Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn 3 Cách Làm Dưa Kiệu Thơm Ngon Trong Ngày Tết Cổ Truyền mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dưa kiệu là món ăn không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình Việt từ xưa đến nay. Nó luôn chiếm được sự yêu thích của mọi người bởi củ kiệu trắng thơm, giòn giòn. Mỗi dịp tết đến xuân về là nhà nhà lại làm món ăn này như một gia vị đậm đà của bản sắc quê hương. Hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn 3 cách làm dưa kiệu ngon ngay tại nhà.
Đặc điểm: củ kiệu kết hợp với muối, đường, giấm, nước mắm…tạo nên món dưa muối thơm ngon.
Phân loại: dưa kiệu muối đường, dưa kiệu chua ngọt, dưa kiệu ngâm nước mắm
Thời điểm dùng: có thể dùng bất cứ khi nào bạn muốn, được sử dụng nhiều nhất vào những ngày lễ tết.
Lợi ích: giải cảm, tăng sức đề kháng, kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch,…
1. Cách làm dưa kiệu chua ngọt
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn) Nguyên liệu làm dưa kiệu chua ngọt Bước 1: Sơ chế
Củ kiệu rửa sạch, cắt bỏ rễ, chỉ lấy phần củ trắng, không nên cắt sát gốc vì nước thấm vào sẽ hỏng phần ruột. Nên chọn những củ kiệu tròn, cứng cáp, có mùi thơm nồng hơi cay.
Mang củ kiệu đi ngâm nước muối loãng (nước gio bếp, phèn chua hoặc nước gạo) khoảng 2 tiếng để giảm mùi hăng, làm kiệu giòn và sạch hơn.
Vớt củ kiệu ra rổ, phơi năng từ 1 tới 3 ngày cho ráo.
Sơ chế làm dưa kiệu chua ngọt
Gừng cạo vỏ, thái sợi chỉ
Ớt bỏ hạt hoặc để nguyên quả
Bước 2: Chế biến
Cho 150ml nước lọc cùng 500ml nước mắm nogn vào đun đến khi sôi, cho 2 thìa đường vào khuấy đều rồi tắt bếp, để nguội.
Củ kiệu rửa sạch lại với nước lạnh, đem đảo qua nước sôi rồi để ráo nước.
Cho củ kiệu, gừng, ớt vào lọ thủy tinh, đổ ngập phần nước mắm đường vào ngâm trong 2 ngày là có thể ăn được.
Cách làm dưa kiệu chua ngọt
Cách làm dưa kiệu chua ngọt thật đơn giản đúng không nào. Khi ăn dưa bạn nên thưởng thức cùng với cơm nóng và thịt luộc sẽ rất ngon miệng.
2. Cách làm dưa kiệu muối đường
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn)
500gr củ kiệu tươi
200gr đường trắng
Dấm ăn, phèn chua, muối
Bước 1: Sơ chế
Củ kiệu cắt rễ, rửa sạch, đem trộn với 1/2 bát muối sạch, đổ nước ngập bề mặt củ kiệu và ngâm như vậy trong 8 tiếng thì vớt ra, rửa sạch lại.
Tiếp tục ngâm với phèn chua để kiệu hết hăng và giòn hơn. Rồi đem đi phơi nắng 2 đến 3 tiếng cho ráo nước là được. Bạn có thể luộc sơ kiệu rồi ngâm trong nước đá thay vì mang đi phơi nắng.
Sơ chế làm dưa kiệu muối đường Bước 2: Chế biến
Hũ thủy tinh rửa sạch, lau khô.
Xếp củ kiệu vào hũ, rồi thêm một lớp đường, một lớp kiệu, cứ như vậy đến khi hết nguyên liệu, lớp trên cùng là đường bao kín là đã hoàn thành.
Chế biến làm dưa kiệu muối đường
Đậy nắp hũ lại để chỗ thoáng mát khoảng 10 đến 15 ngày tới khi đường tan hết là dùng được.
Nguyên liệu chuẩn bị (4 người ăn) Bước 1: Sơ chế
Củ kiệu làm sạch bằng gio bếp + nước pha loãng, có thể thay bằng nước muối loãng.
Mang củ kiệu đi phơi từ 1 đến 2 nắng để ráo nước.
Đu đủ, cà rốt rửa sạch, thái mỏng, phơi héo.
Sơ chế làm dưa kiệu ngâm nước mắm
Gừng cạo vỏ, đập dập
Ớt bỏ hạt hoặc thái lát tùy ý
Bước 2: Chế biến
Cho 250ml nước mắm cùng với 300gr đường vào nồi nấu, khuấy liên tục cho đường tan ra hòa quyện vào nước mắm, cho hỗn hợp sôi lên thì tắt bếp, để nguội.
Chế biến làm dưa kiệu ngâm nước mắm
Xếp củ kiệu, đu đủ, cà rốt vào trong hũ sao cho đẹp mắt, cho hỗn hợp nước mắm ngập mặt kiệu và dùng thanh tre hay bát con gài lại.
Cách làm dưa kiệu ngâm nước mắm
Củ kiệu ngâm nước mắm sau 2 đêm là có thể dùng được. Khi ăn bạn nên dùng đũa riêng để gắp tránh đảo nhiều củ kiệu sẽ nhanh hỏng. Đây chính là món ăn lý tưởng cho mâm cơm thêm phần đậm đà hơn.
Cảm nhận về món dưa kiệu
Dưa kiệu có cách thức làm đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ ở người làm. Ngày nhỏ nhà tôi mỗi dịp tết đến là lại làm món ăn này, có lẽ vì vậy mà tôi rành rọt chuyện làm kiệu, từ khâu cắt kiệu cho đến xếp kiệu vào lọ và đợi mẹ đổ nước vào mà thôi. Những lúc này khu bếp rộn ràng và vui lắm. Những bữa ăn luôn có dưa kiệu cùng với thịt ba rọi kho, rau luộc, thịt luộc,…Đặc biệt, dưa kiệu khi ăn kèm với bánh tét, chả lụa, nem,…vào ngày mùng 1 tết thật là ngon.
Giờ cha mẹ đã già yếu, tôi cũng không cho cha mẹ làm nhiều, ăn thì có bao nhiêu đâu. Thời nay cái gì cũng được bày bán cả, chỉ mua nhoáng cái là xong. Thế nhưng mẹ tôi vẫn thế, gần tết là chuẩn bị lọ, củ kiệu để làm món ăn này. Cái hương vị củ kiểu thơm ngon, giòn giòn của mẹ làm vẫn luôn số 1 không thể lẫn với bất cứ hàng quán nào bán ngoài kia.
Những người không nên ăn dưa kiệu: người bị khí hư, bị đau đầu, mắc bệnh dạ dày,…
Khi ăn dưa kiệu tránh ăn kèm một số thực phẩm có vị chua khác, điều này sẽ khiến axit trong dạ dày tăng cao, gây nguy cơ loét dạ dày.
Những thông tin mà chúng tôi mang đến chắc chác đã giúp bạn biết được 3 cách làm dưa kiệu thơm ngon. Bạn hãy làm món ăn này để giúp bữa ăn thêm phần ngon miệng.
Cách Làm Dưa Món Củ Kiệu Ngon Giòn 3 Miền Ngày Tết
1. Hướng dẫn cách chọn củ kiệu muối dưa giòn ngon, để được lâu
1.1. Cách chọn kiệu để muối nước mắm đường
Để làm dưa món củ kiệu giòn ngon đúng vị, bạn cần biết cách chọn nguyên liệu thích hợp. Theo đó, củ kiệu gồm 2 loại: kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Kiệu Huế có đặc điểm là thân nở, thắt ở eo, đuôi kiệu mảnh, không dày. Trong khi đó, kiệu thân trâu thì dài hơn, đuôi to và không thắt eo. Theo kinh nghiệm dân gian, để làm dưa kiệu ngâm nước mắm, hoặc giấm đường, chất lượng, giòn và thơm hơn thì các bạn nên chọn củ kiệu Huế.
1.2. Chọn củ kiệu có kích thước vừa phải, bóng mẩy và không dập nát
Để làm món củ kiệu muối ngon, các bạn nên chọn những củ kiệu thân có kích thước vừa phải. Nên hạn chế chọn những củ kiệu thân quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon. Củ kiệu nhỏ vừa ăn sẽ thâm gia vị và giòn ngon hơn
Củ kiệu nên chọn những bó đều, màu trắng tươi, không bị dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo rõ ràng sẽ đẹp mắt hơn khi bày ra đĩa.
Các bạn có thể chọn mua những củ kiệu đã được cắt bớt phần đầu để tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình sơ chế.
2. Những cách làm dưa món củ kiệu giòn ngon đủ vị 3 miền ngày Tết
2.1. Cách muối dưa kiệu với nước mắm
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
500 gram kiệu Huế
1 củ cà rốt
Ớt trái khô
150 gram đường cát trắng
100 gram đường phèn (nếu đường phèn cục to thì nên giã nhỏ ra)
250 ml nước mắm ngon nguyên chất
1/2 chén tro bếp (có thể dùng muối hột/ muối ăn thay thế)
Mẹo: Với cà rốt, bạn gọt vỏ, rửa sạch và thái tròn hoặc dài, hoặc tỉa hoa cà rốt cho đẹp. Sau đó, cho cà rốt vào thau nước đá ngâm để cà rốt giòn hơn.
2.1.2. Cách sơ chế củ kiệu làm dưa món ngâm nước mắm không bị hăng
Cách ngâm kiệu với tro bếp: Các bạn cho nửa chén tro bếp hòa tan với lượng nước vừa đủ để ngâm sao cho ngập kiệu. Lưu ý, sau khi hòa tan tro với nước nên dùng ray lọc bớt phần sạn để nước tro sạch hơn. Sau đó, cho kiệu vào ngâm qua đêm. Nước tro bếp sẽ giúp cho kiệu trắng và ngon hơn.
Cách ngâm kiệu với muối: Nếu nhà các bạn không có tro bếp, không sao cả chúng ta có thể dùng muối để thay thế. Các bạn cho khoảng 3 muỗng muối vào lượng nước vừa đủ ngập kiệu, khuấy đều để muối tan hết. Chi kiệu vào ngâm khoảng 4-6 tiếng.
Lưu ý: Bạn không nên ngâm kiệu trong nước muối quá lâu sẽ khiến kiệu bị mặn và không ngon.
Kiệu sau khi ngâm, vớt ra rửa thật sạch với nước khoảng 3 lần.
Sau đó, cắt bỏ phần đầu và rễ kiệu.
Tiếp theo, rửa sơ kiệu 1 lần nữa cho sạch. Vớt kiệu ra, để ráo nước.
Sau đó, mang kiệu và cà rốt đi phơi nắng 2 ngày. Để kiệu được thơm hơn các bạn không nên phơi kiệu bằng rổ hay khay nhựa vì nhiệt độ của nắng có thể làm rổ nhựa bị chảy và có mùi. Lúc đó, kiệu của chúng ta sẽ không còn thơm ngon nữa.
2.1.3. Cách nấu nước mắm đường làm dưa món củ kiệu
Cho 100 gram đường phèn và 250 ml nước mắm ngon vào nồi, để lửa nhỏ để nấu.
Khi đường phèn tan hết thì cho tiếp 150 gram đường cát trắng vào, mở lửa to, khuấy đều để đường tan hết.
Khi mắm đường sôi đều thì mở lửa nhỏ liu riu. Đun cho đến khi hỗn hợp sền sệt lại thì tắt bếp. Ở bước này, để bảo quản kiệu được lâu và ngon hơn, các bạn không nên cho thêm nước mà nên dùng 100% nước mắm nguyên chất.
Lưu ý: Các bạn có thể sử dụng đường cát trắng hoàn toàn nếu nhà mình không có đường phèn. Nhưng nếu sử dụng đường phèn thì sẽ giúp cho món củ kiệu muối có vị ngọt thanh và ngon hơn đấy!
2.1.4. Cách muối dưa món củ kiệu với nước mắm đường
Chuẩn bị 1 lọ sạch. Cho nước sôi vào tráng đều và lau khô. Sau đó, các bạn xếp kiệu đã phơi 2 ngày nắng vào lọ. Nên xếp tròn theo hình hoa thì lọ kiệu sẽ đẹp chứa được nhiều kiệu hơn.
Mẹo: Để bảo quản kiệu được lâu hơn các bạn nên dùng lọ thủy tinh thay vì lọ nhựa.
Tiếp đó, đổ hỗn hợp mắm đường vào hũ kiệu. Nước mắm đường chỉ cần xăm xấp kiệu là được, vì trong quá trình ngâm kiệu sẽ tiết ra nước.
Sau đó, các bạn dùng 2 thanh tre vừa miệng lọ đè lên trên để tránh kiệu bị nổi lên. Các bạn đậy lọ kiệu thật kín để lọ kiệu không bị không khí lọt vào. Có thể dùng 1 miếng nilong phủ lên trên miệng kiệu trước rồi đậy nắp để lọ kiệu đậy được kín hơn. Với cách ngâm này, sau khoảng 10 ngày chúng ta đã có thể thưởng thức dưa món kiệu ngâm nước mắm đường ngon tuyệt rồi đấy!
2.2. Cách làm dưa món củ kiệu với su hào, cà rốt, củ cải trắng miền Trung
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
800 gram – 1 kí tổng trọng lượng rau củ gồm củ cải trắng, su hào, cà rốt (liều lượng từng thành phần sử dụng theo khẩu vị)
2 lạng củ kiệu Huế đã sơ chế như mục 2.1.2 và phơi nắng cho héo lại
20 gram ớt tươi đã bỏ cuống, rửa sạch và để ráo
50 gram tỏi tươi đã bóc vỏ
Nguyên liệu nấu nước mắm đường: 1 – 1,1 kg đường trắng; 600 ml nước mắm ngon; 1 thìa cà phê bột ngọt và 600 ml nước lọc
2.2.2. Cách sơ chế nguyên liệu rau củ làm dưa món củ kiệu
Bào vỏ củ cải trắng, thái thành miếng dài nhỏ vừa ăn. Cắt cà rốt tương tự củ cải trắng, hoặc thái khoanh tròn rồi tỉa hoa tùy theo sở thích. Su hào cũng gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.
Ngâm củ cải trắng với thau nước pha 2 thìa cà phê muối, 1 muỗng canh đường cho giòn. Với các loại rau củ còn lại thì ngâm với nước pha 1 thìa cà phê muối. 20 phút sau, vớt hết các loại rau củ ra rổ, xả nước lạnh 2 – 3 lần cho sạch nước muối rồi để ráo.
Sau đó, xếp các nguyên liệu rau củ lên giá sạch, đem ra ngoài nắng phơi. Phơi rau củ khoảng 2 ngày để nguyên liệu héo lại 50% là được. Khi này, tổng trọng lượng 3 loại rau củ này còn khoảng nửa kí.
2.2.3. Cách muối dưa món củ kiệu
Nấu các nguyên liệu làm nước mắm đường trong nồi vừa, đợi sôi thì tắt bếp. Để nồi mắm đường qua một bên cho nguội.
Chuẩn bị hũ sạch đã tiệt trùng, xếp củ kiệu và thập cẩm rau củ vào hũ. Cắt đôi tép tỏi, chia đều vào hũ dưa món.
Xếp ớt tươi vào hũ, đổ mắm đường vào hũ, gài 1 miếng nhựa ở miệng hũ để nén nguyên liệu rau củ ngập nước ngâm.
Đậy nắp lại, muối dưa món củ kiệu thập cẩm khoảng 3 ngày là có thể thưởng thức.
Mẹo: Ngoài cách gài bằng miếng nhựa, bạn có thể dùng chén nhỏ, hoặc vật dụng kích cỡ nhỏ đều được. Hoặc, bạn có thể gài bằng mía (áp dụng theo cách muối dưa hành với mía) để hương vị món ăn ngon hơn.
2.3. Cách làm dưa món củ kiệu không cần phơi ngoài nắng
Ở những vùng khí hậu không có nhiều ngày nắng đẹp, liệu bạn sẽ sấy khô rau củ thế nào để làm dưa món ngày Tết giữ được độ giòn ngon đúng chuẩn đây? Câu trả lời là bạn có thể bóp rau củ với muối khô để muối hút ẩm, hoặc cho vào lò nướng/ lò vi sóng/ lò sấy thực phẩm để rút bớt nước trong rau củ.
Dùng lò sấy rau củ giúp tiết kiệm thời gian hơn so với cách hong nắng truyền thống. Bạn có thể cho nguyên liệu rau củ vào lò sấy ở mức 50 độ C trong 8 tiếng cho héo lại. Cách làm dưa kiệu không cần phơi nắng này vừa tiết kiệm thời gian, mà hiệu quả đạt được cũng rất tốt.
2.4. Cách muối dưa món củ kiệu ngâm giấm đường chua ngọt miền Nam
2.4.1. Chuẩn bị nguyên liệu
3 lạng củ kiệu đã sơ chế như mục 2.1.2
150 gram đường cát trắng
Ít giấm trắng (nêm nếm tùy theo khẩu vị)
2.4.2. Cách làm dưa món củ kiệu chua ngọt với giấm đường
Trộn kiệu đã sơ chế, phơi héo cùng với đường, giấm trong tô sạch. Điều chỉnh hương vị giấm đường theo khẩu vị.
Chuyển toàn bộ hỗn hợp làm củ kiệu ngâm đường giấm vào hũ sạch, đậy nắp, muối 2 – 3 ngày sau là ăn được. Cách muối củ kiệu chua ngọt này ăn kèm với bánh tét, bánh chưng, thịt kho tàu,…sẽ cân bằng hương vị tuyệt vời.
3. Bí quyết bảo quản dưa món củ kiệu tự làm đúng cách, ăn được lâu
Sau khi kiệu ngâm được khoảng 3 ngày, nước trong kiệu sẽ làm loãng nước ngâm. Các bạn đổ phần nước ngâm trong lọ ra và đun cho keo lại, để hỗn hợp thật nguội. Sau đó, đổ trợ lại lọ kiệu, đậy nắp kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Lưu ý: Nếu các bạn ngâm kiệu với số lượng nhiều tốt nhất nên chia kiệu thành nhiều lọ khác nhau, không nên ngâm trong một lọ quá to. Vì trong quá trình mở nắp lấy kiệu ra sử dụng, việc khuấy kiệu và không khí lọt vào sẽ làm kiệu không bảo quản được lâu. Với cách bảo quản này, món dưa món củ kiệu có thể để dành ăn dần trong vài tháng đến 1 năm.
4. Ăn củ kiệu thế nào là tốt cho sức khỏe?
4.1. Tác dụng của dưa kiệu muối đối với sức khỏe
Kiệu là loại cây thảo, thân hành màu trắng có nhiều vảy mỏng, theo Đông y củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông khí dương, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt, lở loét,…
Kiệu muối là một trong những loại dưa lên men ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Những món ngâm ngon từ kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở vùng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.
4.2. Cần lưu ý những gì để ăn dưa món củ kiệu an toàn tại nhà?
Mặc dù kiệu rất tốt cho sức khỏe chúng ta, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều kiệu và nên lưu ý những điều sau đây:
Đối với những trường hợp hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu. Bởi vì, điều này có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.
Những trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành, củ kiệu chứa chất chua khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn, làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Dưa kiệu là một món ăn giải ngán ngày Tết “tuyệt đỉnh” ăn kèm các món chính như bánh chưng, bánh tét, bánh tráng cuốn,…Củ kiệu nếu biết ăn đúng cách còn vô cùng có lợi cho sức khỏe. Nhìn hình ảnh từng mâm kiệu được phơi dưới nắng vàng như báo hiệu một mùa xuân nữa sắp về. Món kiệu muối nguyên liệu tuy đơn giản nhưng cách làm lại đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ của người nội trợ. Nếu gia đình chị em nào thích ăn các loại dưa món ngày Tết, thì cách muối củ kiệu nước mắm cũng sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đấy!
Nguyễn Ngân tổng hợp
Cách Làm Củ Kiệu, Dưa Hành Ngày Tết Ngon Tuyệt Hảo
Một món ăn không thể thiếu được bánh chưng, bánh tét, nhưng để ăn món này ngon thì phải ăn kèm với củ kiệu, dưa hành. Cùng tham khảo ngay cách làm củ kiệu, dưa hành ngày Tết ngon tuyệt hảo, trắng giòn và đặc biệt là vô cùng đơn giản của BMQ nha !
Cách làm củ kiệu, dưa hành ngày Tết
Nguyên liệu làm dưa hành muối ngày Tết
Cách làm dưa hành ngày Tết ngon rất đơn giản
Bước 1: Hành sau khi mua về các bạn làm sạch bóc vỏ sau đó đem ngâm với nước vo gạo tầm 30 phút đến 1 tiếng để cho hành bớt vị hăng.
Bước 3: Nấu nước dấm với đường đã chuẩn bị từ trước, sau khi đường hòa tan hết trong dấm thì các bạn tắt bếp để nguội. Một lưu ý đó là bạn nên dùng lọ thủy tinh để muối hành, tránh dùng lọ nhựa vì khi lên men axit sẽ phản ứng với các thành phần của nhựa gây hại cho sức khỏe.
Bước 4: Sau khi cho hành vào lọ chúng ta đổ dung dịch dấm với đường đã được để nguội vào ngập hết hành thì dừng lại. Cách làm củ kiệu dưa hành ngày Tết ngon có một mẹo nhỏ đó là dùng túi bóng đổ nước sạch vào để trong lọ giúp hành lúc nào cũng chìm trong nước. Để hũ hành muối ra nơi khô ráo thoáng mát khoảng tầm 3 – 4 ngày là các bạn có thể dùng được rồi.
Đây là món ăn không thể thiếu trong ngày tết của mỗi gia đình. Dưa hành nên ăn cùng với thịt luộc và bánh chứng khiến món ăn trở nên đỡ ngán hơn và hấp dẫn hơn.
CỦ KIỆU MUỐI
Nguyên liệu làm củ kiệu muối ngày Tết
– 2 muỗn bột canh muối hột
Cách làm củ kiệu muối ngày Tết
Cách làm củ kiệu dưa hành ngày Tết ngon như sau:
Bước 3: Vớt kiệu ra, xả nước vài lượt cho sạch và ngâm với nước phèn chua đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó bạn đem rửa sạch, phơi nắng cho kiệu hơi héo đi. Sau khi phơi xong sơ chế kiệu thêm 1 lần nữa cho sạch hơn để món ăn ngày Tết được đảm bảo nhất.
Thực hiện ngâm kiệu
Muốn có món kiệu ngon thì các bạn cần chú ý nhiều đến cách làm củ kiệu dưa hành ngày Tết ngon. Bạn có thể cho đường vào trộn đều, sau đó cho kiệu vào hũ đậy nắp ngâm tầm 15 ngày để kiệu chua tự nhiên và giúp kiệu vừa giòn hơn, ngon hơn để được lâu hơn mà không sợ kiệu bị chua nhiều quá hay lên men.
Sau thời gian đó bạn vớt kiện ra, tiến hành nấu giấm cho sôi, để nguội sau đó cho ít kiệu ngâm đường vào ngâm, bước này giúp cho kiệu bớt chua hơn và ăn ngon hơn giúp chúng ta có món ăn đỡ ngán vào dịp tết.
Cách Làm Dưa Món Giòn Ngon Đậm Vị Tết Cổ Truyền Việt Nam
Cách làm dưa món giòn ngon đậm vị Tết cổ truyền Việt Nam
Nguyên liệu
600 gram đường, 600 ml nước mắm, muối, bột ngọt.
Các loại rau củ gồm có: Đu đủ, cà rốt, củ kiệu, ớt, hành tím, su hào (số lượng tùy vào nhu cầu sử dụng).
Cách làm
Làm sạch củ kiệu và hành tím. Ngâm với nước muối pha loãng trong 1 tiếng rồi vớt ra để ráo. Các loại rau củ đem rửa sạch rồi thái nhỏ. Không nên thái quá nhỏ vì khi phơi sẽ bị teo lại.
Cha các nguyên liệu ngâm nước muối. Vớt ra, xả nước sạch rồi bóp cho ra bớt nước. Thực hiện từ 2 – 3 lần để không bị hăng.
Đem tất cả nguyên liệu phơi nắng khoảng 20 tiếng. Sau đó cho trụng qua nước sôi.
Đun sôi 500ml nước mắm, 500 gram đường. Nêm thêm 1 muỗng bột ngọt, đường tan hết thì tắt bếp.
Bỏ nguyên liệu phơi khô gồm củ kiệu, đu đủ, su hào, củ kiệu, hành tím và ớt vào hũ sạch. Sau đó đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào.
Chú ý là bạn phải để phần nước mắm đường ngập hết các loại rau củ. Để khoảng 2 – 3 ngày là dưa món bắt đầu ngấm và có thể ăn được.
2. Cách làm dưa món ngâm nước mắm
Nguyên liệu
1 kg dưa leo, 2 củ cà rốt, 2 củ cải, 1 củ su hào.
400 gram đường, 400 ml nước mắm ngon, 10 gram bột ngọt.
5 trái ớt, 2 củ tỏi.
Cách làm
Các loại rau củ rửa sạch, để ráo. Dùng dao tạo hình để cắt thái nguyên liệu theo ý mình. Lưu ý là dưa chuột cần loại bỏ ruột.
Đem nguyên liệu ra phơi từ 2 – 3 ngày nắng trước khi muối. Chần tất cả nguyên liệu qua nước sôi.
Cắt nhỏ tỏi thành những miếng mỏng, ớt thái vát thành miếng nhỏ tùy ý.
Cho 400 ml nước mắm vừa chuẩn bị cùng 400 gram đường và 10 gram bột ngọt. Bạn đợi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Trộn đều ớt cùng tỏi vào hỗn hợp nguyên liệu vừa để ráo. Sau đó cho vào lọ, đổ hỗn hợp nước mắm lên bề mặt.
Nén chặt để rau củ không bị nổi lên và đậy nắp lại.Sau 1 tuần là hoàn tất dưa món ngày Tết.
3. Cách làm dưa món chua ngọt
Nguyên liệu
300gram cà rốt, 300gram củ cải đường.
Gia vị: Bột ngọt, bột canh, tỏi tươi, muối trắng, đường, nước mắm.
Cách làm
Củ cải và cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái khoanh.
Hòa muối với nước lọc, cho phần cà rốt và củ cải đã thái và ngâm trong khoảng 30 phút. Vớt ra và vắt kiệt nước.
Rửa lại sạch bằng nước lạnh từ 2 – 3 lần cho phần củ bớt mặn rồi lại vắt kiệt nước.
Xếp đều phần cà rốt, củ cải vào lò sấy và sấy khô.
Cho khoảng 500ml nước lọc, 200 gram đường trắng và khuấy đều.
Cho từ từ phần nước mắm và nếm cho tới khi có độ mặn vừa phải. Đun sôi hỗn hợp, tắt bếp và để nguội.
Cho khoảng 1/2 thìa cafe bột ngọt vào và cuối cùng cho tỏi tươi đã thái mỏng.
Cho cà rốt, củ cải đã sấy khô vào lọ. Đổ từ từ phần dung dịch sao cho gập bề mặt rau củ là được.
Dùng 2 – 3 chiếc que tre nhỏ chèn ngang miệng lọ. Đậy nắp kín và để vào nơi khô thoáng khoảng 2 ngày là có thể dùng được.
4. Cách làm dưa món miền Trung
Nguyên liệu
300 ml nước mắm ngon, 50 ml nước, 180 gr đường, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh muối.
1 củ cải trắng (400 gr) 1 củ cà rốt, 1 củ su hào, 5 trái ớt nhỏ, 5 củ hành tím, 5 tép tỏi.
Cách làm
Các loại rau củ cắt hoa hay thái miếng hơi dày.
Cho muối vào bóp để 10 phút cho các loại rau củ mềm. Sau đó xả qua nước lạnh, vắt ráo.
Phơi nắng, chỉ cần hơi héo là được.
Chần rau củ đã phơi nắng (1 phút) qua nước sôi thì đổ ra rổ vắt ráo.
Nước mắm, đường, nước và muối cho vào nồi nấu sôi 5 – 7 phút là tắt bếp. Hớt bọt, để nguội hoàn toàn.
Rau củ cho vào hũ, đổ nước mắm ngập rau củ, đậy nắp kín qua 2 ngày là có thể ăn ngon.
5. Những lưu ý khi thực hiện
Cà rốt, su hào hay các loại rau củ nên mua loại còn tươi, mới. Khi làm lên nó được giòn ngon.
Nước mắm làm dưa món các bạn có thể sử dụng nước mắm ăn của mình hàng ngày như nước mắm Nam ngư, Chin-su,…
Bảo quản dưa món trong ngăn mát tủ lạnh sẽ thơm ngon, giữ được lâu, an toàn hơn.
Xắt rau củ với độ dày vừa phải, không cắt quá mỏng hoặc quá dày.
Ngâm nước muối rau củ sẽ bớt đi vị hăng, mủ. Nhờ đó thành phẩm sau khi ngâm mắm ăn được ngon hơn.
Ngâm rau củ mà nước còn nóng thì rau củ dễ bị mềm và bảo quản không được lâu.
Dưa leo không nên gọt vỏ, su hào, cà rốt, cần lựa những củ non để không có xơ. Củ cải cần lựa những củ chắc tay để khi cắt ra làm không bị xốp quá, mất độ giòn.
Phơi rau củ thật ráo, tráng qua lọ bằng nước sôi và lau kĩ cho thật khô ráo.
6. Dinh dưỡng trong dưa món
Dưa món là sự kết hợp các loại rau củ được trộn với muối và một số gia vị khác, để lên men tạo vị chua. Món ăn ngày Tết này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp vi sinh vật (probitotic) có lợi cho hệ tiêu hóa, nhiều chất chống oxy hóa tìm thấy trong rau củ quả giúp chống lại các gốc tự do.
Các vitamin, khoáng chất trong dưa món giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ thị lực và hỗ trợ các chức năng khác của cơ thể.
Có nghiên cứu còn cho rằng nó có thể giảm cân, kiểm soát bệnh đái tháo đường và chống ung thư lá lách.
Bạn cũng không nên ăn quá nhiều dưa món sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó sẽ kích thích tiết axit dạ dày, làm tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng hay ung thư dạ dày. Lượng muối quá cao trong dưa món có thể gây tăng huyết áp, tác động đến những người bị cao huyết áp hay tim mạch.
7. Cách ăn dưa món đúng cách
Không nên ăn dưa muối chưa tới, còn có vị hăng cay. Khi đó rau củ dễ chứa nhiều nitrosamin, có thể gây ung thư.
Hạn chế ăn nếu như đang gặp phải tình trạng đau, loét dạ dày – tá tràng hay có tiền sử bệnh tim mạch.
Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Nên ăn kèm cơm hay các món khác.
Nên rửa sơ qua nhiều lần với nước lọc để giảm độ chua, mặn của dưa.
Không để dưa món thừa vào lại lọ sẽ dễ làm hư phần dưa còn lại.
Dùng đũa sạch để lấy dưa, sau đó đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Nên tự muối dưa để điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo thực phẩm sạch.
Dưa món là món ngon bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện rất nhanh ngay tại nhà. Bạn có thể ăn kèm với bánh chưng, bánh tét và các thức ăn nhiều dầu mỡ thì ngon vô cùng. Vậy thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thực hiện ngay ngày Tết này nào!
Chi Lê tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn 3 Cách Làm Dưa Kiệu Thơm Ngon Trong Ngày Tết Cổ Truyền trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!