Xem Nhiều 5/2023 #️ Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) # Top 14 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài văn thuyết minh về món ăn dân tộc ngày tết

Bài thuyết minh về thịt kho tàu

Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.

Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.

Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.

Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.

Bài thuyết minh về món củ kiệu

Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.

Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon. Kiện sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.

Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mấm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.

Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.

Bài văn thuyết minh món canh chua cá lóc

Cá lóc hay còn gọi là cá quả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món canh chua cá lóc của Nam Bộ với hương vị đặc trưng riêng mà ai ăn cũng phải thích thú.

Món canh chua cá lóc Nam Bộ  không như vùng khác khi có hương vị đặc trưng chua ngọt. Món ăn này cân bằng khi vị chua không gắt mà chua dịu nhẹ, người ăn có cảm giác thoải mái, vị ngọt nhẹ, sự kết hợp độc đáo nên mang đến vị đặc trưng cho món canh chua cá lóc.

Món ăn chế biến dễ dàng với các nguyên liệu dễ mua mà giá rẻ, khi chế biến phải đòi hỏi tay nghề của người nấu mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị. Canh chua cá lóc xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình, nếu trong các ngày hè nắng nóng mà có bát canh chua cá lóc giải nhiệt ngon gì sánh bằng.

Quá trình chế biến bắt đầu bằng cách làm sạch cá lóc, ướp cá với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt. Chuẩn bị các loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà rửa sạch, xắt thành khúc, cà chua xắt theo múi, dứa, ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, nhớ bỏ hạt. Sau đó cho me nấu với một bát nước để me tan. Rau sống nhặt sạch, giá đỗ nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo, còn các loại rau khác ngắt lấy phần non và rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo nước.

Chuẩn bị một cái nồi lớn, hãy cho lượng nước vừa đủ vào, đổ nước me vào đun sôi, đến khi nước sôi cho cá lóc vào nấu, thêm vào trong nồi đậu bắp, cà chua, lá bạc hà,dứa và tắt bếp. Tùy vào vùng miền mà có cách gia vị khác nhau với Nam Bộ hai gia vị chủ đạo đó là chua và ngọt.

Sau quá trình nấu, múc canh chua cá lóc ra tô lớn,  trang trí bên trên rau mùi, ớt xắt lát tạo độ ngon và hấp dẫn cho món ăn, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún trong bữa ăn gia đình. Món canh chua cá lóc dùng nhiều trong ngày hè vừa giải nhiệt và tốt cho sức khỏe cả nhà.

Với cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà bổ dưỡng, món canh chua cá lóc phổ biến ở mọi vùng miền và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Đây là món ăn dân dã, đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt.

» Thuyết minh về cách làm bánh chưng.

Với 3 bài thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ là những nguồn tham khảo giá trị cho học sinh. Loigiaihay Net chúc các em viết văn tốt và có điểm cao trong bài kiểm tra.

Thuyết Minh –

Bài Văn Thuyết Minh Về Món Ăn Ngày Tết, Văn Mẫu Lớp 8, Ngắn Gọn

Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất trong năm, bên cạnh hoa đào, hoa mai, câu đối đỏ ngày Tết ở Việt Nam còn có rất nhiều món ăn cổ truyền hấp dẫn. Bài văn Thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ cùng các em tìm hiểu về những món ăn hấp dẫn mà vô cùng quen thuộc này.

Đề bài: Thuyết minh về món ăn ngày tết

Thuyết minh về món ăn ngày tết

I. Dàn ý Thuyết minh về món ăn ngày tết

1. Mở bài

Giới thiệu chung về món dưa ngày Tết

2. Thân bài

* Lịch sử món ăn:– Có từ lâu– Được dùng trong các bữa ăn của gia đình ngày Tết– Trở thành một nét văn hoá trong bữa cơm nhà đầu năm

* Nguyên liệu để làm món ăn:– Hành, tỏi– Cà rốt– Su hào– Đu đủ– Ớt đỏ– Gia vị: nước mắm, đường, muối,…

* Cách làm món ăn:– Gọt vỏ, rửa sạch– Cắt thành từng miến– Rửa sạch và đem phơi héo– Làm nước muối dưa món– Sắp rau củ vào lọ và đổ nước vào muối

* Yêu cầu chất lượng thành phẩm:– Màu sắc đẹp– Dưa giòn, không bị quá mềm hoặc quá dài– Vị chua chua, ngọt ngọt, dễ ăn

* Dưa món trong bữa ăn:– Ăn kèm với bánh chưng, cơm nóng hay thịt kho– Làm mồi nhắm rượu

3. Kết bài

Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.

Mẹo Cách làm bài văn thuyết minh hay

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về món ăn ngày tết

Vào ngày tết, bên cạnh bánh kẹo, mứt dưa, hoa trái thì không thể thiếu những món ăn đậm đà và đặc trưng mang vị dân tộc. Đó là bánh chưng xanh gói lá chuối, là nồi thịt kho tàu thơm ngon và không thể không nhắc đến món dưa chua dân giã, một món ăn đầy hấp dẫn.

Không biết được con người sáng tạo ra từ bao giờ nhưng có lẽ là từ rất lâu lắm rồi, món ăn này đã ra đời và trở thành quen thuộc trong các bữa ăn của các gia đình. Đặc biệt là vào những ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình thường làm cho mình một hũ dưa món màu sắc không chỉ đẹp về thẩm mỹ mà còn mang lại vị chua ngon, hấp dẫn khi thưởng thức.

Món dưa không quá cầu kỳ trong cách làm, thực phẩm chuẩn bị cũng không quá đắt đỏ. Có khi chỉ có trong tay vài chục đến một trăm ngàn là có thể mua đủ nguyên liệu làm một hũ dưa muối ngon lành. Bởi thế mà vào những ngày cuối cùng của năm, trong mỗi chiếc làn, chiếc giỏ của những người bà, người mẹ khi chợ về không thể không có những củ cà rốt đỏ tươi, những củ hành, củ kiệu trắng và những quả đu đủ ươm vàng.

Nói như vậy để thấy rằng những nguyên liệu món này khi làm cần phải có là cà rốt, củ cải, đu đủ, hành tím, sự hào, ớt đỏ….ngoài ra còn cần các gia vị đi kèm như nước mắm, đường, lạc . Tùy thuộc vào sở thích mà người làm có thể thêm bớt một vài nguyên liệu, song về cơ bản các nguyên liệu kể trên nếu đầy đủ sẽ mang lại một hủ dưa món đủ vị khi ăn.

Khi có sẵn nguyên liệu, người ta bắt tay vào làm dưa món. Khâu đầu tiên là gọt vỏ, rửa sạch tất cả các loại củ cần làm. Đây là bước không thể thiếu để đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm. Sau khi làm sạch, dùng dao thái rau củ ra thành các miếng nhỏ, mỗi miếng dày từ 3 đến 5 xăng- ti- mét. Để tạo tính thẩm mĩ cho món ăn, có thể dùng dao cắt tỉa thanh hoa hay những đường vân dài thật đẹp. Những rau củ khi được cắt xong thì cho vào thau, dùng muối bóp trong khoảng 10 phút, rồi từ từ dùng nước lạnh rửa qua một lần nữa, vớt lên cho ráo rồi đem ra phơi nắng. Thời tiết càng nắng thì rau củ càng nhanh héo, món ăn dễ thấm gia vị và ngon hơn rất nhiều. Trường hợp tết đúng vào đợt gió mùa, mưa rét trời không có nắng có thể dùng lò sưởi, lò sấy để thay thế. Lúc rau củ đang dần héo, người làm sẽ vào bếp chuẩn bị nước muối dưa. Đây là khâu quan trọng vì làm nước càng ngon thì món dưa càng đậm đà hơn. Bắc nồi lên bếp, trộn đường, muối và nước mắm rồi đun sôi trong khoảng từ 5 đến 7 phút. Sau đó tắt bếp, chờ cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Khi dưa đã héo, nước đã nguội, lần lượt sắp dưa vào những hũ thủy tinh sáng bóng, đổ nước vào hũ sao cho ngập hết phần rau củ, đậy lại và chờ đợi thành phẩm của mình. Dưa muối trong khoảng hai ngày là có thể đem ra để thưởng thức.

Thành phẩm dưa món thành công là sau khi hoàn thành vẫn giữ được màu sắc đẹp của rau củ. Dưa khi vớt ra ăn phải đảm bảo giòn, không quá mềm, thơm ngon, vừa có vị ngọt, vừa có vị chua hấp dẫn.

Món dưa món ăn kèm với bánh chưng, thịt kho, cơm nóng thì còn gì tuyệt vời hơn. Nó không chỉ giúp người ăn đỡ ngán lại vừa đem lại cảm giác thèm ăn bởi vị chua đặc trưng. Dưa món còn là một trong những mồi nhấm nháp cùng chén rượu thơm của các bác, các anh trong ngày đầu họp mặt.

Ngày nay, xã hội càng phát triển, người ta càng chú trọng đến những bữa ăn ngon, những món ăn đắt tiền, sang trọng, nhưng món dưa món vẫn giữ một vị trí quan trọng trong bữa ăn ngày Tết. Nó trở thành một hương vị Tết trong tâm hồn người dân Việt Nam.

Cách Làm Thịt Kho Tàu Cho Ngày Tết

Tuân theo công thức này, đảm bảo bạn sẽ có món thịt kho trứng, nước dừa tuyệt hảo.

Chuẩn bị:

– Thịt đùi, chân giò lóc xương hay ba rọi rút sườn

– Nước dừa xiêm

– Trứng vịt

– Nước ép hành tím, nước ép tỏi

– Đường, hạt nêm, nước mắm ngon, tiêu

Cách làm

– Thịt cạo sạch chất dơ và lông, cắt vuông to cỡ lòng bàn tay rồi rửa sạch để ráo. Ướp thịt (một kg) trong thố với 2 muỗng đường trong một giờ. Sau đó bỏ xíu hạt nêm, nước ép hành tỏi, ớt giã nhuyễn (nếu ăn cay được), xíu dầu ăn, đem ra phơi nắng to trong 2 giờ, rồi ướp trong ngăn mát tủ lạnh thêm 2 giờ nữa.

– Trứng vịt bắt lên nồi nước luộc, bỏ muối hay giấm vào, thử trứng chín bằng cách gắp trứng bằng đũa tre gắp dính là được. Đổ ra nồi nước lạnh lột vỏ.

– Nước dừa xiêm tỉ lệ 2 chén nước dừa, một chén nước lạnh. Trung bình một kg thịt dùng 2 trái dừa. Vắt thêm 1/4 nước cốt trái chanh (cho một kg thịt), đun sôi hỗn hợp nước này.

– Bắc nồi, cho ít dầu rồi bỏ thịt vào để lửa thật nhỏ, rim khi thịt vàng cạnh. Trở mặt liên tục cho đến khi thịt kẹo lại, bề mặt thịt ngả vàng sậm thơm thơm. Khâu này rất quan trọng, là phải canh sao cho thịt có màu vàng cánh gián nhưng tuyệt đối không phải màu khét thịt. Nhanh tay chế từ từ hỗn hợp nước dừa xiêm vào, vặn lửa vừa, khi nồi thịt chuyển màu hơi vàng, ta cho nước mắm ngon vào, bỏ trứng vào, khi nồi thịt sôi bùng lên thì vặn lửa riu riu đến khi thịt mềm như ý là được. Nêm nếm lại cho vừa miệng. Trung bình kho nồi thịt khoảng 2 tới 3 tiếng.

Mẹo

– Trong suốt quá trình kho không đậy nắp nồi, nước thịt sẽ trong và đẹp.

– Có thể đun lửa lớn ban đầu để vớt sạch bọt, sau đó cho lửa nhỏ lại và nấu trong khoảng ba giờ, thịt sẽ mềm dần, nước thịt kho sẽ có màu vàng từ từ và trở nên đậm đà hơn.

– Đầu tiên vớt bọt cái cho sạch, xong cho ít lá chuối bỏ trực tiếp trên mặt thịt, chẳng những nồi thịt sẽ không còn bọt nổi lên nữa, mà thịt sẽ mềm dậy mùi thơm.

– Ướp đường 1 tiếng trước khi ướp các gia vị khác giúp mỡ trong và giòn hơn.

– Phơi thịt dưới nắng sẽ giúp thịt thấm ngon gia vị và thịt ráo hơn, mỡ trong hơn, khi kho miếng thịt mềm nhưng nguyên vẹn.

– Cho cục đá to vào nồi thịt khi kho sẽ giúp thịt mau mềm mà màu thịt hồng đỏ đẹp chứ không bị nâu đen khi để lâu.

– Nếu nước dừa cạn thì châm thêm nước lạnh vào. Đừng ham kho nhiều nước dừa, nồi thịt sẽ có màu quá sậm không đẹp.

– Khi thịt hơi mềm cho trứng vịt luộc chín, lột vỏ vào kho chung. Trứng không nên bỏ vào sớm kho lâu sẽ bị chai cứng, đổi màu nâu không ngon.

– Cho xíu rượu nếp vào nồi thịt khi ướp, thịt kho sẽ có mùi thơm ngon không lẫn đâu được.

– Cho chanh nấu sôi cùng nước dừa nước thịt sẽ trong hơn và thịt, trứng kho không bị thâm đen.

– Lúc kho thịt phải cho nước kho ngập thịt, không để nước ít hơn thịt sẽ dẫn đến thịt khô mất ngon.

– Tránh tình trạng hâm đi hâm lại nhiều thịt đen, trứng khô. Bạn chia từng hộp nhỏ bỏ ngăn đá, khi nào ăn lấy từng hộp ra hâm nóng lại, thịt sẽ ngon như mới nấu xong.

No tags for this post.

2 Cách Làm Món Thịt Kho Tàu Ngon Ngày Tết Nguyên Đán

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu

Thịt lợn: 600 gram tùy theo số lượng người ăn

Nước dừa tươi khoang 600 ml, nước lọc trắng để kho thịt

Gia vị: Hạt tiêu, mắm, muối, đường kính trắng, hành tím, tỏi, ớt…

Thịt kho nên chọn thịt gì

Thịt kho tàu có nguyên liệu chính là thịt heo, ta có thể mua tại các chợ ở gần chỗ ở. Bởi bạn có thể mua của người quen nên lựa được miếng thịt tươi. Nếu mua tại các siêu thị mini thì thịt phải có mộc của cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi khi được kiểm nghiệm sẽ đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Lưu ý cho các chị em nên lựa thịt còn tươi, hồng hào và tuyệt nhiên đối với món thịt kho tàu thì thịt phải có cả nạc lẫn mỡ thì món kho mới ngon. Nên sử dụng nước dừa tươi, bởi vị ngọt thanh của nước dừa sẽ làm cho nước thịt kho ngon hơn. Món thịt kho tàu khi hoàn thành sẽ mềm mịn dậy mùi thơm của nước dừa và vị béo của mỡ.

Cách chọn trứng cút hoặc trứng vịt

Chọn trứng cút không bị vở phần vỏ và nếu như kho với trứng gà. Trứng vịt thì bạn cũng chọn trứng tương tự như vậy.

Các bước nấu thịt kho tàu sử dụng nước dừa

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm thịt kho tàu

Đây chính là khâu đầu tiên trong quá trình nấu ăn của các bạn. Và để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì khâu này không thể lơ là, cẩu thả được mà phải thực hiện thật kĩ lưỡng và sạch sẽ.

Đối với nguyên liệu chính: Thịt heo sau khi mua về các bạn làm sạch lông, rửa với nước muối pha loãng để khử mùi vốn có của thịt heo. Sau đó chị em nên xả lại với nước sạch và để ráo nước khoảng 10 – 15 phút. Sau khi thịt ráo nước ta cắt thịt thành từng ô cờ vừa ăn không nên quá nhỏ, vì kho sẽ dễ bị nát thịt. Và cũng không nên quá lớn vì sẽ bất tiện khi ăn.

Hành tím, tỏi bóc bỏ vỏ ngoài rửa sạch và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch cắt lát bỏ hạt, có thể tỉa ớt cho đẹp.

Ướp thịt heo cùng gia vị

Thịt sau khi cắt xong ta cho vào một chiếc tô lớn và cho các gia vị vào để ướp thịt. Các gia vị cụ thể là hành tím đã được băm nhuyễn, muối, đường. Nước mắm, tiêu, mì chính ( hay còn gọi là bột ngọt) và dầu mè vào, trộn đều các nguyên liệu lại. Các bạn nên sử dụng găng tay để có thể xốc đều nguyên liệu và thịt sẽ được thấm đều các nguyên liệu trên.

Sơ chế trứng cút

Trứng cút khi mua về rửa sơ qua với nước sạch sau đó cho vào nồi luộc khoảng 10 phút. Có thể cho thêm chút muối vào để dễ bóc vỏ trứng hơn.

Bước 2: Tự làm nước hàng cho món thịt kho

Cho vào nồi hoặc chảo 200 gram đường và đun với lửa nhỏ. Đun cho đến khi thấy đường tan ra và có màu nâu thì cho tiếp 200 ml nước vào. Sau đó đun cho đến khi sôi thì ta tắt bếp và để cho hỗn hợp trên nguội lại.

Bước 3: Chế biến món thịt kho với trứng ngon

Cho nồi lên bếp, đun nóng nồi và cho dầu ăn vào. Chờ cho dầu nóng ta cho hành tím vào phi cho hành vàng thơm thì cho thịt vào xào. Sau đó cho đường đã thắng vào để phần nước màu đường phủ đều màu lên thịt. Cho vào nồi thêm 200ml nước hàng và đun cho nước hàng và thịt sôi lên. Nước trong nồi gần cạn thì ta sẽ tiếp tục cho trứng cút vào nồi và cho thêm nước dừa vào và tiếp tục đun sôi. Ta đun với lửa riu riu để thịt được chín mềm và thấm đều gia vị vào thịt và từng phần mỡ được mềm mịn.

Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn. Khi thịt đã chín mềm thì ta tắt bếp múc thịt và trứng ra đĩa. Cho thêm vài lát ớt lên trên đĩa thịt và vài cọng ngò để món thịt kho tàu thêm phần đẹp mắt.

Yêu cầu về món thịt kho tàu khi hoàn thành

Miếng thịt và cả trứng đều có màu vàng đều. Khi ăn vào thịt mềm và đậm đà, mỡ thì mềm và beo béo đưa vào miệng thì mỡ tan ra. Trứng cút thì còn nguyên và không bị nát, khi ăn vào thì cả phần lòng đỏ của trứng cũng trở nên đậm đà.

Cách nấu thịt kho tàu không dùng nước dừa tươi

Sơ chế nguyên liệu

Ta thực hiện tương tự như trên. Đối với nguyên liệu chính: Thịt heo sau khi mua về các bạn làm sạch lông, rửa sạch với nước. Sau đó rửa với nước muối pha loãng để khử mùi vốn có của thịt heo. Rửa lại một lần nữa với nước sạch và để ráo nước.

Sau khi thịt ráo nước ta cắt thịt thành từng ô cờ vừa ăn không nên quá nhỏ vì kho sẽ dễ bị nát thịt và cũng không nên quá lớn vì sẽ bất tiện khi ăn. Hành tím, tỏi bóc bỏ vỏ ngoài rửa sạch và băm nhuyễn. Ớt rửa sạch cắt lát bỏ hạt.

Tẩm ướp để gia vị ngấm vào thịt

Thịt sau khi cắt xong ta cho vào một chiếc tô lớn và cho các gia vị vào để ướp thịt, các gia vị cụ thể là hành tím đã được băm nhuyễn, muối, đường, nước mắm, tiêu, mì chính ( hay còn gọi là bột ngọt) và dầu mè vào, trôn đều các nguyên liệu lại các bạn nên sử dụng găng tay để có thể xốc đều nguyên liệu và thịt sẽ được thấm đều các nguyên liệu trên.

Làm nước dùng cho thịt kho tàu

Trước tiên ta cho lên bếp một chiếc nồi nhỏ, Cho vào 4 muỗng đường đồng thời cho vào 4 muỗng nước dùng. Sau đó khuấy đều để đường tan ra và chuyển sang màu nâu thì nhanh tay tắt bếp.

Công đoạn thực hiện món ăn

Cho lên bếp một chiếc nồi, cho dầu vào nồi và đợi đến khi dầu sôi thì cho vào nồi thịt đã ướp. Đồng thời cho nước lọc vào và chờ đến khi nước sôi thì tiếp tục cho trứng cút vào và đảo đều. Ở bước này các bạn nên chú ý nhẹ tay để tránh tình trạng trứng bị vỡ ra.

Thông tin về món thịt kho tàu

Thịt kho tàu là một món ăn bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Và nguồn dinh dưỡng cũng như dưỡng chất đó bắt nguồn từ thịt và trứng. Trong mâm cơm người Việt khi có thịt kho tàu thì ta phải có rau sống ăn kèm mới ngon, các loại rau được ăn kèm thường là dưa cải, xà lách, dưa leo, cải thảo…những loại rau này chứa nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe con người. Ngoài ra canh để ăn kèm trong mâm cơm còn có canh bí, canh bầu và một số loại canh khác cung cấp năng lượng cũng như thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Thịt kho tàu các bạn có thể bảo quản lâu hơn so với các món ăn khác khi chúng ta hâm nóng thường xuyên. Đặc biệt là bảo quản thịt trong ngăn mát tủ ăn. Khi ta sử dụng phần nào thì múc phần ấy ra để hâm nóng lại và thưởng thức. Đây chính là cách thông dụng để bảo quản món ăn. Các bạn cũng nên lưu ý khi thấy thịt bị chua hay ngả màu hoặc là có mùi lạ thì ta không nên sử dụng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn đang xem bài viết Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu) trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!