Top 7 # Cách Làm Dấm Gạo Bỗng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Dấm Bỗng Là Gì? Dấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ?

Giấm thường được dùng để chế biến nên nhiều món ăn ngon và hấp dẫn khác nhau như: Salad, ruột non nấu giấm, chân gà, tai heo ngâm giấm,… Là sản phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, axít amin và axít hữu cơ, giấm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp tăng cường chức năng gan, thận và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể,…

Giấm Bỗng Là Gì?

Giấm bỗng là loại gia vị phổ biến ở miền Bắc, rất được nhiều người yêu thích bởi vị chua được lên men tự nhiên từ hèm rượu.

Cách làm giấm bỗng như sau: Nấu nếp thành xôi, cho men vào ủ rồi thêm nước và chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu được gọi là hèm. Người ta dùng hèm nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba. Sau đó, lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày, hèm sẽ trở nên chua và được sử dụng, gọi là giấm bỗng. Nếu để nhiều ngày, giấm bỗng sẽ rất chua và không thể sử dụng được.

Do được lên men từ hèm rượu, ít cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của các loại thủy hải sản, gia cầm. Vì vậy, giấm bỗng thường được dùng để sơ chế hoặc kết hợp cùng gà, vịt, thủy hải sản,… Đặc biệt phải kể đến món bún ốc huyền thoại cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.

Giấm Bỗng Có Phải Là Cơm Mẻ?

Nếu người miền Bắc ưa chuộng giấm bỗng thì ở miền Nam, cơm mẻ được xem là loại gia vị mà nhà nào cũng có.

Cơm mẻ có thành phần gồm con mẻ, nấm men và vi khuẩn lên men acid lactic. Con mẻ là một loại tuyến trùng hữu ích mang tên Nematode, có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thức ăn của con mẻ là nấm men, chúng có hàm lượng protein rất cao, có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng.

Cơm mẻ màu trắng đục và có vị chua nhưng hoàn toàn không phải là giấm bỗng. Cơm mẻ được lấy ra khỏi hũ đựng, tán mịn với chút muối ăn, sau đó khuấy với ít nước và lọc qua rây bỏ xác để lấy được thành phẩm dạng nước sánh đặc, trắng đục, chua thơm.

Cơm mẻ được sử dụng trong vô số các món ăn của ẩm thực Việt Nam trải khắp ba miền, đặc biệt là ở miền Nam, như: canh chua, các món om, lẩu, chả nướng,…

Có rất nhiều cách để tạo ra cơm mẻ và nuôi mẻ làm gia vị lâu dài, nếu như biết cách chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thật tốt con mẻ. Cách đơn giản nhất là bạn nên xin một ít cơm mẻ cho vào đáy keo, rồi dầm cơm để nguội phủ lên phía trên sau đó đậy nắp lại, nhưng không được đậy chặt kín tuyệt đối. Quan sát, khi thấy cơm có màu trắng đục như sữa và mùi chua dịu nhẹ, tức mẻ đã ngấu, bạn có thể đem ra sử dụng.

Để có thể cập nhật nhiều thông tin ẩm thực thú vị, hãy theo dõi thường xuyên các bài viết trên website của Hướng Nghiệp Á Âu hoặc tham gia lớp học, bồi dưỡng bí quyết nấu ăn ngon cho mình bằng cách điền thông tin vào form đăng ký bên dưới. Mọi thắc mắc vui lòng gọi về số điện thoại 1800 6148 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Đăng Ký Để Được Tư Vấn Miễn Phí

#1 Dấm Bỗng Là Gì

Đối với những người yêu thích ẩm thực và các công thức nấu ăn miền Bắc chắc hẳn không thể nào không biết đến dấm bỗng – một trong những loại gia vị quen thuộc cho những món ăn.

1. Dấm bỗng là gì?

Dấm (Giấm) bổng là loại gia vị hết sức là “dân tộc” của đa số người Bắc. Giấm bổng ngoài vị chua còn có hương rượu và ít độ cồn nên rất dễ đánh át mùi tanh của vài loại thịt cá. Dấm bổng là một phó sản của hèm rượu để lên chua tự nhiên. Người ta nấu nếp thành xôi, cho men vào, ủ, rồi thêm nước, cho vào nồi chưng cất thành rượu trắng. Phần xác cơm rượu sau khi nấu được gọi là hèm.

Hèm sau khi nấu đi nấu lại nhiều lần cho ra rượu nước hai, nước ba rồi người ta mới lược vắt lại một ít, cất vào chai, để tự nhiên qua một hai ngày hèm sẽ trở chua và được sử dụng như một loại giấm bổng bình thuờng. Nếu để nhiều ngày, giấm bổng quá chua thì đổ bỏ.

Giấm bổng vẫn còn đựơc sử dụng cho đến bây giờ trong một số gia đình gốc Bắc. Giấm bổng thường dùng cho một số món như vịt, ngan um dấm bổng. Có một món ăn gắn bó với giấm bổng như hình với bóng là bún ốc.

2. Cách làm dấm bỗng như thế nào?

Thông thường thì dấm bỗng được làm từ bã rượu, nhưng trường hợp không có bã rượu bạn có thể thay bằng rượu nếp (cơm rượu) để làm dấm bỗng.

– Nguyên liệu làm giấm bỗng

Nước

– Cách làm dấm bỗng:

3. Cách làm món bún ốc giấm bỗng Hà Nội thơm ngon mát ruột:

Nguyên liệu làm bún ốc dấm bỗng:

1kg ốc mít

1 lít nước xương hầm

3 quả cà chua

1/2 bát dấm bỗng (loại bát nhỏ dùng để đựng nước mắm)

1 nắm hành lá

1 mớ tía tô

2 bìa đậu phụ (nếu thích)

6 thìa canh dầu ăn

5 thìa cà phê bột canh

1kg bún

2 thìa cà phê ớt bột

Rau sống ăn kèm gồm: xà lách, tía tô, kinh giới, mùi ta, rau muống chẻ, bắp chuối thái mỏng

Các bước thực hiện món bún ốc giấm bỗng:

Bước 1: Ngâm ốc với nước vo gạo hoặc nước có cắt vài lát ớt cho ốc nhả bớt nhớt, rửa sạch rồi luộc ốc với khoảng 2 bát nước.

Ốc chín vớt ra cho ráo nước, dùng tăm nhọn hoặc kim khêu ốc, bóc bỏ phần ruột đen của ốc. Bóp ốc với dấm trắng cho mau sạch nhớt rồi xả sạch.

Phần nước luộc ốc để lắng, gạn lấy nước trong.

Bước 3: Cà chua bỏ hạt, bổ làm tư.

Thái riêng phần đầu hành trắng, phần hành lá và rau tía tô thái nhỏ.

Chưng ớt: Làm nóng 1 thìa canh dầu ăn trong chảo hoặc nồi nhỏ, đổ ớt bột vào đảo nhanh tay khoảng 1 phút rồi trút ớt ra bát.

Món bún ốc giấm bỗng vừa đơn giản, dễ làm, lại dễ ăn, cả mùa đông lẫn mùa hè đều thích hợp. Các bạn có thể chuẩn bị sẵn và sơ chế tất cả các nguyên liệu từ tối hôm trước, cất trong tủ lạnh, sáng hôm sau chỉ cần đun nóng lại nước dùng là đã có bữa sáng ngon lành phục vụ gia đình rồi. Sử dụng dấm bỗng tự tay mình làm kết hợp với những nguyên liệu bạn sẽ có được một món ăn thơm ngon đấy.

Từ khóa: dấm bỗng miền nam gọi là gì, dấm bỗng có phải là mẻ, giấm bỗng mua ở đâu, dấm bỗng để được bao lâu, cách làm dấm bỗng từ gạo lửng, cách làm bỗng rượu, dấm bỗng bán ở đâu, dấm bỗng mua ở đâu tphcm

Cách Làm Dấm Nuôi Bằng Gạo Nếp Hay Dấm Nếp Ngon L Vị Thuốc

Lấy một lít nếp tốt nấu cho nở tét hai đầu hột nếp .Để nếp nguội đải nước lạnh cho sạch nhựa. Đổ nếp ra rổ thưa cho ráo nước. Đổ vào hũ, lu hay mái tuỳ theo số lượng muốn làm ít hay nhiều chúng tôi đó đổ vào một lít rượu trắng. Rượu đế càng tốt, và 16 lít nước trong được nước mưa thì tốt hơn. Công thức: 1 nếp + 1 rượu + 16 nước Đậy lên hủ đựng vải thưa khô để ngừa côn trùng lọt vào để tránh cho giấm bị kết tủa .Khoảng 12 đến 15 ngày thì Giấm chua. Khi chiết lấy giấm ra phải dùng vải để lượt, giấm rất trong và chua thanh. Khi chiết giấm ra đừng lấy tới phần giấm đục, chừa nếp và khoảng 3, 4 lít nước giấm đục để gầy lại. Lưu ý quan trọng: Vật đựng phải rửa thật sạch ,úp lại cho thật khô thật hết nước ,rửa lại bằng nước đun sôi không dùng lu hũ có tráng ximăng vì chắc chắn là sẽ lànm hư giấm. Sau đó trước khi dùng phải phơi nắng vật đựng thật khô. Sau khi đổ nếp rượu nước vào rồi thì đem hủ để vào chổ mát và không được di chuyển chúng. Gầy giấm kỳ 2: Từ phần còn chừa lại của lần 1đổ vào thêm 2 lít rượu và 36 lít nước (nếp không phải nấu nữa – Rượu + nước gấp đôi lần trước) khoảng trên 20 ngày thì giấm chua (phải thử trước khi chiết ra) Ta lại để lại từ 4 đến 6 lít nước giấm đục, mà ta gọi là cái giấm. Cái giấm chua nhiều thì để lại ít, chua ít thì để lại nhiều. Gầy giấm kỳ 3: Sau khi chiếc xong lần 2, đổ vào 3 phần rượu + 48 phần nước. Thời gian để cho giấm chua trên 30 ngày. Lần nầy là cuối cùng sau khi chiết hết giấm chua ra, bỏ hết tất cả. Chuẩn bị lu hủ vật liệu như lần đầu tiên.

ADMIN: Thông Tin Bản Quyền: LÊ VĂN TUYÊN- Sinh năm 1988- KHU ĐÔ THỊ GIẢI TRÍ CAO CẤP MỚI:- Xóm 10- Thôn Văn Quang- Xã Nghĩa Hương- Huyện Quốc Oai- Hà Tây- Hà Nội- VIỆT NAM SĐT: 0336631403 SĐT: 0929668648

Cách Làm Món Lẩu Gà Dấm Bỗng Đãi Cả Gia Đình Vào Ngày Đông Se Lạnh

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Lẩu Gà Dấm Bỗng Đãi Cả Gia Đình Vào Ngày Đông Se Lạnh mới nhất ngày 29/11/2020 trên website chúng tôi Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 5,742 lượt xem.

Nguyên liệu

Gà già: 01 con khoảng 1,7-1,8kg thịt sau khi đã làm sach, tùy vào số lượng người ăn.

Nấm các loại như nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương… tùy vào sở thích của gia đình

Xương ống heo : 1kg hoặc hơn tùy vào số lượng người ăn.

Gia vị thuốc bắc dùng để làm gà tần

Khoai môn tàu,ngô ngọt, khoai lang nhật

Cà rốt, cà chua, hành tây

Sa tế

Ngải cứu (đừng non quá, cũng đừng già quá)

Rau muống , rau cải cúc, rau cải đắng tùy vào sở thích của gia đình.

Mùi tàu, hành lá

Bỗng rượu (tớ không thích cho cái rượu, mà cho bỗng rượu thì nồi lẩu thơm hơn)

Cách chế biến lẩu gà ta dấm bỗng

, chặt miếng như bao diêm, ướp với gia vị và hành khô giã nhỏ, để khoảng 20 – 30 phút cho gia vị thấm đều bày ra đĩa.

Sơ chế nấm: cắt bỏ gốc, rửa qua nước muối cho hết mùi hôi khó chịu, để ráo nước

Mùi tàu, hành lá rửa sạch cắt khúc ngắn chừng 3-4cm

Các loại rau, cắt bỏ rễ, cắt khúc vừa ăn, bày ra đĩa.

Khoai lang nhật, khoai môn tàu, cà rốt, rửa sạch gọt vỏ, thái lát vừa ăn, ngâm ngay vào nước muối loãng để khoai lang không bị thâm, khoai môn không cần ngâm. Cà rốt có thể cắt khúc hoặc tỉa hoa theo ý thích và sự khéo léo.Hành tây, cà chua bổ đôi, thái miếng như múi cau. Ngô ngọt cắt khúc chừng 2 cm cho vừa ăn.

Xương luộc rồi rửa sạch, cho vào nồi áp suất ninh nhừ, cho luôn đầu cả cổ cánh gà vào ninh cùng luôn.

Cho luôn gói gia vị thuốc bắc vào ninh cùng với xương cho ra nước và tạo mùi thơm cho nước dùng.

Cho gia vị vào nồi lẩu nêm nếm vừa miệng, cho luôn cà rốt, khoai môn, khoai lang, ngô ngọt vào ninh cùng, vặn nhỏ lửa khoảng 10 phút để nước có vị ngọt hơn.

Phi thơm hành khô, cho cà chua đã thái miếng cau vào xào, trút cà chua vào nồi nước lẩu để có màu đẹp

Khi chuẩn bị ăn thì chuyển sang nồi dùng để ăn lẩu cho bỗng rượu vào, nếu không thích ăn dấm bỗng có thể thay thế bằng me chua hoặc sấu.Cho thêm sa tế vào nước dùng, nêm nếm lại gia vị để có vị ngọt chua cay tùy theo khẩu vị của gia đình.

Khi ăn đặt nồi lẩu lên bếp, cho gà vào đun sôi chừng 6-7 phút, cho các loại rau thơm hành tây, mùi tàu, các loại nấm vào đun cùng cho dậy mùi thơm, cho ít một sao cho gà chín vừa tới ăn mới giòn và ngọt thịt.Lưu ý không nên đun thịt gà kỹ quá, vì gà già dễ bị khô thịt ăn không ngon. Nhúng thêm rau và các loại gia vị ăn kèm

Lẩu gà có thể ăn kèm thêm miến dong là tuyệt vời nhất.

Lẩu gà dấm bỗng thành quả phải có vị ngọt của thịt gà, rau củ, vị chua thanh của dấm bỗng, một chút cay của sa tế. Món lẩu gà rất thích hợp cho ngày đông se lạnh cả đại gia đình quây quần bên nhau.