Dầu dừa hay tinh dầu dừa là gì? Cách làm dầu dừa nguyên chất thế nào? Dầu dừa chính là một loại dung dịch lỏng được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc khô. Dầu dừa nguyên chất rất có tác dụng đối với sức khỏe và có giá trị cao trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ.
Dầu dừa nguyên chất được sử dụng khá rộng rãi từ rât lâu trong ẩm thực và bên cạnh đó nó còn được xem là một trong nhiều loại thần dược làm đẹp da của các chị em phụ nữ.
Cách làm dầu dừa thoáng qua sẽ khiến bạn nghĩ rằng rất khó và công phu, tuy nhiên nó lại không quá phức tạp bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Hãy thử ngay hướng dẫn sau đây để tự mình làm dầu dừa vừa đảm bảo nguyên chất lại an toàn.
Công dụng của dầu dừa
Dầu dừa được sử dụng trong việc nấu ăn và chế biến thực phẩm, thuốc kháng nấm, vi khuẩn, siêu vi, kem dưỡng da, kem chống nắng, mỹ phẩm, kem đánh răng, thuốc tẩy, chất bôi trơn, nhiên liệu sinh học, và rất nhiều ứng dụng trong dược phẩm và công nghiệp.
2 cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà đơn giản nhất
Nguyên liệu
1. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng
Bước 1: Sơ chế dừa
Cho 500gr dừa nạo vào máy xay cùng với 300ml nước nóng, xay nhuyễn đến khi có được hỗn hợp sánh mịn.
Khi lấy ra từ tủ lạnh, trong tô sẽ có 2 lớp, 1 lớp dầu dừa đã dông đá nổi lên trên và 1 phần nước ở dưới.
Vớt phần dầu dừa trắng ở trên cho vào chảo, đảo đều trên bếp với lửa nhỏ từ 20 – 25 phút đến khi phần xác dừa chuyển qua màu vàng nâu và xuất hiện phần dầu vàng, sau đó lọc qua rây để lấy dầu dừa.
Nhược điểm của phương pháp nóng: Do đun lâu ở nhiệt độ cao nên dưỡng chất trong dầu dừa cũng bị hao hụt một phần nhỏ.
2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh
Bước 1: Sơ chế dừa
Bạn thực hiện tương tự bước 1 ở cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng nhưng để phần nước cốt dừa ở nơi khô thoáng qua 24 tiếng đồng hồ.
Bước 2: Lấy phần dầu dừa
Sau thời gian trên, mặt nước cốt dừa sẽ đóng váng trắng ở trên. Lúc này để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Giữ nguyên như vậy trong vòng 3 tiếng để lớp váng dầu dừa bên trên đóng lại, sau đó vớt lớp dầu đó ra là đã có được dầu dừa.
Ưu điểm của phương pháp lạnh: Làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh, bạn không sử dụng nhiệt nên giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất có trong dầu dừa. Cách này giúp tiết kiệm nhiên liệu, và công sức thực hiện.
Nhược điểm của phương pháp lạnh: Tinh dầu không tiết ra hết, thời gian bảo quản ngắn (chỉ trong vòng 1 tuần), thành phẩm không thơm và đẹp như khi làm bằng phương pháp nóng.
Cách bảo quản dầu dừa
Hầu hết các loại dầu dừa nguyên chất sẽ bị tan chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 76 độ F). Vì vậy, bạn cần phải bảo quản trong tủ lạnh để không bị mất đi độ nguyên chất, tuyệt đối không để ở ngăn đá tủ lạnh nhằm tránh việc dầu dừa bị đông cứng lại và khi bạn lấy ra để sử dụng sẽ rất khó khăn.
Bạn vẫn có thể bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh xa hơi nóng và lửa đun, tuy nhiên hạn sử dụng sẽ không lâu bằng việc bảo quản trong tủ lạnh.
Một vài lưu ý
Bạn vẫn có thể làm dầu dừa bằng nồi cơm điện bằng cách thực hiện lần lượt các thao tác của cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng. Tuy nhiên, ở bước nấu dầu dừa, thay vì dùng chảo, bạn cho phần nước cốt dừa vào nồi cơm điện, cắm điện, mở nắp và đảo đều đến khi phần xác dừa chuyển sang màu nâu vàng thì lọc qua ray để lấy dầu dừa.