Cập nhật thông tin chi tiết về Mỹ Liên .. Bánh Bèo Bì Bình Dương mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cả miền Nam đâu cũng có món bánh bèo bì, cần gì phải đi đến Bình Dương để thưởng thức món ăn xưa nay vốn là món bình dân. Ấy vậy mà Tường Vân rất hào hứng nói: “Em có cô bạn, sẵn sàng một chiếc xe bảy chỗ, bốn giờ chiều anh nhớ tới, anh em mình đi Bình Dương ăn bánh bèo bì”.
Trong ký ức của tôi, Bình Dương chỉ là miệt cầu Ngang, nơi ngày còn đi học, vào những ngày Chủ Nhật, tôi “cõng” cô nàng cùng lớp hoặc cô tiểu thư hàng xóm trên chiếc xe đạp, ì ạch dặm đường gió bụi đến Lái Thiêu, “chun” vô vườn, kiếm gốc cây rậm rạp để ngồi ăn măng cụt, chôm chôm, bòn bon, đặc sản của Lái Thiêu, Bình Dương thời ấy. Ngày đó, trong túi tôi lúc nào cũng đem theo chai dầu Nhị Thiên Ðường, để khi các nàng bị kiến cắn, có cái mà thoa lên da trắng xuân thì của quí nương.
Ngày đó, có lúc tôi đi qua chợ Búng, nghe nói chợ này có món bún bì ngon lắm, có lúc túi cũng rủng rỉnh chút tiền, định bụng mời các em món bì bún cho biết với người ta nhưng kỳ cục thay chưa lần nào thực hiện được. Lý do đơn giản là chỉ sau khi mặt trời lặn, chợ tan, tôi mới tìm thấy lối ra khỏi vườn cây xanh trái ngọt. Ngu sao ngồi với con gái mà về sớm !.
Ngày nay, dân khấm khá ở Sài Gòn ai cũng có đất vàng, đất bạc ở Bình Dương, riêng một số “bạn nghèo cũ” của đất Bình Dương, nếu nay vẫn còn nghèo mà có dịp trở lại, đi lớ ngớ là lạc đường.
Trên chiếc xe do chính chủ nhân, Yến, một thiếu phụ Hà Nội, người có gương mặt buồn rười rượi cầm lái. Buổi chiều xuân muộn ở hướng Ðông Bắc Sài Gòn, mây và gió cũng thấp thoáng sắc u hoài không duyên cớ. Ba người: Yến, Tường Vân và Nguyên không có ký ức về món bánh bèo bì và đất, gió Bình Dương. Trong khi tôi, Nguyễn Viện, anh Trần Quang và Văn Phương, mỗi người một mẩu chuyện hướng về những góc thơ mộng ký ức Bình Dương xưa.
Không cần phải gọi, vùng ký ức này cũng tự nhiên thấp thoáng món bánh bèo bì. Ký ức không có tuổi, ký ức về một món ăn lại hoàn toàn là một đứa bé. Với đứa bé ấy, cảnh vật có thể khác nhưng nước miếng thèm ăn, hương vị kích thích từ một món ngon cũ không bao giờ khác.
Và từng ấy con người tuổi trung niên ngồi trong chiếc xe, mỗi người đều có riêng một “khẩu cảnh” với món bánh bèo bì. Nhưng với riêng người “tình đầu” thì nỗi hào hứng dễ bốc hơn. Không chộn rộn sao được khi “danh và vị” của món ăn này, ngày nay đã là một thứ “báu vật” của một địa phương nổi tiếng hào phóng không kém gì Sài Gòn. Không nôn nao sao được khi mà món bánh bèo, món bún mỗi vùng mỗi khác, thế thì “dung nhan“ của cô nàng bánh bột gạo ở đất người đẹp Thẩm Thúy Hằng ra sao !
Bánh bèo bì Mỹ Liên
Chúng tôi đến Bình Dương lúc năm giờ. Dù là dân đô thị quen ăn muộn, ngủ trễ nhưng không ai tránh được chuyện chuông đồng hồ sinh học réo lên vào lúc chim chuẩn bị về tổ, gà vô chuồng. Nguyễn Viện, ngồi phía trước, nhà văn “dễ thương vô bờ” khi đưa ra phác thảo kế hoạch ăn uống. Nguyễn Viện nói: “Bình Dương có hai quán bánh bèo bì nổi tiếng. Kế hoạch của mình là vào quán mới, tên là Mỹ Liên, quán này nghe nói trẻ tuổi hơn, mới xây lại nhưng ngon hơn nên mình vào ăn bánh bèo trước. Sau đó mình đến quán sáu mươi năm tuổi ăn bì bún. Cả chuyến đi này chỉ ăn bánh bèo với bì bún nên để dành bụng mà ăn”.
Nằm ngay bên đường vào thị xã Thủ Dầu Một, quán Mỹ Liên thoạt trông chỉ thấy giống một tiệm chạp phô. Chiều thứ Bảy khách ăn đông như đi chùa ngày rằm. Ðời nay là vậy, nếu gặp cảnh người xe nườm nượp thì y như rằng không là trung tâm nhậu nhẹt cũng đích thị là quán ăn ngon.
Trong quán, tầng trệt, tầng lửng, lầu một hết bàn, may mà chúng tôi còn “giành” được cái bàn ở tầng trên cùng. Lúc lên cầu thang nhìn xuống gian bếp, thấy lủ khủ thau, thúng đựng rau tươi, bún, bì, bánh tráng, người nhà bếp có hơn cả chục, ai cũng hối hả, lăng xăng. Rồi đi qua từng tầng, nhìn cảnh khách ngồi ăn, ngồi chờ. Toàn cảnh quán Mỹ Liên này, khiến chúng tôi hình dung đến đám giỗ của một gia đình nhà giàu tỉnh lẻ.
Lúc người đàn ông phục vụ đến kêu chúng tôi gọi món. Tất nhiên là chúng tôi gọi “cho bảy dĩa bánh bèo”. Chính người đàn ông này cho chúng tôi biết quán có trên một trăm năm tuổi. Khởi nghiệp bán bánh bèo bún bì là một người đàn bà, với cái gánh hàng rong bên đường. Bà bán cho khách ăn ngồi chồm hổm không kịp, nên từ từ kê bàn lúp xúp lấn vô sân, rồi sau đó vô nhà trên, nhà dưới, đến đời nay mới lên lầu.
Người đàn ông phục vụ có miệng cười thấy hai hàm răng này nói: “Bà chủ quán hiện nay đã sáu mươi ba tuổi, bà là cháu ngoại của bà gánh bánh bèo hồi xưa. Mấy anh cứ tính ra thì biết cố cựu cỡ nào”.
Theo lời anh bán hàng kể, quán Mỹ Liên mới thật là quán bánh bèo bì xưa nhất ở đất Thủ Dầu Một. Chúng tôi thấy kiến thức “lịch sử bánh bèo bì” ở đất Bình Dương của mình là sai. Thiệt tình mà nói, xứ mình đâu có nhà sử học ẩm thực hay bộ từ điển món ăn nào để tra cứu. Về văn minh ăn uống, ai đồn sao nghe vậy, dẫu có trật lất, trật lơ cũng đâu có gì mắc cỡ!
Nhưng khi nghe tin bánh bèo bún bì của quán này, năm 1999 được tỉnh Bình Dương cử đi thi món ngon cả nước và trúng giải nhất, được cấp bằng lộng kính, treo lên tường hẳn hoi thì đương nhiên thực khách tứ phương ưng chuyện ăn ngon mà thiếu kiến thức ắt cũng phải trầm trồ. Ra vậy ! Dân Nam Kỳ bán đồ ăn vốn coi trọng tiếng khen của thực khách hơn là chuyện lòe cái bằng chứng nhận hạng “dzách lầu”. Nhưng một khi chủ quán chịu trưng lên cho bá tánh xa gần biết cái “miếng giấy” đó, ắt phát xuất từ lòng tự hào hơn là nhu cầu bon chen cạnh tranh thời buổi kinh tế thị trường bát nháo.
Làm bánh bèo
Bánh bèo làm bằng bột gạo. Vì là món bình dân để ăn chơi nên không nhất thiết phải làm bằng một thứ gạo thơm ngon đắt tiền. Nhưng hầu như cái bánh bèo nào cũng ngon lành.
Nếu hiểu ‘tiến trình” từ một loại gạo bình thường, làm thành bột, thành bánh thì sẽ vỡ lẽ. Mỗi cái bánh bèo là một cuộc đời của những hạt gạo tắm gội trong nước, hay văn vẻ hơn là thanh lọc trong nguồn cội của nước.
Tôi nhớ ngày xưa, má tôi làm bánh bèo như vầy. Khởi đầu, bà sai mấy chị tôi đổ nước uống, thường là nước mưa vào gạo để ngâm qua đêm. Hôm sau mấy chị tôi lại đổ nước, gút cho tới khi nào bốc gạo lên ngửi không còn mùi chua, do lên men của cám gạo gặp nước. Sau đó má tôi biểu ra nhà sau rửa sạch cối đá mà xay. Tôi ham ăn bánh bèo nhưng ghét chuyện má tôi làm bánh bèo đãi khách, vì xay bột mỏi tay lắm. Hạt gạo đã xay thành bột, bột hòa trong nước, gọi là bột nước. Lúc này má tôi mới ra tay, bà đổ bột nước vô một cái bao vải, cột miệng thật chặt, sau đó bắt tôi bưng cái cối đá đè lên, để qua đêm. Lúc đó tôi suy diễn chuyện má tôi tự tay cột chặt miệng bao, bao bột nước là cô gái được má tôi xe duyên cùng anh chàng cối đá. Giống như chuyện đàn ông đàn bà ngủ với nhau qua đêm. Sáng hôm sau nước đục trong bao bột chảy hết, phần gạo còn lại kết tinh trắng ngần. Chưa hết, má tôi lại gọi mấy chị em tôi đem mấy cái nia tre ra, rồi thay nhau ngắt từng cục bột trải lên nia, đem phơi nắng. Bột làm bánh bèo sau khi tắm gội trong nắng sẽ khô đi và chờ má tôi đổ bánh, bà sẽ canh liều lượng khách ăn mà sử dụng, phần bột khô còn lại để dành cho lần đổ bánh khác. Ðể có được thứ bột đúng tiêu chuẩn đổ bánh, một lần nữa, bà lại quậy bột với nước, chất tinh anh trong trắng của gạo lại được hòa vào nguồn nước.
Quê tôi dùng từ đổ bánh bèo chớ không nói làm bánh bèo. Ngày đó, đất gốm xứ Bình Dương này có sản xuất một loại chén nhỏ chuyên dùng cho việc đổ bánh bèo. Ðổ bánh là một nghệ thuật, khi đổ (rót) bột, tay đổ dứt hột (giọt bột) thì bột bánh phải vừa ngám, tròn đầy cái chén, không hao bột, không thiếu bột, có vậy, sau khi hấp chín mỗi cái bánh bèo mới bung nở như một nụ xuân thì, trông xinh đẹp biết bao !
Bì
Bánh bèo Bình Dương nhân đậu xanh. Cũng có thể hình dung màu xanh của đậu như nhụy hoa tô điểm cho cánh hoa bánh bèo trắng ngần, gọi mời những cái miệng bướm, miệng ong thèm ăn. Kèm thính gạo trộn với bì (da và thịt heo nạc) rắc phủ trên bánh bèo. Thính như là thứ phấn hoa đậm hương, khiến cho hương vị của bánh bèo quyến rũ vô cùng.
Người miền Nam ưa ăn thính. Món bì ăn cơm tấm cũng được trộn thính và gần như thính là một món đặc biệt được dùng cho các món bì. Thính làm từ gạo, hạt gạo sau khi nhảy múa (rang) trong chảo, trong nồi với lửa tới khi cháy bén, tỏa mùi thơm khen khét. Rang bén mùi khét thôi chớ không được phép khét. Ðể đạt được chuẩn mực này người rang phải có kinh nghiệm và chính kinh nghiệm lâu năm mà một số bà buôn gánh, bán bưng đạt được tới nghệ thuật rang thính. Bà nội trợ nào cũng rang được thính, nhưng làm món bì mà rang thính không có bí quyết riêng thì không mong gì tiệm ăn của mình trở thành trứ danh.
Món bánh bèo bì, bún bì, bì cuốn Mỹ Liên quả là có thứ thính đặc biệt không thể nhầm lẫn hay bắt chước. Ở các quán bán món bì nổi tiếng khác cũng vậy. Còn hỏi đặc biệt cỡ nào thì phải tự mình ăn, tự mình so sánh mới biết.
Khẩu vị bánh bèo bì
Khi bảy dĩa bánh bèo được bưng ra thì trời cũng vừa sập tối. Diễn viên gạo cội của điện ảnh Sài Gòn, anh Trần Quang dùng khăn giấy lau đũa muỗng những cử chỉ chầm chậm của anh phần nào cho thấy vẻ trân trọng món bánh bèo bì. Có lẽ không ít hơn ba mươi năm anh mới “gặp lại” món bánh bèo Bình Dương. Lúc từ Mỹ về Việt Nam, anh không nghĩ rằng lại có “duyên” ăn món này.
Bởi vậy, không phải người sang hay có tiền là đương nhiên được gặp lại món ngon ngày cũ. Cái thú ăn uống trên đời có khi phải có duyên mới được toại ý.
Anh Trần Quang dùng đũa chạm vào từng cái “hoa” bánh bèo thật nhẹ nhàng, anh từ từ ăn, chắc là muốn cho hương vị bánh bèo từ từ thấm vào khẩu vị. Có thể đó là phong cách ăn quí phái của những người Bắc xưa. Cũng có thế là anh đang cảm nhận cho hết vị ngon của mỗi cái bánh bèo bì, rau thơm, nước mắm, những vị ngon thiệt tình của món ăn miền Nam, vị ngon chừng như biết chia sẻ nỗi ẩn ức sâu kín của thân phận người lưu vong.
Lúc ăn gần hết dĩa bánh bèo, tôi mới để ý chỉ có tôi và anh chàng nông dân ngồi bàn bên cạnh là lấy muỗng múc nguyên cái bánh bèo, nước mắm chanh đường, rau thơm cho một lúc trọn vẹn vô miệng. Phải ăn uống đúng phong cách vùng miền mới thấy ngon thấy đã là vậy !
Tôi hỏi Yến: “Sao thấy cô ăn không mạnh miệng?”. Cô nói: “Mới lần đầu ăn nên lạ”. Tôi lại hỏi: “Thấy bánh bèo sao ?”. Nghĩ một lúc, Yến nói: “Nước mắm ngọt quá, không quen !”. Tường Vân giải thích: “Miền Bắc thích nước chấm có vị chua hơn. Trong này ăn ngọt quá !”. Mỗi món ngon của từng miền đất vốn tự nhiên đã tồn tại trong chiều dài thời gian và không gian văn hóa đặc thù. Tự món ngon đó đã dung chứa mọi khác biệt của khẩu vị. Và có lẽ những ai có cuộc sống từng trải đều có thể chiêm nghiệm rằng: khi nói con người có quyền thay đổi món ăn theo khẩu vị thì ngược lại món ăn cũng có đủ năng lực làm thay đổi con người.
Tôi khoái ăn bánh bèo bì Bình Dương, trước tiên là vì nó ngon đến mức tự tại.
Trần tiến Dũng (theo NVOL)
Chia sẻ:
Like this:
Số lượt thích
Đang tải…
Món Ngon Của Quán Bánh Bèo Bì Dì Tám Bình Dương
Quán Bánh bèo bì Dì Tám Bình Dương nằm ngay góc ngã 3 cây Trôm (đầu đường Nguyễn Văn Lộng và đại lộ Bình dương) hướng từ Sài Gòn lên khu du lịch Đại Nam.
Món bánh bèo bì đặc trưng của miền nam bộ, bánh hình tròn mỏng và được làm từ bột gạo, nhân đậu xanh đậu xanh và mỡ hành. Đi cùng với bánh bèo là bì, được làm từ da heo, thịt heo, thính và tỏi. Ăn kèm với giá, dưa leo, rau thơm cùng nước mắm giúp tăng thêm hương vị đặc trưng của món ăn của quán.
Bánh ướt Dì Tám Bình Dương là một trong những món ăn Việt Nam có cách chế biến và cách dùng rất phong phú và đa dạng. Bánh ướt được chế biến rất sáng tạo và mang từng hương vị độc đáo riêng ở mỗi vùng miền. Bánh mang tên “bánh ướt” chính là sự miêu tả tính chất đặc trưng nhất của bánh. Đối với món bánh ướt của đặc trưng của quán, khi chế biến, tôm khô sẽ được lòng trực tiếp vào bánh để làm bánh được thêm mùi vị đặc trưng khi thưởng thức. Nguyên liệu chính làm bánh ướt là bột gạo pha với tỉ lệ nước nhất định. Tỉ lệ này là một bí quyết của từng nơi làm bánh ướt. Bánh sẽ có độ mềm và dai nhất định, ăn rất vừa miệng mà không quá dai.
Đặc biệt quán có món chả giò nóng giòn tự làm đặc trưng của quán. Vỏ chả làm từ bánh tráng nhân thịt và món bì cuốn cùng rau sống, bánh tráng ăn cùng với nước mắm.
Bánh bèo bì bánh ướt Dì Tám Bình Dương ngã 3 cây Trôm luôn mang đến cho thực khách hương vị đặc trưng bởi bánh được chế biến và tráng tại chỗ theo cách truyền thống để luôn đảm bảo Bánh phục vụ cho thực khách luôn mới nhất và ngon nhất. Với kinh nghiệm lâu năm buôn bán các loại Bánh bèo, Bánh ướt, Bún, quán luôn là điểm hẹn ăn uống yêu thích của người dân thành phố Thủ Dầu Một khi nghĩ về các món ăn dân dã của miền Nam.
Kính mời quý khách đến quán!
Thông Tin Giá Vàng Sjc Bình Dương Mới Nhất
Bánh Bèo Đà Lạt
ĐĂNG Bởi TranBTB / NGÀY 16 THÁNG 03 2020
Bánh bèo Đà Lạt là một trong những món ăn ngon của ẩm thực phố núi. Đến Đà Lạt đừng quên thưởng thức món bánh hấp dẫn khách du lịch gần xa.
Bánh bèo Đà Lạt có hương vị thế nào
Bánh bèo Đà Lạt từ lâu đã là một món ăn nổi tiếng không gthua gì các đặc sản khác của phố núi. Ẩm thực Đà Lạt vô cùng đặc biệt, dường như đây là nơi tổng hợp các món ăn ở tất cả vùng miền từ Bắc – Trung – Nam. Không khó để bắt gặp những hàng quán bán bánh bèo ở phố núi, đơn sơ, giản dị, ấm áp như chính con người ở đây.
Bánh bèo Đà Lạt có một chút khác biệt so với bánh bèo miền Trung. Bánh bèo Đà Lạt đã được biến tấu đi để phù hợp với khẩu vị của người dân nơi đây. Món ngon Đà Lạt này được pha thêm bột lọc nên có màu trong hơn, khi ăn sẽ cảm nhận được bánh dai hơn, dẻo hơn và có độ dính nhất định. Kèm theo bánh bèo chén là nước chấm tôm nhuyễn và thịt bằm, thêm tí ớt cay nồng, tất cả hòa quyện tạo thành chén nước chấm có vị mặn mặn, thanh thanh không giống bất cứ nơi nào.
Mỗi một suất bánh bèo đầy ắp tôm thịt, mỡ hành, phủ trên nó là nước xốt thịt mặn mặn, ngọt ngọt, đôi quán rắc thêm tí đậu phộng, tóp mỡ kết hợp với da heo giòn tan.
Bánh bèo Số 4 Đà Lạt
Hầu như bất cứ khách du lịch Đà Lạt nào khi đến với thành phố mộng mơ cũng đều tìm đến quán bánh bèo Số 4 Đà Lạt. Nơi đây còn có tên gọi khác là bánh bèo Bà Hường, phục vụ món bánh dân dã mà thơm ngon, “đốn tim” biết bao du khách.
Chắc hẳn những ai là dân Đà Lạt chính gốc đều có một tuổi thơ gắn với món bánh bèo Đà Lạt này. Cô Hường là người dân Quảng Ngãi, khi xưa theo chồng vào Đà Lạt lập nghiệp nên lúc đầu chỉ có một gánh bánh bèo nhỏ bán qua ngày, kiếm tiền nuôi con ăn học. Mãi về sau, cô mới thuê được mặt bằng ở đường Phan Đình Phùng để dựng lên quán bánh bèo ngày nay. Chính cô cũng chẳng ngờ rằng, cái nghề làm bánh bèo đã theo cô đến tận ngày nay.
Một dĩa bánh bèo tại quán bánh bèo Số 4 Đà Lạt gồm 4 cái khá to và dày. Nhờ có bí quyết riêng, phần tôm khô và thijit heo xay nhuyễn được cô chế biến với hương vị độc đáo và hấp dẫn, đảm bảo ai ăn rồi cũng sẽ không nhầm lẫn với bất cứ quán bánh bèo Đà Lạt nào khác.
Phía bên trên dĩa bánh là hành lá và hành phi trông rất bắt mắt và trên cùng là một ít da heo chiên giòn. Khi thưởng thức, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên một món ăn đậm đà của phố núi. Một thành phần đặc biệt không thể thiếu trong món ăn này chính là nước mắm. Nước mắm ngọt nơi đây được cô pha chế vừa phù hợp với khẩu vị người miền Trung, mà cũng rất hấp dẫn với người dân Đà Lạt. Có lẽ đây chính là một trong những lý do khiến quán cô lúc nào cũng thu hút đông đảo khách đến thưởng thức.
Tất cả các nguyên liệu làm nên món bánh bèo này đều do cô Hường và những người thân trong gia đình chế biến, khiến cho món bánh bèo Cô Hường có sức hấp dẫn riêng của nó. Đảm bảo ai đã thưởng thức một lần rồi đều quay lại lần hai, lần ba.
Thưởng thức bánh bèo Đà Lạt
Bánh bèo là món có mặt ở khắp mọi miền đất nước, thế nhưng thưởng thức món bánh nóng hổi vừa mới ra lò này dưới tiết trời se lạnh của Đà Lạt thì quả là hấp dẫn không thể tả! Ăn bánh bèo khi nóng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy từ những chiếc bánh nhỏ xinh, kết hợp cùng vị cay nồng của chén nước chấm đậm đà. Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể cho nước mắm vào từng chén hoặc cho hết bánh vào chung một dĩa nhỏ rồi thưởng thức. Dù bằng cách nào, món bánh bèo Đà Lạt vẫn thơm ngon lạ thường.
Từng chiếc bánh bèo được hấp trong chén nhỏ thơm ngon luôn biết cách níu chân bao du khách, một khi đã ăn rồi nhất định quay trở lại.
Địa chỉ bán bánh bèo Đà Lạt ngon
Bánh bèo chén cô Ngọc – 47 Hoàng Diệu, phường 5, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bánh bèo bà Hường – 402 Phan Đình Phùng, phường 2, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bánh bèo chén bà Liên – 41 Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Bánh bèo chén cô Liên – 17/1 Bà Triệu, Đà Lạt, Lâm Đồng.
Lời kết
Bảo Trân
Theo Baodulich.net.vn
Bạn đang xem bài viết Mỹ Liên .. Bánh Bèo Bì Bình Dương trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!