--- Bài mới hơn ---
Tải Về Mẫu Tờ Khai Quyết Toán Thuế Tncn Top 5 Ứng Dụng Quay Màn Hình Cho Iphone Tốt Nhất Hiện Nay Tải Phần Mềm Quay Màn Hình Bandicam Cho Windows Tải Game Teaching Feeling Apk 2.5.2 (Việt Hóa) Cho Android Cảnh Báo Lỗ Hổng Mitm Nguy Hiểm Trên Uc Browser Cho Android
Để lập tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2022 thành công (mẫu tờ khai 05/QTT-TNCN), Blog Kế Toán Nhật Hướng xin hướng dẫn trình tự và nội dung lập tờ khai 05/QTT-TNCN gồm 3 bước như sau:
– Đăng nhập vào phần mềm HTKK.
– Nhập dữ liệu vào ba bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN, bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN và bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính. Sau đó phần mềm HTKK sẽ tự động cập nhật lên tờ khai 05/QTT-TNCN.
Bạn có thể nhập dữ liệu trực tiếp vào các bảng kê trên ứng dụng HTKK 3.4.1 ứng dụng Hỗ trợ quyết toán thuế TNCN 3.3.1 nhập vào các Mẫu Excel Bảng kê sau đó sử dụng chức năng Tải bảng kê (góc trên bên trái của Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN và bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN) để đưa dữ liệu vào tờ khai quyết toán.
Kiểm tra lại số liệu, ghi dữ liệu và kết xuất ra file XML.
Nộp tờ khai quyết toán cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Các đơn vị thực hiện khai thuế điện tử: chỉ cần nộp file XML qua trang chúng tôi hoặc qua tổ chức TVAN. Không nộp tờ khai quyết toán bằng giấy.
– Các đơn vị chưa thực hiện khai thuế điện tử: nộp tờ khai quyết toán bằng giấy có đủ các bảng kê, chữ ký và con dấu của đơn vị. File dữ liệu XML được kết xuất từ phần mềm HTKK (hoặc ứng dụng Hỗ trợ quyết toán thuế TNCN) nộp qua trang chúng tôi hoặc chép vào USB nộp cùng với tờ khai giấy.
Các chỉ tiêu cần nhập trên Bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN
Mã số thuế: Bắt buộc nhập. Trường hợp thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế nhưng chưa có mã số thuế thì nhập số CMND vào cột số Cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Nếu cá nhân có lập giấy ủy quyền cho cơ quan quyết toán thay thì đánh dấu (x) vào cột này. Cá nhân chưa có mã số thuế thì không đánh dấu vào cột này. Nếu thu nhập chịu thuế trên 9 triệu đồng/tháng thì cá nhân phải đăng ký thuế.
Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN
Các trường hợp được ủy quyền quyết toán thay:
– Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không quyết toán thuế đối với phần thu nhập này. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế và không ủy quyền quyết toán thay.
– Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới trong trường hợp tổ chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức, cá nhân trả thu nhập. Trường hợp tổ chức chi trả sau khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp và thực hiện quyết toán thuế theo ủy quyền của người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ sang thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.
Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thay:
– Cá nhân đã nghỉ việc từ tháng 12/2017 trở về trước;
– Chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả có thu nhập duy nhất tại một nơi);
– Có thu nhập từ tiền lương, tiền công có HĐLĐ từ 2 nơi trở lên;
– Có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký HĐLĐ từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) và trường hợp thu nhập vãng lai trên 10 triệu/tháng;
– Tại thời điểm quyết toán không làm việc tại tổ chức trả thu nhập nào.
Thu nhập chịu thuế được giảm thuế do làm việc trong khu kinh tế: Không ghi cột này.
Trường hợp cá nhân có thêm thu nhập tại các khu kinh tế thì phải cộng khoản thu nhập đó vào cột Thu nhập chịu thuế được giảm thuế theo Hiệp định: Ghi các trường hợp cá nhân nước ngoài có thu nhập chịu thuế thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ khác theo quy định tại khoản 13 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
Tổng số tiền được giảm trừ gia cảnh: Ghi tổng cộng mức giảm trừ của bản thân và người phụ thuộc (bản thân 9 triệu/tháng và mỗi người phụ thuộc 3,6 triệu/tháng)
+ Cá nhân có ủy quyền quyết toán thay: Bản thân được giảm trừ đủ 12 tháng (không phân biệt số tháng được trả lương), người phụ thuộc được tính giảm trừ theo tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà người nộp thuế đã đăng ký. Trường hợp người nộp thuế chưa đăng ký giảm trừ cho đối tượng con, vợ, chồng, cha, mẹ hoặc đăng ký sai tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng thì phải lập tờ khai đăng ký người phụ thuộc bổ sung trước khi nộp tờ khai quyết toán.
+ Cá nhân không có ủy quyền quyết toán: Bản thân được giảm trừ theo số tháng được trả lương, người phụ thuộc được tính giảm trừ theo tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà người nộp thuế đã đăng ký tương ứng với số tháng trả lương.
Bảo hiểm được trừ: Bao gồm BHYT, BHXH, BH thất nghiệp theo quy định do người lao động nộp lại.
Thu nhập tính thuế: Không cần nhập số liệu cột này. Khi tải bảng kê vào ứng dụng thì ứng dụng sẽ tự tính.
Số thuế TNCN được giảm do làm việc trong Khu kinh tế: Không ghi cột này. Trường hợp cá nhân có thêm thu nhập tại các khu kinh tế được ghi tại cột 12 thì có số thuế được giảm tại cột này, Ứng dụng sẽ tự tính theo số liệu ghi tại cột , : Không cần nhập. Khi tải bảng kê vào HTKK thì ứng dụng sẽ tự tính thuế cho những người có ủy quyền cho cơ quan chi trả quyết toán thay. Cá nhân không ủy quyền sẽ không có số liệu tại các cột này.
Chọn tờ khai quyết toán TNCN mẫu 05/QTT-TNCN, chọn Mẫu Excel Bảng kê tại góc trên bên trái của Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN. Sau khi nhập liệu chọn Save As tại thư mục khác trên máy tính.
Các chỉ tiêu cần nhập trên Bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN
Mã số thuế: Bắt buộc nhập. Trường hợp thu nhập từng lần chi trả chưa đến mức khấu trừ thuế nhưng chưa có mã số thuế thì nhập số CMND hoặc hộ chiếu vào cột số Cá nhân không cư trú: Nếu cá nhân không cư trú thì đánh dấu (x) vào cột này.
Thu nhập chịu thuế được giảm thuế làm việc tại khu kinh tế: Không ghi cột này.
Trường hợp cá nhân có thêm thu nhập tại các khu kinh tế thì phải cộng khoản thu nhập đó vào cột Thu nhập chịu thuế được giảm thuế theo Hiệp định: Ghi như chỉ tiêu Số thuế TNCN đã khấu trừ: là tổng số thuế TNCN đã được tổ chức chi trả khấu trừ của người lao động trong năm. Khi nhập tổng số thu nhập chịu thuế vào chỉ tiêu , trường hợp số thuế TNCN đã khấu trừ thấp hơn do có khoản chi trả chưa đến mức khấu trừ thì chỉnh sửa lại số thuế thực tế đã khấu trừ tại chỉ tiêu này.
Kê khai tất cả người phụ thuộc của người lao động đã tính giảm trừ gia cảnh trên bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN.
Trường hợp người nộp thuế có nhiều người phụ thuộc thì mỗi người phụ thuộc ghi một dòng, các dòng của người phụ thuộc đều ghi tên, mã số thuế của người nộp thuế (không được để trống).
MST của người phụ thuộc: Trường hợp người phụ thuộc đã được cấp mã số thuế thì ghi cột hoặc thông tin giấy khai sinh vào các cột .
Thời gian tính giảm trừ từ tháng: Ghi từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng trong năm 2022.
[22] Thời gian tính giảm trừ đến tháng: Ghi tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng cuối cùng trong năm 2022.
Sau khi các bạn nhập dữ liệu vào bảng kê 05-1/BK-QTT-TNCN, bảng kê 05-2/BK-QTT-TNCN và bảng kê 05-3/BK-QTT-TNCN thì phần mềm HTKK sẽ tự động cập nhật lên tờ khai 05/QTT-TNCN – Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
--- Bài cũ hơn ---
Tờ Khai Quyết Toán Thuế Tncn 05/qtt Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Blackberry Z10 Cơ Bản Toàn Tập Cách Xem Phim Trên Zing Tv Bằng Smart Tivi Tải Nhạc Chuông Cho Samsung Galaxy S10 Note 10 Cho Máy Tính Pc Windows Phiên Bản Hướng Dẫn Tải Nhạc Về Iphone Dùng Làm Nhạc Chuông Không Cần Pc