Xem Nhiều 5/2023 #️ Quy Trình Sản Xuất Nem Chua Thanh Hóa Truyền Thống # Top 8 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Quy Trình Sản Xuất Nem Chua Thanh Hóa Truyền Thống # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Sản Xuất Nem Chua Thanh Hóa Truyền Thống mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nem chua xuất hiện khá phổ biến, có ở nhiều địa phương trên cả nước, tuy nhiên mỗi nơi lại có cách chế biến với hương vị riêng. Khác với nem thính được gói kỳ công thêm gia vị lá ổi, thường có vào dịp Tết; nem chua Thanh Hóa lại xuất hiện thường xuyên hơn trong mâm cơm gia đình hay những bữa nhậu với bạn bè… Đây là một trong những món ăn được sản xuất quanh năm để phục vụ nhu cầu của người dân.

Thế nào là một chiếc nem chua Thanh Hóa ngon?

Nem chín cầm phải chắc tay, khi ăn có độ ngọt, chua nhẹ của thịt, giòn của bì, màu sắc hồng tươi, thơm mùi gia vị tiêu, tỏi, ớt. Mỗi chiếc nem được gói theo hình trụ chỉ nhỉnh hơn ngón tay hoặc hình vuông bằng chén uống trà.

Khi chọn nem phải chọn bằng cách sờ, ngửi lớp vỏ, mùi hương. Nem ngon, mới thì vỏ chuối bọc màu xanh, hơi se se khô, mùi thơm lá chuối và hơi thịt thoát ra khá dễ chịu. Nem hỏng lá chuối rách, nhìn không được mới, mùi khăm khẳm.

Nguyên liệu

Thành phần chính của nem chua là bì lợn và thịt nạc xay nhuyễn.

– Lá chuối: Đây là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để gói nem, tốt nhất bạn nên chọn lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, vì trong quá trình vận chuyển hay lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men cho đến khi “chín” ăn được.

– Lá đinh lăng hoặc lá ổi

– Giấy bóng

– Dây chun

– Tỏi, Ớt

– Thịt lợn: 1 kg (nạc vai hoặc nạc mông)

– Bì lợn: 200 gr

– Thính gạo: 100g

– Gia vị khác: Đường, muối, hạt tiêu, nước mắm cốt cá

– Phụ gia: Gusto Lk07 tăng kết dính, tạo dai; Ultrabind SS302 tạo màu đỏ tươi tự nhiên.

Quy trình làm nem chua Thanh Hóa

Chọn nguyên liệu cho nem chua Thanh Hóa

Trong quá trình sản xuất nem chua thì khâu quan trọng nhất quyết định giá trị của nem chua là khâu chọn nguyên liệu. Thịt sử dụng để làm nem chua đòi hỏi phải là thịt heo tươi, nóng, mới giết mổ bởi vì trong lúc này khả năng háo nước và giữ nước của thịt cao. Thịt trong giai đoạn này còn mềm, không bị dai, dễ dàng chế biến. Yêu cầu phần thịt nạc để sản xuất nem chua cũng rất khắt khe. Không phải phần thịt nạc nào trong cơ thể heo đều có thể dùng làm nem. Phần được sử dụng là thịt nạc đùi sau hoặc là nạc mông vì thịt nạc ở những bộ phận này vừa mềm, ít gân mỡ.

Đối với bì lợn phải chọn bì phần thân lợn mới đảm bảo độ giòn, đặc biệt bì phần bụng không thể làm được. Sở dĩ người làm nem mua cả phần mỡ bụng vì như thế cho rẻ, phần thừa có thể làm thức ăn cho gia cầm, cá…

Chuẩn bị phần thịt

Lọc bỏ gân mỡ

Loại bỏ hoàn toàn gân, mỡ ra khỏi khối thịt trước khi đưa vào xay nhuyễn, do cấu trúc của sản phẩm là cấu trúc gel protein, nếu thịt dùng làm nem chua có dính mỡ thì sẽ làm mềm cấu trúc gel. Đây có lẽ là khâu yêu cầu tỉ mỉ nhất trong các khâu, chỉ cần nem dính mỡ hay gân sẽ làm mất chất lượng nem, nem sẽ không còn độ kết dính, dai dòn cần thiết.

Xay nhuyễn

Thịt được xay nhuyễn tạo điều kiện cho quá trình trộn sau này diễn ra nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Ướp gia vị

Tạo hương vị và màu sắc đặc trưng cho sản phẩm, tạo cơ chất cho quá trình lên men. Ngoài ra, việc ướp muối, đường còn có tác dụng tạo ra áp suất thẩm thấu, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật.  Tiến hành cho đồng thời tất cả các loại gia vị vào khối thịt, sau đó tiến hành phối trộn.

Chuẩn bị phần bì (da) lợn

Luộc chín da heo

Mục đích: Làm chín da heo do da heo không có khả năng chín sinh hóa, mà nem chua là một loại sản phẩm khi ăn có thể sử dụng trực tiếp mà không qua quá trình chế biến nhiệt nên không làm chín da heo thì sẽ không ăn được.

Ngoài ra việc luộc chín da heo còn giúp cho da heo trở nên giòn hơn, dai hơn, tạo giá trị cảm quan tốt hơn cho sản phẩm. Bên cạnh đó việc làm chín da heo còn giúp cho quá trình làm sạch lông còn dính trên da heo được tiến hành dễ dàng hơn.

Làm sạch, Tách mỡ

Sau khi da heo được luộc chín vớt nhanh cho vào nước lạnh nhằm làm săn và nguội nhanh da heo. Sau đó làm sạch lông còn sót lại. Loại bỏ hoàn toàn mỡ ra khỏi da heo, tránh làm ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm này.

Đặc trưng của nem chua là chủ yếu làm từ bì lợn, nếu trong quá trình làm sạch bì mà dính chút mỡ nem sẽ bị hỏng, nhão và không thể kết dính với nhau để lên men được. Chính vì vậy khâu làm sạch bì lợn cực kì quan trọng.

Xắt sợi

Làm nhỏ miếng da heo để dễ phối trộn đều trong khối thịt, tạo độ đồng đều cho sản phẩm. Miếng da heo sau khi đã xắt lát mỏng được cắt thành những sợi dài khoảng 4-5cm, dày khoảng 1mm. Có thể sử dụng phương pháp cắt thủ công hoặc sử dụng máy cắt da công nghiệp.

Phối trộn

Thịt sau khi xay nhuyễn được trộn thật đều với da heo đã xắt sợi. Trong quá trình này còn bổ sung thêm thính gạo để ủ chín, hạt tiêu để tạo độ cay thơm cho sản phẩm. Ngoài ra trong quá trình này sẽ bổ sung thêm các phụ gia đi kèm giúp tăng độ kết dính và tạo màu tự nhiên cho nem.

Vo viên và ép định hình

Để tạo hình dáng cho nem, người thợ có thể tiến hành theo cách thủ công ước lượng, lấy một lượng thịt sau khi đã trộn đều vo thành viên, tuy nhiên cách này độ sai lệch giữa các thành phẩm sẽ lớn hơn so với sử dụng máy đùn thịt và cắt theo khúc. Mỗi một chiếc nem được người thợ cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua) với nóng (lá đinh lăng, ớt).

Bao gói sản phẩm

Để đảm bảo điều kiện lên men được xảy ra, khâu bao gói là một khâu quan trọng. Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dày, để bảo đảm trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem tiếp tục lên men. Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 2-3 ngày là chín và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và cách bảo quản.

Để bảo quản được ổn định và kéo dài thời gian sử dụng, nhà sản xuất có thể sử dụng kèm theo phụ gia bảo quản.

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ Ms Phượng Tiền: 0909.886.527

Email: sale5@luankha.com

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

nem chua thanh hoá loại to

nem chua thanh hoá tphcm

nem chua thanh hoá cách làm

nem chua thanh hoá wiki

nem chua thanh hoá để được bao lâu

nem chua cối thanh hoá

thơ về nem chua thanh hóa

nem chua cây đa thanh hoá tại hà nội

Quy Trình Sản Xuất Nem Lai Vung Đồng Tháp Truyền Thống

Nhắc đến huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đặc sản vô cùng nổi tiếng đó là nem Lai Vung. Cùng một nguyên liệu và cách thức làm nem chua nhưng nem Lai Vung mang trong trong mình hương vị và nét riêng biệt. Và cũng chính từ đó mà đã có những vần thơ rất hay khi nói về loại nem này.

“Lai Vung là xứ lạ lùng Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say…”

Theo những người làm nem ở Lai Vung thì nem Lai Vung có từ 50 năm trước, người làm nem đầu tiên là bà Nguyễn Thị Mặn (Tư Mặn) ấp Tân Khánh và ông La Văn An (Mính Trãi) ấp Tân Bình, cùng ở xã Tân Thành, quận Đức Thành, tỉnh Sa Đéc. Lai Vung là tên chợ cũng là tên quận lỵ quận Đức Thành khi đó, nên Nem được đặt theo tên chợ là Nem Lai Vung.

Lúc đó nem được làm chủ yếu để cúng kiếng, lễ Tết. Sau này ăn thấy ngon miệng, dễ làm nên một số người mới quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ lẻ, rồi tiếng lành đồn xa, việc buôn bán nem được khuếch trương lên theo các chuyến xe đò, xuồng ghe đi khắp nơi trong nước.

Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt và lót kèm lá vông xong người ta gói lại bằng lá chuối để vài ngày cho lên men là thành món ăn đậm đà. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần da bì, lót phải là lá vông và dây buộc nem phải bằng dây chuối.

Nguyên liệu

Thịt nạc Bì Thính gạo Tỏi, ớt. Lá vông (hoặc lá chùm ruột), lá chuối. Dây nilon. Gia vị: Tiêu, đường, muối, nước mắm.

Phụ gia: Gusto LK07 tăng kết dính, Ultrabind SS302 tạo màu

Quy trình thực hiện nem Lai Vung

Chuẩn bị Nguyên liệu

Thịt: Rửa sạch, lọc hết gân, mỡ sau đó cho thêm đường, muối vừa đủ, công thêm 1 chút nước mắm. Ướp khoảng 15 phút và đem xay nhuyễn.

Trong quá trình sản xuất nem chua thì khâu quan trọng nhất quyết định giá trị của nem chua là khâu chọn nguyên liệu. Thịt sử dụng để làm nem chua đòi hỏi phải là thịt heo tươi, nóng, mới giết mổ bởi vì trong lúc này khả năng háo nước và giữ nước của thịt cao. Thịt trong giai đoạn này còn mềm, không bị dai, dễ dàng chế biến. Yêu cầu phần thịt nạc để sản xuất nem chua cũng rất khắt khe. Không phải phần thịt nạc nào trong cơ thể heo đều có thể dùng làm nem. Phần được sử dụng là thịt nạc đùi sau hoặc là nạc mông vì thịt nạc ở những bộ phận này vừa mềm, ít gân mỡ.

Đối với bì lợn phải chọn bì phần thân lợn mới đảm bảo độ giòn, đặc biệt bì phần bụng không thể làm được. Sở dĩ người làm nem mua cả phần mỡ bụng vì như thế cho rẻ, phần thừa có thể làm thức ăn cho gia cầm, cá…

Chuẩn bị nguyên liệu phụ

Tỏi: Bóc vỏ, thái lát. Ớt: Băm nhỏ. Lá vông (hoặc lá chùm ruột), lá chuối : Rửa sạch, để ráo. Lá vông chính là nguyên liệu tạo nên sự độc đáo cho những chiếc nem Lai Vung.

Cho tất cả nguyên liệu làm nem vào 1 cái âu lớn gồm: Thịt, bì, thính, tỏi, ớt, tiêu, nêm thêm chút gia vị (nếu cần) và sau đó trộn thật đều đến khi sợi bì được thịt bao bọc.

Đối với các cơ sở sản xuất, thường sử dụng máy trộn có cánh khuấy để hỗn hợp được đồng nhất. Trong quá trình này có thể bổ sung thêm phụ gia giúp tăng độ kết dính và tạo màu đỏ tự nhiên cho nem.

Nem sau khi gói để từ 3-5 ngày lên men ở nhiệt độ 27-30 độ C.

Lá gói đi kèm và nguyên liệu đường tạo nên sự khác biệt cho nem Lai Vung. Một chiếc nem ngon sẽ có đủ vị ngọt, chua cay hài hòa pha lẫn với chút mặn và vị bùi đặc trưng của chiếc lá vông.

Nói nem Lai Vung như một bức tranh về màu sắc cũng không sai. Khi nó là sự hòa điệu về màu đỏ hồng của nem được bao bọc bởi màu xanh của lá, điểm xuyến thêm chút đỏ tươi của ớt, chút vàng nhẹ của tỏi và sự ẩn hiện của tiêu. Tất cả những điều đó đã làm nên sự cuốn hút, khác biệt của loại nem này.

Email: sale5@luankha.com

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, chúng tôi

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

nem lai vung giá bao nhiêu

cửa hàng nem lai vung út thẳng

nem lai vung út thẳng đồng tháp

đại lý nem lai vung gò vấp hồ chí minh

nem chua

mua nem lai vung tai tphcm

nem lai vung thanh xuân

nem bình định

Quy Trình Sản Xuất Trứng Cá Muối (Caviar)

Video mô tả quy trình nuôi cá tầm và sản xuất trứng cá muối, một món ăn cao cấp nổi tiếng ở nhiều nơi trên thế giới.

Cá tầm con được nuôi dưỡng liên tục bẳng thức ăn giàu protein. Tại trang trại nuôi cá tầm, cá tầm con được cho ăn bốn phút một lần nhờ hệ thống máy tính điều khiển tự động. Khi cá lớn lên, tốc độ cho ăn có thể chậm lại. Do cá thải ra những chất trao đổi có hại cho chúng, người ta bổ sung vi khuẩn để lọc nước và thường xuyên kiểm tra nước để đảm bảo vi khuẩn hoạt động tốt.

Sau vài tháng, cá được chuyển qua bồn lớn hơn trong khi những chất thải rắn được lọc bỏ bởi lưới lọc. Trong các bồn này, nước được bơm liên tục để đẩy nước qua các nút nhựa có chứa vi khuẩn lọc nước. Đồng thời việc bơm nước liên tục này cũng giúp loại bỏ khí cacbonic (CO2) do cá thải ra và hòa tan thêm oxyvào nước cho cá hô hấp. Đường mật (màu nâu) được bổ sung vào nước để làm thức ăn cho các vi khuẩn lọc nước.

Sau 5 đến 7 năm tăng trưởng, cá dài ít nhất 1 m và có rất nhiều trứng. Người ta cho cá vào bồn nước có hòa tan thuốc gây mê trước khi đưa chúng đến trạm siêu âm để kiểm tra sản lượng trứng. Nếu sản lượng trứng đạt (hàng chục ngàn trứng) thì cá sẽ được thu hoạch, nếu không đạt thì cá sẽ được đưa trở về tiếp tục nuôi dưỡng.

Các buồng trứng được thu hoạch nhẹ nhàng và chuyển vào phòng lạnh. Họ đặt các buồng trứng trên những miếng lưới kim loại và chà nhẹ nhàng để phân tách trứng.Sau khi phân tách, trứng được rửa qua nước lạnh nhiều lần để làm sạch tạp chất và sử dụng nhíp để lọai bỏ trứng vỡ và những tạp chất còn sót lại. Sau khi làm sạch, họ làm ráo trứng cá rồi trộn muối (khoảng 3.5% khối lượng cá) để làm tăng hương vị và thời gian bảo quản. Hỗn hợp được làm lạnh trên nước đá khoảng 6 phút để đẩy nhanh quá trình hấp thụ muối. Sau đó, họ sử dụng giấy hút ẩm để làm ráo nước lần cuối trước khi chuyển vào giai đoạn đóng gói. Trong công đoạn đóng gói, họ ép trứng xuống để loại bỏ khí vì không khí sẽ gây ra quá trình oxy hóa và nhanh hư hỏng.

Trứng cá tầm là một món ăn cao cấp, còn được gọi là “vàng đen”. Do việc đánh bắt và khai thác quá tải nên nguồn cá tầm hoang dã bị cạn kiệt. Do đó, mô hình sản xuất cá tầm trong trang trại sẽ mang đến cho ngành công nghiệp sản xuất cá tầm một sự phát triển bền vững.

Nguồn

Panos Egglezos

Quy Trình Sản Xuất Nước Mắm Phan Thiết Ht

Nước mắm cá cơm tươi hẳn không còn quá xa lạ đối với mỗi bữa cơm của gia đình Việt Nam. Nước mắm cá cơm tươi được ủ chượp và chế biến một cách rất công phu, kỹ lưỡng. Chính vì thế, mỗi giọt nước mắm thơm ngon ra đời sẽ rất thơm và có màu đặc trưng. Không những thế, nước mắm cá cơm cũng được người dân làm mắm tích lũy những kinh nghiệm qua bao đời để mới có thể lừng danh như ngày hôm nay. Nếu bạn là fan ruột của nước mắm cá cơm thì bài viết này sẽ đưa bạn đến những cung bậc cảm xúc của bữa cơm gia đình ấm no sum vầy.

Nguồn gốc của nước mắm cá cơm tươi

Nước mắm cá cơm tươi được hình thành từ những năm 1900 – 1945. Ở những vùng biển mà ngư dân đánh bắt được rất nhiều cá cơm như Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết, Bình Định, Quãng Ngãi… Những nơi này có truyền thống làm nước mắm rất lâu năm. Khi mà ngư dân đánh bắt cá cơm quá nhiều nhưng không thể tiêu thụ cá cơm tươi ngay một lúc được. Câu chuyện nước mắm xuất hiện khi họ đem cá ướp với muối để sử dụng lâu dài. Sau thời gian cá cắn muối  sẽ cho ra dung dịch loãng có màu đỏ, vị mặn. Người dân thường dùng để ăn sống hoặc nấu nước để bữa cơm có vị ngon hơn. Từ đó, nghề nước mắm ra đời và lưu truyền cho đến ngày nay.

Mặc dù trải qua bao đời “cải cách” về công tác kiểm định, chọn lọc nguyên liệu, thời gian ủ chượp để nước mắm được đảm bảo vệ sinh và vị ngon hơn. Tuy nhiên, các khâu đều trải qua quy trình khắc khe và đối phó với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Tại sao cá cơm tươi được chọn để làm nước mắm thay cho loại cá khác

Nguyên liệu được nhắc ngay ở cái tên nước mắm cá cơm tươi. Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người yêu thích loại nước mắm này quan tâm. Có nhiều loại cá dùng để sản xuất nước mắm như cá thu, cá nục… Tuy nhiên, cá cơm vẫn được ưu tiên để đưa vào quy trình sản xuất nước mắm hơn các loại cá khác. Liệu bạn đã từng mua nước mắm cá cơm tươi trên thị trường và đọc hết những thông tin về thành phần sản xuất  hay chưa? Trong nội dung mà bạn đang theo dõi có thể giúp bạn biết được giá trị dinh dưỡng của cá cơm tươi cũng như quy trình  sản xuất nước mắm.

Về giá trị dinh dưỡng của cá cơm

Cá cơm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, cung cấp các chất đạm, chất béo Omega-3, Niacin và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Sodium, Vitamin B12 , và các vi chất dinh dưỡng khác… Đồng thời mang lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe con người như: tốt cho mắt, giúp giảm cân, làm đẹp da, củng cố xương và răng chắc khỏe, giảm các nguy cơ bị dị ứng, hen; đặc biệt là rất tốt cho thai nhi;…

Về giá thành

Giá thành của cá cơm tươi rất rẻ, vào mùa cao điểm thì cá cơm chỉ dao động từ 8000 – 10.000VNĐ/ 1kg. Còn các mùa đánh bắt ít thì giá thành dao động từ 10.000 – 12.000VNĐ/ 1kg. Ngoài sản xuất nước mắm thì cá cơm tươi còn được ngư dân phơi khô để bảo quản và bán với giá cao hơn (tầm 200.000VNĐ/1kg). Như bạn biết đấy, đây là loại thực phẩm rất dễ ăn và chế biến được rất nhiều các món ăn khác nhau…

Hợp với muối

Như bạn biết đấy, cá cơm tươi và muối là hai loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất nước mắm vì độ cắn muối của cá cơm nhanh và cho được vị nước mắm không bị tanh.

Chính vì thế, Nước mắm cá cơm tươi phải được sản xuất từ nguồn cá cơm  được đánh bắt từ khơi xa, cùng với muối ở những vùng biển như Phan Thiết, Bà rịa Vũng Tàu, Phú Quốc thì nước mắm sẽ rất ngon và có độ đạm cao.

Nước mắm cá cơm tươi trải qua khâu chọn lọc nguyên liệu như thế nào?

Nguyên liệu cá cơm

5 tiêu chí được đưa ra đối với mỗi lần các chuyên gia vào cá là loại cá, độ muối, tỷ lệ cá tạp, độ tươi và độ khô để đảm bảo có chất lượng tốt nhất.

Nguyên liệu muối

Không đơn thuần chỉ là muối, mà ở đây để nước mắm cá cơm tươi được ngon nhất thì phải dùng muối biển sạch.

2 nguyên liệu này phải được hòa quyện với nhau thì mới tạo thành những giọt nước mắm cá cơm tươi ngon. Chỉ cần một trong hai được chọn lọc không kỹ sẽ dẫn đến thành phẩm bị ê mùi.

Quy trình sản xuất nước mắm cá cơm tươi tại công ty nước mắm Phan Thiết HT

Quy trình sản xuất chắc chắn sẽ không hề đơn giản như những gì bạn bắt gặp trong phim ảnh. Việc làm này rất gian nan và chỉ những nghệ nhân làm nước mắm cá cơm tươi mới hiểu. Người tiêu dùng chắc cũng rất tò mò về quy trình để sản xuất ra loại nước mắm cá cơm tươi này.

Trong quy trình sản xuất nước mắm, nghệ nhân thường sử dụng cách chế biến nước mắm truyền thống là áp dụng phương pháp ủ chượp gài nén. Cá và muối sẽ được trộn với nhau theo tỷ lệ 3:1 rồi mới cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 – 8 m³, rồi dùng muối rải lên, gài nẹp bằng cách đè các vật nặng lên để nén. Sau 2-4 ngày sẽ lấy nước bổi từ nút lù phía dưới thùng.

Sau khi đã rút hết nước bổi thì phần cá và muối sẽ xẹp xuống, Cứ thế tiếp tục ủ kín từ 7-12 tháng ròng. Cho Đến khi chượp “chín” thì nước mắm trở nên trong suốt, có màu từ vàng rơm đến nâu cánh gián, mùi tanh của cá sẽ mất đi và thay vào đó là mùi thơm đặc trưng, nước mắm cốt là nước rút lần đầu tiên.

Sau khi đã rút nước mắm cốt thì Phần xác cá và muối còn lại sẽ được ướp tiếp bằng cách cho thêm muối lên men và nước bổi vào, cứ thế rút tiếp nước thứ hai, nước thứ ba. Những đợt rút nước sau này được gọi là “nước ngang”. Vì thế độ đạm cũng như chất lượng cũng sẽ kém hơn nước đầu.

Việc  áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại vào việc sản xuất nước mắm cá cơm tươi cũng được nhiều doanh nghiệp nước mắm lớn thực hiện. Việc cho ra đời những chai nước mắm an toàn, nước mắm đạt chất lượng phải xuất phát rừ nhiều yếu tố như chất lượng đầu vào, thời gian ủ chượp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài yếu tố đó, các nghệ nhân làm mắm đều nắm rất rõ các lịch trình ủ chượp và rút nước bổi để mang lại những giọt nước mắm đảm bảo chất lượng, màu sắc và độ đạm.

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Sản Xuất Nem Chua Thanh Hóa Truyền Thống trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!