Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Mới Về Cấp Sổ Đỏ Khi Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Tờ Viết Tay. , Hãng Luật Anh Bằng mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hotline: Hãng Luật Anh Bằng: TVPL- 0913 092 912
Quy định mới về cấp Sổ đỏ khi mua bán Nhà đất bằng giấy tờ viết tay.
Quy định mới về cấp Sổ đỏ khi mua bán Nhà đất bằng giấy tờ viết tay. , Hãng luật Anh Bằng
MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẰNG GIẤY VIẾT TAY – CÓ ĐƯỢC CẤP SỔ ĐỎ ? ? ?.
Thứ nhất , mở rộng thời điểm có hiệu lực của việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất bằng giấy tờ viết tay.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp GCN đối với các trường hợp mua bán bằng giấy viết tay như sau: “… nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 mà đất đó chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu…”. Theo quy định trên thì việc sử dụng đất mà có nguồn gốc là do nhận tặng cho, chuyển nhượng bằng giấy tờ mua bán viết tay thì chỉ được công nhận nếu đã thực hiện từ trước ngày 01/01/2008. Như vậy, quy định trên sẽ không công nhận các giấy tờ mua bán, tặng cho đất đai viết tay sau ngày 01/01/2008. Các giao dịch về đất đai sau ngày 01/01/2008 bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai về đất đã phải được cấp sổ đỏ, hợp đồng, văn bản, giấy tờ mua bán phải được công chứng, chứng thực,…
Còn theo quy định tại Mục 54, Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, quy định về cấp sổ đỏ cho diện tích đất có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng tặng cho bằng giấy tờ viết tay vẫn được giữ nhưng thời điểm nhận chuyển nhượng, tặng cho được kéo dài hơn. Theo đó, sẽ cấp sổ đỏ đối với những trường hợp sử dụng đất mà việc mua bán, chuyển nhượng bằng giấy tờ viết thực hiện từ sau thời điểm 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014. Cụ thể tại Mục 54, Điều 2 Nghị định 01/2017 quy định về các trường hợp sử dụng đất mà không có Giấy chứng nhận như sau:
“a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”
Như vậy, theo quy định trên, thời điểm sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho bằng giấy tờ viết tay được kéo dài từ sau ngày 01/01/2008 đến ngày 01/07/2014 (thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực). Tức là đối với một số trường hợp việc sử dụng đất có nguồn gốc là do nhận chuyển nhượng, tặng cho bằng giấy tờ viết tay mà được thực hiện từ sau 01/01/2008 đến trước 01/7/2014 thì vẫn có thể được pháp luật công nhận. Quy định trên về cơ bản đã tạo điều kiện khá lớn cho những người đang sử dụng đất khi mở rộng hơn về những trường hợp mua bán bằng giấy tờ viết tay được phép cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, việc mở rộng thời điểm có hiệu lực của việc nhận chuyển nhượng, tặng cho đất đai bằng giấy tờ viết tay từ khoảng thời gian trước 01/01/2008 đến ngày trước 01/7/2014 cũng kèm theo điều kiện là người đang sử dụng phải có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất (Sổ mục kê, giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà đất,…)
Thứ hai, giữ nguyên quy định về việc không yêu cầu người sử dụng đất làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, không phải nộp các hợp đồng, văn bản mua bán khi làm thủ tục.
Theo quy định tại Khoản 1 của Nghị định 43/2014, khi người sử dụng đất làm thủ tục để cấp sổ đỏ “…thì người nhận chuyển quyền sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật Đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được bắt buộc người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật…”. Quy định trên của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đã tạo điều kiện rất lớn cho người sử dụng đất khi làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận, bởi không buộc người sử dụng đất phải làm thủ tục cấp sổ đỏ đất cho bên bán trước rồi sau đó mới làm thủ tục chuyển quyền mà sẽ để bên nhận chuyển nhượng làm thủ tục đăng ký cấp sổ đỏ ngay từ đầu cho chính bên nhận chuyển nhượng. Đồng thời, theo quy định thì cơ quan Nhà nước khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ thì cũng không được yêu cầu người sử dụng đất cung cấp hợp đồng, văn bản mua bán. Quy định này của Nghị định 43/NĐ-CP đã tạo điều kiện cho những người đang sử dụng đất khi đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hạn chế được tối đa các bước để được cấp sổ đỏ, tránh những phiền phức cho người sử dụng đất khi làm thủ tục để được cấp sổ đỏ.
Tiếp tục giữ nguyên quy định cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng khi làm thủ tục cấp sổ đỏ. Tại mục 54, Điều 2 Nghị định 01/2017 tiếp tục quy định với nội dung người sử dụng đất sẽ “… không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật…”. Như vậy theo quy định trên, khi người sử dụng đất làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan Nhà nước sẽ không được quyền yêu cầu người sử dụng đất nộp các loại giấy tờ văn bản chuyển quyền và người sử dụng đất cũng sẽ không phải làm thủ tục chuyển quyền theo quy định mà chỉ làm thủ tục đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu.
Như vậy, nhìn tổng thể lại có thể thấy rằng Nghị định 01/2017/NĐ-CP ra đời sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng đất trong quá trình làm thủ tục xin cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, quy định mới ưu điểm là vậy nhưng để biết được người dân, người sử dụng đất được hưởng lợi từ quy định mới trên đến đâu thì sẽ phải chờ đợi trong thời gian tới thì mới có thể biết được.
Trân trọng cảm ơn Quý vị và Bạn đọc đã theo dõi.
Để có thể tìm đọc và theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi, bạn vui lòng truy cập vào địa chỉ: chúng tôi hoặc luatsucovandoanh chúng tôi
Nếu bạn có nhu cầu được tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý. Vui lòng liên hệ đến Hãng Luật theo địa chỉ:
VPGD: P.905, Tòa nhà CT 4.5, Ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline Giám đốc: Luật sư. ThS Luật học: Minh Bằng 0913 092 912
HOTLINE TƯ VẤN PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở: 0982 69 29 12Các Tin khác
+ Thế nào được xác định sử dụng đất ổn định, lâu dài ? Luật sư chuyên về Đất đai tại Hà nội. (31/01/2020)
+ Quy định về Trình tự, Thủ tục Khiếu nại, Giải quyết Khiếu nại của công dân. (31/01/2020)
+ Điều kiện, Trình tự, Thủ tục thu hồi đất phục vụ cho mục đích phát triển Kinh tế – xã hội. (31/01/2020)
+ Tranh chấp Đất đai, Khiếu hay Kiện ? (31/01/2020)
+ Trình tự, thủ tục thu hồi đất; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. (31/01/2020)
+ Trình tự, thủ tục tặng cho đất đai, nhà ở. (31/01/2020)
+ Quy định về trường hợp được cấp, không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Sổ đỏ. (31/01/2020)
+ Luật sư tư vấn, đại diện, bảo vệ kiện tụng tranh chấp Đất đai, nhà ở. (31/01/2020)
+ Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với Dự án đầu tư (31/01/2020)
+ Thủ tục khai nhận Di sản thừa kế theo Di chúc và theo Pháp luật. (31/01/2020)
+ Dịch vụ Nhà đất, Sổ đỏ trọn gói: ^^ Luật sư, Công chứng, Thủ tục hành chính, Kết quả ^^ (31/01/2020)
+ Thủ tục mua bán tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm. (31/01/2020)
+ HÃNG LUẬT ANH BẰNG – Quy định về Hồ sơ, Thủ tục xin chia tách thửa đất (31/01/2020)
+ Văn phòng Luật sư, Hãng Luật Danh tiếng, Nổi tiếng, Giỏi Tư vấn Đất đai, Nhà ở tại Hà Nội (31/01/2020)
+ Hãng Luật giỏi, danh tiếng, nổi tiếng Tư vấn về Đất đai, Nhà ở tại Hà Nội – HÃNG LUẬT ANH BẰNG (31/01/2020)
+ Quy định mới về Bồi thường, Tái định cư, Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (31/01/2020)
+ Thủ tục mua bán nhà đất (31/01/2020)
Số người online: 17
Total: 3123596
Đất Mua Bằng Giấy Viết Tay: 5 Quy Định Cần Biết Để Làm Sổ Đỏ
Đối với đất mua bằng giấy viết tay trước ngày 01/7/2014 nếu chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận khi đủ điều kiện hoặc được cấp Giấy chứng nhận mới nếu hai bên không phát sinh tranh chấp.
* Mua đất là cách gọi phổ biến của nhiều người dân, theo pháp luật đất đai thì đây là việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
1. Đất mua bằng giấy viết tay là gì?
Hiện nay không có văn bản pháp luật nào sử dụng cụm từ “đất mua bằng giấy viết tay”, đây là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất bằng giấy tờ không có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Mua đất bằng giấy viết tay vẫn hợp pháp?
2.1. Chuyển nhượng từ ngày 01/7/2014 đến nay
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau phải công chứng, chứng thực nếu không sẽ không có hiệu lực, trừ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015. Hay nói cách khác, nếu không công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thì giao dịch đó vô hiệu, không thể đăng ký biến động (không sang tên được).
2.2. Chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014
Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền như sau:
“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này”
Như vậy, nếu đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 thì khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận lần đầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực).
3. Đất mua bằng giấy viết tay không phải sang tên
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng từ trước ngày 01/7/2014 mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền (không phải thực hiện thủ tục sang tên vì đất chưa có Giấy chứng nhận).
Để được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo từng trường hợp đất có giấy tờ và đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
4. Làm Sổ mới khi bên mua cầm Sổ đỏ bên bán
Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển nhượng hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
Bước 1: Người nhận chuyển nhượng nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người nhận chuyển nhượng.
Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương 03 số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).
Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển quyền.
Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.
5. Xử lý khi tranh chấp đất mua bằng giấy viết tay
Khi xảy ra tranh chấp đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay từ trước ngày 01/7/2014 thì xử lý theo cách sau:
– Nếu là xác định là tranh chấp đất đai (tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất trước khi khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết.
– Nếu xác định là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Các bên được khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền luôn mà không phải hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Kết luận: Đất mua bằng giấy viết tay trước ngày 01/7/2014 mà chưa sang tên sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu nếu đủ điều kiện hoặc được cấp Giấy chứng nhận mới nếu bên mua có Giấy chứng nhận của bên bán mà không có hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ Khi Mua Bán Nhà Bằng Giấy Viết Tay
Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay được sang tên?
Từ 01/7/2014, theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho đất hoặc cả nhà và đất phải công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015, giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Trước ngày 01/7/2014 một số trường hợp chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay (không công chứng hoặc chứng thực) vẫn có hiệu lực.
Như vậy, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, trừ trường hợp theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Thủ tục sang tên khi mua bán bằng giấy viết tay
Đối với trường hợp đất đã có giấy chứng nhận mà các bên không công chứng hoặc chứng thực và đăng ký biến động thì theo quy định đất vẫn thuộc về bên chuyển nhượng (bên bán) dù tiền bên mua đã trả xong. Do vậy để tránh rủi ro như tranh chấp, các bên cần chủ động thực hiện theo quy định sau:
Bước 1. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
Bước 2. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bước 3. Nộp hồ sơ sang tên
* Chuyển nhượng, tặng cho trước ngày 01/7/2014
Việc chuyển nhượng, tặng cho đất xảy ra trước 01/7/2014 rất phổ biến, tùy thuộc vào từng trường hợp mà có quy định khác nhau, cụ thể:
Trường hợp 1: Chuyển nhượng, tặng cho khi chưa có giấy chứng nhận
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp đang sử dụng đất sau mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì được cấp giấy chứng nhận theo thủ tục cấp lần đầu mà không công chứng hoặc chứng thực và nộp hồ sơ sang tên gồm:
– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008.
– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.
Như vậy, trong những trường hợp trên vì chưa có giấy chứng nhận nên được cấp giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện.
Trường hợp 2: Chuyển nhượng, tặng cho mà có giấy chứng nhận hoặc hợp đồng
Theo khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trường hợp người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho đất trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận của bên chuyển quyền hoặc hợp đồng, giấy tờ chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận mà không phải làm thủ tục sang tên.
Theo đó, để được cấp giấy chứng nhận thì người nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế trong trường hợp trên phải thực hiện theo thủ tục sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận
Bước 2: Giải quyết yêu cầu
– Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận trả).
– Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nếu:
+ Không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp Giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp Giấy chứng nhận mới.
+ Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.
Bước 3. Trả kết quả
Theo Luật Việt Nam
Công ty CP ĐT Địa Ốc Hoàng Khải Minh
Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM
Hotline: 0908.27.55.44
Website: https://www.muabannhadatphumy.com/
Có Được Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Viết Tay?
Khi chuyển nhượng nhà đất phải lập hợp đồng và công chứng hoặc chứng thực theo quy định. Vậy, hiện nay có được mua bán nhà đất bằng giấy viết tay hay không?
* Pháp luật không quy định hay giải thích thế nào là mua bán nhà đất bằng giấy viết tay nhưng theo cách hiểu phổ biến, mua bán nhà đất bằng giấy viết tay là hợp đồng không được công chứng hoặc chứng thực.
Từ 01/7/2014, không được mua bán bằng giấy viết tay?
Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo khoản 1 Điều 211 Luật Đất đai 2013 thì Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
Căn cứ vào quy định trên, từ ngày 01/7/2014 đến nay, khi chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải lập hợp đồng và được công chứng hoặc chứng thực, nếu không công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng vô hiệu (hợp đồng không có hiệu lực).
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1…
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực”.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), hợp đồng chuyển nhượng nhà đất không công chứng hoặc chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Bộ luật Dân sự năm 2015, khi chuyển nhượng đất hoặc chuyển nhượng nhà đất thì hợp đồng chuyển nhượng phải công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực.
Lưu ý: Việc yêu cầu tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng không công chứng hoặc chứng thực có hiệu lực mất nhiều thời gian và phức tạp hơn việc các bên thực hiện công chứng hoặc chứng thực; mặt khác, khi công chứng hoặc chứng thực dễ cho việc sang tên giấy chứng nhận. Do vậy, các bên nên cân nhắc việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng thay vì yêu cầu toàn án công nhận.
Trước 01/7/2014, được mua bán bằng giấy viết tay
Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008;
– Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Theo quy định trên, có 02 trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cần công chứng hoặc chứng thực theo quy định (hay còn gọi là mua bán bằng giấy viết tay) có hiệu lực; nhưng 02 trường hợp này chỉ hợp pháp khi hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực trước ngày 01/7/2014.
– Từ ngày 01/7/2014 đến nay người dân không được chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay mà phải lập hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực, nếu không sẽ không có hiệu lực (không đủ điều kiện sang tên), trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.
– Có 02 trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy viết tay mà không phải công chứng hoặc chứng thực nhưng hợp đồng chuyển nhượng đó chỉ có hiệu lực khi diễn ra trước ngày 01/7/2014.
Theo Luật Việt Nam
Công ty CP ĐT Địa Ốc Hoàng Khải Minh
Bạn đang xem bài viết Quy Định Mới Về Cấp Sổ Đỏ Khi Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Tờ Viết Tay. , Hãng Luật Anh Bằng trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!