Top 11 # Cách Làm Món Dưa Bở Ngon Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Cách Làm Kem Dưa Bở Tuyệt Ngon Cho Mùa Hè

Kem dưa bở là món kem khá phổ biến trong mùa hè bởi hương vị thơm ngon cùng vị ngọt vừa phải được rất nhiều người ưa thích. Với cách làm đơn giản các bạn đã có ngay một ly kem mát lạnh tại nhà để xua đi cái nóng của ngày hè oi bức.

Kem dưa bở là món kem khá phổ biến trong mùa hè bởi hương vị thơm ngon cùng vị ngọt vừa phải được rất nhiều người ưa thích. Với cách làm đơn giản các bạn đã có ngay một ly kem mát lạnh tại nhà để xua đi cái nóng của ngày hè oi bức.

Cách làm kem dưa bở tuyệt ngon cho mùa hè

Dưa bở là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc giải khát, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan điểm của Y học dân gian.Thịt quả dưa bở vị ngọt, tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.Theo Đông y thì dưa bở có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, giải nhiệt và thông khí, trừ phiền, thông khí, lợi tiểu, trong những ngày hè nóng bức ăn dưa bở có thể phòng ngừa được cảm nắng, chống say nắng, trị táo bón và mất ngủ rất tốt.Hạt dưa có vị ngọt, tính mát, tác dụng điều hòa trong bụng, thanh phế, nhuận tràng, trị được các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị, chữa ho khan hay đại tiện táo bón… Hoa dưa bở chữa nấc, đau tim… . Quả dưa bở chữa mụn trứng cá và có vết sắc tố, làm da nhẵn mịn, chữa đau khớp đầu gối và còn có tác dụng trừ phong,hoạt huyết.Dưa bở không những có tác dụng làm đẹp mà còn công dụng giảm cân hiệu quả an toàn. Trong dưa bở được lợi thế có tới 95% là nước, ít calo, lượng đường thấp, đây là những tính năng giúp nó trở thành món ăn tốt cho người muốn giảm cân, béo phì giúp chị em lấy lại được vóc dáng đẹp như mong muốn.Các món ăn được chế biến từ dưa bở như sinh tố dứa bở, kem dưa bở, dưa bở dầm đường,

Nguyên liệu làm kem dưa bở

400g dưa bở

Nên đọc

200ml kem tươi200ml sữa tươiĐường

Cách làm kem dưa bở

Muốn có kem dưa bở ngon thì bước chọn dưa là quan trọng nhất nếu chọn những quả dưa không ngon mà nhạt hoặc có vị hơi đắng thì làm cho món kem mất đi vị ngon.Đặc điểm của loại dưa này là có vỏ vàng sọc xanh, nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, thịt dưa màu vàng ngà, mịn, bở, mùi thơm. Ruột dưa có nước màu vàng, vị ngọt mát, màng hạt màu trắng.Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ “sành” ăn, dưa bở ngon là những quả bắt đầu rạn một chút ở phần vỏ. Không nên chọn những quả dưa có vết rạn quá nhiều bởi đây có thể là môi trường thuận lợi cho các loại ruồi, muỗi hoạt động.Ngoài ra, dưa ngon là trên vỏ có một lớp lông mỏng, có mùi thơm dễ chịu. Nếu dưa bị ngâm hóa chất, mùi thơm này sẽ không còn nên chọn những quả dưa có ruột vàng.Mang dưa về rửa sạch dưa sau đó dùng dao cắt dưa ra thành các miếng nhỏ, dùng khoảng 400g bao gồm cả nước và dưa và phần dưa còn lại thì bạn có thể trộn đường, ướp lạnh để ăn luôn.Cho thêm đường vào dưa để kem dưa có phần vị ngọt đậm đà.Lấy một cái tô cho kem tươi và sữa tươi vào khuấy đều lên sau đó cho thêm đường nếu thấy hỗn hợp chưa ngọt.Cho tất cả hỗ hợp vào máy sinh tố xay thật nguyễn rồi lọc lại sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 2-3 tiếng là ăn được. Sau 1 tiếng lấy ra trộn đều lên rồi lại cho vào ngăn đá, cứ lặp lại như vậy khoảng 3-4 lần thì kem sẽ mềm mịn và ngon hơn.

H.Trang (tổng hợp)

Hướng Dẫn Cách Làm Sinh Tố Dưa Bở Ngon Ngất Ngây

Làm sinh tố dưa bở cần nguyên liệu

1 quả dưa bở

100g đường

1 hộp sữa đặc nhỏ

1 hộp sữa tươi loại 180ml

Đá bào hoặc đá viên nhỏ

Máy xay sinh tố

Lá bạc hà hoặc ô nhỏ để trang trí

Cách làm sinh tố dưa bở ngon nhất

Bước 1:

Để làm sinh tố dưa bở, đầu tiên cần sơ chế loại dưa này. Sau khi rửa sạch với nước, bạn gọt hết phần vỏ bên ngoài của dưa đi rồi tách riêng phần ruột dưa và phần thịt dưa.

Bước 2:

Cắt phần thịt dưa bở thành những miếng nhỏ hạt lựu. Riêng phần ruột thì gặn tách lấy nước dưa vì phần nước rất thơm và ngọt, khi cho vào xay cùng sẽ tăng thêm độ ngon của món sinh tố. Phần hạt dưa thì bỏ đi.

Hòa chút đường với nước dưa để chuẩn bị làm sinh tố dưa bở.

Bước 3:

Đổ phần thịt dưa bở vào máy xay sau đó trút hết phần nước vừa hòa với đường ở trên vào cùng. Cho tiếp 2 thìa sữa đặc, sữa tươi vào xay nhuyễn. Khi xay sinh tố dưa bở, bạn nên xay từ mức nhỏ nhất rồi nâng dần, đến khi hỗn hợp nhuyễn và có độ đặc thì cho thêm đá bào vào tiếp tục xay thêm 1-2 phút nữa là xong món sinh tố dưa bở rồi đó.

– Để có món sinh tố dưa bở ngon, khi chọn dưa nên chọn loại quả có mùi thơm, vỏ hơi nứt, cầm nặng tay và khi ấn nhẹ sẽ thấy dưa có độ mềm vừa phải. Như vậy bạn đã chọn được quả dưa chín và ngọt rồi đó.

Lợi ích của dưa bở

Cuống dưa bở: Có vị đắng và tính lạnh, có tác dụng hữu hiệu trong việc thông đại tiểu tiện, chữa sốt rét cơn, có tác dụng gây nôn, giải độc…

Hạt dưa bở: Có tính mát, vị ngọt, tác dụng của loại hạt này là nhuận tràng, thanh phế, điều hòa trong bụng, đặc biệt là trị các chứng kết tụ sinh máu mủ ở tràng vị. Ngoài ra, hạt dưa bở còn có khả năng chữa đại tiện táo bón, ho khan…

Hoa và lá dưa bở: Ít ai biết rằng, hoa dưa bở cũng có công dụng hữu hiệu cho sức khỏe trong việc chữa đau tim, chữa nấc… Ngoài ra, lá dưa bở còn có tác dụng trị mất kinh ở phụ nữ.

Dưa bở: Trong dưa bở có tới hơn 95% là nước, lượng đường thấp và ít calo. Chính điều này giúp dưa bở có tác dụng hữu hiệu, hỗ trợ tốt cho những người béo phì muốn giảm cân.

__Theo soha__

Chỉ với khoảng 15 phút là bạn đã hoàn thiện xong cách làm sinh tố dưa bở thơm ngon hảo hạng này rồi. Không chỉ là thứ thức uống giải khát mà nó còn có rất nhiều công dụng như giảm cân, chữa mụn trứng cá, táo bón, điều hòa huyệt áp… Có nhiều công dụng như vậy thì tội gì không bắt tay vào làm ngay món sinh tố này đúng không?

Dưa Món: Cách Làm Dưa Món Ngon Lành Chống Ngán Ngày Tết

Dưa món là một trong những nét ẩm thực rất đặc trưng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh các món dưa món ngày Tết được bày bán trên thị thường, người Việt thường có truyền thống tự tay làm dưa món để đãi gia đình và người thân. Dưa món với vị chua ngọt đặc trưng, sẽ là món chống ngán cho bữa tiệc đầy thịt thà, dầu mỡ vào những ngày đầu năm.

Cách làm các loại dưa món cho ngày Tết.

Đổi mới không khí ngày Tết, thay vì để các bà các mẹ chuẩn bị, hãy thử tự làm dưa món để cả nhà phải xuýt xoa về độ đảm đang với 10 cách làm dưa món ngày Tết này nào.

1. Dưa món – chua ngọt, giải ngán, không thể thiếu cho ngày đầu năm.

Khi bày bánh chưng, bánh tét lên bàn tiệc, sẽ rất thiếu sót nếu thiếu dĩa dưa món chua ngọt ăn kèm. Dưa món với sự kết hợp của dưa leo, củ cải trắng và cà rốt, cùng với nước mắm được nấu chua ngọt, rau củ ngấm đều đậm vị, dọn ăn kèm cùng bánh chưng, bánh tét có vị bùi béo, tạo nên hương vị đặc trưng chỉ có vào ngày Tết.

Cách làm dưa món không khó, nếu không có nắng, nên sấy rau củ trong lò nướng. Dưa món ngon nằm ở bước phơi khô rau củ, vừa giúp bảo quản dưa món lâu, vừa tạo độ giòn, sựt sựt, không chỉ bánh tét, bánh chưng, mà kết hợp cùng các món xào cũng ngon không kém.

2. Dưa giá – giòn giòn, bắt mắt cho bữa cơm Tất Niên.

Dưa giá là dưa món đặc trưng và cơ bản nhất của ngày Tết Việt. Dưa giá thường ăn kèm cùng các món kho, giúp giải ngán khi ăn nhiều dầu mỡ, làm bữa cơm gia đình thêm hấp dẫn.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Để hủ dưa giá để lâu không hư, bí quyết nằm ở việc khử trùng hũ đựng đúng cách. Dưa giá đúng chuẩn sẽ có độ giòn, màu sắc thanh mát với màu trắng của giá, xanh của hẹ, cam của cà rốt, mang vị chua nhẹ, ăn kèm các món kho thì chuẩn bài ngày Tết.

3. Dưa bắp cải – đổi vị, lạ miệng cho thực đơn ngày Tết.

Dưa bắp cải có độ giòn đặc trưng của bắp cải, thêm vị the the của rau răm, rất lạ miệng, thay đổi cho các món dưa món ngày Tết quen thuộc. Dưa bắp cải mà ăn kèm thịt luộc nữa thì ngon chuẩn bài, bởi vị ngọt giòn, kết hợp cùng vị thịt béo ngậy, cho bữa tiệc tất niên đãi khách khi đến nhà.

Bắp cải là món rau quen thuộc dùng để nấu canh, hay làm gỏi, nhưng bắp cải mà đem đi ngâm giấm, thì khá mới lạ bởi vị giòn giòn của bắp cải và cà rốt, kết hợp cùng rau răm hơi cay the, ăn kèm các món ngon ngày Tết nào cũng đều thích hợp.

4. Củ cải ngâm nước mắm – đậm đà, chống ngán cho bữa tiệc gia đình.

Củ cải ngâm nước mắm với củ cải trắng được phơi 1-2 nắng, miếng cải ngâm giòn giòn, sựt sựt, thấm đậm nước mắm chua ngọt. Củ cải ngâm là dưa món chua ngọt đặc trưng của Tết miền Bắc, thường ăn kèm bánh chưng, bánh tét, hay cơm nóng đều ngon và bắt vị.

Cách làm dưa món mặn muốn ngon, nên chọn loại củ cải không quá non hay quá già, và nên chọn củ còn tươi. Củ cải ngâm nước mắm ngon lành còn quyết định ở nước mắm ngâm, tuy hơi cầu kỳ, nhưng thành quả lại rất xứng đáng, giúp món bánh chưng, bánh tét ngày Tết không còn ngậy khi dùng đến.

5. Củ kiệu – trắng giòn, tròn vị cho ngày Tất Niên.

Nhắc đến ngày Tết, là nghĩ ngay đến củ kiệu ngâm chua ngọt, nếu Tết miền Bắc có củ cải ngâm mắm thì Tết miền Nam có củ kiệu ngâm chua ngọt. Củ kiệu ngâm với vẻ ngoài trắng giòn, thường được bày kèm tôm khô trên bàn để đãi khách ngày Tết.

Củ kiểu ngâm chua ngọt thành phẩm phải không bị hăng và đắng, củ kiệu vẫn giữ được màu trắng, không ngả vàng, và có độ giòn ngọt nhẹ, có thể dùng ngay sau 1-2 ngày mà không phải chờ lâu. Bên cạnh tôm khô, củ kiệu ngâm cũng có thể dọn lên bàn ăn kèm cùng đồ xào hay món kho cũng rất hấp dẫn.

6. Cà pháo muối xổi – đậm đà, chóng ngán cho bữa cơm đãi khách.

Cà pháo muối xổi là món dưa món đặc trưng của Tết miền Bắc, cà có màu sắc bắt mắt, vị chua ngọt đặc trưng, cho dù để lâu vẫn không yểu và mềm. Cà pháo muối xổi có vị mằn mặn, không cần ăn kèm các món cầu kỳ, chỉ riêng cơm trắng thôi là đã hết veo nồi cơm rồi.

Cách làm dưa món mặn này, thành phẩm muốn ngon, cần chọn trái cà pháo vừa, không non cũng không già. Thành phẩm cà pháo muối xổi không bị thâm, màu sắc bắt mắt, bảo quản trong tủ lạnh cả tuần đem ra ăn vẫn ngon, không bị mềm và quá chua, chống ngán rất hiệu quả khi ăn quá nhiều đồ béo và dầu mỡ.

7. Hành ngâm chua ngọt – màu sắc bắt mắt, hương vị khó cưỡng.

Nhắc đến hành tím, nhiều người sẽ hơi e ngại vì độ hăng và mùi của nó. Tuy nhiên với món dưa món chua ngọt này, hành ngâm lại có độ giòn, vị chua cay mặn ngọt có đủ, mùi hăng khó chịu ban đầu cũng mất đi, là món dưa món ngày Tết rất được yêu thích.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Hành tím ngâm khoảng 1 đến 3 tuần là có thể ăn, tùy theo độ chua ngọt của khẩu vị cả nhà. Với cách làm hành tím ngâm chua ngọt này, hành tím vẫn giữ được màu tím bắt mắt, vị chua ngọt, và độ giòn tự nhiên, bày lên bàn tiệc sẽ thu hút ánh nhìn của cả nhà.

8. Dưa cải chua – Chua chua, ngọt ngọt, chuẩn vị mời cả nhà.

Dưa cải chua là món dưa chua quen thuộc, không chỉ ngày Tết, mà còn xuất hiện hầu hết trong các bữa cơm gia đình mỗi ngày. Dưa cải chua có thể dùng nấu canh, hay xào cùng thịt, chiên cơm, đều rất hấp dẫn, là món dưa món đặc trưng của ngày Tết.

Muốn dưa cải chua ngon, nên chọn mua những cây cải có lá không quá già cũng không quá non để giúp món dưa cải không bị quá xơ hoặc bị đắng. Vẫn không quên khử trùng bình ngâm, để cải chua lên men tốt, và có thể giữ lâu được. Dưa cải chua làm xong có thể ăn ngay sau 2 ngày. Dưa cải chua nhà làm nên an toàn, và vị chua mặn cũng gia giảm tùy theo khẩu vị gia đình.

9. Kim chi dưa leo – mới lạ, chống ngán chuẩn vị Hàn.

Kim chi dưa leo với vị giòn giòn, không hăng, thấm đều gia vị tạo nên vị chua cay mặn ngọt rất lạ miệng. Điểm đặc biệt của kim chi dưa leo nằm ở chỗ, không cần phải đợi lâu, có thể dùng kim chi dưa leo ngay sau khi làm xong, rất tiết kiệm thời gian cho bữa tiệc Tết với gia đình.

Xem và lưu cách làm chi tiết:

Nguyên liệu và cách làm kim chi dưa leo tuy hơi cầu kỳ, nhưng vị ngon của dưa leo muối lại khá lạ miệng, vị cay cay nhẹ của kim chi dưa leo sẽ át đi vị béo ngậy của đồ ăn dầu mỡ, ăn kèm cơm nóng lại rất đưa cơm. Vậy là không cần phải nấu nhiều món thượng hạng, bàn tiệc ngày Tết đãi khách cũng đã rất hấp dẫn.

10. Dưa rau muống – chua ngọt, quen thuộc cho bữa cơm nhà ngày Tết.

Rau muống là món rau quen thuộc đặc trưng của ẩm thực Việt. Dưa rau muống cũng là món dưa món rất quen thuộc của ngày Tết, với độ giòn của rau muống, kết hợp mùi thơm của tỏi và màu sắc bắt mắt của cà rốt, thoạt nhìn thôi đã rất hấp dẫn rồi.

Cách làm dưa rau muống cũng rất đơn giản. Điểm đặc biệt của dưa rau muống là chỉ dùng phần cọng, sau đó mang đi trụng sơ để giữ màu xanh. Xếp xen kẽ rau muống, cà rốt, tỏi, sau đó đổ nước giấm pha chua ngọt vào. Không cần ngâm quá lâu, dưa rau muống có thể ăn sau 1-2 ngày. Dưa rau muống ăn kèm các món kho hay đồ xào đều rất ngon, không chỉ là món ăn kèm chống ngán, mà còn là món ngon thu hút khẩu vị của mọi người.

Mong rằng với 10 cách làm dưa món ngày Tết này, bạn sẽ không còn đắng đo tìm kiếm nguồn dưa món đảm bảo, mà có thể tự tay làm các món dưa món cho cả nhà, vừa có thể mạnh miệng ăn nhiều, vừa hợp khẩu vị gia đình nữa đấy.

Cách Làm Món Gỏi Dưa Leo Ngon Nhất

Nguyên liệu chuẩn bị

3 trái dưa leo (dưa chuột) tươi, có kích thước vừa phải, không hư hỏng

1 củ cà rốt to, đẹp mắt, không bị thối phần đầu củ

200 gram ngó sen

2 đến 4 cây tàu hũ ky

Một nắm rau răm

50 gram đậu phộng (lạc)

2 trái chanh tươi ta

1 trái ớt sừng

1 cây hành boa rô

Các gia vị kèm theo như hạt nêm, dầu ăn, đường, bột ngọt các loại,..

Cách làm

Một khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu chế biến gỏi dưa leo bạn nên tiến hành sơ chế. Công đoạn này sẽ giúp bạn loại bỏ được các bụi bẩn, đất cát bám vào nguyên liệu. Đồng thời giúp bạn nắm rõ được cụ thể từng công đoạn một để khi chế biến món ăn sẽ ngon hơn.

Sơ chế nguyên liệu món ăn gỏi dưa leo chay

Dưa leo bạn đem gọt hết phần vỏ và cắt bớt phần ruột và hạt dưa leo bên trong. Sau đó bạn đem rửa sạch với nước rồi cắt thành từng lát dài và dày khoảng chừng 0.5 cm.

Cà rốt bạn cũng gọt vỏ rửa sạch rồi đem bào thành các sợi mỏng vừa.

Ngó sen đem rửa sạch và cắt thành từng khúc dài rồi chẻ làm hai. Lúc này bạn mang ngó sen, cà rốt, dưa chuột ngâm vào nước lạnh có pha chút giấm. Đây là cách giúp nguyên liệu có độ giòn cao và ngọt hơn nhiều. Đồng thời nguyên liệu cũng không bị đen, thâm và thay đổi màu sắc.

Tàu hũ ky bạn cắt thành từng khúc dày. Sau đó bạn cho chảo lên bếp rồi đun sôi dầu để chiên tàu hũ ky. Bạn chiên cho đến khi tàu hũ ky vàng đều 2 mặt và giòn tan. Lúc này bạn vớt tàu hũ ky vừa chiên ra giấy thấm dầu để chuẩn bị chế biến gỏi dưa leo chay.

Ớt sừng thái sợi, hành boa rô cắt khúc.

Phần đậu phộng bạn bắc chảo rang chín rồi tiến hành sẩy vỏ để giã nhỏ.

Rau răm bạn đem nhặt các phần rau hư hỏng rồi rửa kỹ với nước và thái nhuyễn rau.

Các bước chế biến món gỏi dưa leo chay

Bước 1: Pha nước trộn gỏi

Nước trộn gỏi dưa leo chay sẽ giúp món ăn thêm đậm hương vị và màu đẹp mắt hơn. Vì thế bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bước thực hiện này.

Đầu tiên bạn chuẩn bị 1 chiếc bát nhỏ rồi cho 1 thìa nước cốt chanh vào.

Sau đó bạn cho thêm 1 thìa cà phê đường cát, 1 thìa cà phê ớt băm nhỏ.

Tiếp theo bạn cho thêm 4 muỗng hạt nêm làm từ giấm và 1 chén nhỏ nước lọc ấm.

Cuối cùng bạn hãy đánh đều tay các gia vị vừa trộn để chúng hòa quyện lại với nhau.

Bước 2: Trộn gỏi dưa leo chay

Sau khi đã pha nước trộn xong bạn hãy tiến hành chế biến gỏi dưa leo chay. Bạn nhớ nắm rõ các cách trộn gỏi để có thể hoàn thành được món ăn thêm ngon hơn.

Chế biến gỏi dưa leo

Bạn cho dưa leo, ngó sen, cà rốt, rau băm, đậu phộng, tàu hũ ky đã chuẩn bị vào tô.

Sau đó bạn rưới phần nước trộn vừa chế biến xong vào tô đựng nguyên liệu.

Tiếp đó bạn đeo bao tay vào và trộn đều tay để nguyên liệu thấm gia vị.

Bạn chờ như vậy trong ít phút và đem gỏi ra dĩa để tiến hành trang trí.