Cập nhật thông tin chi tiết về Giấy Mượn Tiền Viết Tay Có Giá Trị Không, Có Hợp Pháp, Có Kiện Được Không? mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có rất nhiều trường hợp người ta cho mượn tiền và làm giấy viết tay để làm chứng cho số nợ mà mình làm chủ. Tuy nhiên đến lúc đi đòi tiền thì bên mượn tiền lại không muốn trả và cho rằng giấy nợ viết tay thì không làm gì được họ. Vì lẽ đó hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ ràng xem liệu giấy mượn tiền viết tay có giá trị không, có hợp pháp, có kiện được không.
Tính pháp lý và giá trị của giấy mượn tiền viết tay
Định nghĩa giấy mượn tiền viết tay
Theo cơ sở pháp lý hiện hàng, giấy mượn nợ viết tay hay giấy nhận nợ là mẫu giấy được dùng khi có một cá nhân cho một cá nhân khác vay tiền. Nó rất phổ biến từ trước đến nay và nhiều người đã áp dụng khi cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp, người làm ăn chung,… vay mượn. Dù đã có sự tin tưởng nhất định nhưng tờ giấy này có tác dụng ghi nhận, xác nhận đảm bảo có sự vay mượn và cho vay mượn giữa các bên.
Thông thường thì vì người cho mượn cần sự thận trọng và người mượn muốn chứng minh mình chắc chắn sẽ trả, hai bên sẽ cùng ký xác nhận vay nợ và mỗi người giữ một bản. Khi thực hiện hành vi ký nhận, bên cho mượn sẽ yên tâm hơn về việc người kia giữ lời hứa trả nợ, bên mượn tiền thì đảm bảo về số tiền không bị thay đổi cho đến khi trả nợ, trừ số tiền lãi đã được thỏa thuận nếu có.
Giá trị pháp lý của giấy vay nợ viết tay
Thực tế mẫu giấy mượn nợ viết bằng tay cũng là một hợp đồng vay tài sản đúng pháp luật. căn cứ vào quy định tại điều 463 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì ” Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo đó, pháp luật không bắt buộc về hình thức của hợp đồng vay tài sản, các bên có thể viết tay và không nhất thiết phải thực hiện công chứng giấy tờ hay chứng thực hợp đồng vay mượn. Như vậy có thể kết luận giấy mượn tiền viết tay hoàn toàn có giá trị pháp lý như bất kỳ một hợp đồng vay mượn tài sản dưới hình thức nào.
Khi xảy ra tranh chấp, chối cãi hoặc lật lọng từ bên cho mượn hoặc bên mượn tiền thì họ chỉ cần chứng minh giấy tờ lúc ký kết, có chữ ký đầy đủ và những con số rõ ràng, không bị tẩy xóa, chỉnh sửa. Từ đó mà cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể căn cứ vào mà xử lý.
Điều kiện pháp lý để hợp thức hóa giấy mượn tiền viết tay
Về hình thức, hợp đồng vay tài sản có thể được thực hiện bởi các hình thức như văn bản, hành vi cụ thể hay giao kết bằng lời nói. Tuy nhiên hợp đồng có hiệu lực nếu đáp ứng được các quy định tại điều 122 của Bộ luật dân sự 2015 gồm:
1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
2. Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật.
3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
4. Đáp ứng đúng các điều kiện về hình thức của giao dịch trong các trường hợp pháp luật có quy định.
Nếu người mượn tiền không trả nợ theo đúng thời hạn thỏa thuận trong giấy tờ thì người cho mượn có quyền yêu cầu họ thực hiện theo nghĩa vụ. Trường hợp bên mượn tiền vẫn cố tình không tuân thủ thì bên cho vay mượn sẽ đi đến khởi kiện, yêu cầu tòa án xét xử để đòi lại quyền lợi của mình.
Dùng giấy mượn tiền viết tay có thể kiện được không?
Như đã nói ở trên, giấy mượn tiền viết tay khi đã đáp ứng những điều kiện pháp lý và xảy ra vấn đề tranh cãi, không thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận thì một trong hai bên (thường là bên cho vay) có quyền khởi kiện. Khi muốn kiện, bạn đến tòa án nhân dân địa phương và khi đi nhớ mang theo các giấy tờ sau:
– Giấy mượn tiền viết tay có chữ ký hai bên (nếu là người thừa kế thì trong giấy tờ phải có xác nhận của người cho vay muốn để lại cho ai, cần có chứng minh mối quan hệ).
– Văn bản xác nhận địa chỉ cư trú hiện tại của người mượn tiền.
Nếu bạn muốn làm đơn khởi kiện gửi lên tòa án quận, huyện nơi mình cư trú thì phải tuân thủ điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Giấy Vay Tiền Viết Tay Có Giá Trị Hay Không
Quý Khách hàng hãy liên hệ với Luật sư chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc về Pháp luật:
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Pháp luật không bắt buộc Hợp đồng vay tiền phải công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên chỉ ký giấy tay thì HĐ vẫn có giá trị pháp lý.
Một số lưu ý trong giao dịch cho vay tiền mà ký Giấy tay:
1/ Xác định số tiền vay – viết cụ thể bằng số và bằng chữ; mục đích vay tiền không nhằm sử dụng vào mục đích trái pháp luật như đánh bạc, kinh doanh hàng cấm,…
2/ Lãi suất: Lãi suất do các bên thỏa thuận; nhưng mức tối đa không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
3/ Thời hạn trả nợ: ghi cụ thể thời gian trả nợ, trả tiền lãi.
4/ Nếu có thế chấp tài sản đảm bảo khoản vay: tài sản thế chấp là nhà đất thì phải ký hợp đồng thế chấp có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định; CMND, hộ khẩu không phải tài sản và việc cầm giữ CMND, hộ khẩu của người khác là trái pháp luật.
5/ Nếu mục đích vay sử dụng chung cho gia đình thì nên yêu cầu cả hai vợ chồng người vay cùng ký Giấy vay tiền.
6/ Nếu giấy vay tiền viết tay (không đánh máy) thì nên để người vay tự viết – vì có thể sử dụng cho việc giám định chữ ký, chữ viết khi có tranh chấp.
7/ Lưu lại bằng chứng giao nhận tiền: có thể ghi ngay trong Giấy vay tiền là “đã nhận đủ tiền” hoặc viết riêng biên nhận tiền hoặc lưu chứng từ chuyển khoản ngân hàng với số tiền và nội dung chuyển tiền trùng với Giấy vay tiền đã ký kết.
* Giải quyết tranh chấp: Trường hợp bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì tùy trường hợp, chủ nợ có thể khởi kiện đến Tòa án yêu cầu tuyên buộc trả nợ hoặc tố cáo đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra nếu xác định có dấu hiệu hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Chia sẻ:
Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
Hợp Đồng Mua Bán Nhà, Đất Bằng Giấy Viết Tay Có Giá Trị Đến Đâu?
Ngày đăng: 05/09/2020
Mua bán nhà, đất là một giao dịch dân sự có giá trị tài sản lớn, nên khi ký bằng hợp đồng viết tay cần phải biết giá trị pháp lý như thế nào?
Phóng viên: Xin ông cho biết hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tay có giá trị pháp luật không?
– Luật sư Nguyễn Văn Thắng:Hợp đồng viết tay là hình thức mua bán, chuyển nhượng nhà đất do 2 bên tự lập và ký với nhau. Theo quy định của pháp luật, không có quy định rằng hợp đồng được viết tay sẽ không có giá trị pháp lý.
Nhưng để một hợp đồng có hiệu lực thì cần đảm bảo những quy định về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Đối với những loại hợp đồng cần công chứng, chứng thực thì cần phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định trong đó có hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Khi ký hợp đồng mua bán nhà, đất bằng giấy viết tay, người mua, bán phải tìm hiểu về giá trị pháp lý tránh trường hợp trắng tay
Hợp đồng viết giấy tay chưa được công chứng hoặc chứng thực thì phải xét đến 2 trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, nếu chưa thanh toán đủ mức 2/3 nghĩa vụ thì một trong hai bên ký hợp đồng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán đất bằng giấy tay vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Khi đó các bên có nghĩa vụ trao trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp thứ hai, nếu đã thanh toán đủ số tiền hoặc trả tiền đủ từ 2/3 giá trị tiền thỏa thuận theo hợp đồng thì các bên có quyền yêu cầu tòa án công nhận giao dịch hợp pháp theo quy định tại khoản 2 điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Như vậy, hợp đồng mua bán nhà đất cần đáp ứng các quy định về nội dung, hình thức nào? – Cách giải quyết khi hợp đồng giấy tay không đúng quy định?
– Hợp đồng mua bán nhà, đất viết tay được đưa đi công chứng, chứng thực và đáp ứng các nội dung, hình thức sau thì có đầy đủ giá trị pháp luật: Đối tượng hợp đồng: căn nhà, mảnh đất nào; giá trị hợp đồng bao nhiêu; phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán; thời gian, địa điểm bàn giao nhà, bất động sản; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức giải quyết tranh chấp.
– Đối với hợp đồng mua bán đất bằng giấy viết tay không được công chứng chứng thực theo quy định, hợp đồng sẽ bị vô hiệu vì không đáp ứng yêu cầu về hình thức của hợp đồng quy định tại khoản 2 Điều 117 BLDS 2015.
Như vậy, các bên có thể giải quyết với nhau khi giấy chuyển nhượng viết tay bị vô hiệu. Đối với hợp đồng mua bán nhà đất, các bên có thể thỏa thuận với nhau để hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên bán trả lại tiền cho bên mua, bên mua nhà trả lại nhà cho bên bán.
Theo Bích Trần Nguồn: chúng tôi
Bên cạnh đó, nếu các bên thể hiện ý chí vẫn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì các bên có thể thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực, sang tên, hợp pháp hóa hợp đồng mua bán bằng giấy tay theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều người khi đã lập hợp đồng giấy tay bán nhà cho người kia. Hợp đồng không được công chứng chứng thực. Sau khi hai bên đã nhận tiền và giao nhà. Bên bán đã tiến hành giao dịch mua bán với người thứ 3, chiếm đoạt tiền đặt cọc mua nhà đất. Điều này gây ra rất nhiều rủi ro đối với người mua nhà đất cũng như người thứ 3 ngay tình thực hiện giao dịch với mảnh đất là đối tượng của hợp đồng sau này.
Mua Bán Nhà Đất Bằng Giấy Tờ Viết Tay Có Hiệu Lực Pháp Luật Không
Mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được không…trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay theo quy định của bộ luật dân sự…
Hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có được công nhận có hiệu lực theo quy định của pháp luật hay không.
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại luật đất đai 2013:
Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Thứ nhất, trường hợp giao dịch mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có hiệu lực pháp luật không theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Theo quy định tại điều 129, bộ luật dân sự 2015, nếu hợp đồng mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay thì được coi là vô hiệu trừ một số trường hợp cụ thể như sau:
“Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
Khi bộ luật dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành quy định về các văn bản hợp đồng mua bán nhà đất đã có nhiều điểm mới hơn so với trước. Theo đó, nếu các bên trong giao dịch chỉ được lập bằng văn bản thì vẫn có thể được công nhận là giao dịch có hiệu lực pháp luật nếu như các bên trong giao dịch đã tiến hành được ít nhất 2/3 nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời một trong các bên có đơn yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền công nhận tính có hiệu lực của giao dịch.
Thứ hai, mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay có hiệu lực pháp luật không theo quy định của luật đất đai 2013 và luật nhà ở 2014
Tại khoản 3, điều 167 luật đất đai 2013 có quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: “Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất (…)3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Và tại điều 122, luật nhà ở 2014 có quy định về việc công chứng, chứng thực văn bản, hợp đồng mua bán nhà là điều kiện bắt buộc, cụ thể như sau: ” Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Từ các căn cứ trên có thể nhận định rằng: việc mua bán nhà đất cần phải được lập thành văn bản, văn bản này phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp bên bán là tổ chức kinh doanh bất động sản thì văn bản mua bán này không cần bắt buộc phải công chứng, chứng thực) còn đối với các giao dịch mua bán nhà đất lập bằng giấy tờ viết tay thì không có giá trị hiệu lực pháp luật.
Mặt khác, nguyên tắc áp dụng bộ luật dân sự được quy định tại điều 4, bộ luật dân sự 2015, nếu như luật khác hay luật chuyên ngành có quy định khác, không trái với quy định của bộ luật dân sự này thì áp dụng quy định của luật chuyên ngành về trường hợp đó, cụ thể: “Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
Kết luận: Tùy thuộc vào từng loại giao dịch mà có thể được áp dụng quy định tại điều 129 bộ luật dân sự 2015 nêu trên. Riêng đối với giao dịch mua bán là giao dịch mua bán nhà đất nếu chỉ được lập bằng văn bản viết tay thì khó có thể bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, để tránh rủi ro xảy ra thì khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất chúng ta lên thực tiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem bài viết Giấy Mượn Tiền Viết Tay Có Giá Trị Không, Có Hợp Pháp, Có Kiện Được Không? trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!