiển thị toàn bộ danh sách những chương trình ứng dụng.

Hình 43. Liên kết Left Nav của ứng dụng của bạn

Nhấn vào liên kết của ứng dụng và chiêm ngưỡng trang vải nền mới tạo ra của bạn (xem Hình 44).

Hình 44. Trang vải nền của ứng dụng của bạn

Mặc dù vào lúc này nó chỉ thân thiện hơn là có ích, bây giờ bạn đã có một ứng dụng Facebook cơ bản được dựng lên và đang chạy.

Cách Tạo Ứng Dụng Android Từ Website Đơn Giản Nhất

Cách tạo ứng dụng android từ website đơn giản

Tại sao nên chuyển website thành ứng dụng.

Điều kiện để có thể chuyển một website thành một ứng dụng Android

Một yếu tố cũng không thể thiếu cho quá trình bạn chuyển từ trang web về ứng dụng đó là Internet. Mọi thao tác thực hiện của chúng ta đều làm trên nền tảng Internet, cho nên hãy chuẩn bị cho mình đường truyền mạng thật tốt. Để cho quá trình chuyển đối được diễn ra đơn giản nhất.

Cách tạo một ứng dụng Android từ website đơn giản nhất

Bước 1: Cài đặt Hermit

Bước 2: Tạo nên ứng dụng phiên bản gọn nhẹ mà bạn mong muốn

Bước 3: Tùy chỉnh ứng dụng gọn nhẹ bạn đã tạo

Cài đặt Hermit

Đầu tiên, để có thể thực hiện việc chuyển đổi để có thể tiến hành, bạn sẽ cần có một công cụ hỗ trợ. Đó là ứng dụng có tên là Hermit bạn có thể tải từ trên google play rất đơn giản. Mục đích sử dụng ứng dụng này, là để giúp cho bạn có thể biến một trang web lớn. Thành một ứng dụng Android thật là nhỏ gọn có thể chạy tốt trên các thiết bị di động.

Tạo nên ứng dụng phiên bản gọn nhẹ mà bạn muốn

Bước 1:Đầu tiên, bạn hãy chạy ứng dụng Hermit trước để hiện ra cửa sổ làm việc chính của ứng dụng.

Bước 2:Sau đó bạn nhấn vào hành động nổi có dạng hình dấu “+”ở phía góc dưới bên cùng bên phải.

Bước 4: Truy cập vào trang chính hoặc trang mà bạn bạn muôn nhìn thấy phiên bản chuyển thể của chúng web đó. Bạn chỉ cần nhập tên vào ô văn bản bên dưới để đặt tên cho ứng dụng vừa tạo của mình.

Bước 5: Cuối cùng bạn nhấn Creat để khởi tạo chương trình ứng dụng bạn vừa tạo.

Tùy chỉnh ứng dụng gọn nhẹ bạn vừa tạo theo mong muốn của mình

Tới đây bạn thoải mái thêm những tính năng mà mình mong muốn cho ứng dụng bạn vừa tạo. Lưu ý ở đây bạn chỉ được áp dụng những tính năng có sẵn mà nó hỗ trợ được. Để thực hiện bạn hãy nhấn vào Customize ở trên thanh điều hướng nhằm thêm tiện ích. Sau đó, tab behavior sẽ đưa ra những tùy chỉnh cho bạn lựa chọn. Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác chọn và kéo thả. Thì bạn sẽ thêm được những tiện ích mới cho ứng dụng vừa tạo của mình. Bạn cũng có thể hoàn toàn điều chỉnh được kích thước màn hình hiển thị ứng dụng của mình.

Cách Tạo App (Ứng Dụng) Điện Thoại Qua 12 Bước Đơn Giản

Học cách tự tạo một ứng dụng (app) cho điện thoại không hề đơn giản nếu bạn không phải là một lập trình viên mobile. Có rất nhiều cách để tự mình sở hữu một ứng dụng – từ việc thuê các công ty phát triển hoặc freelancer (lập trình viên tự do), đến việc tự làm bằng cách viết code từ đầu hoặc sử dụng phần mềm xây dựng ứng dụng.

Bạn đọc bài viết này có nghĩa bạn đang tìm kiếm các hướng dẫn làm thế nào để tạo ra một ứng dụng cho điện thoại, như vậy có thể bạn không phải là một lập trình viên nhưng vẫn muốn tạo ra các ứng dụng của riêng mình, công việc chỉ mới bắt đầu.  Bạn có thể tự học lập trình hoặc thuê các lập trình viên để tạo ra ứng dụng theo phong cách riêng của mình.

Nếu bạn vẫn muốn tự tay mình tạo ứng dụng điện thoại, điều này không phải là quá khó. Công Nghệ 102 có thể hướng dẫn các bước đơn giản để thực hiện. Có lẽ bạn muốn xây dựng một ứng dụng để kiếm tiền, phát triển doanh nghiệp của mình hoặc đơn giản chỉ là để giải trí và chia sẻ với bạn bè. Dù lý do là gì, hướng dẫn này sẽ giúp bạn hiểu được cách tạo ra ứng dụng di động từ đầu đến cuối, và từng bước một.

Đừng bỏ qua những bước tưởng chừng như đơn giản này – nó rất cần thiết để tạo ra một ứng dụng thành công và có nhiều người dùng. Theo người đồng sáng lập Instagram,  Kevin Systrom : “Instagram là một ứng dụng chỉ mất tám tuần để xây dựng và viết code nhưng mất hơn một năm nghiên cứu và lập kế hoạch”.

Bắt đầu nào.

Cách tạo ra một app (ứng dụng di động) cho điện thoại

Bước 1.

Xác 

định mục tiêu và lý do vì sao bạn tạo ra app

Trước khi bắt đầu tìm hiểu chính xác cách tạo ứng dụng, bạn nên xác định lý do tại sao bạn muốn tạo ứng dụng ngay từ đầu.

Sự rõ ràng là chìa khóa.

Bạn có thể sử dụng các mục tiêu này để hướng dẫn mọi thứ bạn làm, điều này sẽ đảm bảo bạn tạo ra kết quả mong muốn.

Cố gắng làm rõ hai điều:

Tại sao bạn muốn tạo một ứng dụng?

Bạn muốn ứng dụng của mình mang lại lợi ích cho người dùng như thế nào?

Hãy nghĩ về một bức tranh lớn, cái nhìn bằng mắt thường – chúng ta sẽ đi sâu vào vấn đề sau.

Tại sao bạn muốn học cách tạo ứng dụng? 

Bạn đang tạo một ứng dụng để giải trí? Bạn có muốn tạo một ứng dụng và biến nó thành một doanh nghiệp? Bạn có muốn tạo một ứng dụng để phát triển doanh nghiệp hiện có không?

Ngoài ra, hãy nghĩ về cách tiếp cận của bạn. 

Bạn có muốn sáng tạo và tạo một ứng dụng trò chơi không? Bạn có muốn trở nên thiết thực và giúp mọi người tăng năng suất của họ không? 

Dù mục tiêu bao quát của bạn là gì, hãy viết chúng ra. 

Bạn 

muốn ứng dụng của mình mang lại lợi ích cho người dùng như thế nào?

Tiếp theo, hãy cố gắng làm rõ cách bạn muốn ứng dụng của mình mang lại lợi ích cho người dùng. Hãy tưởng tượng ai đó hỏi bạn, “có gì trong đó cho tôi?” Sau đó, hãy cố gắng trả lời câu hỏi đó một cách mạnh mẽ.

Bạn sẽ làm ra ứng dụng giải trí cho mọi người? Bạn sẽ giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn chứ? Bạn có định giúp khách hàng mua hàng trực tuyến dễ dàng hơn không?

Một lần nữa, hãy viết ra các mục tiêu của bạn trên giấy và đọc đi đọc lại nhiều lần.

 Lên ý tưởng cho ứng dụng

Bước 2.

Khi bạn đã làm rõ mục tiêu của mình, bạn cần xác định ý tưởng ứng dụng mà bạn sắp tạo ra. Nếu bạn đã biết ứng dụng của mình sẽ có vai trò gì, vui lòng chuyển sang bước tiếp theo. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có ý tưởng ứng dụng tuyệt vời, phần này sẽ giúp bạn.

Ý tưởng #1: Tạo ra ứng dụng để giải quyết vấn đề của chính bạn

Thay vì cố gắng tìm hiểu những gì người khác muốn, hãy tự hỏi bản thân: “Tôi gặp vấn đề gì mà một ứng dụng có thể giải quyết?”

Nếu bạn thường xuyên gặp phải một vấn đề khó chịu, nhiều người khác cũng có thể cảm thấy như vậy.

Ý tưởng #2: Xây dựng một ứng dụng tốt hơn các ứng dụng sẳn có

Có rất nhiều ứng dụng trên Internet : Google Play có 2,56 triệu ứng dụng và App Store của Apple có 1,84 triệu ứng dụng. Nhưng đừng để điều này làm bạn nản lòng - không phải ứng dụng nào cũng hoàn hảo, luôn có chỗ cần phải cải thiện. 

Bạn đã bao giờ sử dụng một ứng dụng và nghĩ, “Tôi ước nó sẽ làm X” hoặc “Tôi không thích cách nó làm Y.” Nếu vậy, đây là hạt giống hoàn hảo cho một ý tưởng ứng dụng!

Nếu bạn cho rằng một ứng dụng hoạt động không như mong muốn, thì rất có thể những người khác cũng đang nghĩ như vậy.

Thêm vào đó, nhiều nhà phát triển ứng dụng không bận tâm đến việc cập nhật và cải thiện ứng dụng của họ. Do đó, nhiều ứng dụng trở nên lỗi thời, khiến bạn có nhiều cơ hội để tạo ra các phiên bản tốt hơn.

Ý tưởng #3:

 Tập trung

 vào một ý tưởng ứng dụng mà nhiều người đã làm

Có rất nhiều ứng dụng mà bạn có thể sử dụng để tăng thêm giá trị.

Ví dụ, có vô số ứng dụng thể dục có sẵn. Làm thế nào bạn có thể nổi bật? Một cách là điều chỉnh khái niệm về ứng dụng thể dục cho phù hợp với người dùng.

Ví dụ, nhiều vận động viên lướt sóng muốn tăng cường thể lực và sức bền của họ để thực hiện tốt hơn khi lướt sóng. Đây là lý do tại sao một doanh nhân và vận động viên lướt sóng Cris Mills đã tạo ra Surf Strength Coach cung cấp các bài tập được thiết kế đặc biệt cho người lướt sóng.  

Bạn sử dụng ứng dụng nào thường xuyên? Có cách nào để điều chỉnh ứng dụng cho phù hợp với đối tượng cụ thể hơn không?

Ý tưởng #4: Kết hợp nhiều ý tưởng của các ứng dụng khác thành một

Cuối cùng, nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một ý tưởng ứng dụng tuyệt vời, hãy sử dụng phương pháp mashup.

Tác giả của Steal Like an Artist, Austin Kleon, cho biết , “Mỗi ý tưởng mới chỉ là bản mashup hoặc bản phối lại của một hoặc nhiều ý tưởng trước đó.” 

Nói cách khác, kết hợp nhiều ý tưởng ứng dụng để tạo ra một cái gì đó mới hơn.

Ví dụ: Edison Mail đã  kết hợp các tính năng từ ứng dụng mua sắm trực tuyến, quản lý công việc và du lịch để tạo ra một ứng dụng email mới hoạt động như một trợ lý cá nhân. 

Bạn có thể sử dụng nó để theo dõi các cập nhật trên mạng xã hội, quản lý hành trình du lịch, theo dõi các đơn hàng cũng như tự động hóa việc quản lý liên hệ và email.

Hãy nghĩ về các ứng dụng bạn sử dụng thường xuyên và các tính năng bạn thích nhất. Có cách nào để kết hợp các tính năng này lại với nhau không?

Có cách nào để bạn kết hợp ý tưởng ứng dụng phổ biến với một cái gì đó mới không?

Bước 3.

Xác 

định lại ý tưởng cuối cùng của ứng dụng và xác định đối tượng

Khi bạn đã có ý tưởng về ứng dụng, bạn cần tổng kết lại lần nữa, nó dành cho ai và nó mang lại lợi ích như thế nào cho người dùng. Hãy bắt đầu với những gì ứng dụng của bạn làm. Cố gắng tóm tắt bản chất của ứng dụng thành một cụm từ ngắn gọn. 

Ví dụ: “ứng dụng này giúp người dùng quét tài liệu ngay lập tức bằng camera trên điện thoại thông minh của họ, sau đó chia sẻ chúng với bất kỳ thiết bị nào” hoặc “ứng dụng này giúp khách hàng đặt lịch với huấn luyện viên cá nhân của họ mà không cần phải gọi điện đến công ty”.

Câu hỏi nhân khẩu học: Thị trường mục tiêu của bạn bao nhiêu tuổi?

Họ sống ở đâu?

Họ là sinh viên hay chuyên gia?

Họ kiếm được bao nhiêu tiền?..

.

Câu hỏi tâm lý: Thị trường mục tiêu của bạn thích làm gì?

Điều gì khiến họ cười?

Họ nói chuyện, ăn mặc và hành động như thế nào?

Điều gì làm họ thất vọng?

Sau đó, làm rõ những lợi ích chính mà người dùng sẽ nhận được khi sử dụng ứng dụng. Như tác giả và nhà tiếp thị Orvel Ray Wilson đã từng nói, “Khách hàng mua vì lý do của họ, không phải của bạn.” 

Thị trường mục tiêu của bạn gặp vấn đề gì và ý tưởng ứng dụng của bạn giải quyết vấn đề này như thế nào?

Họ hiện đang cố gắng giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ứng dụng của bạn sẽ tác động tích cực đến cuộc sống của người dùng như thế nào?

Thị trường mục tiêu của bạn không thích điều gì ở ứng dụng của bạn – và bạn có thể tránh những điều này bằng cách nào?

Cuối cùng, hãy tóm tắt những gì ứng dụng của bạn làm, ứng dụng dành cho ai và những gì người dùng có thể đạt được.

cứu thị trường và đảm bảo có nhiều người dùng

Bước 4. Nghiên

Nghiên cứu thị trường là một phần thiết yếu của việc tạo ứng dụng. Bạn cần đảm bảo rằng có nhu cầu về ứng dụng của bạn và ứng dụng của bạn mang lại giá trị bổ sung cho những gì đã có sẵn trên thị trường.

Nếu bỏ qua bước này, bạn có thể lãng phí thời gian để tạo một ứng dụng mà không ai muốn dùng hoặc người khác đã làm tốt hơn.

Vì vậy, hãy thực hiện một số nghiên cứu và cố gắng trả lời các câu hỏi như:

Có ứng dụng nào giống với ý tưởng ứng dụng của bạn không? 

Làm cách nào bạn có thể phân biệt ứng dụng của mình với các đối thủ cạnh tranh này?

Đối thủ cạnh tranh của bạn tính phí bao nhiêu?

Mô hình định giá của họ là gì?

Nhận xét về ứng dụng của đối thủ cạnh tranh là tích cực hay tiêu cực?

Người dùng thích gì về các ứng dụng này?

Họ không thích gì?

Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ miễn phí để giúp bạn xác định xem mọi người có đang tích cực tìm kiếm một ứng dụng giống như ứng dụng của bạn hay không. Google Trends sẽ cho bạn biết mức độ phổ biến của các cụm từ tìm kiếm theo thời gian.

Cuối cùng, đừng quên nói chuyện với mọi người trong thị trường mục tiêu về ý tưởng ứng dụng của bạn. Họ có thực sự quan tâm và vui mừng không? Hay họ chỉ tỏ ra im lặng?

Tóm lại, hãy cố gắng đảm bảo rằng có nhu cầu về ý tưởng ứng dụng của bạn. Sau đó, hãy làm rõ cách bạn có thể phân biệt ứng dụng của mình với các đối thủ cạnh tranh.

chọn phương án để tạo ra ứng dụng

Bước 5. Lựa

1. Học lập trình và tự viết ra ứng dụng

Theo như cá nhân tôi: Đây là lựa chọn tốn thời gian và thử thách nhất. 

Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến lập trình và muốn phát triển một nghề nghiệp, học cách tạo ứng dụng là một cách tuyệt vời để trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm quý giá.

Nếu bạn quan tâm đến việc tìm hiểu cách tạo ứng dụng từ đầu, bạn có thể sử dụng các trang web này để học cách lập trình.

2. Thuê một Freelancer để tạo ứng dụng cho bạn

Bạn có thể cân nhắc việc thuê một Freelancer (lập trình viên tự do) nếu bạn:

Không quan tâm đến việc học cách tạo ứng dụng từ đầu 

Muốn tạo một ứng dụng hoàn toàn tùy chỉnh, nhưng bạn có ngân sách hạn chế

Quan tâm hơn đến khía cạnh kinh doanh của mọi thứ

Có rất nhiều nền tảng trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để thuê các Freelancer, chẳng hạn như:

Freelancer.com

Vlance.vn

jobsgo.vn

freelancerviet.vn

Itviec.com

3. Hợp tác với một lập trình viên để tạo ứng dụng

Đây là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn một nhà phát triển tự do giúp bạn xây dựng một ứng dụng, nhưng bạn không đủ khả năng để thuê một ứng dụng.

Về cơ bản, tất cả những gì bạn cần làm là tìm một lập trình viên tin tưởng vào ý tưởng ứng dụng của bạn và hợp tác để cùng nhau xây dựng doanh nghiệp ứng dụng.

Tuy nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm.

Thật khó để tìm thấy ai đó sẵn sàng đầu tư thời gian của họ vào một dự án với một người lạ – trừ khi bạn có thể chứng tỏ rằng bạn có thành tích khởi động các doanh nghiệp phần mềm thành công.

Ngoài ra, bạn có thể hợp tác với một người bạn am hiểu công nghệ.

Ví dụ, những người sáng lập Apple Steve Jobs và Steve Wozniak bắt đầu mối quan hệ của họ như những người bạn hàng xóm. Sau đó, Jobs thuyết phục Wozniak thành lập công ty máy tính với mình. Jobs có tầm nhìn và khả năng tiếp thị, còn Wozniak là một thiên tài về máy tính và phần mềm.  

4. Tạo ứng dụng bằng các công cụ có sẳn

Nếu bạn muốn biết cách tạo một ứng dụng mà không cần biết lập trình, thì bạn là người may mắn. 

Vào năm 2020, có rất nhiều nhà xây dựng ứng dụng giúp bạn dễ dàng tạo một ứng dụng. Với một khoản phí tương đối nhỏ hàng tháng, bạn có thể truy cập một bộ công cụ, mẫu và plugin để giúp bạn tạo ứng dụng nhanh chóng.

định ‘sản phẩm khả thi tối thiểu’ – phiên bản đầu tiên của ứng dụng

Bước 6. Xác

Các ứng dụng tuyệt vời thường chỉ có một chức năng thực sự tốt. Ví dụ:

Uber đưa

mọi người từ A đến B một cách hiệu quả nhất có thể.

Guitar Tuna giúp mọi người điều chỉnh guitar của họ một cách nhanh chóng và chính xác.

Sản phẩm khả thi tối thiểu – còn được gọi là MVP – là một phiên bản ứng dụng đơn giản của bạn, tập trung hoàn toàn vào những gì quan trọng nhất, để lại tất cả các tính năng khác cho các bản cập nhật trong tương lai.

Tạo MVP đẩy nhanh giai đoạn phát triển để bạn có thể xuất bản ứng dụng của mình sớm hơn. Khi bạn làm điều này, bạn có thể nhận được phản hồi thực tế từ người dùng nhanh hơn. Sau đó, bạn có thể sử dụng phản hồi này để phát hành các bản cập nhật nhằm điều chỉnh ứng dụng của bạn cho phù hợp với nhu cầu và sở thích của người dùng. 

Để làm điều này, hãy nghĩ lại thời điểm bạn xác định ý tưởng ứng dụng và đối tượng mục tiêu. Vấn đề cốt lõi bạn đang giải quyết là gì? Bản chất của ứng dụng của bạn là gì? Biến điều này thành MVP.

Có bất kỳ tính năng nào nữa mà bạn có thể bỏ qua bây giờ không?

Tính năng chính của bạn có đáp ứng nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu không?

Ứng dụng của bạn sẽ vẫn mang lại những lợi ích dự kiến cho người dùng chứ?

Lập kế hoạch cho một ứng dụng tinh gọn và hiệu quả nhất có thể. 

Còn tiếp…

Tạo Ứng Dụng Android Đơn Giản Đưa Lên Google Play Trong 10 Tiếng

Mình chưa code android bao giờ, nhưng vẫn muốn có một app trên Google Play, điều này có vẻ không khả thi, mission imposible, đặc biệt là với một thằng mù java android như mình. Sau 10 tiếng lăn lộn vật vã cuối cùng cũng ra được ứng dụng đầu tiên, chút ghi chép lại, đồng thời chia sẻ với các bạn cách mà mình làm những dự án pet project nho nhỏ như thế này.

Tại sao lại là 10 tiếng

Là một lập trình viên, chắc hẳn bạn cũng có những ý tưởng phần mềm hay, hữu ích muốn làm. Bạn hăm hở háo hức làm một cách say mê, mong muốn ý tưởng nhanh chóng trở thành hiện thực. Thế rồi bạn không đủ thời gian, được dăm bữa nửa tháng, chán rồi vứt đó.

Có bao giờ bạn lục lại đống code cũ, bạn nhận ra mình đã nghĩ được những ý tưởng đột phá ngang tầm vũ trụ, nhưng cuối cùng nhìn lại, rốt cuộc bạn tốn bao nhiêu công sức, code hoài, code mãi vẫn chỉ là những dòng code dở dang, chẳng cái nào hoàn thiện.

Hãy thử ” Quy tắc làm phần mềm trong 10 tiếng ” của mình. Mình đã thử áp dụng và thấy hiệu quả hơn hẳn, bắt đầu ra được những sản phẩm nho nhỏ, tuyệt nhiên không còn dở dang project nào nữa.

Làm phần mềm theo phong cách “tàu nhanh”, bí kíp đã thất truyền của chị em Trần Duy Hưng.

Với quy tắc này, tất cả những gì bạn cần làm là ngồi xuống, tắt hết facebook, điện thoại hay bất kỳ cái gì làm ảnh hưởng đến sự tập trung, và hiện thực hóa ý tưởng trong vòng 10 tiếng. Việc này giống như tự tổ chức một cuộc thi Hackathon cho chính mình vậy.

Những quy tắc quan trọng:

Không quan trọng bạn làm như thế nào, chỉ cần ra sản phẩm là được.

Bạn phải chắc chắn hoàn thành nó trong 10 tiếng.

Nếu không đủ thời gian: không được để điều này sảy ra, bạn đã cam kết thì phải làm đúng hạn.

Bạn chỉ có 10 tiếng để biến ý tưởng của mình thành sự thật, nếu không, bạn sẽ phải vứt bỏ nó đi và không bao giờ được tiếp tục làm nữa.

Tại sao phương pháp này hiệu quả:

Về mặt cảm xúc:

Cảm hứng ý tưởng nó mất dần đi theo thời gian, nhanh thích thì nhanh chán, 10 tiếng là đủ ngắn để bạn không bị tụt cảm xúc, chán rồi bỏ dở.

Có được sản phẩm:

Sau 10 tiếng nhanh gọn bạn đã có một sản phẩm với tính năng đủ dùng để đem đi khoe hàng. Ý tưởng chỉ đáng giá một xu, sản phẩm mới là quan trọng.

Tập trung vào tính năng chính:

Khi đưa ra ý tưởng, chúng ta có xu hướng thêm thắt nhiều tính năng râu ria mà không thật sự cần thiết. Với 10 tiếng, bạn phải mạnh dạn bỏ đi các tính năng không cần thiết để tập trung vào tính năng chính.

Học được nhiều thứ:

Không tốn quá nhiều thời gian nhưng bạn học được kỹ năng quản lý cân đong thời gian, dứt điểm dự án, không bỏ dở, làm ra ngôn ra khoai…

Cái con số 10 tiếng nghe có vẻ ngớ ngẩn

Tại sao mình lại tin vào con số 10 tiếng thần thánh này? Bởi vì nó phù hợp với các dự án cá nhân và thời gian rảnh của mình, bạn hoàn toàn có thể tăng hay giảm để phù hợp với bạn. Miễn là sau khoảng thời gian đó, bạn ra được sản phẩm và không bị mất cảm hứng. Khởi đầu những cái nhỏ nhỏ, thằng Mark viết ra facebook chắc cũng trong khoảng 10 tiếng thôi, có phải ngay từ đầu đã thiết kế cho hàng tỉ người dùng ngay được đâu.

Tạo ứng dụng android đơn giản đưa lên google play trong 10 tiếng

Ví dụ cho phương pháp trên, gần đây mình có làm một cái app rất là vớ vẩn vứt lên Google Play, tất cả từ tạo ra giao diện, data, và code trong vòng 10 tiếng.

Giới thiệu:

Sự thật thú vị là ứng dụng android mang đến những thông tin thú vị vui vẻ có thật trên thế giới, những điều đang sảy ra xung quanh chúng ta mà nếu không để ý chúng ta sẽ không biết đến. Chỉ cần chạm và thưởng thức :))

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.laptrinhcuocsong.suthatthuvi

Vẽ ra giao diện:

Để dễ tưởng tượng về sản phẩm hơn, mình vẽ nó ra, ban đầu nhìn cũng hoành tráng lắm, rồi sau không đủ thời gian, trở về giao diện đơn giản nhất, chỉ có một hình ảnh với một dòng text trên màn hình. Chạm vào màn hình để next, haha.

Gặp gấn đề:

Loại bỏ các tính năng không cần thiết:

Ban đầu mới vẽ ra, mình muốn app này có tính năng chia sẻ lên facebook, xem random và lưu vào yêu thích. Tuy nhiên mình đã bỏ hết những cái râu ria này vì không đủ thời gian.

Tạo data mất quá nhiều thời gian:

Vì chỉ có 10 tiếng, mà ngồi tìm ra được hàng nghìn “sự thật thú vị” thì rất tốn thời gian, nên mình đã tải một cái app của nước ngoài về, dò ra dữ liệu của nó, rồi dịch lại cho nhanh. Các hình ảnh thì mình viết một đoạn nodejs để tự động download ảnh về, lưu tên vào database, rồi export ra json.

Việc build và đẩy lên Play Store mình cũng chưa làm bao giờ, tốn nhiều thời gian hơn mình nghĩ, sau khi cống nạp cho thằng Google 25$ còn phải tạo keystore, chụp ảnh màn hình các thứ các thứ, mệt vồn ra.

Có lẽ với các bạn bên mảng mobile thì làm ứng dụng kiểu này không khó, nhưng cảm giác được tạo ra một cái gì đó thật tuyệt vời, dù không phải là cái gì to tát cả, nhưng mình cảm thấy tạm hài lòng với kết quả đạt được.