Top 12 # Cách Làm Bánh Cuốn Dimsum Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Bothankankanhatban.com

Dimsum Là Gì? Cách Làm #10 Món Dimsum Đặc Biệt Đơn Giản

Nói đến ẩm thực Trung Hoa không thể không nhắc đến Dim sum. Bất cứ lúc nào trong ngày hoặc những dịp trọng đại đều có mặt của dimsum trên bàn ăn của người Hoa. Có nhiều cách làm dimsum với nhiều hương vị và kiểu dáng khác nhau sẽ cuốn hút bạn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.

Dimsum là món ăn truyền thống của người Hồng Kông, Trung Quốc với một lớp bọc mỏng bên ngoài được làm bằng bột và bên trong là nhân: mặn hoặc ngọt, sau đó mang đi chiên, hấp… Có đến hàng trăm loại dimsum khác nhau nhưng thành phần chính cấu tạo nên chúng chỉ là bột gạo, bột mì, hải sản, thịt, rau.

Để có được những chiếc dimsum thơm ngon, đẹp mắt, người đầu bếp phải có rất nhiều kỹ năng. Trong đó, phải kể đến kỹ thuật để có lớp vỏ bên ngoài mỏng làm ẩn hiện màu sắc của phần nhân bên trong và hương vị mềm dai.

Các loại há cảo hấp hoàn hảo từ hương vị đến hình thức

Trong hàng trăm loại dimsum, há cảo hấp vẫn là cái tên được chọn đầu tiên nhờ hương vị thơm ngon từ phần nhân bên trong đến vẻ ngoài bắt mắt. Có thể nói há cảo chính là nét tinh túy của ẩm thực vùng Quảng Đông – Trung Hoa. Bạn hãy thử tưởng tượng màu hồng nhạt của con tôm e ấp, ẩn hiện sau lớp bột mờ đục làm tất cả các giác quan trong cơ thể như được đánh thức.

Xíu mại – món dimsum lâu đời

Có một số tài liệu ghi chép lại, xíu mại là một trong những món dim sum nhiều “tuổi” nhất. Chúng được hình thành từ thời nhà Nguyên cách đây khoảng 800 năm. Đây là một trong những món ăn được yêu thích khắp mọi vùng miền của đất nước Trung Hoa. Xíu mại có lớp vỏ bọc màu vàng, bên trong là nhân thịt heo hoặc tôm và đôi khi là các loại nấm tạo nên một hương vị hoàn hảo, ngon đến khó cưỡng.

Bánh bao xá xíu mềm mại, thơm ngon miễn bàn

Không phổ biến như các loại bánh bao truyền thống của người Trung Hoa nhưng bánh bao xá xíu có lẽ là loại dimsum bạn không nên bỏ qua. Lớp vỏ bánh mềm mại, nhẹ nhàng và mịn màng kết hợp với phần nhân dẻo thơm, đậm đà bảo đảm sẽ hút hồn bạn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.

Bánh cuốn mỏng manh nhưng cuộn chặt tinh túy của ẩm thực Trung Hoa

Gần giống với bánh cuốn Việt Nam, món bánh cuốn trong kho tàng các loại dimsum của người Hoa được làm từ hỗn hợp bột gạo và bột mì còn lớp nhân bên trong thường là tôm, xá xíu hoặc thịt bò. Nếu có dịp đến với các khu phố ẩm thực của người Hoa trên khắp thế giới, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy món ăn này bởi hương vị thơm ngon, dễ dàng đi vào lòng người.

Chân gà tàu xì làm nức lòng người sành ăn

Nghe tên gọi có thể sẽ làm người thưởng thức hơi e ngại, nhất là đối với thực khách phương Tây nhưng chân gà tàu xì chinh phục người dùng nhờ hương vị đậm, thơm. Chân gà đem ướp cùng nước tương rồi hấp cùng các loại thảo mộc và gia vị truyền thống. Sự tổng hòa của vị dai dai từ chân gà cùng mùi thơm nức lòng của thảo mộc sẽ khiến những người sành ăn phải đắm say.

Xôi hấp lá sen vừa ngon vừa thơm

Món ăn sẽ làm thỏa mãn nhiều giác quan của bạn. Hương gạo nếp; lá sen; hạt sen cùng mùi vị đa dạng của nhiều loại nguyên liệu như thịt; táo; mật ong… đã giúp cho xôi hấp lá sen trở thành một trong những loại dimsum kinh điển. Món xôi tuy đơn giản nhưng đã gói trọn những giá trị của nền văn hóa lâu đời Trung Hoa. Cách làm dimsum Hồng Kông

Nguyên liệu

400g thịt heo

200g tôm tươi

1 củ hành tây

4 trái cà chua

150ml tương cà

1 nhánh hành lá

1 ít lá mùi

Các gia vị: bột nêm, tiêu, dầu ăn, nước mắm, bột năng.

Cách thực hiện

Xay nhuyễn phần thịt heo nạc mua về. Bóc vỏ tôm tươi, bỏ đầu, đuôi đường chỉ đen trên lưng, cho tôm và ít gia vị vào cối giã nhuyễn.

Gọt vỏ hành tây, rửa sạch, thái thành hình hạt lựu. Rửa sạch cà chua, loại bỏ hạt, thái nhỏ để trong bát. Nhặt hành lá, rau mùi và rửa sạch để cho ráo nước.

Trộn hỗn hợp gồm: thịt nạc, thịt tôm, 3/4 hành tây, cùng 1 thìa hạt nêm, 1/2 thìa tiêu, 1 thìa nước mắm ngon. Sau đó, vo thành khối để trong vòng 30 phút để hỗn hợp ngấm gia vị.

Viên thịt thành từng viên nhỏ, cho vào xửng hấp chín.

Bắc chảo lên bếp, cho thêm một ít dầu ăn, sau đó cho thêm phần hành tây còn lại vào chảo. Tiếp theo, cho cà chua vào đảo chín nhừ, cho phần nước khi hấp thịt cùng một bát con nước lọc vào cùng.

Tiến hành nêm nếm gia vị vừa ăn, cho những viên thịt đã hấp chín vào, đun nhỏ lửa cho thịt ngấm xốt. Khi nước xốt sền sệt, nếu thích xốt sánh bạn có thể hòa 1 thìa bột năng với 2 thìa nước rồi cho từ từ vào nồi.

Cuối cùng, cho thêm tương cà cho món ăn có màu đẹp mắt. Tắt bếp, cho thịt ra đĩa cùng với nước xốt, thêm ít hành lá, rau mùi lên trên để trang trí.

Cách làm bánh bao dimsum

Nguyên liệu

Phần nhân bánh: 4 lòng đỏ trứng gà (vịt) muối, 40g bơ, 200ml sữa tươi, 8g bột bắp, 10g bột sữa, 32g đường trắng, 15ml sữa đặc, 2g Gelatin

Phần vỏ bánh: 300g bột mì, 35g đường trắng,165ml nước lọc,4g men nở,5g bột nở

Cách thực hiện

Cho bột mì, đường trắng, men nở, bột nở và một ít nước vào nhào đều tay. Đậy kín, ủ bột cho đến khi bột nở gấp đôi ban đầu.

Dùng xửng để chưng chín lòng đỏ trứng muối trong thời gian 10 phút, sau đó để nguội rồi nghiền nhỏ.

Cho nguyên liệu làm nhân bánh bao gồm đường, bơ, sữa, gelatin ngâm mềm vào tô, chưng cách thủy cho hỗn hợp này tan đều ra. Tiếp theo, bạn cho thêm sữa đặc, bột bắp và bột sữa vào.

Cho phần trứng muối tán nhuyễn vào và khuấy đều. Tắt bếp, để nguội, cho vào tủ lạnh khoảng 60 phút.

Sau đó, lấy phần nhân bánh trong tủ lạnh ra và chia thành từng phần nhỏ. Chia bột nở thành các phần nhỏ bằng nhau, sau vo tròn, dùng tay ấn dẹp ra, cho nhân bánh vào và vo tròn lại.

Lót một lớp giấy bên dưới xửng hấp (đã có sẵn nước bên dưới) và đặt bánh lên trên. Đun lửa lớn để xửng bánh nhanh chín. Điều chỉnh lửa nhỏ, hấp thêm 10 phút nữa thì tắt bếp. Lưu ý, đừng lấy bánh ra vội, đợi thêm khoảng 5 phút nữa mới lấy bánh ra ngoài.

Nguyên liệu

200g thịt xay

100g tôm nõn bóc vỏ

¼ cây cải thảo

200g nấm hương

50 chiếc vỏ sủi cảo

Hành lá

Gia vị: hạt nêm, tiêu, dầu mè, xì dầu.

Cách thực hiện:

Tôm nõn bóc vỏ, bằm vừa phải.

Cải thảo rửa sạch thái sợi nhỏ để ráo nước.

Nấm hương ngâm nước ấm khoảng 10 phút đợi nấm nở hết đem cắt bỏ chân, rửa sạch và băm nhỏ.

Hành lá rửa sạch thái nhỏ.

Cho thịt xay, tôm, nấm, cải thảo, hành lá vào trong một cái bát to, sau đó cho 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê tiêu và 1 thìa cà phê dầu mè vào trộn đều. Đợi gia vị ngấm khoảng 5-10 phút, tiến hành gói sủi cảo. Đầu tiên cho nhân vào giữa vỏ bánh, gấp mép vỏ theo hình tam giác cân, sau đó túm nhẹ 2 góc của tam giác lại. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết vỏ sủi cảo.

Luộc sủi cảo: Đun một nồi nước to, cho một chút dầu ăn vào đợi khi nước sôi, bạn thả sủi cảo vào. Đợi khi sủi cảo nổi lên khoảng 1 phút thì vớt ra, cho vào bát nước lạnh khoảng 5 – 10 giây rồi vớt ra đĩa. Dùng tương ớt hoặc xì dầu để chấm sủi cảo khi ăn.

Cách làm bánh hẹ người Hoa

Nguyên liệu:

100g bột gạo

100g bột năng

½ muỗng cà phê muối

170ml nước lọc

150g hẹ

100g thịt băm

5 muỗng canh nước mắm

3 muỗng canh đường

1 muỗng canh hành tím băm

1 muỗng canh tỏi băm

1 muỗng canh nước cốt chanh

1 muỗng cà phê tiêu xay

1 muỗng canh ớt băm

2 quả trứng gà

Dầu ăn

Cách thực hiện:

Làm lớp vỏ bánh: rây 100g bột gạo và 100g bột năng vào tô, thêm ½ muỗng cà phê muối vào rồi trộn đều hỗn hợp. Khoét ở giữa hỗn hợp bột một lỗ nhỏ rồi cho 170ml nước sôi vào, trộn đều. Chờ cho hỗn hợp nguội bớt thì chuyển sang nhào bột bằng tay khoảng 10-15 phút đến khi hỗn hợp mịn. Đậy kín và ủ bột trong khoảng 30 phút cho bột nở.

Làm nhân hẹ: hẹ lá rửa sạch, cắt sợi nhỏ khoảng 2cm rồi trộn cùng với 100g thịt xay. Ướp hỗn hợp với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu và 1 muỗng canh hành tím băm khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm gia vị.

Tạo hình cho bánh hẹ: bột sau khi ủ vê dài sau đó chia thành 6 phần bằng nhau. Rắc chút bột áo lên thớt rồi cán bột ra thành miếng tròn mỏng khoảng 3mm. Cho nhân vào phần giữa bột rồi cuộn lại thành miếng tròn dẹt.

Hấp bánh: cho bánh vào nồi hấp có lót giấy nến, phủ một lớp khăn mỏng qua nồi rồi hấp bánh trong khoảng 10-15 phút cho đến khi thấy hẹ xanh nổi trên mặt bánh là bánh chín.

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Tôm rửa sạch, bóc vỏ. Sò điệp tách lấy cồi. Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp tôm, sò điệp. Trộn đều hỗn hợp với cà rốt, ngò rí băm nhỏ.

Cho nước sôi vào bột há cảo, khuấy tan, nhào bột cho đến khi bột mịn, dẻo. Tiếp đó cán bột thành viên nhỏ, ép mỏng.

Múc một muỗng cà phê nhân cho vào giữa miếng bột bánh, gấp đôi mí, chừa phần hở ở giữa.

Bắc nồi nước sôi, cho bánh vào xửng đã thoa chút dầu chống dính, hấp chín trong vòng 3 phút. Trang trí trứng tôm lên há cảo rồi thưởng thức.

Cách làm nước chấm dimsum

Nguyên liệu: 2 muỗng canh hắc xì dầu, 1 trái ớt băm, ½ muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh hành lá băm, 1 tép tỏi băm, ½ muỗng café đường

Thực hiện: Trộn đều hắc xì dầu, nước cốt chanh cùng đường khuấy đều cho tan đường, sau đó cho ớt băm (hoặc sa tế nếu thích), tỏi băm và hành lá băm vào trộn đều là hoàn thành.

Dimsum Là Gì? Hướng Dẫn Cách Làm 10 Loại Dimsum Được Yêu Thích Nhất

Dimsum là tên gọi chung chỉ các món ăn chế biến theo hình thức gồm nhân bên trong và bọc một lớp bột mỏng bên ngoài – được hấp hoặc chiên. Nguồn gốc ra đời của dimsum xuất phát từ thói quen sáng tạo ra những đĩa thức ăn nhỏ làm từ bột gạo, bột mì, thịt, rau củ… để thưởng thức cùng với trà của người Trung Quốc. Giờ đây dimsum có đến hàng trăm món với vô vàn biến tấu khác nhau và được rất nhiều thực khách trên toàn thế giới yêu thích.

Dimsum bao gồm phần vỏ bánh bên ngoài và nhân bên trong. Nghệ thuật làm dimsum được thể hiện chủ yếu ở công đoạn làm vỏ bánh. Vỏ bánh thường làm từ bột gạo hoặc bột mì. Yêu cầu thành phẩm là lớp bột dimsum phải thật mỏng, không bị bở – cũng không quá dai, lúc hấp – chiên không bị bể; và khi nguội vỏ bánh vẫn giữ được độ mềm mượt.

Vỏ bánh dimsum phải thật mỏng và không bị bể khi hấp hay chiên

Phần nhân bên trong dimsum khá đa dạng với rất nhiều nguyên liệu khác nhau: thịt, hải sản, đậu phụ, các loại rau củ… Trước đây, phần nhân bánh hay được băm nhuyễn nhưng giờ không khó để bắt gặp những chiếc dimsum có nhân sò điệp hay tôm nguyên con…

Nhiều thực khách yêu thích dimsum một phần cũng bởi vì hình dáng bên ngoài. Dưới đôi bàn tay khéo léo của các đầu bếp, dimsum được tạo hình thành những nụ hoa chúm chím, hình túi, con cá hay chú nhím tinh nghịch… trông vô cùng thích mắt.

► Hướng dẫn cách làm 10 loại Dimsum được yêu thích nhất

Để thưởng thức những món dimsum như há cảo tôm, xíu mại hay bánh cuốn – thực khách phải dùng kèm với nước chấm. Nếu bạn là học viên bếp Hoa hay đơn giản là muốn làm món ăn này tại nhà thì cùng tìm hiểu cách làm nước chấm chấm dimsum ngon:

– Thành phần nguyên liệu:

* 1 muỗng canh hành lá băm

* ½ muỗng canh nước cốt chanh

* ½ thìa cà phê đường trắng

– Các bước thực hiện:

* Sơ chế các nguyên liệu cần dùng

* Cho hắc xì dầu, nước cốt chanh, đường vào chén và khuấy cho tan đường

* Tiếp theo cho ớt – tỏi – hành lá băm vào hoàn thành

Nếu đọc đến phần này của bài viết, chắc hẳn bạn đã không còn thắc mắc Dimsum là gì và biết cách làm của những món dimsum được yêu thích nhất. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn trang bị thêm nhiều thông tin hữu ích…

Nguồn: Nghề khách sạn

Cách Ngâm Gạo Làm Bánh Cuốn, Cách Chọn Gạo Làm Bánh Cuốn Ngon

Tỉ mỉ trong từng khâu chọn gạo, làm bột cùng kỹ thuật tráng bánh khéo léo của người làm, đã tạo nên nét riêng trong món bánh cuốn cổ truyền và được lưu giữ đến ngày nay.

1. Bánh cuốn làm từ gạo gì ?

1.1. Lựa chọn gạo làm bánh cuốn

Chính vì vậy, đa số các cửa tiệm dùng gạo khang dân, chú ý nên chọn gạo lấy từ lúc lúa gặt mùa trước, khi chuẩn bị làm mới đem ra xát sạch trấu.

1.2 Gạo làm bánh cuốn ở một số địa phương

Bánh cuốn Hà Nội thường dùng gạo ngâm xay mịn ra bột nước.

Bánh cuốn Thanh Trì dùng gạo gié cánh, tám thơm tráng mỏng như tờ giấy.

Bánh cuốn Hải Phòng gạo được dùng là gạo Mộc Tuyền bột cho ra có mùi thơm đậm hơn các loại gạo khác.

Bánh cuốn Làng Kênh có bí quyết riêng được làm từ loại gạo giống với gạo Mộc Tuyền.

2. Cách ngâm gạo làm bánh cuốn

Ngâm bột gạo: Bột gạo tẻ ngâm nước trong chậu hoặc nồi Inox lớn ( bạn có thể ngâm 6 – 8 tiếng và định kỳ 2 tiếng / lần cần chắt bỏ lớp nước phía trên và thay bằng một lượng nước tương đương để bột bánh trong và mịn hơn)

Ngâm gạo: Đối với gạo Khang Dân cho vào xô/ chậu ngâm trong khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ

3. Cách xay gạo sau khi đã ngâm làm bột bánh

3.1. Xay gạo bằng cối đá

Gạo làm bánh cuốn sau khi đã ngâm đủ thời gian cần đem đi nghiền thành bột mịn. Từ xưa, để làm bột gạo bà con thường dùng cối đá để nghiền đến khi bột mịn.

Cho gạo đã ngâm vào cối đá xay nhuyễn, khi xay cho nước rưới đều lên gạo, nước sẽ giúp hỗn hợp gạo xay nhuyễn hơn.

Ngày nay, phương pháp này không dùng còn được áp dụng nhiều, vì quá trình nghiền quá cầu kỳ mà năng suất thấp. Thay vào đó họ chuyển sang dùng máy nghiền bằng điện.

3.2. Xay gạo bằng máy xay bột gạo

Xay bột gạo bằng máy nghiền bột bà con sẽ không phải tốn nhiều công sức.

Để máy hoạt động cho đến khi hết nguyên liệu. Cho máy chạy không tải từ 30 – 45 giây cho bột ra hoàn toàn rồi tắt máy ta thu thành phẩm.

4. Cách pha bột làm bánh cuốn

4.1. Cách pha bột bánh cuốn có sẵn

Vì bột đã được đóng gói sẵn nên việc pha bột không quá cầu kỳ. T rong thành phần từng gói bột đã có bột gạo , tinh bột được nhà sản xuất cân chỉnh phù hợp.

Khi chế biến chỉ cần đổ ra tô, khuấy đều với nước và dầu ăn. Để bột nghỉ khoảng 20- 30 phút là bột đã sẵn sàng để bắt tay vào thực hiện.

4.2. Cách pha bột bánh bánh cuốn bằng bột gạo khô

Muốn bánh sau khi hấp có độ mềm dai, tỷ lệ pha bột chiếm giữ vai trò quan trọng . Theo cô Cẩm Vẩn chuyên gia ẩm thực người Việt tỷ lệ pha bột bánh cuốn chuẩn thì phải đủ 5 nguyên liệu được chia gồm:

Bột gạo tẻ khô 300 gram

Bột năng khô 45 gram

Tinh bột khoai tây hoặc tinh bột bắp 50 gram

Một chút muối tinh để tăng thêm đậm vị

Nước lọc 1 – 1,2 lít

Bột sau khi khuấy với nước để bột nghỉ khoảng vài giờ trước khi tráng. Khi tráng thử thấy chưa đủ độ dai thì cho thêm chút bột năng. Nếu muốn tráng bánh để bán bạn có thể nhân đôi tỷ lệ.

Bạn sẽ có được mẻ bánh ngon đúng vị như bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng

4.3. Cách pha bột bánh cuốn bằng bột gạo ngâm

Pha hỗn hợp gồm 1 muỗng canh bột năng với trộn 1 muỗng cafe muối từ từ cho vào bột gạo nước, trộn đều cho đến khi đạt độ sánh để tráng.

Cảm ơn bà con đã quan tâm đến sản phẩm của công ty!

Thực Hiện Cách Làm Bánh Kẹp Cuốn Thơm Ngon, Giòn Rụm, Bánh Kẹp Cuốn

Bánh kẹp tàn ong là một loại bánh kẹp thơm ngon, giòn xốp rất hấp dẫn thích hợp cho ăn nhẹ, ăn sáng. Cách làm bánh kẹp cũng rất đơn giản, dễ làm, chỉ vài phút nướng là có được món bánh ngon hấp dẫn.

Bánh kẹp tàn ong là một loại bánh có hình dáng của một tổ ong được nướng chín vàng thơm. Bánh được làm từ bột mì, trứng, sữa, nước cốt dừa… Bánh thơm thơm và có độ giòn xốp rất ngon.

Đang xem: Cách làm bánh kẹp cuốn thơm ngon, giòn rụm

Bếp chúng tôi hướng dẫn cách làm bánh kẹp tàn ong đơn giản mà lại thơm ngon hấp dẫn dùng cho bữa sáng hay bữa ăn nhẹ, bữa trà chiều ai cũng thích.

Nguyên liệu làm bánh kẹp

– 1 lon nước cốt dừa (400ml)

– 2 quả trứng gà

– 1 cup đường

– 1/2 thìa cafe muối

– 3/4 cup sữa tươi

– 2 cup bột mì đa dụng

– 3/4 cup bột năng

– 6g bột nổi

– 1/4 thìa cafe nước cốt lá dứa

– 1 ống vani

– Máy làm bánh kẹp tổ ong

Lưu ý: 1 cup là 250g. Nếu có lá dứa tươi thì xay để lọc lấy nước cốt sẽ cho bánh kẹp thơm ngon hơn.

Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh kẹp ngon

Cách làm bánh kẹp tàn ong nước cốt dừa

Bước 1: Pha bột bánh

– Đập 2 quả trứng gà vào tô lớn, cho 1 cup đường vào dùng phới lồng đánh cho tan.

– Tiếp theo cho nước cốt dừa, sữa tươi, muối, vani, bột nổi vào đảo thật đều. Cho từ từ bột mì vào, vừa cho vừa khuấy cho bột tan đều. Khuấy cho đến khi bột tan hết tạo thành hỗn hợp lỏng mịn. Cho 1/4 thìa cafe nước cốt lá dứa vào, khuấy đều để có được hỗn hợp bột màu xanh nhạt.

– Rây lại bột cho thật mịn.

Bột pha xong rây lại cho mịn

Bước 2: Cách làm bánh kẹp tổ ong

– Bật máy cho nóng trước. Khuấy bột cho tan lại 1 lần nữa. Múc bột đổ vào phần khuôn máy làm bánh rồi gập lại và chờ nướng bánh khoảng 5 – 6 phút (máy chuyển sang màu xanh là được). Mở khuôn ra và lấy bánh. Nướng tiếp cho đến khi hết bột.

Đổ bột vào khuôn bánh kẹp

Lưu ý: Máy nướng bánh có nhiều số, thường từ 1 – 5. Nướng bánh ở các chế độ từ 1 – 3 là bánh kẹp mềm mềm, không quá vàng, từ số 4 – 5 là bánh giòn, màu vàng. Tùy vào sở thích của mỗi gia đình để nướng bánh.

Nếu không thích lá dứa có thể không cần cho để làm bánh có màu trắng đẹp

Thành phẩm bánh kẹp

Bánh kẹp tàn ong hay tổ ong chín vàng đều, thơm thơm mùi bơ, sữa, trứng gà. Bánh giòn giòn, xốp trong ăn rất ngon.

Với cách làm bánh kẹp đơn giản này, dù là người lớn hay trẻ em đều rất thích.

Bánh kẹp có hình như một chiếc tổ ong đẹp mắt

MỘT SỐ CÁCH LÀM BÁNH KẸP KHÁC

1. Cách làm bánh kẹp chuối

Nguyên liệu làm bánh kẹp chuối

– 100g bột mì đa dụng

– 150ml sữa tươi

– 125g chuối chín

– 20g đường

– 1/2 thìa cafe bột nở

– 1 quả trứng gà

– 20g bơ chảy

– 1 ống vani

– 1/2 thìa cafe muối

Cách làm bánh kẹp chuối ngon

Bước 1: Nghiền chuối

– Chuối chín bóc hết vỏ, cắt nhỏ rồi dùng nĩa nghiện thật nhuyễn mịn.

Bước 2: Trộn bột

– Rây bột mì với bột nở, muối rồi cho vào 1 bát tô.

– Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng riêng.

– Cho lòng đỏ trứng gà vào bát bột, thêm sữa tươi, bơ chảy, vani vào rồi khuấy cho tan đều hết bột. Thêm chuối nghiền nhuyễn vào bát bột khuấy cho đến khi thu được hỗn hợp đồng nhất.

– Lòng trắng trứng đánh bông, vừa đánh vừa cho thêm đường, đánh cho đến khi trứng bông lên là được.

– Múc lòng trắng trứng vào bát bột, chia là 2 lần cho, đảo bát bột chuối 1 chiều, đảo cho đến khi lòng trắng trứng đều với bột là được. Để bột nghỉ 15 phút.

Bước 3: Rán bánh kẹp trứng bằng chảo

– Làm nóng chảo, cho 1 ít bơ vào đun nóng. Múc từng thìa bột đổ vào chảo và rán trong khoảng 2 – 3 phút thì lật mặt bánh lại, rán bánh tiếp 2 – 3 phút nữa. Khi bánh chín có màu vàng đều, bánh mềm ngọt.

– Bánh chín bọc bánh lại và ủ trong lò ấm 100 độ.

Thưởng thức bánh kẹp chuối

– Bánh kẹp chuối chín mềm ngon, bánh ngọt ngọt và ăn cùng với siro hay hoa quả tươi, mật ong đều rất thơm ngon hấp dẫn.

2. Cách làm bánh kẹp cuộn

Nguyên liệu làm bánh kẹp cuộn

– 300g bột gạo

– 300g đường

– 2 quả trứng gà

– 1 thìa canh ít sữa đặc

– 1 ống vani

Cách làm bánh kẹp cuộn

Bước 1: Trộn bột bánh

– Đập trứng vào tô, cho đường vào đánh cho tan. Sau đó cho bột, vani và sữa đặc vào, khuấy thật đều.

– Chuẩn bị nước ấm, đổ từ từ vào bát bột, vừa đổ vừa khuấy. Khuấy cho đến khi bát bột loãng loãng, không còn lợn cợn thì dừng thêm nước. Tiếp tục khuấy cho đến khi thu được hỗn hợp sền sệt, rót bột chảy đều là được.

Bước 2: Rán bánh kẹp cuộn bằng chảo chống dính

– Làm nóng chảo chống dính, quét một lớp dầu ăn mỏng rồi đổ bột bánh vào, lắc chảo cho bột giàn thật mỏng. Rán với lửa nhỏ, đến khi thấy mặt bánh khô lại hoàn toàn, lật mặt bánh lại, rán thêm chút cho bánh chín.

– Dùng đôi đũa kẹp chặt và cuộn bánh giống như hình chiếc nón hoặc cuộn tròn lại tùy thích (thao tác cuộn bánh thực hiện khi bánh còn nóng, bánh nguội sẽ giòn lại không thể cuộn được).

Hoàn thành và thưởng thức

– Bánh cuộn xong để nguội hoàn toàn là bánh giòn tan. Bánh kẹp cuộn vàng, thơm thơm và giòn ăn rất ngon. Với bánh kẹp cuộn, có thể thêm mè đen vào lúc pha bột ăn cũng rất thơm ngon.

Với những cách làm bánh kẹp đơn giản, dễ thực hiện, bánh mềm xốp trong, vàng giòn ngoài vô cùng hấp dẫn. Bánh thích hợp cho cả người lớn và trẻ em.