Cập nhật thông tin chi tiết về Thật Không Ngờ Làm Đậu Phụ Tại Nhà Lại Dễ Như Thế Này mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Công thức 1:
Nguyên liệu:
200g đậu nành
4 thìa canh giấm
1 thìa cà phê muối
Dụng cụ:
Khuôn làm đậu
1 tấm vải mỏng
Vật nặng nén đậu
Cách làm:
Bước 1: Đậu nành khô ngâm nước lạnh trong khoảng 6 tiếng để hạt trương nở hết cỡ.
Bước 2: Sau khi ngâm đậu xong, bóp mạnh, đãi sạch vỏ đậu và loại bỏ những hạt sâu bệnh. Rửa lại đậu đã bóc vỏ nhiều lần với nước sạch, rồi vớt ra để ráo nước.
Ngâm nở hạt đậu, đãi sạch vỏ và để đậu ráo nước
Bước 3: Cho đậu nành vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn với 0,5 lít nước lọc. Sau đó, lọc lấy nước sữa đậu nành. Xay và lọc 3 – 4 lần để lấy hết nước đậu và vắt bỏ bã đậu.
Bước 4: Chuẩn bị một chiếc nồi sạch. Đổ sữa vào nồi đun lửa nhỏ. Chú ý lấy thìa đảo đều để bột đậu nành không lắng xuống đáy và cháy.
Bước 5: Khi sữa đậu nành sôi, đun nhỏ lửa, hớt bọt. Chú ý, sữa sôi trào ra miệng nồi. Sữa sôi 1 vài phút thì tắt bếp.
Bước 6: Tiếp theo, trong một chiếc bát nhỏ, hòa 1 thìa cà phê muối với 1 thìa dấm. Đổ hỗn hợp muối và dấm vào nồi sữa đang sôi từ từ, rồi khuấy đều để đậu nành kết tủa.
Đậu nành kết tủa
Bước 7: Lấy một chiếc rổ nhựa, lót xuống rổ một tấm khăn bằng vải mịn sạch. Đặt chiếc rổ lên trên một chiếc thau để hứng nước. Đổ hết đậu nành đã nấu vào. Đậu kết tủa sẽ nằm trên miếng khăn, còn nước đậu nành màu trong lọt xuống dưới thau. Xếp khăn gọn lại, đặt trong một chiếc khay hoặc khuôn chuyên làm đậu phụ. Lấy vật nặng, sạch đè lên trên để đậu đóng thành bánh và nước thừa sẽ chảy ra khi ép đậu bằng vật nặng bên trên.
Ép đậu bằng khuôn
Bước 8: Chờ cho đến khi đậu nguội, lấy đậu ra khỏi khuôn. Đậu ăn nóng sẽ có mùi thơm và vị béo mềm hơn đậu nguội.
Đậu phụ thành phẩm sau khi đã ép khuôn
Công thức 2:
Nguyên liệu:
1 lít sữa đậu nành (có thể mua loại chế biến sẵn ngoài chợ hoặc đóng hộp, không đường)
1 quả chanh
15ml dấm trắng
Thành p hần làm đậu phụ
Dụng cụ:
Khuôn làm đậu
1 tấm vải mỏng
Vật nặng nén đậu
Cách làm:
Bước 1: Vắt chanh, chắt lấy nước cốt chanh. Trộn nước cốt chanh với dấm trong một chiếc bát nhỏ.
Bước 2: Đổ hỗn hợp nước đậu nành vào một chiếc nồi. Đun đậu nành với lửa nhỏ, khuấy liên tục để đáy nồi k bị cháy. Khi sữa đậu nành sôi, từ từ đổ hỗn hợp nước cốt chanh và dấm vào. Đun cho đến khi nước sôi trở lại thì đun lửa nhỏ thêm 5 phút nữa để đậu kết tủa hoàn toàn.
Bước 3: Chuẩn bị khuôn làm đậu, đặt tấm vải mỏng sạch vào khuôn. Sau đó, đổ đậu nành kết tủa vào khuôn. Dàn đậu đều các góc và toàn bộ bề mặt đậu trong khuôn.
Bước 4: Lấy vật nặng nén ép cho nước đậu sau khi kết tủa chảy ra ngoài.
Bước 5: Chờ đậu nguội, lấy đậu ra khỏi khuôn.
Thành phẩm thu được là từng khuôn đậu nành mềm, mịn và trắng.
Đậu phụ thành phẩm có màu trắng gà, mềm, mịn và có mùi thơm.
Chú ý:
Làm đậu phụ không khó, nhưng để đậu thơm ngon và đẹp, bạn nên chú ý một vài điểm sau:
Nên chọn vải lót khuôn mỏng, ví dụ như loại khăn xô dành cho trẻ em.
Nếu bạn không có hạt đậu hoặc không thể tự làm nước đậu nành, tốt nhất bạn nên mua sữa đậu nành đóng hộp ở siêu thị, loại không có đường để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi nấu sữa đậu nành, không nên để lửa to, vì khi sữa sôi rất dễ trào ra ngoài. Hơn thế nữa, khi đun lửa to, bột đậu nành lắng xuống đáy nồi rất dễ cháy, tạo ra mùi khét, làm mất vị đậu nành tự nhiên. Khi sữa sôi, để lửa nhỏ và đêm thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp.
Chọn vật nén đậu nành có kích thước to bằng khuôn để nén đều toàn bộ bề mặt bên trên đậu phụ bằng phẳng và nhìn đẹp mắt.
Chờ cho đậu nguội, lấy đậu ra khỏi khuôn! Nếu tách đậu ra khỏi khuôn quá sớm, đậu rất dễ bị nát.
Phần đậu phụ non sau khi đã được ép có màu trắng tinh, mềm và béo. Bạn có thể dùng để chế biến thành nhiều món chiên, xào, nấu canh, làm nhân bánh đều rất ngon miệng và bổ dưỡng.
Một số món ngon làm từ đậu phụ:
Đậu phụ rán
Salad đậu phụ
Pudding đậu phụ và hoa quả
Súp đậu phụ và ngao
Hamburger chay với nhân đậu phụ
Đậu phụ xào rau bó xôi
Mỳ tôm đậu phụ
Đậu phụ chiên vừng giòn
Đậu phụ sốt Tứ Xuyên
Thật Không Ngờ Cách Làm Bánh Củ Cải Đài Loan Lại Đơn Giản Đến Thế
Bánh củ cải là tên gọi chung của hai loại bánh cực kỳ thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Loại bánh thứ nhất được làm bằng bột mì nhồi với bột nổi rồi đem chiên phồng trong chảo dầu sôi, loại này được biết đến nhiều nhất với tên gọi “cháo quẩy”. Loại thứ hai thường có mặt trong mọi gia đình của người Tiều, và nhiều nhất là ngày 24 tháng Chạp âm lịch. Món bánh này được làm với nguyên liệu chính là củ cải, thêm chút độ ngọt của thịt xay, tôm khô, bột mì, và cũng được chiên vàng giòn trên chảo dầu nóng.
Món bánh củ cải thơm ngon, hấp dẫn với hương vị đặc trưng (Ảnh: Internet)
Nguyên liệu làm bánh
Bột gạo: 500g
Bột năng: 25g
Nước: 1,5 lít
Hành khô: 2 củ
Thịt bằm nhuyễn: ½ chén
Nõn tôm khô: 2 – 3 muỗng (hoặc tùy vào khẩu vị)
Đường: 1 muỗng
Muối: 10g
Củ cải trắng: 400g
Tiêu trắng: 1 muỗng
Dầu ăn
Hướng dẫn làm bánh củ cải truyền thống Đài Loan
Củ cải rửa sạch rồi nạo hoặc gọt vỏ sạch, dùng dụng cụ bào thành những sợi nhỏ rồi cắt nhỏ hoặc nạo nhỏ. Tôm khô rửa sạch ngâm trong nước khoảng 15 phút cho mềm, sau đó băm sơ qua. Hành khô thái lát mỏng để phi thơm.
Nạo phần củ cải trắng (Ảnh: Internet)
Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 750ml nước vào cùng với phần củ cải đã nạo nhỏ, bật bếp nấu sôi ở lửa vừa. Vặn lửa nhỏ xuống khi thấy củ cải đã sôi.
Trộn bột năng, bột gạo, đường, muối vào cùng 1 âu, cho thêm 750ml nước còn lại vào âu khuấy cho đến khi thấy bột tan đều hết thì để sang một bên.
Trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp bột đồng nhất (Ảnh: Internet)
Bắc chảo sạch lên bếp, cho thêm chút dầu ăn, đợi dầu nóng thì cho hành khô vào phi lên cho thơm. Hành vàng giòn thì vớt ra để vào bát riêng. Tiếp tục, cho thịt bằm vào đảo cho đều, xào thịt lên cho thơm. Cho nõn tôm vào xào chung, nêm thêm tiêu trắng và cho chút muối vào đảo cùng rồi tắt bếp.
Trút phần nhân bánh vừa xào vào nồi nấu củ cải trên bếp, cho thêm hành phi vào khuấy đều, đợi cho hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp. Đổ hỗn hợp này vào tô bột đã khuấy, dùng muôi đảo đều các nguyên liệu sẽ thấy phần bột đặc dần lại.
Đổ hỗn hợp bột đã trộn vào khuôn hoặc nồi, dàn đều cho bánh phẳng mặt rồi đem đi hấp bánh củ cải trên xửng trong khoảng 45 – 50 phút. Khi thấy bánh chín hơi cứng và không còn nhão nữa là được.
Cắt bánh thành từng miếng nhỏ rồi mang đi chiên giòn (Ảnh: Internet)
Hoàn thành và thưởng thức
Bánh chín, lấy bánh ra để nguội rồi đem cất trong ngăn mát tủ lạnh bánh sẽ dễ cắt hơn. Khi thưởng thức, bạn cắt bánh thành những miếng nhỏ rồi đem đi chiên vàng giòn. Bánh củ cải Đài Loan sẽ đậm đà hương vị hơn khi ăn cùng nước tương hoặc pha nước chấm theo sở thích.
Những miếng bánh củ cải thơm phức, béo bùi, đậm đà vị của thịt bằm, tôm khô cực kỳ hấp dẫn. Món bánh này thưởng được thưởng thức với nước tương xí muội hoặc nước tương cay chua chua ngọt ngọt mới tạo nên hương vị thơm ngon tuyệt hảo.
Bí quyết làm bánh củ cải Đài Loan thơm ngon đúng điệu
Công đoạn pha bột trong cách làm bánh củ cải Đài Loan rất quan trọng, quyết định đến chất lượng của thành phẩm. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lượng nước sau cho vừa đủ để bánh không bị quá cứng hoặc quá nhão khi nguội.
Cách chọn củ cải ngon
Nên chọn những củ cải trắng không quá to cũng không quá nhỏ, thuôn dài về đuôi. Nếu phần đuôi củ cải mập thì thường có vị nhạt.
Ưu tiên mua những củ còn nguyên cuống và rễ, cuống phải tươi vì đó là củ vừa mới thu hoạch.
Củ cải bị tiêm chất bảo quản thì vỏ vẫn trơn bóng trong khi cuống bị ung thối, tuyệt đối không mua những củ này.
Củ cải trắng mềm là củ đã bị héo, không còn mới.
Mẹo phân biệt củ cải Trung Quốc và Việt Nam
Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang ở mức báo động vì lượng rau củ quả bẩn, nhất là hàng hóa được nhập từ Trung Quốc không được kiểm định, tiềm ẩn những nguy hại cho sức khỏe người sử dụng. Để tránh mua phải củ cải kém chất lượng bạn có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau đây:
Củ cải Trung Quốc: Vỏ trắng tinh, mịn và trơn láng trông rất bắt mắt. Loại củ cải này thường có thân khá to, mập dài, không có cuống lá và tua rễ.
Củ cải trắng Việt Nam: Vỏ thường có mắt nhỏ, sần sùi, màu trắng ngà. Kích thước của củ thường nhỏ hoặc vừa, thuôn dài và có tua rễ, cuống lá xanh tươi.
Tự Làm Dấm Và Mẻ An Toàn Tại Nhà, Dễ Không Ngờ!
#1. Công thức làm dấm gạo truyền thống
Hương vị của dấm gạo truyền thống Việt Nam được tạo bởi 4 nguyên liệu không thể thiếu, bao gồm gạo trắng, men bia, đường trắng và trứng gà.
Nguyên liệu: Sơ chế nguyên liệu:
Trước tiên, vo gạo sạch và nấu gạo thành cơm.
Tiếp theo, ngâm cơm đã nấu với 1,5 lít nước sạch. Sau đó cho cơm đã ngâm nước vào đủ lạnh, để qua đêm.
Trứng gà: Tách lấy lòng trắng trứng.
Nồi nấu và lọ thủy tinh: Rửa sạch nồi và lọ, sau đó úp chúng xuống cho ráo nước và khô.
Bước 2: Dùng bát đong thử xem được bao nhiêu bát nước. Sau đó, tính theo tỉ lệ 4:2,5 (cứ 4 bát nước thì cho 2,5 bát đường vào, rồi khuấy đều cho đến khi đường tan.
Bước 3: Cho hỗn hợp nước cơm và đường đã hòa tan vào nồi. Sau đó, đun với lửa vừa trong khoảng 30 phút. Tắt bếp và chờ nước nguội.
Bước 4: Sau khi nước cơm và đường đun sôi đã nguội, trộn hỗn hợp này với men bia theo tỉ lệ 1:1.
Bước 5: Đổ hỗn hợp đã có men bia vào lọ thủy tinh. Để trong vòng 4 tuần. Sau đó, bạn có thể mở lọ ra và ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của dấm gạo.
Bước 6: Lấy dấm ra, đổ vào nồi sạch đun sôi với 2 lòng trắng trứng gà. Đun sôi một lúc thì tắt bếp. Dùng rây lọc, lọc bỏ lòng trắng trứng gà và chờ nước dấm nguội.
Bước 7: Sau khi dấm đã nguội hoàn toàn, cho dấm vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và dùng dần.
Đánh giá chất lượng dấm:
Dấm gạo đạt chất lượng khi nước dấm có màu trong và mùi thơm đặc trưng.
Dấm lên men đều, không kết tủa và có vị chua dịu.
Bạn nên bảo quản dấm trong lọ thủy tinh đã tiệt trùng, để ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt, không có ánh nắng gắt khiến dấm gạo bị mất chất và nhanh hỏng.
Dấm gạo không chỉ là gia vị quan trọng để nấu nhiều món ăn ngon mà còn có rất nhiều tác dụng khác như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp và giảm cân.
Dấm là gia vị có tính axit. Bạn nên chú ý chọn lựa lọ đựng dấm an toàn.
Dấm có thể trở thành dung môi hòa tan một vài độc chất có trong chai, lọ. Tốt nhất, không nên đựng dấm trong chai nhựa, ngoại trừ nhựa PET và nhựa Polyetylen – tốt nhất nên dùng chai màu trắng. Không nên đựng dấm trong chai, lọ làm bằng nhựa PVC vì loại nhựa này chỉ an toàn khi đựng các thực phẩm khô và trung tính như chè, cà phê, thuốc lá… Bạn cũng không nên đựng dấm trong những ang sành vì vật liệu chính làm ang là đất nung. Mà đất nung có thể chứa kim loại nặng, khi tiếp xúc với dấm, kim loại nặng có nguy cơ thôi nhiễm cao.
#2. Cách làm dấm từ chuối sứ
Mình có tham khảo công thức của chị Thúy Ngân, Group Khéo tay & Chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, công thức của chị Ngân thiếu rượu, mà rượu là nguyên liệu không thể thiếu để dấm lên men. Do vậy, mình đã tìm hiểu một công thức làm dấm từ chuối sứ khác. Công thức này được nhiều mẹ chia sẻ và làm thành công.
Có thể làm dấm từ chuối bởi nguyên lý lên men là đường trong chuối chín kết hợp với đường, rượu hoặc nước dừa tạo ra khuẩn acetic tự nhiên có vị chua dịu. Để làm dấm chuối ngon, bạn nên chọn loại chuối sứ chín vừa phải, không phải chuối ương, cũng không phải chuối chín nẫu.
5 quả chuối sứ chín, đã lột vỏ
100g đường (hoặc nước dừa, lấy từ 1 quả dừa tươi)
100ml rượu gạo
5 lít nước sôi để nguội
Dụng cụ:
Bình thủy tinh 7 lít
Vải sạch to bọc miệng bình thủy tinh
Khăn sạch để lọc
Phễu
Cách làm:
Bước 1: Chuối thái lát. Cho một lớp chuối, tiếp đến là một lớp đường. Cứ làm như vậy cho đến khi hết chuối và đường. Tiếp theo, đổ rượu gạo và nước đun sôi để nguội vào bình thủy tinh sạch và khô.
Bước 2: Đậy miệng lọ thủy tinh bằng mấy lần khăn vải sạch và ngâm từ 2 – 6 tháng. Để càng lâu, dấm càng thơm và nước dấm càng trong, và chua dịu, chứ không chua gắt như thời gian đầu.
Bước 3: Sau 2 tháng, mở nắp lọ ra kiểm tra màu nước dấm, nếm và ngửi hương vị của dấm. Nếu dấm đã đạt tiêu chuẩn, tiến hành lọc nước dấm qua khăn lọc sạch.
Lưu ý:
Theo nguyên tắc làm dấm chuối cần có chuối chín thì dấm mới lên men được. Con dấm ăn chất đường có trong chuối chín để lên men. Con dấm chính là những con vi khuẩn acetic tự nhiên nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy. Khi phát triển, con dấm tạo thành lớp váng trắng dày nổi trên mặt hũ nước.
Để dấm lên men nhanh, cần đậy nắp bình thủy tinh bằng vải vì con dấm cần oxy để phát triển. Không khí lọt vào trong bình càng nhiều, men lên càng nhanh và dấm càng ngon. Tuy nhiên, không nên mở nắp bình vì bụi và côn trùng có thể chui vào bên trong bình, gây mất vệ sinh.
Nếu có con dấm sẵn từ trước để làm mẻ dấm mới, quá trình lên men dấm càng nhanh hơn. Con dấm này bạn có thể xin từ người đã làm dấm trước đó, hoặc giữ lại con dấm từ lần làm dấm trước của bạn.
Nếu bạn muốn dấm thơm hơn, có thể cho thêm một vài lát dứa chín (quả thơm) vào trong bình ủ. Sau khi ủ, nước dấm có dứa sẽ có màu vàng nhạt đẹp mắt và mùi dứa thơm lừng. Làm dấm bằng chuối sứ lâu hơn các công thức dấm khác, bạn cần làm sạch bình đựng và dụng cụ rót, đựng dấm để vi khuẩn có hại không làm hỏng mẻ dấm công phu của bạn. Hãy ý thức cao về vấn đề an toàn thực phẩm khi làm dấm sạch tại nhà, bởi vì hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại dấm kém chất lượng làm từ chuối dập nát, vỏ dứa, thậm chí là dấm pha từ nước lã và acid acetic công nghiệp.
#3. Cách làm dấm táo
Nếu mẹ nào muốn làm dấm táo ngon như dấm táo Hàn Quốc đắt đỏ, hãy tham khảo công thức làm dấm táo này:
Nguyên liệu:
300ml nước đun sôi để nguội
3 thìa cà phê đường trắng
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch táo, lấy khăn sạch lau khô vỏ táo. Sau đó cắt táo thành nhiều lát mỏng, loại bỏ hạt và phần lõi táo ở giữa quả.
Bước 2: Cho táo đã thái lát vào bát trộn với đường, đổ ngập nước. Tiếp theo, dùng một chiếc đĩa nhỏ đè lên miệng bát để táo chìm xuống dưới. Sau đó, phủ khăn xô lên trên.
Bước 4: Tiến hành lọc lấy phần nước dấm táo ngâm, cho vào hũ thủy tinh. Nếu nắp hũ của bạn là kim loại, nên lót một tấm vải mỏng lên trên trước khi đậy nắp bởi vì dấm có tính axit, có thể tác dụng với kim loại, ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của dấm.
Bước 5: Đậy kín nắp và ngâm dấm táo trong 1 tháng nữa thì dấm đạt đủ độ chua dịu, có mùi thơm ngon và có thể đem ra sử dụng được ngay.
Bước 2: Cho khoảng 1 lít nước vào nồi đun sôi. Chờ nước sôi, đổ táo vào chần nhanh, sau đó vớt táo ra ngay, để ráo nước.
Chú ý: Không đun táo quá lâu khiến nước táo tiết ra ngoài và vỏ táo đổi màu.
Bước 3: Chờ táo nguội, thái táo thành những lát mỏng. Bỏ cuống, hạt và lõi táo.
Bước 4: Chuẩn bị một lọ thủy tinh lớn. Xếp một lớp táo và một lớp đường cho đến khi hết thì thôi.
Bước 5: Đổ 2 chai dấm gạo vào lọ để ngâm táo. Đặt một chiếc đĩa nhỏ hơn miệng lọ thủy tinh vào trong để nén táo không nổi lên trên mặt nước.
Bước 6: Đậy khăn xô sạch lên trên miệng lọ thủy tinh. Ủ táo trong khoảng 2 tuần với khăn xô. Sau 2 tuần, có thể thay khăn xô bằng nắp lọ thủy tinh để đậy chặt lọ.
#5. Cách làm mẻ chua siêu đơn giản
Mẻ chua là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực miền Bắc. Cách gây mẻ, hay còn gọi là làm mẻ rất đơn giản.
Gạo trắng và nước (Hoặc cơm nguội và sữa chua)
Cách làm 1: Làm mẻ từ cơm nát và nước cơm
Bước 1: Gạo vo sạch, cho nước nhiều hơn nấu cơm một chút, rồi đem nấu.
Bước 2: Khi nước sôi, chắt nước cơm vào một hũ thủy tinh sạch.
Bước 3: Đợi cơm chín, lấy cơm ra bát để nguội.
Bước 4: Khi cơm chín đã nguội, cho cơm vào hũ với nước cơm. Lượng cơm trong hũ sâm sấp mặt nước cơm.
Bước 5: Đậy nắp bình thủy tinh lại.
Bước 6: Đợi 2 tuần, mở nắp bình ra kiểm tra. Mẻ là phần nước cơm có mùi nồng và chua trong lọ. Chắt hoặc lọc nước mẻ ra, bảo quản trong một chiếc bình khác để dùng dần.
Cách làm 2: Làm mẻ từ cơm nát
Bước 1: Vo gạo sạch, cho nước nấu cơm nhiều hơn một chút để cơm nát.
Bước 2: Đơm cơm ra bát, chờ cơm nguội. Sau đó, trộn cơm v ới một ít nước ấm. Dùng tay bóp đều để hạt cơm nát.
Bước 3: Cho cơm nát đã bóp vào hũ thủy tinh đậy. Ủ cơm trong khoảng 1 tuần cho đến khi cơm lên men.
Bước 4: Mỗi lần lấy nước mẻ, cho một ít cơm lên men ra bát, trộn với một ít nước, bóp nát cơm đã ủ. Sau đó, lọc lấy nước mẻ dùng 1 lần.
Chú ý: Nếu bạn có sẵn cục mẻ, có thể bỏ cục mẻ đó vào ủ với cơm đã bóp để đẩy nhanh thời gian lên men.
Cách làm 3: Cách làm mẻ từ cơm nguội và sữa chua.
Cách làm mẻ này rất tiện lợi, mẻ thơm ngon và nhanh gọn.
Bước 1: Lấy một thìa canh sữa chua, để ở nhiệt độ phòng từ sáng đến chiều để men chua phát triển.
Bước 2: Chuẩn bị một chiếc bát trộn, cho cơm nát vẫn còn ấm vào bát, trộn với 1 thìa cà phê đường và một chút nước ấm. Sau đó, đổ sữa chua đã lên men vào đảo đều và đậy kín.
Bước 3: Bỏ hỗn hợp cơm nát đã trộn kia vào máy làm sữa chua. Ủ trong 2 ngày rồi lấy cơm ra kiểm tra. Cơm có mùi chua dịu là thành công.
Cách Làm Đậu Phụ Tại Nhà Đơn Giản Nhất
– 500g đậu tương (nên chọn hạt đậu căng, mẩy, đã được phơi khô).
Đỗ tương là nguyên liệu chính trong cách làm đậu phụ
Ngoài các nguyên liệu cần thiết bạn cần chuẩn bị dụng cụ để ép đậu: Một cái rổ, hay một hộp nhựa có đục lỗ, nếu bạn xác định làm chúng thường xuyên thì nên dùng một chiếc khuôn làm đậu chuyên dụng.
Cần một tấm vải sạch để gói đậu, và vật nặng bất kỳ nào đó để nén, ép nước ra.
– Trước tiên cho đậu vào một cái rổ, rá, vo kỹ đậu để loại bỏ bụi bẩn ở vỏ và nhặt bỏ những hạt lép hỏng.
– Ngâm đậu ngập trong nước từ 4-12 tiếng (tối thiểu là 4 tiếng – tối đa là 12 tiếng) cho đến khi đưa tay vào bóp thấy lớp vỏ ngoài của đậu bong ra dễ dàng (Tuy nhiên không nhất thiết phải đãi sạch vỏ đậu.
– Cho đậu và lượng nước vừa đủ vào máy xay sinh tố xay thật kĩ.
– Dùng một tấm vải rộng lót vào 1 cái thau. Đổ nước đậu vừa xay vào tấm vải, cầm các góc túm gọn lại, xoắn chặt và bóp mạnh để lọc lấy nước. Phần bã đậu sẽ được giữ lại trong khăn.
Chú ý: Không nên dùng vải quá thưa, vì nước không lọc kĩ sẽ có nhiều vụn đậu chảy theo khi lọc, cũng không nên dung vải quá dầy vì nước đậu sẽ khó chảy xuống dẫn đến lãng phí. Tốt nhất nên dùng khăn bằng vải phin thường để lọc.
– Sau khi lọc xong, cho muối vào, khuấy tan rồi bắc lên bếp đun cho sôi bùng lên. Khi đun tránh để nước đậu trào ra. Sau đó vớt hết bọt đi (Thành phẩm thu được lúc này là SỮA ĐẬU NÀNH mà bạn có thể sử dụng ngay).
– Cho giấm vào một bát/chén con, một tay dùng thìa khuấy nước đậu trong nồi, một tay từ từ rót giấm vào. Lúc này nếu quan sát, bạn sẽ thấy nước đậu hơi có kết tủa lởn vởn.
Bạn đậy vung nồi lại, để ủ 20-30 phút. Trong quá trình ủ, có thể quấy 1 -2 lần nhưng phải hết sức nhẹ nhàng.
– Đậu sau khi ủ đã đông kết lại, hình thành óc đậu và nước trong màu vàng nhạt.
Hãy đặt một cái rây lên mặt để phần nước lọt vào trong lòng chiếc rây này, dùng thìa múc nước trong này ra. Nước múc ra lúc này đã là nước chua, có thể để dành cho lần làm sau sẽ dùng nước này tạo đông kết thay cho giấm.
Sau khi đã gạn phần nước trong đi, óc đậu lúc này còn rất đặc.Bạn lấy khăn sạch trải vào khuôn và cho đậu vào. Sau đó gập các mép khăn lại cho gọn gang rồi đậy lại. Dùng một vật nặng đè chặt lên trên khuôn, nén đậu khoảng 15-20 phút là được.
Sau khi đậu đã được ép, nhẹ nhàng túm các góc khăn nhấc đậu ra khỏi khuôn.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món món đậu nóng thật đơn giản, ngay khi rỡ đậu ra khỏi khuôn bạn có thể dùng ngay hoặc chế biến chúng thành các món mà mình yêu thích. Hi vọng những chia sẻ của Meohay về cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản nhất sẽ giúp bạn thực hiện được món ăn bổ dưỡng này.
Bạn đang xem bài viết Thật Không Ngờ Làm Đậu Phụ Tại Nhà Lại Dễ Như Thế Này trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!