Xem Nhiều 5/2023 #️ Học Cách Làm Các Loại Bánh # Top 10 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Học Cách Làm Các Loại Bánh # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Học Cách Làm Các Loại Bánh mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhà máy sản xuất bột trộn sẵn đầu tiên

Giỏ hàng

Tiếng Việt

English

19003089

Hỗ trợ khách hàng

Học cách làm các loại bánh – Bột trộn sẵn MIKKO

Hướng dẫn học cách làm các loại bánh bằng bột trộn sẵn MIKKO với các loại bánh thơm ngon làm đơn giản, nhanh chóng tiện lợi

Cách làm bánh xèo miền Tây

Cách làm bánh xèo miền Tây tuy có hơi cầu kỳ nhưng với bột bánh xèo Hương Xưa, sản phẩm của bột trộn sẵn MIKKO thì mọi thứ trở nên giản đơn và tiện dụng.

Bột bánh xèo Hương Xưa thương hiệu Mikko xin mách bạn “cách làm bánh xèo miền Tây” thật hấp dẫn như một món ăn truyền thống của người Nam bộ.

Bột bánh bánh bông lan nướng là một trong những sản phẩm hàng đầu của bột trộn sẵn Mikko có ưu điểm dễ chế biến, công thức hướng dẫn cách làm bánh rõ ràng.

Bánh ngọt thường là món tráng miệng hấp dẫn của các gia đình. Thế nhưng không phải người nội trợ nào cũng rành rọt công thức hoặc có nhiều thời gian để tự tay làm bánh.

Với dòng sản phẩm bột trộn sẵn Mikko, người tiêu dùng không mất nhiều thời gian để chế biến các món ăn truyền thống. Bột bánh xèo Hương Xưa với ưu điểm dễ chế biến

Bột bánh bông lan hấp là một trong những sản phẩm hàng đầu của bột trộn sẵn Mikko có ưu điểm dễ chế biến, dễ chế biến, công thức hướng dẫn làm bánh rõ ràng, giúp người chế biến tiết kiệm thời gian

Tự Học Làm Bánh Căn Bản: Phân Biệt Các Loại Bột (Phần 2)

Tiếp theo Phân biệt các loại bột làm bánh phần 1

Xem các phần khác của “Tự học làm bánh căn bản” tại mục Cùng học làm bánh

Hồi xưa lúc mới bắt đầu học làm bánh, đi mua nguyên liệu mình cũng “bấn loạn” lắm, tại trong siêu thị bên này bột có rất nhiều loại khác nhau, nhãn thì lại toàn tiếng Hà Lan, cho nên có lần mình vì láu táu nên mua nhầm loại bột trộn sẵn, thực ra cũng là một dạng self-rising flour, nhưng lại không biết nó là bột đã có sẵn bột nở nên về làm vẫn cho thêm bột nở, hậu quả là hỏng vài lần liền mới phát hiện ra, kinh nghiệm thương đau ghi lại trong nhật kí làm bánh, tập về Pound cake thì phải.

Rồi dần quen hơn một chút thì đi siêu thị bắt đầu biết tự phân biệt được đâu là bột mỳ nguyên chất, đâu là bột trộn sẵn, biết chọn loại bột nào ngon hơn, nhưng vẫn chỉ biết mua bột mỳ thôi. Mãi đến gần đây mình tập làm bánh mỳ, đọc sách mới biết chọn bột đúng cách, theo hàm lượng Protein và cám trong bột mỳ. Giờ thì tuy vẫn chưa thật thành thạo nhưng cũng quen hơn nhiều rùi, đi ra cửa hàng bán bột không còn lơ ngơ nữa

Bột cũng không chỉ dùng để làm bánh (“bánh” ở đây bao gồm các loại bánh ngọt kiểu Âu, bánh mỳ và cả các loại bánh Việt như bánh trôi chay, bánh rán, bánh gối…) mà còn có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau trong bếp. Chẳng hạn như các loại bột ngô/ bột năng/ bột gạo/ bột mỳ có thể được dùng để giúp các loại súp, sốt.. có độ đặc sánh.

1. Rye Flour (Bột Lúa Mạch Đen): bột làm từ hạt lúa mạch đen. Bản thân rye flour cũng như wheat flour (bột mì), được chia ra làm nhiều loại, tùy thuộc hàm lượng khoáng chất trong thành phần bột. Protein trong rye flour không có khả năng tạo gluten như bột mỳ nên các loại bánh nếu chỉ có rye flour sẽ rất cứng và nặng, do vậy khi dùng thường phải trộn thêm với wheat flour để giúp tạo các sợi gluten, “tóm” khí gas, giúp bánh nở khi nướng, làm bánh nhẹ và xốp hơn.

3. Buckwheat Flour (Bột Kiều Mạch): có hàm lượng gluten rất thấp, thường được sử dụng trong các công thức pancake, crepe hoặc pasta

5. Corn Starch (Tinh bột ngô): đây là loại bột được làm từ tâm trắng của hạt bắp, rất mịn, nhẹ. Tinh bột ngô thường được thêm vào các công thức làm bánh (theo tỉ lệ quy định) để giúp bánh mềm, mịn và nhẹ hơn (điển hình là các loại bánh ga tô Hồng Kông, ga tô Nhật Bản..). Hoặc pha trộn all purpose flour với corn starch theo 1 tỉ lệ quy định để thay thế cho cake flour. Tuy nhiên không phải thêm càng nhiều corn starch thì càng tốt, bởi vì corn starch là một dạng bột không tạo gluten (gluten free), cho nên nếu dùng quá nhiều corn starch, bánh sẽ không có đủ gluten để đảm bảo có kết cấu vững chắc.

6. Nut Flour: là loại bột được mài từ các loại hạt có nhiều dầu như almond (hạnh nhân) hay hazelnut (quả phỉ), thường được dùng thêm vào hay thay thế cho bột mì tạo độ khô và thêm mùi vị cho các loại bánh ngọt. Thường các loại bánh cake làm từ bột này gọi là Tortes, bắt nguồn chủ yếu từ các nước miền trung Châu Âu như Hungary và Áo.

8. Glutinous Rice Flour – Sticky Rice Flour (Bột Nếp): xay từ gạo nếp, để làm các loại bánh Á, một số ví dụ quen thuộc là bánh trôi chay hay bánh trôi nước.

9. Tapioca Flour (Bột Năng/ Bột đao): làm từ củ khoai mì (củ sắn), tạo độ sánh, dai, kết dính cho món ăn. Ngoài ra bột năng luộc chín sẽ tạo ra một dạng hỗn hợp đặc, dẻo và dai, ăn cùng với chè rất ngon. Các loại trân châu hay hạt lựu trong chè thường làm từ bột này.

10. Potato Starch Flour (Bột Khoai Tây): cũng được sử dụng tao độ kết dính nhẹ.

11. Bột sắn dây: làm từ củ sắn dây, là một loại bột rất mát, có thể dùng để pha nước uống hoặc nấu chè, hoặc quấy chín để ăn.

– Bảo quản bột trong túi hoặc lọ kín, ở nơi thoáng mát và khô ráo. Nên sử dụng bột sớm sau khi mở gói.

– Bột để càng lâu thì càng “khô” hơn, nên thường các loại bột cũ, để lâu khi làm bánh, đặc biệt là bánh mỳ, sẽ cần nhiều nước hơn.

– Trong rất nhiều công thức bánh Âu (bằng tiếng Anh), sẽ có sự khác biệt giữa “sifted flour” và “flour sifted”. Chẳng hạn công thức yêu cầu 100gram sifted flour – có nghĩa là rây mịn bột mỳ rồi đong lấy 100gram. Còn nếu là 100gram flour -sifted tức là đong lấy 100gram rồi rây mịn. Thường thì mình thấy trường hợp đầu xuất hiện nhiều hơn, do bột mỳ khi chưa rây mịn sẽ có thể bị vón cục ít nhiều, làm khi đong bột sẽ bị thiếu chính xác.

* Thông tin trong bài viết được tham khảo từ:

– Sách Professional Baking (tác giả Wayne Gissley – The Cordon Bleu)

– Bài viết phân loại về bột của chị Cá tại :

http://my.opera.com/BepNhaCa/blog/show.dml/16565992

– Joy of Baking: www.joyofbaking.com

Sách học làm bánh của Linh Trang

Phân Biệt Các Loại Bơ Trong Làm Bánh

1. Bơ nhạt và bơ mặn

Dựa theo hương vị, có thể chia bơ thành bơ nhạt (còn gọi là bơ lạt) và bơ mặn.

Bơ nhạt (unsalted butter)

Đặc điểm: bơ nhạt (hay còn được gọi là bơ lạt, bơ phe) là dòng bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ

Ưu điểm: sử dụng bơ nhạt giúp dễ dàng kiểm soát lượng muối trong công thức bánh

Công dụng: Bơ nhạt là nguyên liệu thường được sử dụng để làm các loại bánh như bánh cake, su kem, bánh quy bơ… hay phết lên bánh mì

Các loại phổ biến: bơ nhạt Anchor, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Elle & Vire,…

Cách bảo quản: Để bảo quản bơ, bạn bọc kín và cho vào tủ lạnh. Lưu ý là dụng cụ cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác. Thời gian bảo quản bơ nhạt là khoảng 3 tháng trong tủ lạnh.

Bơ mặn (salted butter)

Đặc điểm: Bơ mặn là dòng bơ thành phần có chứa muối, lượng muối quyết định vị mặn và có sự khác nhau tùy từng nhà sản xuất.

Công dụng: Bơ mặn được dùng như một loại gia vị trong nấu ăn, có thể cho vào súp hoặc các món xào. Bơ mặn không được dùng trong làm bánh ngọt vì không kiểm soát được độ mặn của bơ, dẫn đến việc ảnh hưởng đến vị của bánh.

Các loại phổ biến: bơ mặn President, bơ mặn Anchor, bơ Tường An, bơ Meizan,…

Cách bảo quản: bơ mặn do thành phần chứa muối nên có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, sau khi mở nắp mà không dùng hết cần đậy kín nắp, thời gian bảo quản bơ mặn là 5-6 tháng trong tủ lạnh.

2. Bơ động vật, bơ thực vật, bơ mix

Dựa theo thành phần thì bơ lại được chia làm bơ động vật và bơ thực vật. Ngoài ra còn một dòng bơ mix khác có thành phần từ cả động và thực vật

Bơ động vật

Đặc điểm: có nguồn gốc tự nhiên, được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò – một số dòng bơ được tách từ sữa dê, sữa cừu)

Hàm lượng chất béo: cao, khoảng 80% ( 20% còn lại là từ nước, sữa bột hoặc chất tạo màu…)

Công dụng: bơ động vật thường được sử dụng trong các công thức làm bánh, kẹo,…

Các loại phổ biến: bơ Anchor, bơ President, bơ TH True, bơ Peerless,…

– Trong đó dòng bơ Peerless được làm từ nguyên liệu chính là sữa, sản phẩm còn chứa thành phần mỡ động vật.

Cách bảo quản: bơ động vật được làm từ thành phần chính là sữa động vật do vậy cần bọc kín và bảo quản bơ trong tủ lạnh.

Bơ thực vật (margarine)

Đặc điểm: được sản xuất trong phòng thí nghiệm, được chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như bắp, ngũ cốc, đậu.

Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%

Công dụng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh là chủ yếu. Không dùng nhiều trong làm bánh vì trong quá trình chuyển hóa, một phần chất béo có lợi đã bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa nên cũng gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.

Các loại phổ biến: bơ Tường An, bơ Meizan, bơ thơm Cái Lân,…

Cách bảo quản: bơ thực vật chứa các thành phần nhân tạo, giúp bơ bảo quản được trong nhiệt độ thường.

Bơ mix

Ngoài hai dòng bơ động vật và bơ thực vật, còn một dòng bơ khác có thành phần từ cả chất béo động vật (sữa) và thực vật – thành phần này quyết định một phần đến giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm có giá rẻ hơn các dòng bơ có 100% thành phần từ chất béo động vật.

3. Shortening

Ngoài các loại bơ kể trên, trong làm bánh ta còn dùng một loại nữa là shortening (hay còn có tên gọi khác là mỡ trừu).

Đặc điểm: là chất béo 100%, thường được pha trộn và làm từ mỡ heo & dầu thực vật, màu trắng đục và hầu như không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng giống như các loại bơ khác

Công dụng:

– Giúp các loại bánh mềm dẻo hơn (dùng trong công thức bánh dẻo tuyết), hoặc làm đứng và vững cấu trúc bánh (dùng trong làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread…).

– Do đặc điểm về thành phần, shortening có màu trắng ngà và giá thành rẻ hơn các dòng bơ động vật khác, phù hợp cho các bạn mới tập trang trí bánh gato có thể học làm hoa kem bơ,…

– Ngoài ra, shortening cũng có thể dùng để chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn, bơ.

Cách bảo quản: nên bảo quản shortening ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát do để tủ lạnh shortening sẽ bị cứng lại. Thời gian bảo quản shortening tương đối dài, khoảng 2 năm từ ngày sản xuất, 6 tháng sau khi mở bao bì.

Màu của bơ

Thông thường màu cơ bản của bơ là vàng nhạt do carotene có trong thành phần của bơ, tuy nhiên bơ còn có những màu vàng thẫm hoặc cũng có những loại bơ có màu trắng ngà. Màu của bơ có thể ảnh hưởng trong quá trình thực hiện chế độ ăn uống cho bò, hoặc trong quá trình chế biến với các tỉ lệ chất tạo màu được dùng ở những công ty khác nhau.

Ở khu vực các nước châu Âu, bò được chăn nuôi theo hướng chuyên dụng, sử dụng những đồng cỏ lâu năm. Bò ăn cỏ cũng cho sữa và các sản phẩm từ sữa có màu trắng hơn và tiêu biểu trong dòng bơ thuộc khu vực châu Âu là bơ President.

Còn ở châu Úc, bò thường được cho ăn ngũ cốc nên bơ từ sữa bò có màu vàng đục hơn, ví dụ là dòng bơ nhạt New Zealand, bơ nhạt Pilot Úc, bơ nhạt Peerless Úc,…

Cách dùng bơ

1. Dạng lỏng

Bơ được đun chảy thành dạng lỏng như dầu ăn và để nguội về nhiệt độ thường, dùng thay thế cho dầu ăn trong công thức bánh gato để bánh thơm hơn hoặc phết lên bánh mì và đem đi nướng.

2. Bơ đánh bông

Bơ đánh bông được sử dụng chủ yếu trong công thức bánh bông lan bơ, bánh lưỡi mèo,…

Để bơ ở nhiệt độ thường cho mềm (nhưng không được chảy nước) rồi đánh bông để tạo độ xốp, nở và dễ tan trong miệng cho bánh.

3. Bơ để lạnh thái lát

Bơ lạnh được bóp hoặc đánh chung với bột sống để tạo thành hỗn hợp bột trong các công thức của bánh pie hoặc 1 vài loại bánh mì; thái lát ăn kèm bánh mì; hoặc cho vào các hỗn hợp nóng như custard để tạo hương vị béo ngậy và thơm mùi bơ.

4. Dùng bơ thực vật thay thế bơ động vật?

Bơ thực vật có giá rẻ hơn nhiều nhưng vị không thơm ngon bằng bơ động vật, lại được ướp muối để bảo quản lâu nên dễ ảnh hưởng đến hương vị bánh, đặc biệt là bánh ngọt. Ngoài ra việc thay bơ ảnh hưởng đến cấu trúc bánh (độ nở, xốp, chiều cao…) do hàm lượng béo của từng loại bơ khác nhau.

Phân biệt bánh làm từ bơ động vật, dầu ăn, shortening và bơ thực vật

Tip chọn bơ

Các loại bơ thông dụng nhất trong làm bánh đó là bơ President, bơ Anchor, bơ Pilot Úc.

Trong đó, bơ President chứa 82% chất béo, là loại bơ có thương hiệu nổi tiếng, giá thuộc hàng cao nhất và chất lượng cũng tốt nhất. Mùi thơm nhẹ, vị béo ăn kèm bánh mì. Khi nướng xong bánh xốp, giòn và giữ được độ giòn lâu không bị ỉu cũng như mất mùi như các loại bơ khác. Bánh ra lò ít dính. Kế đến là bơ Anchor, giá thành hợp lý và độ thơm ngon không cũng kém nhiều, nhưng dễ bị chảy hơn. Bơ Pilot giá thành rẻ hơn 2 loại trên, có màu vàng đậm hơn. Tuy vậy khi nướng bánh ở nhiệt độ cao bơ dễ bị mất mùi hoặc không có mùi thơm bằng.

Nếu muốn làm kem bơ, bạn nên chọn bơ President hoặc bơ Anchor vì cả 2 loại bơ này đều có màu trắng nhạt, màu ngà nên làm kem bơ cho ra màu đẹp. Nếu dùng bơ Pilot làm kem bơ, màu sẽ không trắng đẹp tự nhiên mà hơi ngả màu ngà.

Nếu quan tâm đến độ nở xốp, giòn và thơm của bánh (bánh quy, pastries ngọt, cake…) bạn nên đầu tư loại bơ President, Anchor.

Nếu bạn dùng bơ để chống dính, hoặc làm các loại bánh không quan trọng độ nở xốp và mùi thơm của bơ (làm nama chocolate, muffin…) bạn có thể dùng bơ Pilot.

Nguồn: Tổng hợp

Các Loại Bánh Làm Từ Bột Hạnh Nhân Cực Thơm Ngon

Bột hạnh nhân với hương vị thơm ngon của mình từ lâu đã là một nguyên liệu làm bánh hảo hạng, tạo nên những món bánh thơm phức, đầy quyến rũ khiến nhiều người mê mẩn.

Những người thợ làm bánh chắc hẳn đã không còn lạ lẫm với bột hạnh nhân vì đây được cho là một trong những nguyên liệu làm ra những chiếc bánh chất lượng. Các loại bánh làm từ bột hạnh nhân luôn mang trong mình hương vị bùi bùi, thơm ngon và nhận được sự yêu thích của thực khách. Trong bài viết này, cùng nhau khám phá các loại bánh được làm từ loại bột này và một số lợi ích của bột hạnh nhân.

Bột hạnh nhân – nguyên liệu hảo hạng cho những món bánh hảo hạng

Các loại bánh làm từ bột hạnh nhân

+ Bánh Macaroon: Đây chính là một trong những món bánh trứ danh thơm ngon có nguồn gốc từ nước Pháp. Và bột hạnh nhân chính là một nguyên liệu quan trọng để làm nên hương vị hảo hạng của loại bánh này. Với cách làm cầu kì được coi là loại bánh “đỏng đảnh” nhất trong các loại bánh Pháp và những nguyên liệu thơm ngon, Macaroon từ lâu đã trở thành một “huyền thoại bánh ngọt” được nhiều người yêu thích.

+ Bánh Opera: Lại thêm một món bánh Âu ngon lành được làm từ bột hạnh nhân. Đây là một món bánh khá phổ biến trong menu bánh của các nhà hàng, khách sạn cao cấp phục vụ cho khách Tây. Loại bánh này cũng có cách làm khá phức tạp, chính vì vậy nếu muốn làm thành công một mẻ bánh Opera với bột hạnh nhân bạn sẽ phải trau dồi thêm nhiều kỹ năng làm bánh đấy.

+ Bánh Biscotti: Đây là một món bánh làm từ bột hạnh nhân khá nổi tiếng của nước Ý. Món bánh này không chỉ sử dụng bột hạnh nhân làm nguyên liệu cho phần bánh mà còn được thêm topping là hạt dẻ nên mang tới hương vị cực kì hảo hạng và thơm ngon. Đây sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bữa trà chiều của bạn bên cạnh những người thân yêu.

Một số lợi ích của bột hạnh nhân đối với sức khỏe con người:

+ Bột hạnh nhân giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh tim và các cơn đau tim cũng như hỗ trợ chức năng não được khỏe mạnh.

+ Bột hạnh nhân cực kì tốt cho làn da, giúp làn da thêm trắng mịn và làm chậm quá trình lão hóa cho làn da.

+ Bột hạnh nhân giúp hỗ trợ giảm cân và giảm cảm giác thèm ăn, cực kì tốt cho người ăn kiêng.

+ Bột hạnh nhân có tác dụng chống lại ung thư và viêm.

+ Sử dụng bột hạnh nhân rất tốt cho hệ xương và răng của con người.

Bạn đang xem bài viết Học Cách Làm Các Loại Bánh trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!