Xem Nhiều 3/2023 #️ Hướng Dẫn Viết Email Chuyên Nghiệp # Top 10 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 3/2023 # Hướng Dẫn Viết Email Chuyên Nghiệp # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Viết Email Chuyên Nghiệp mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Tiêu đề email:

Trong trường hợp email được gửi đi gửi lại, forward nhiều lần, mail outlook sẽ xảy ra tình trạng tự động thêm “Re:” và “Fw” nhiều lần liên tiếp vào tiêu đề email: Re: Re: Fw: Re: Fw: Re: Re: Nếu là một người cẩn thận và tinh tế, bạn không nên để nguyên một email có đầu tiêu đề như vậy. Bạn hoàn toàn có thể chủ động xóa bớt, chỉ để lại 1 lần Fw: hay Re: lúc chính bạn gửi đi mà thôi.

2. Địa chỉ email:

3. Gửi cho ai thì chào người đó:

Nếu bạn muốn hơn một người đọc và chú ý đến email của mình, hãy chọn 1-2 người để “Dear” và một số người còn lại, bạn dùng “Cc”, mặc dù danh sách những người Cc nhiều hơn nhưng bạn cần nhấn mạnh tên một số người “nhất thiết phải đọc email này”, trình bày như sau:

“Dear Mr & Msr James,

Cc: Mr Celis, Miss Mclean & Miss Moris”

4. Nội dung email:

Thứ tư, đối với email trong công việc, tùy thời điểm phát sinh để có cách viết email cũng như trình bày nội dung phù hợp.

Từ email thứ 2 trở đi, nội dung thư chỉ cần đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết, không cần phải dài dòng văn tự. Chỉ cần phải đảm bảo: 1) dễ hiểu để người đọc không mất quá nhiều thời gian phân tích email của bạn, 2) không quá dài, để người đọc luôn vui lòng và sẵn sàng dành thời gian đọc thư của bạn, 3) đủ ý và truyền tải được ý chính cũng như đạt mục đích của email.

5. Cách trình bày email:

Thứ năm, giữa các phần của email luôn để khoảng trống cách nhau 1 dòng (enter), email trông sẽ thoáng và giúp người đọc dễ theo dõi các ý chính. Ngôn ngữ email nên ngắn gọn, súc tích, không lan man cây cà ra cây kê, không lạm dụng các tính từ cảm xúc trong email công việc; tránh sử dụng các câu cảm thán hay những câu đùa cợt; tránh viết những cấu trúc và từ ngữ khó hiểu. Tránh dùng những từ ngữ mang tính ẩn ý, ẩn dụ, bóng gió, đối với tiếng Anh, nên dùng những từ đơn giản và phổ thông thay vì cố gắng thể hiện mình bằng việc dùng những từ ngữ mang tính học thuật, phức tạp và ít gặp.

Trong một email chỉ nên sử dụng thống nhất 1 font chữ, 1-2 size chữ, 1-2 màu chữ trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh đến 1 số cụm từ/câu quan trọng. Không tùy tiện viết tắt, viết hoa; viết thường tên riêng cũng là một điều bất lịch sự. Các bạn chỉ nên viết tắt những từ/cụm từ thông dụng chuyên ngành thay vì viết tắt theo style của chính bạn, đặc biệt KHÔNG SỬ DỤNG teen code trong email như: mk, hok, đc, bik, j, pm…; viết đầy đủ đại từ nhân xưng: ông, bà, anh, chị, em,… thay vì ô, b, a, c, e…

Khi bạn dùng câu có liệt kê, trong tiếng Việt bạn có thể dùng dấu ba chấm … để chỉ “còn nữa, vân vân” nhưng trong tiếng Anh bạn hãy cẩn thận, dùng etc. có nghĩa là “vân vân”, còn nếu bạn dùng dấu ba chấm sẽ khiến người đọc (là người nước ngoài) nghĩ rằng bạn đang ngập ngừng, chưa nói hết câu.

Có thể gạch đầu dòng để tách biệt các ý/các vấn đề mà bạn cần truyền tải trong email.

6. Sử dụng hình ảnh/file đính kèm:

Trong file đính kèm, những gì bạn cần người xem lưu ý bạn đều có thể đánh dấu bằng các công cụ có sẵn trong word, excel, pdf hoặc paint và nhắc người đọc chú ý những chỗ bạn đã bôi đỏ/khoanh tròn/đánh dấu…

7. Chữ ký cuối thư (signature):

Thứ bảy, đầu thư bạn không phải giới thiệu quá nhiều về mình thì chữ ký cuối thư chính là lúc bạn thể hiện mình là ai, đến từ đâu, bạn chuyên nghiệp như thế nào một cách khiêm nhường và đúng lúc. Vì lúc này người đọc thư sẽ quan tâm đến bạn là ai sau khi kiên nhẫn đọc hết thư của bạn. Do đó, chữ ký cuối thư là một phần giới thiệu bản thân rất lịch sự, tế nhị mà bạn rất cần thiết phải cài đặt cho tài khoản email cá nhân của mình cũng như email công ty cấp cho bạn. Cấu trúc một chữ ký bao gồm các phần sau:

Lời cảm ơn

Chức vụ/Vị trí công tác

Tel: Mã vùng quốc gia + Số điện thoại công ty + (số máy lẻ – nếu có)

Cellphone: Mã vùng quốc gia + Số cá nhân

Email:

Skype/Whatapps: Một vài ứng dụng chat trực tuyến công ty cho phép sử dụng trong công việc

Ví dụ:

Thanks and best regards,

Nếu bạn là sinh viên, chữ ký đơn giản hơn:

Lời cảm ơn

Tên khoa/ngành/trường học

Tel: Mã vùng quốc gia + Số cá nhân

Email:

Skype/Whatapps: Một vài ứng dụng chat trực tuyến bạn có thể sử dụng

8. Sử dụng tính năng Cc và Bcc:

Thứ tám, ngoài mục To (Đến) để điền địa chỉ email của người có trách nhiệm trực tiếp đối với việc xử lý email này, thì có 2 mục cũng dùng để điền thêm tên những người được nhận email nói trên là Cc (Carbon copy) và Bcc (Blind carbon copy). Hiểu một cách đơn giản, những địa chỉ email trong danh sách Bcc là những email được giấu đi, những người nhận khác không nhìn thấy địa chỉ email của họ trừ người gửi email đó cho họ; những địa chỉ email được Cc thì mọi người đều nhìn thấy được. Nếu bạn muốn gửi email cho một tập email mà không muốn lộ danh sách những người cùng được nhận email đó thì dùng chế độ Bcc là phù hợp.

9. Cẩn thận trước khi ấn nút “send”

Thứ chín, hãy tập thói quen nhập địa chỉ email sau cùng để tránh trường hợp “lỡ tay cướp cò” hoặc bất kỳ sơ suất nào khi bạn chưa kịp đọc lại email trước khi ấn gửi. Sau khi soạn xong email, kiểm tra đầy đủ các file đính kèm cần thiết cũng như nội dung trình bày trong email, lúc đó bạn mới nhập tên người nhận vào.

10. Không có gì là bí mật

Cuối cùng, trong công việc, tuyệt đối bạn không nên dùng email công việc để làm việc cá nhân hoặc trao đổi với ai đó những chuyện có tính chất cá nhân, riêng tư. Các bạn nên biết, email là một hệ thống điện tử, và người chủ của bạn có quyền cài đặt những tính năng thăm dò/theo dõi hoạt động của bạn qua email. Vì vậy, hãy chỉ dùng email công ty cho công việc. Và những gì bạn muốn người khác giữ bí mật, tốt nhất không nên trao đổi qua bất kỳ hình thức mạng gì (tùy mức độ nghiêm trọng mà bạn gán cho bí mật đó). Còn nếu như bạn không muốn ai biết được bí mật của mình? Tốt nhất bạn không nên có bí mật.

Mrs Đoàn Thúy- CEO HAN EXIM —————————————————————————- CLB Yêu Xuất Nhập Khẩu Hà Nội (HAN EXIM CLUB) Đào tạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu& Logistics Mobile: 0906246584 / 0986538963 Add: số 18 ngõ 67 Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội Website: https://hanexim.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/giasuxuatnhapkhau Facebook: https://www.facebook.com/lophocxuatnhapkhau

Hướng Dẫn Viết Email Ứng Tuyển Chuẩn Chuyên Nghiệp

Dòng tiêu đề của email (Subject Line) là một trong những phần quan trọng trong email của bạn gửi tới. Nội dung email bắt buộc phải bao gồm dòng tiêu đề này. Nếu bỏ trống thì email của bạn có thể đi vào Spam hoặc bị xóa; và thể hiện sự không chuyên nghiệp của bạn. Đây là một nguyên tắc cơ bản trong khi viết email ứng tuyển nhưng thường bị các ứng viên đặc biệt là những người lần đầu đi xin việc bỏ qua

Khi bạn ứng tuyển cho một vị trí; hãy chắc chắn bạn bao gồm công việc bạn ứng tuyển ở dòng tiêu đề. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ vị trí bạn đang quan tâm. Khi bạn càng cụ thể về điều này thì email của bạn càng có cơ hội được xem cao hơn.

Ứng tuyển nhân viên kế toán – Nguyễn Văn A

Ứng tuyển cho vị trí nhân viên bán hàng

Hỏi về công việc – Nguyễn Văn A

Nội dung email

Rất nhiều bạn thắc mắc về cách viết mail ứng tuyển hay chính là phần nội dung email đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường chưa biết phải viết email xin việc ra sao để “lấy lòng” nhà tuyển dụng. Trong phần nội dung email, các bạn sẽ trình bày ngắn gọn giới thiệu sơ qua về bản thân mình, vị trí mong muốn ứng tuyển. 

Mở đầu email, nếu bạn đã có tên của người liên lạc cụ thể; hãy viết lời chào đầu thư là Dear Mr/Ms tên của họ (ví dụ Dear Mr Minh,). Nếu bạn không có tên của người bạn gửi mail tới; bạn có thể viết Dear Hiring Manager. Bạn có thể xem yêu cầu gửi hồ sơ ứng tuyển tới địa chỉ nào ở tin tuyển dụng để có lời chào phù hợp.

Khi bạn ứng tuyển một vị trí công việc qua email; nên copy và paste đơn xin việc của bạn (Cover Letter) vào nội dung email hoặc viết phần thân của thư xin việc. Nếu người tuyển dụng yêu cầu bạn gửi cả sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae) thì bạn đính kèm luôn vào email này ở file PDF hoặc file Word.

Khi bạn có hỏi hay thắc mắc gì về vị trí bạn ứng tuyển; hãy nêu rõ lý do bạn viết và mục đích viết của email là gì.

Email của bạn nên được định dạng như email thương mại với khoảng cách giữa các đoạn; không viết tắt hoặc có bất kỳ lỗi ngữ pháp nào. Phần đầu thư là phần chào hỏi; kết thúc thư là ký tên của mình. Ví dụ: Nếu bạn gửi email cho công ty nước ngoài thì cách viết email xin việc bằng tiếng Anh sẽ có phần kết thúc như sau:

Many thanks and best regards,

Lan

Hoặc nếu bạn gửi email cho nhà tuyển dụng trong nước thì bạn chỉ cần viết đơn giản: 

Trân trọng!

Lan

Chữ ký email (email signature)

Chữ ký là một trong những phần quan trọng khi viết email ứng tuyển. Chữ ký giúp người đọc mail biết bạn là ai và giúp họ liên lạc với bạn một cách dễ dàng. Một email signature được đặt ở cuối mỗi email và bao gồm tên; địa chỉ; email; số điện thoại để người tuyển dụng có thể thấy để dễ dàng liên lạc với bạn.

Nguyễn Văn A

Email:…

Phone:…

LinkedIn:…

Cách đặt tên file khi viết email ứng tuyển

Khi bạn gửi email ứng tuyển; tên file đính kèm sẽ là một trong những điều nhà tuyển dụng nhìn vào đó để biết nội dung của file bạn gửi là gì. Do vậy tên file là một trong những phần quan trọng giúp cho nhà tuyển dụng có ấn tượng đầu tiên với bạn. Không nên đặt tên file chỉ là tên của nội dung file ví dụ “cover letter” mà bạn nên bao gồm cả tên của bạn ở đó vì nhà tuyển dụng có vô vàn hồ sơ được gửi đến; nếu chỉ đặt như thế họ sẽ khó biết đó là cover letter letter hay CV của ai. Do vậy chắc chắn tên file bạn đặt có cả tên nội dung file và tên của bạn. Ví dụ Cover letter_Nguyễn Văn A; CV Marketing_Nguyễn Văn A

Kiểm tra trước khi gửi email

Tốt nhất bạn nên gửi cho chính bạn trước để kiểm tra lại format và nội dung; đọc lại và kiểm tra thật kỹ các lỗi chính tả trước khi gửi chính thức cho nhà tuyển dụng.

Cuối cùng, bạn nhớ là đặt nick email của bạn thật nghiêm túc; tránh những nick name như cobedethuong@gmail.com, hoamattroi@gmail.com.

Viết email ứng tuyển không phải là một việc quá phức tạp nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số nguyên tắc như đã nêu ở trên. Có một email xin ứng tuyển đúng chuẩn, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội trúng tuyển. Trước khi bắt tay vào viết email ứng tuyển, bạn cần tìm một việc làm phù hợp trước. Mời bạn tham khảo các công việc uy tín, chất lượng tại Topcv.vn.

Hướng Dẫn 9 Bước Thiết Kế Email Marketing Chuyên Nghiệp

Email marketing hiện đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho các chiến dịch marketing qua email. Nhờ tính khả thi và hiệu quả mà nó mang lại. Nhưng để Marketing hiệu quả bạn cần có một email marketing chuẩn, thu hút được người đọc.

1. Thiết kế tiêu đề email marketing (Subject Line)

Hầu hết 50% những người đăng ký sẽ mở một email khi có tiêu đề (Subject Line) thu hút họ. Vậy nên thiết kế email marketing nhất định phải quan tâm đến tiêu đề!

Như BuzzFeed – một công ty tin tức, truyền thông và giải trí trực tuyến có trụ sở tại New York, Mỹ, đã hiểu được tầm quan trọng của dòng tiêu đề email marketing (Subject Line) khi thực hiện chiến dịch tiếp thị qua email (email marketing campaign).

Khi hỏi lý do vì sao tiêu đề của họ cực kỳ thông minh và khéo léo, theo lời khuyên của một cựu biên tập bản tin. Ông ấy nói rằng chúng ta cần “Make your subject line clear. Nobody should open an email and not know what they’re about to read.”. Tạm dịch: “Hãy khiến dòng tiêu đề của bạn rõ ràng. Không ai muốn mở một email để đọc khi không biết rõ nó là gì cả.”

Với khoảng 40 – 50 kí tự trong dòng tiêu đề. Các nhà tiếp thị email marketing luôn nỗ lực để tạo được ấn tượng cho người đọc. Bạn cần phải có vài điều sau đây khi bị hạn chế độ dài tiêu đề:

Nói với họ những điều họ sẽ được nhận

Nói đến cá nhân – Bao gồm tên riêng của họ

Bât mí – Kích thích tò mò

Nói về lợi ích mà họ sẽ nhận được nếu mở email của bạn

Tránh những từ “spam” (ví dụ như “miễn phí” – free hoặc “tiền mặt” )

Tạo cảm giác cấp bách, thúc giục họ đọc email của bạ

Ví dụ:

2. Thiết kế email marketing với nội dung ấn tượng

Không ai muốn đọc một email marketing nhàm chán. Họ sẽ muốn được cung cấp thông tin hoặc ít nhất là có tính giải trí.

Trong suốt chiến dịch (campaign), bạn đừng chỉ tập trung vào bán một cái gì đó trong mọi email. Sự thật cho thấy chúng ta rất khó để bạn cho người lạ trên Internet; trừ khi bạn phải tạo được sự thiện cảm mạnh mẽ trong giao tiếp với họ để họ tin tưởng bạn.

Tạo thiện cảm bằng cách gửi những email có giá trị về mặt nội dung như mẹo vặt hay, bổ ích. Bạn có thể dùng những câu chuyện thương hiệu, cá nhân của bạn để tạo kết nối với người đọc của bạn. Bắt đầu làm quen với họ bằng một câu hỏi.

3. Phân loại danh sách email

Để thiết kế email marketing đúng ta cần phân loại danh sách email. Danh sách email được phân loại trả về gần 60% số lượt nhấp và tăng tỷ lệ mở thêm 14,64%.

Nếu bạn không phân khúc danh sách email của mình; thì về cơ bản, bạn sẽ gửi cùng một email cho tất cả khách hàng của mình. Những người có thị hiếu, sở thích và ưu tiên khác nhau. Theo thời gian, “chắc kèo” không ít người đăng ký sẽ cảm thấy như thể họ không nhận được giá trị từ email của bạn và sẽ ngừng mở chúng hoặc hủy đăng ký!

Có lẽ cách dễ nhất để phân khúc danh sách của bạn là thực hiện khảo sát hoặc quiz.

Một cuộc khảo sát không chỉ cung cấp cho bạn insight về những gì khách hàng thật sự mong muốn. Mà còn cho phép bạn phân khúc danh sách theo các mong muốn và nhu cầu khác nhau.

Mẹo nhỏ

Hãy nhớ rằng người làm khảo sát của bạn sẽ cần được “khuyến khích” – bởi không phải ai cũng dành thời gian để điền vào một bản khảo sát hoặc làm chúng một cách tận tâm.

Sau đó, bạn có thể thiết kế chiến dịch tiếp thị email của mình và có thể gửi được email nhắm target tốt hơn đến đúng nhóm khách hàng.

Một cách khác để phân khúc danh sách khách hàng chính là dựa theo các giao dịch mua trước đây.

Nếu một khách hàng đã mua sản phẩm X, hãy đảm bảo bạn retarget họ với một sản phẩm tương tự – hoặc trái ngược một cách ngẫu nhiên để kiểm tra sự hứng thú của họ.

Điều này điều chỉnh trải nghiệm mua sắm cho từng người và được cá nhân hoá hơn – chính xác hơn với những gì khách hàng muốn.

4. Thiết kế email marketing sử dụng màu sắc

Đây là một mẹo mà một số marketers email bỏ lỡ, nhưng nó cũng không bắt buộc là tất cả các nhà tiếp thị sử dụng màu sắc trong email của họ. Tất cả phụ thuộc vào thị trường lĩnh vực kinh doanh (ngách) của bạn.

Ví dụ, một bản tin thực phẩm hữu cơ sẽ thu hút hơn khi sử dụng một số đoạn có màu xanh lá cây mang lại cho email sự sinh động và tươi mới. Điều này làm cho một kết nối tốt hơn với đối tượng target.

Màu sắc có thể là một khía cạnh cực kỳ quan trọng trong cách thiết kế email marketing, bản tin email của bạn và nó có thể giúp bạn gây chú ý và tạo kết nối với người đăng ký.

Hãy nghĩ về khoảnh khắc Giáng Sinh. Những gam màu mà một email lễ hội (festive email) cần phải có để làm cho nó nổi bật và bắt mắt là gì? Chắc chắn là màu đỏ và màu xanh lá cây sẽ tạo được hiệu ứng tốt nhất.

Tất nhiên, có tâm lý đằng sau màu sắc và hầu hết người tiêu dùng đã nói rằng màu sắc ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ hơn bất cứ điều gì khác.

5. Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động (CTA – Call to action)

Email với một lời kêu gọi hành động duy nhất, bạn có thể làm tăng số lần nhấp 371% và doanh số 1617%. Đây là một phần thiết yếu của email của bạn.

CTA là phần mà bạn nói với người đăng ký của mình chính xác những gì bạn muốn họ làm. Bạn muốn họ mua sản phẩm của bạn? Nói với họ với CTA của bạn. Muốn họ làm bài kiểm tra của bạn? Hỏi họ với CTA của bạn.

Trong thiết kế email marketing hãy làm cho nó một nút để nó trông cũng có thể nhấp được. Email phải thống nhất, hình ảnh trực quan nổi bật. Thay vì đặt một siêu liên kết trong phần thân văn bản và hy vọng bạn nhận được các nhấp vào, hãy tạo một CTA có thể nhấp và dễ tìm. Bạn có thể dùng các trang web như Design Wizard để tạo nút mà không cần người thiết kế đồ họa.

Giữ CTA trực quan đơn giản nhưng cũng giữ cho văn bản đơn giản. Don Patrick cho mọi người quá nhiều việc để làm. Cung cấp cho họ chỉ một sự lựa chọn.

6. Hướng dẫn thiết kế email marketing với các hình ảnh

Không cần phải quá nhiệt tình với hình ảnh. Chỉ cần một hình ảnh có thể nói một ngàn từ. Sử dụng hình ảnh trong mẫu email marketing của bạn sẽ cực kì hiệu quả.

Điều tuyệt vời về hình ảnh trong email là bạn không cần phải lãng phí thời gian và tiền bạc để tự chụp ảnh.

Thay vào đó, bạn có thể tải xuống một bức ảnh từ một trang web trực tuyến. Ví dụ như, Pik Wizard cung cấp rất nhiều hình ảnh miễn phí. Trong thực tế, có một số ít các trang web cung cấp hình ảnh miễn phí.

Nó phụ thuộc vào thông điệp và thương hiệu của bạn, nhưng bạn không phải luôn hướng đến những hình ảnh chất lượng cao. Rất nhiều nhà tiếp thị email sử dụng các meme không phải là những bức ảnh đỉnh cao, nhưng hài hước và hấp dẫn.

7. Sử dụng mẫu đã làm trước đó

Hình ảnh trực quan (visual) rất đáng sử dụng. Chúng ta sống trong một thế giới ngày càng trực quan và nếu bạn chưa bắt đầu tập trung vào nội dung trực quan (content visual) của email, thì bây giờ có thể là lúc để bắt đầu.

Trong năm 2017, hơn 35% các nhà tiếp thị trực quan cho biết tiếp thị trực quan hiện quan trọng hơn bất kỳ nội dung nào khác. Một năm trước đó vào năm 2016, hơn một nửa trong số tất cả các nhà tiếp thị B2B đang ưu tiên nội dung trực quan.

Khi bạn sử dụng một mẫu email marketing được tạo sẵn, hình ảnh sẽ dễ dàng thực hiện hơn trong các chiến dịch tiếp thị email của bạn.

Các mẫu email được tạo sẵn đặc biệt phù hợp với những người mới bắt đầu chưa bao giờ sử dụng hình ảnh trong email của họ trước đây. Chúng cung cấp một nền tảng khá tốt và bạn nên điều chỉnh mẫu email để thông điệp của bạn được rõ ràng.

Có những công cụ có sẵn rất phù hợp, giúp cho bạn tạo các mẫu tiếp thị qua email, mà không mất thời gian cho chúng. Tất cả những gì bạn cần làm là chọn một mẫu email và điều chỉnh nó sao cho phù hợp với nội dung và hình ảnh thương hiệu của bạn muốn thực hiện.

Mẫu email được tạo thành từ các khối nội dung mà bạn có thể dễ dàng xóa hoặc sao chép hoặc thay đổi xung quanh.

8. Tối ưu hoá trên thiết bị di động

Một mẫu email linh hoạt khi chúng hoạt động tốt trên các ứng dụng máy tính để bàn cũng như các thiết bị di động. Thiết kế email marketing các mẫu mặc định hầu hết là các email marketing dịch vụ, như MailChimp, Omnisend hoặc ConvertKit, đều thân thiện với thiết bị di động. Tuy nhiên, nếu bạn đang thiết kế một tùy chỉnh, hãy đảm bảo rằng nó đáp ứng nhanh. Kiểm tra thiết kế để đảm bảo nó hoạt động trong các ứng dụng từ Gmail đến Outlook. Kiểm tra thiết kế trên các thiết bị khác nhau cũng là một cách.

Tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng các công cụ phân tích để xem các sự cố chính xác về thiết bị và nền tảng cho người đăng ký. Bằng cách này, bạn không thể kiểm tra mọi tùy chọn có thể.

9. Kiểm tra, thử nghiệm, kiểm tra

Kiểm tra email là bước cuối cùng nhưng quan trong. Nó sẽ không có vấn đề gì. Hãy thử với tất cả mọi người, bạn bè, người thân của bạn để chắc chắn chiến lược tiếp thị qua email này làm có hiệu quả. Đây là một mẹo khá hay. Điều sẽ giúp email của bạn nhận được kết quả tốt nhất và chiến dịch của bạn chỉ có thể được xác định thông qua thử nghiệm các chiến lược khác nhau.

Bạn có thể kiểm tra ý tưởng này rất dễ dàng và có thể truy cập thông qua tất cả các dịch vụ tiếp thị qua email chính bao gồm Postcards, MailChimp hoặc ConvertKit.

Nếu bạn không có đội ngũ triển khai email marketing, hãy để GTV SEO trở thành một phần team marketing của doanh nghiệp bạn. Tham khảo dịch vụ email marketing của GTV ngay hôm nay!

PRO TIPS: Các xu hướng thiết kế email marketing hàng đầu

Trong thời đại của các ứng dụng web và điện toán di động, các email đã duy trì được vị trí của nó trên tất cả các kênh tiếp thị khác nhau. Là công cụ truyền thông kết nối hiệu quả với tất cả các khách hàng tiềm năng của bạn. Tiếp thị qua email là một lĩnh vực năng động, chuyển đổi mô hình với phạm vi đổi mới phong phú.

Trong suốt năm 2017 và 2018, nó đã thúc đẩy các xu hướng đa dạng như kiểu chữ, gamification, nội dung động, hình ảnh động dựa trên CSS

Năm 2019, email thậm chí còn hấp dẫn hơn, nơi những thứ phi thường có khả năng trở thành xu hướng, đang chờ đợi những người đam mê email.

APNG trong email

APNG là một phần mở rộng của định dạng Đồ họa mạng di động (PNG) có thêm hỗ trợ cho hình ảnh động.

Stuart Parmenter và Vladimir Vukićević từ Tập đoàn Mozilla đã tạo ra thông số kỹ thuật này vào năm 2004. Đáng buồn thay, nó đã bị nhóm PNG từ chối vào năm 2007.

Tuy nhiên, vào năm 2016, Apple đã chọn APNG là định dạng ưa thích cho nhãn dán ảnh động trong ứng dụng iMessage trên iOS 10. Nó có thể được so sánh trực tiếp với GIF vì cả hai đều là định dạng lossless hỗ trợ hình ảnh động.

Hình ảnh APNG hỗ trợ được màu sắc 24 bit và độ trong suốt 8 bit alpha.

Kích thước tệp APNG lớn hơn nhưng đem lại chất lượng tốt hơn.

GIF hỗ trợ 8 bit cho mỗi pixel cho mỗi hình ảnh mà không có bất kỳ độ trong suốt nào.

GIF có trọng lượng tương đối nhẹ hơn nhưng chất lượng của hình ảnh không được chuẩn.

Lấy ví dụ bên dưới:

Đối tượng bên trái có định dạng APNG, trong khi bên phải là GIF.Bạn có thể nhận ra sự khác biệt về chất lượng được thể hiện khá rõ trong cả hai hình ảnh.

Thiết kế thông minh

Năm 2020, dự kiến sẽ là năm của sự hợp nhất công nghệ với thiết kế.

Với sự ra đời của các thiết kế email thông minh, người đăng ký của bạn giờ đây có thể thực hiện hành động ngay trong hộp thư đến.

Một ví dụ điển hình là các khảo sát nhúng (embedded) trong email. Đó là một cách thuận tiện để thực hiện các cuộc khảo sát trong email, mà không được chuyển hướng đến một trang đích.

Khả năng truy cập đã loại bỏ các rào cản cho người nhận email và giúp mọi người trong nhóm mục tiêu tiềm năng của bạn dễ dàng truy cập email.

Nó giúp tạo ra nội dung hợp lý, chuyên nghiệp và dễ đọc hơn. Ngoài ra, thiết kế có thể hiểu được cho tất cả mọi người.

Tương tác và thiết kế động học ngoài di chuyển con trỏ và nhấp vào sẽ là xu hướng trong năm 2020. Nó sẽ đánh dấu sự tiếp tục của các microsites có sẵn, giúp tạo ra nhiều email thông tin hơn.

Các nhà thiết kế sẽ suy nghĩ của họ và tạo ra các email chơi game thông minh hơn để thu hút người đăng ký. Việc thực hiện gamification đã giúp đổi mới trong thế giới thiết kế email giúp email có tính tương tác hơn và chuyên nghiệp hơn.

Hãy tưởng tượng chơi một trò chơi trong hộp thư đến email và nhận phần thưởng dưới dạng ưu đãi hoặc giảm giá. Điều này nghe rất hấp dẫn đúng không?

Cá nhân hóa là xu hướng

Gửi email cá nhân hóa không chỉ là một cách thực hành tốt nhất, đó là một xu hướng hiện nay. Bạn có thể lấy dữ liệu trong email dựa trên tùy chọn của người đăng ký và trong thời gian gần đây. Sự xuất hiện của chức năng như vậy đã làm cho email có giá trị hơn cho người dùng.

Tạo sự mới lạ cho email của bạn (Defamiliarizing your email personality)

Làm thế nào về việc thử một bố cục bất đối xứng và các layouts “gãy” (Asymmetry and broken grid layouts)? Đây là một xu hướng này được sử dụng rộng rãi trong thiết kế trang web và nó cũng có thể được sử dụng trong email.

Hãy theo dõi ví dụ bên dưới của 960 grid system.

Vấn đề của grid là làm cho các thiết kế quen thuộc và đơn điệu mà grid truyền thống thường có được thay thế bằng các thiết kế bắt mắt, tạo cảm giác mới lạ hơn. Broken grids được giới thiệu là cách để loại bỏ những thiết kế bị hạn chế. Cho phép các email marketer định vị các yếu tố thiết kế theo cách khác biệt và có trải nghiệm độc đáo với hình ảnh “cut-out” .

Luôn nhớ rằng

Bạn có thể tạo sự khác biệt trong biểu tượng thiết kế và người đăng ký của mình, điều này giúp phá vỡ sự đơn điệu trong email của bạn.

Đó là ý tưởng tốt để thêm một yếu tố bất ngờ trong email của bạn, người đăng ký của bạn sẽ mong đợi một cái gì đó khác biệt

Vị trí của CTA được đặt ở nơi khác với thông thường để quyết định hành vi người đăng ký và đem sự mới mẻ cho các email đơn điệu.

Bạn có thể sử dụng không gian âm (negative space) và thiết kế nhiều email marketing có chiều rộng đầy đủ để cải thiện trải nghiệm người dùng và cho phép sử dụng hiệu quả không gian có sẵn.

Bạn có thể xem ví dụ email marketing của Levi lối đi để tạo ra broken grid layout với hình ảnh đẹp.

AMP in Email

Vào đầu năm 2018, Gmail đã công bố bổ sung hỗ trợ riêng cho các email động và tương tác được cung cấp bởi AMP (Accelerated Mobile Pages).

Một email được hỗ trợ AMP sẽ cho phép bạn ở lại email thay vì đưa bạn đến một trình duyệt web. Nó sẽ cách mạng hóa cách người dùng tương tác với email. AMP trông giống như một xu hướng đầy hứa hẹn vì bạn có thể cập nhật thông tin theo thời gian real-time.

Do đó, email marketing của bạn sẽ luôn mới với nội dung chính xác bất cứ khi nào nó được mở. Phiên bản AMP của email yêu cầu phải có một văn bản x-amphtml loại MIME riêng biệt để hoạt động trong Gmail. Tất nhiên, nó sẽ là công việc bổ sung cho các thương hiệu và được dự đoán sẽ được người đăng ký.

Cải tiến trong hình ảnh

Các meme 3D đã vào Facebook đánh dấu kỷ nguyên của hình ảnh 3D trong các email. Nó sẽ đưa hình ảnh tĩnh trong email lên cấp độ tiếp theo trong những ngày tới.

Với các công cụ như Adobe Dimension CC, các nhà thiết kế email có thể tạo ra các hình ảnh quang học có tác động mạnh hơn và điều trị trực quan cho người đăng ký. Nó sẽ giúp bạn cải tiến lại những quan điểm mới trong cách kể chuyện và thiết kế email.

Trello thực hiện công việc tuyệt vời trong việc gửi email dựa trên độ dốc bằng thẻ trắng nổi bật và truyền tải thông điệp

Các email đơn sắc và thiết kế dựa trên độ dốc sẽ vượt ra khỏi các thiết kế email đã được thiết lập từ lâu.

Hãy xem email đơn sắc, tối giản này theo Tradesy.

Nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội trực tiếp trong email

Nguồn dữ liệu Twitter và Instagram sẽ chia sẻ trực tiếp sẽ vào email, tạo điều kiện tích hợp tốt hơn cho tiếp thị truyền thông xã hội và tiếp thị qua email. Có nghĩa là khi người đăng ký mở email, bạn có thể sẽ lấy tweet bài mới nhất vào email tại thời điểm đó.

Các nhà tiếp thị cũng có thể thử nghiệm với nguồn cấp dữ liệu Pinterest nếu thương hiệu của họ phụ thuộc vào kênh này. Những nguồn cấp dữ liệu truyền thông xã hội trực tiếp này sẽ giúp thu hút nhiều khách truy cập organic hơn trên trang web của bạn và cũng tăng cường khả năng hiển thị thương hiệu của bạn.

Typography and fonts

Phông chữ và kiểu chữ sáng tạo thêm một yếu tố đáng kinh ngạc vào email để thu hút sự chú ý của người đăng ký. Các thương hiệu thương mại điện tử và bán lẻ đã sử dụng kiểu chữ để làm nổi bật các ưu đãi quan trọng và nó đã được chứng minh là một mẹo hiệu quả để cám dỗ khách hàng mua hàng.

Aeropostale kết hợp kiểu chữ trong email của họ để làm nổi bật tất cả những thứ quan trọng cho người đọc.

Video on Emails

Bao gồm video trong email, bạn có thể giúp tăng tỷ lệ mở email thêm 19% và tỷ lệ nhấp qua lên đến 50%. Nó sẽ là xu hướng đầy hứa hẹn cho các nhà tiếp thị sự kiện và chủ doanh nghiệp dựa trên dịch vụ. Ưu điểm chính của video là cho phép truyền thông điệp hiệu quả hơn.

Độ tương thích: Ngoại trừ Gmail, Yahoo! và Outlook tất cả các email video đều được hỗ trợ.

Hướng Dẫn Viết Cv Chi Tiết Thật Chuyên Nghiệp Và Chuẩn Xác

Chèn ảnh

Hãy chèn bức ảnh trang trọng và có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn trực diện. Trang trọng ở đây không có nghĩa là phải quá nghiêm túc. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc vị trí bạn ứng tuyển để chèn một bức ảnh của bạn sao cho thật phù hợp. Tránh những bức ảnh chụp mà bạn quay lưng lại; nhà tuyển dụng không hề nhìn thấy mặt bạn. Việc quay lưng như vậy có thể mang hàm nghĩa là bạn không tôn trọng nhà tuyển dụng. Hơn nữa là người xem CV của bạn sẽ thấy bức ảnh đó không hề có ý nghĩa gì vì chẳng thể hiện được điều gì khi họ không nhìn thấy khuôn mặt bạn.

Thông tin cá nhân:

Đảm bảo bạn bao gồm những thông tin sau: tên đầy đủ của bạn, thông tin liên lạc (địa chỉ nơi ở, email, số điện thoại).

+  Có nhiều bạn vì nghĩ mình có tên không đẹp. Ví dụ bạn ấy tên là Nguyễn Thị Lan, bạn ấy không thích chữ lót là “Thị” thế  là bạn viết là Nguyen Lan hoặc Lan Nguyen hoặc thay vào đó một tên lót thật hay. Điều này hoàn toàn không nên khi viết ở CV. Bạn được bố mẹ đặt tên như thế nào thì hãy giữ nguyên tên của bạn, cái tên không quan trọng mà quan trọng là bạn có làm được việc hay không. Ngay cả CV tiếng Anh thì bạn hãy viết tên của bạn đầy đủ đúng như thế, chỉ khác là không dấu. Như ví dụ trên bạn sẽ viết là NGUYEN THI LAN. Bạn không cần thiết đổi thứ tự họ sau, tên trước…

+ Email của bạn phải nghiêm túc. Tránh những email như cogaixinhxan@gmail.com,…

Mục tiêu công việc

Thể hiện mong muốn nghề nghiệp của bạn (có thể là mong muốn bạn làm việc ở vị trí nào, đạt được điều gì từ vị trí công việc đó và mong muốn cống hiến như thế nào cho công ty).

Bạn nên nêu vị trí cụ thể, công ty cụ thể; điều đó sẽ ấn tượng hơn vì người tuyển dụng nghĩ là bạn đang muốn làm việc cho công ty của họ mà không phải là công ty nào khác.

Mong muốn chuyên nghiệp ở quy trình làm việc; hoặc chỉ ra vị trí thăng tiến ước muốn trong công việc ở công ty bạn ứng tuyển; (có thể cụ thể khoảng thời gian bao nhiêu năm để có thể chuyên nghiệp trong quy trình làm việc)

Chỉ ra kỹ năng bạn có sẽ sử dụng để đóng góp cho công ty giúp công ty đạt được một mục tiêu nào đó; chỉ ra mục tiêu bạn mong muốn (giúp công ty tăng doanh số; hoặc thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty…)

Bạn có thể chỉ ra mục tiêu dài hạn của bạn là gì?

Đối với CV của những ngành Sales và Marketing bạn nên đánh bóng bản thân bạn hơn; bạn tự PR bản thân với công ty bạn tuyển dụng.

Gợi ý việc làm

Tổng hợp 1000+ Cơ hội việc làm Sales và Marketing trên 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Ứng tuyển ngay!

Tìm việc ngay

Ví dụ:

Mong muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp nơi tôi có thể sử dụng những kiến thức sẵn có về marketing của mình; và tích lũy kinh nghiệm làm việc để làm tốt vị trí nhân viên marketing của công ty… và giúp thu hút nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty…

Tận dụng kỹ năng và kinh nghiệm ở công việc phân tích báo cáo tài chính để làm tốt công vị trí … ở công ty …

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là phần bắt buộc, không thể thiếu trong CV, nó bao gồm trường đại học/cao đẳng bạn đã học; chuyên ngành học; thời gian tốt nghiệp, bằng cấp bạn nhận được.

Ngoài chuyện liệt kê bằng cấp; bạn có thể lấy thêm điểm cho CV của mình bằng cách bổ sung thông tin về học bổng (nếu có); các hoạt động chuyên môn ngoại khóa; hoặc các tiểu luận nghiên cứu khoa học; nhất là nếu bạn có dịp hỗ trợ các giảng viên/giáo sư thực hiện một số đề tài nghiên cứu…; và nhớ là nên tóm tắt sơ lược nội dung đề tài…(Chú ý phần giải thưởng thành tích bạn có thể viết ở mục giấy chứng nhận, giải thưởng).

Ví dụ cụ thể:

Cử nhân Quản trị nhân lực; Đại học Lao động- Xã hội

Thành tích đạt được:

+ Điểm trung bình 8.5, đạt được kết quả tốt ở một số môn như: Kế toán tài chính (9.0); Quản trị nhân lực (9.0)

+ Đạt học bổng thường kỳ dành cho sinh viên xuất sắc kỳ thứ 2 năm 2 và kỳ 2 năm 3

+ Nhận bằng khen của trường cho sinh viên xuất sắc

Bạn không có kinh nghiệm nhiều nhưng bạn thể hiện ở CV là bạn có kiến thức về chuyên ngành mà kiến thức này rất cần thiết cho công việc bạn ứng tuyển thì chắc chắn bạn cũng sẽ rất ấn tượng.

Ví dụ:

Như công việc kế toán; nếu bạn thể hiện bạn có kiến thức vững về luật thuế; về định khoản kế toán…thì chắc chắn là một điểm mạnh của bạn. Muốn có được điều này thì đó là phụ thuộc vào bạn; bạn phải học và chủ động tìm hiểu khi đang học ở trường đại học và trước khi chuẩn bị xin việc.

Công việc xuất nhập khẩu cũng vậy, bạn hiểu rõ về điều kiện Incorterms,;về chứng từ hàng hóa; thành thạo các nghiệp vụ vận tải và thanh toán quốc tế thì đó là điểm cộng cho bạn rồi.

Gợi ý

Trọn bộ 100+ mẫu CV đẹp, ấn tượng phù hợp với nhiều ngành nghề. Tham khảo mẫu CV có sẵn miễn phí và chuyên nghiệp tại:  

MẪU CV ẤN TƯỢNG

Kinh nghiệm bạn làm từ công việc thực tập, công việc làm thêm; bạn có thể nêu ra ở đây (mô tả công việc bạn đã làm)

Nếu bạn không từng làm việc ở một công ty/tổ chức nào đó; nhưng bạn có tham gia ở một công việc khác như bán hàng ở một cửa hàng; (bán tranh ở một cửa hàng trên bờ Hồ cho người nước ngoài chẳng hạn; chỉ ra khả năng giao tiếp Tiếng Anh của bạn tốt hơn khi làm công việc này; bạn linh hoạt nhanh nhẹn xử lý tình huống hơn, …)

Khoảng thời gian làm việc, xếp theo thứ tự công việc bạn làm gần nhất trước; công việc bạn làm xa nhất sau (từ công việc mới nhất đến công việc cũ nhất).

Bao gồm tên công ty bạn làm( nên viết in hoa); vị trí bạn đã làm

Mô tả ngắn gọn trách nhiệm bạn đã làm; và quan trọng hơn hết là phải nhấn mạnh bạn đạt được gì từ công việc đó (có thể là kỹ năng bạn đạt được; và/hoặc là đã giúp công ty đạt được điều gì)

Ví dụ: Bạn đã từng làm thêm ở trung tâm gia sư; và đang muốn ứng tuyển cho vị trí giáo viên. Bạn có thể viết kinh nghiệm ở CV như sau:

Hỗ trợ giảng viên chính; hướng dẫn học viên và trả lời câu hỏi khi có thắc mắc

Chấm bài và sửa lỗi bài viết cho các học viên

Tổ chức cuộc gặp ngoại khóa để thực hành Tiếng Anh

Đạt được:

Kỹ năng giao tiếp, khả năng truyền đạt tốt

Phối hợp và quản lý lớp học hiệu quả

Nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của học viên để giúp học viên học tốt hơn.

Sau khi lập ra thì đến bước bạn xem bạn đã có những phẩm chất nào vượt trội cần cho công việc bạn ứng tuyển; hãy điền ngay vào CV của mình. Việc tìm hiểu kỹ qua nhiều tin tuyển dụng khác nhau như thế sẽ giúp bạn biết được công việc cần điều gì ở bạn để sau đó bạn viết vào CV và điều đó có thể làm CV bạn khác biệt với những ứng viên khác khi mà những người đó chỉ dựa vào tin tuyển dụng của công ty ứng tuyển, và CV có thể bị trùng lặp.

Bạn cũng có thể tìm kiếm trên google các kỹ năng cần thiết cho công việc bạn cũng như đúng với yêu cầu của nhà tuyển dụng đang quan tâm để bổ sung vào CV của mình.

Ngoài ra bạn thể hiện rằng bạn rất yêu thích công việc bằng cách; bạn đọc sách hay đọc những thông tin ở một số website về lĩnh vực đó.

Có thể bạn đang tìm kiếm

Hiện nay, CV là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên không phù hợp trước vòng phỏng vấn. Tránh những lưu ý sau sẽ giúp bản cv rơi vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng!

CV là gì? Lưu ý khi viết CV xin việc

Hoạt động xã hội

Bạn đã tham gia những hoạt động xã hội gì; khoảng thời gian tham gia, tên tổ chức, vị trí bạn làm; mô tả công việc và quan trọng là sự đạt được từ hoạt động bạn tham gia; và bạn đã cống hiến được gì cho cộng đồng, tổ chức bạn tham gia.

(Tương tự như mục kinh nghiệm làm việc: bạn mô tả sơ lược một vài công việc bạn làm chính; và có thể nêu thêm những điều đạt được từ công việc đó)

Giấy chứng nhận và giải thưởng:

Tên của người trong danh sách tham khảo của bạn; vị trí, tên công ty của họ, thông tin liên lạc (mail, số điện thoại)

Nếu bạn không muốn bao gồm thông tin này do không nhớ rõ thông tin liên lạc thì đơn giản viết là: sẵn sàng khi được yêu cầu (References available upon request)

( Tổng hợp)

——————————————

Tạo CV Miễn Phí tại: http://www.topcv.vn/choose-template

Tìm việc làm ngay tại: https://www.topcv.vn/viec-lam

Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Viết Email Chuyên Nghiệp trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!