Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Nem Nướng Đà Lạt Mê Hoặc Khách Du Lịch mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Món nem nướng, là một trong những đặc sản Đà Lạt chỉ cần một lần thưởng thức du khách sẽ nhớ mãi.
Nem nướng – Món ăn đặc sản Đà Lạt hấp dẫn mọi thực khách (ảnh sưu tầm)
Nem nướng – hương vị Đà Lạt khó quên
Đến với mảnh đất phố núi Đà Lạt mà không trải nghiệm cảm giác thưởng thức nem nướng thì quả là một thiếu sót trong chuyến du lịch của bạn. Không chỉ là món ngon của dân bản địa mà nem nướng đã trở thành một đặc sản với thực khách phương xa.
Còn gì tuyệt vời bằng lang thang dạo quanh phố núi rồi tấp vào một quán ăn nhỏ ven đường thưởng thức nem nướng béo ngậy và thơm lừng ăn kèm chút đồ chua và rau sống thì thật tuyệt.
Nem nướng béo ngậy và thơm lừng (ảnh sưu tầm)
Trải nghiệm cảm giác thưởng thức nem nướng Đà Lạt
Không giống như nem chua rán hay nem chua nướng, nem nướng Đà Lạt bắt buộc phải làm từ loại thịt tươi, khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, cùng rau xà lách, dưa món, chuối, khế,…. Một cuốn nem nướng sẽ đầy đủ hương vị với vị đậm, thơm của nem nướng, vị chua của dưa món, vị mát của rau xanh…. Vị béo ngậy của nem nướng kết hợp hải hòa cùng vị tươi mát của rau quả dậy nên mùi vị hấp dẫn khó cưỡng và không bao giờ ngán.
Một điều làm nên hương vị đặc trưng của nem nướng Đà Lạt chính là nước chấm. Một thứ nước chấm vô cùng độc đáo, riêng biệt, đó là nước tương màu vàng được làm từ thứ gạo nếp thơm ngon nhất. Không quá loãng cũng không quá đặc mà sền sệt vừa tạo được độ dính, mà lại đậm đà thanh thanh, hấp dẫn vô cùng.
Nổi danh khắp phố núi – Nem nướng bà Hùng
Nem nướng bà Hùng là một địa điểm ăn uống nem nướng chuẩn vị thường xuyên được các du khách truyền tai nhau ghé đến. Xuất thân từ hoàng tộc nên bà Hùng được giáo dục từ nhỏ về ẩm thực tinh tế xứ Huế. Kể từ khi chuyển về sống tại Đà Lạt, bà đã nổi tiếng là một đầu bếp có tài.
Năm 1996, bà mở quán nem nướng lấy tên chính mình, kể từ đó đến nay, món nem nướng của gia đình bà luôn được nguời Đà Lạt và thực khách yêu thích và là món ăn đặc sản Đà Lạt mà nhiều người vẫn thường mời bạn từ phương xa đến thưởng thức. Hiện nay, quán tọa lạc tại số 254 Phan Đình Phùng do con trai bà Hùng làm chủ.
Nguyên liệu và cách chế biến nem nướng của quán
Thịt để làm nem phải là thịt nóng (heo mới mổ) mang về xay nhuyễn với tỏi, đường, nước mắm ngon, hạt nêm. Muốn cho nem được thơm, ngon và sau khi nướng bóng đẹp thì nên chó thêm chút thịt mỡ. Sau khi trộn đều các nguyên liệu với nhau, người đầu bếp sẽ dùng tay lấy từng phần thịt nhỏ, viên tròn lại to bằng cỡ quả bóng bàn rồi đặt lên que tre, khéo léo xoay để phần thịt viên từ từ biến thành dải thịt dài ôm lấy 1/3 thân que tre.
Làm nem với thịt heo nóng hổi (ảnh sưu tầm)
Quạt cho than hoa thật hồng, đặt xiên nem lên nướng, khi những tiếng xèo xèo của mỡ chảy xuống, mặt ngoài của nem có màu vàng ươm là đã chín, mùi thơm lan tỏa khắp phố, thu hút người đi đường.
Ăn kèm với nem nướng luôn có rau sống, đồ chua, cùng một loại nước chấm độc chiêu không lẫn vào đâu được. Ở đây, nước chấm được nấu từ xương heo ninh kĩ lọc lấy nước cốt cộng với tương hột xay rồi đánh nhuyễn hai hỗn hợp này với nhau, sau đó cho thêm gia vị nước mắm, hạt nêm cho vừa miệng, thêm vừng rang, khi nào ăn mới múc nước ra chấm ra chén cho nóng.
Nước chấm nem độc đáo theo bí quyết gia truyền (ảnh sưu tầm)
Quán mở cửa từ trưa và bán cho đến tối muộn, giá một phần cho một người ăn gồm 6 nem nướng là 35.000 đồng, một giá vừa phải để mọi thực khách đến đây đều có cơ hội thưởng thức.
Vị béo ngậy của thịt, ngọt đậm đà của nước chấm, giòn của bánh tráng tất cả tạo nên một món ăn đặc sản Đà Lạt vô cùng hấp dẫn.
Du Lịch Đà Lạt Giá Rẻ, Du Lịch Đà Lạt Giá Rẻ Cho Dân Phượt: Cách Làm Món Nem Nướng Đà Lạt
Đi du lịch Đà Lạt ngoài việc nhìn ngắm những phong cảnh đẹp, cảm nhận tiết trời của Châu Âu, các bạn còn có thể thưởng thức các món ngon của Đà Lạt. Nhất là trong tiết trời se se lạnh hay lúc mưa phùn.
Nếu đã một lần đến đây du lịch, bạn đừng bỏ qua món nem nướng Đà Lạt – một đặc sản trứ danh của phố núi mộng mơ. Du lịch Đà Lạt đẹp bởi khí hậu, con người, món ăn cho đến những ngôi biệt thự cổ, những cánh đồng hoa, những thung lũng thơ mộng… Hãy lên kế hoạch ngay cho một chuyến vi vu Đà Lạt thưởng thức món nem nướng – món khoái khẩu của rất nhiều người.
Giới thiệu món nem nướng Đà Lạt
Nem nướng Đà Lạt luôn là một trong Top những món ngon trứ danh Đà Lạt không phải chỉ bởi hương vị thơm ngon riêng biệt mà còn nhờ 1 phần bởi thổ nhưỡng và thiên nhiên nơi đây. Nem nướng được thưởng thức trong khí trời se lạnh nên cái vị cay xè của nước chấm tương mè nóng sệt đậm đà và cái nóng hổi thơm lừng của nem khiến người ta như thấy mình được hòa tan vào thiên nhiên và phong cách ẩm thực nơi đây. Sự giao hòa tuyệt đối của ẩm thực và thiên nhiên khiến con người luôn được đắm chìm trong hương vị tuyệt vời của món ăn này.
Địa chỉ thưởng thức món nem nướng Đà Lạt
Nem nướng Bà Hùng Đà Lạt gần như là cụm từ tạo nên thương hiệu ẩm thực nơi đây bởi đó là cái tên nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt, hương vị nem nướng ở đây ngon nhất và không bị trộn lẫn với bất cứ quán nem nào.
Để làm nên món nem nướng mất khá nhiều thời gian và cầu kỳ. Thương hiệu của nem Đà Lạt chính là ở nguyên liệu làm và nước chấm. Thịt để làm nem là thịt heo ngon, sạch, xay cùng các gia vị tỏi, đường, bột nêm, nước mắm ngon, quanh que tre nắm tròn rồi cho lên nướng. Muốn cho nem ngon thơm thì khi nướng nên cho thêm chút thịt mỡ tăng thêm vị ngậy, bóng của nem. Than hoa được quạt đều tay thật hồng, đặt những xiên nem lên nướng, khi mỡ heo chảy xuống than rực lên tiếng xèo của mỡ chảy, mùi thơm lừng khắp phố, mặt ngoài của nem có màu vàng là đã chín thưởng thức luôn khi còn nóng thì càng ngon hơn.
Khi đến Đà Lạt bạn có thể ăn nem nướng ở quán Bà Hùng đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân đây là địa điểm ăn uống đắc địa cho món ăn này.
Ăn kèm với nem nướng Đà Lạt luôn có đồ chua, rau sống để đỡ ngấy, bánh tráng chiên, và một loại nước chấm pha một cách đặc biệt không lẫn vào đâu được của nem nướng bà Hùng. Nước chấm thơm, ngọt mặn vừa đủ được chiết xuất từ xương heo được ninh kỹ khoảng mấy tiếng đồng hồ rồi lọc lấy nước cốt thêm chút tương từ hột xay, rồi đánh nhuyễn hai hỗn hợp này lại với nhau, sau đó nêm gia vị nước mắm, bột nêm cho vừa ăn. Mùi thơm của thêm vừng rang càng tăng sức hấp dẫn của nem. Món nem được ăn khi nóng, nước chấm cũng nóng thích hợp cho mùa đông lạnh thưởng thức thấy ấm người.
Quán nem nướng Bà Hùng có hơn 20 năm làm nghề, hiện nay quán tọa lạc tại số 254 Phan Đình Phùng do con trai bà Hùng làm chủ.
Cách làm nem nướng Đà Lạt đúng chất lượng
Nguyên liệu:
– Thịt heo xay: 1 pound – Tôm đông lạnh: 1/2 pound – Mỡ heo: 400 gram – Ớt, muối, tiêu, đường, bột ngọt, tương xay – Bánh tráng – Nếp, dấm, tỏi, đậu phộng, đường – Rau sống, dưa chuột, chuối chát – Khế, xà lách, cà rốt, hẹ, củ cải đỏ, củ cải trắng, nước dừa tươi.
Cách làm:
– Thịt: rửa bằng nước dừa, lấy khăn lau thật khô, xắt từng miếng mỏng theo chiều sớ thịt (để dễ quết) đem thịt quết nhuyễn. – Tôm: lột vỏ, bỏ đầu và gạch, chà muối cho tôm trắng, rửa lại cho sạch (rửa bằng nước dừa), lau khô tôm, đem quết tôm cho nhuyễn, cho vài tép tỏi vào quết cho tôm được thơm, nêm tiêu + muối + bột ngọt vừa ăn – Mỡ: sắt thành sợi nhỏ như bún, trụn nước sôi, xốc ráo nước, cho vào dĩa, ướp chút đường để nơi có gió độ 1/2 giờ cho mỡ trong. – Trộn chung thịt + tôm + mỡ lại cho đều, nêm chút muối + đường + tiêu + bột ngọt, nướng thử xem vừa ăn là được.
Nước chấm:
– Nếp nấu thành cháo, cho nhừ (hoặc mua chè đậu đâm nhuyễn cũng được) – Cho nếp vào tô, pha với tương xay, xong cho tỏi bầm nhỏ vào – Cho hỗn hợp nầy vào soong nấu sôi. Thêm đường + dấm + bột ngọt cho tương vừa ăn, tương phải sền sệt.
Nem nướng ăn với xà lách, rau sống, chuối chát, khế, cuốn với bánh hỏi, hoặc bánh tráng, ăn với tương. Khi ăn rắc đậu phộng rang và ớt đâm nhỏ lên tương.
Vị ngọt của nem nướng hòa lẫn vào hương rau tươi ngon và nước chấm ngòn ngọt, thêm chút ớt tươi xay sẽ khiến vị giác của bạn tê rần sau vài miếng đầu. Nem nướng Đà Lạt – món ăn trứ danh phố núi khiến du khách ngất ngây mãi cái hương vị đậm đà và muốn được trở lại để ăn nhiều lần nữa.
Dulichphuotdalat chuyên tổ chức các Tour du lịch Đà Lạt giá rẻ, chất lượng với nhiều ưu đãi lớn hấp dẫn sẽ đưa bạn đến và thưởng thức món nem nướng đặc biệt này. Vào lúc tiết trời se lạnh, ngồi ăn nem nướng thơm ngon chấm nước chấm tương mè nóng, ăn cùng bánh tráng chiên giòn và ngồi tán gẫu với gia đình, bạn bè thì có lẽ không điều gì tuyệt vời hơn. Bởi vậy mà người ta nói “Đà Lạt – Thành phố Tình yêu”, vâng, yêu từ con người, từ góc phố cho đến những món ăn vỉa hè ngon, bổ, rẻ… Bạn có nghĩ vậy không?
Nguồn: dia diem an uong da lat
Đặc Sản Hội An Níu Chân Du Khách ⋆ Innotour.vn
Ẩm thực Hội An rất đa dạng với nhiều đặc sản nổi tiếng, nhưng được biết đến nhiều nhất thì ngoài Cao lầu có lẽ là bánh bao bánh vạc. Bánh bao bánh vạc hay còn gọi là bánh hoa hồng trắng – cái tên mĩ miều khơi gợi trí tò mò và chinh phục biết bao du khách ghé Hội An.
Bánh bao bánh vạc – món ăn khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác
Được xem là “món bản quyền” của vùng đất phố Hội, khó có thể tìm thấy bánh bao bánh vạc ở nơi nào khác trên Việt Nam và ai đã có dịp thưởng thức đều không dễ quên tên gọi cũng như sự tỉ mỉ, công phu của món ăn đặc sản Hội An này.
Bánh bao bánh vạc là hai loại bánh nhưng luôn gọi đi liền bởi nguyên liệu hay hương vị cũng khá giống nhau và được đặt chung một đĩa, bởi vậy nên tuy là hai loại bánh nhưng chỉ là 1 món ăn.
Nguyên liệu chính để làm bánh bao bánh vạc là tinh bột gạo, trong đó gạo phải là loại gạo lúa mới, thơm dẻo, xay xong lọc nhiều lần qua nước để bánh có vị ngọt bùi, mặt bánh trắng, láng mướt. Bột tuyệt đối không bỏ chất tẩy trắng và cũng không sử dụng hàn the. Sau đó, bột được nhồi thành những hình thuôn dài, xoay vài vòng tròn thành vỏ bánh mỏng xinh.
Nhân bánh vạc chủ yếu làm từ tôm tươi hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm,… Nhân bánh bao lại được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi xào cùng gia vị bí truyền của người phố Hội. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An, hương vị không thể lẫn được với bất kỳ nơi nào khác và trở thành đặc sản Hội An mà du khách ăn một lần thì khó có thể quên được.
Không chỉ nguyên liệu, bánh bao bánh vạc – đặc sản Hội An này còn đòi hỏi phải khéo léo nhón từng ít bột và nắn từng miếng thật mỏng, tạo dáng bánh bao cách điệu như những cánh hoa hồng, còn bánh vạc thì nặn giống hình quai vạc. Nói thì nghe đơn giản nhưng chứng kiến mới thấy sự khéo léo của người thợ làm bánh, người dân xứ Quảng cần cù, chất phác. Bởi lẽ, nếu vỏ bánh quá dày, khi ăn sẽ ngán và giảm hương vị, hoặc nhân sẽ không chín tới; nếu vỏ bánh quá mỏng thì sẽ mất cân bằng, khi ăn cũng sẽ không cảm thấy sự mềm mại dẻo dai của vỏ bánh, rất chán.
Nước mắm cũng là một phần quan trọng làm nên hương vị, cái riêng không lẫn vào đâu của bánh bao bánh vạc Hội An. Nước mắm có vị ngọt phải vừa đủ để không gắt cổ, cân bằng với vị chua nhẹ để ăn không ngán và ớt bằm có cả ớt xanh và đỏ tăng thêm sự thích thú khi ăn. Bát nước mắm thơm nồng, màu vàng sóng sánh theo những công thức pha chế riêng sẽ tăng độ ngon của món bánh lên gấp đôi và sẽ khiến nhiều thực khách lưu luyến, nhớ mãi không thôi.
Nếu như có dịp đến với Hội An, đừng bỏ lỡ món đặc sản bánh bao bánh vạc trong suốt đến mỏng manh thanh tao nhưng cũng rất đậm đà này để hiểu thêm về văn hóa ẩm thực của thành phố cổ kính nhỏ bé nằm bên bờ sông Thu Bồn xinh đẹp của xứ Quảng.
Tìm hiểu từ A tới Z về bánh bao bánh vạc Hội An tại nhà hàng Hoa Hồng Trắng
Bánh bao bánh vạc là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An. Thế nhưng, muốn tìm hiểu từ A tới Z về món đặc sản Hội An này thì đừng quên ghé nhà hàng Hoa Hồng Trắng trên đường Hai Bà Trưng.
Tại đây, du khách không chỉ thưởng thức được món bánh bao bánh vạc đúng điệu đặc sản Hội An mà còn có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu, tỉ mỉ.
Địa chỉ: 533 Hai Bà Trưng, Tp Hội An, Quảng Nam
Thời gian mở cửa: 07h00 – 22h00.
Số lượng chỗ ngồi: 50 chỗ.
Thực đơn: Bánh bao, bánh vạc, hoàng thánh,…
Món Ngon Không Thể Bỏ Qua Khi Đi Du Lịch Đà Lạt
Khi tuổi còn ấu thơ, tôi đã từng được thưởng thức “bánh bèo Số 4”.
Hấp dẫn bánh bèo Số 4 – Món ngon không thể bỏ qua khi du lịch Đà Lạt
Lúc ấy đang thời bao cấp, thi thoảng đi chợ về, mẹ tôi ghé chợ Số 4 mua bánh bèo làm quà cho mấy anh em. Bánh bèo được gói trong lá chuối nước, khi mở ra có nhân tôm thịt đo đỏ, sền sệt; bên trên có ít hành phi và hành lá còn xanh trông thật hấp dẫn. Ở Đà Lạt, không ít nơi bán bánh bèo, nhưng “bánh bèo Số 4” có hương vị rất riêng, đã ăn một lần là nhớ mãi. Không chỉ người dân địa phương mê “bánh bèo Số 4”, nhiều du khách cũng tìm đến thưởng thức.
Sang trọng gần chợ: Khách sạn Tulip Đà Lạt
Bà Đặng Thị Hường (71 tuổi) chủ nhân của lò “bánh bèo Số 4” thổ lộ: “Tui quê ở Quảng Ngãi, theo chồng vào Đà Lạt lập nghiệp lúc 20 tuổi; do cuộc sống nghèo túng, nên từ năm 1968 tui (28 tuổi) phải làm bánh bèo bán để nuôi con ăn học, không ngờ nghề làm bánh bèo theo tôi cho đến hôm nay”.
Những năm đầu, mỗi chiều bà Hường thường gánh bánh bèo đến ngã tư Số 4 để bán (địa danh “Số 4” là km Số 4 tính từ trung tâm thành phố Đà Lạt), người ăn chẳng biết tên người bán nên cứ gọi “bánh bèo Số 4” cho tiện.
Năm 1987, khi ngôi chợ gỗ Số 4 dựng lên trên đường La Sơn Phu Tử, bà Hường được thuê một góc để bán bánh bèo. Từ năm 2009, khi chợ Số 4 được nâng cấp, xây thành 3 lầu và hàng ăn được bố trí ở lầu 3; sợ khó làm ăn, gia đình bà Hường đành “bỏ chợ”, thuê mặt bằng ở cuối đường Phan Đình Phùng (Đà Lạt) để tiếp tục bán bánh bèo.
Lúc này, ở gần chợ Số 4 lại xuất hiện quán “bánh bèo Số 4” khác; để thực khách không nhầm lẫn bà Hường phải ghi tấm bảng “Bánh bèo Số 4- Chính hiệu Bà Hường” tại quán mới trên đường Phan Đình Phùng. Có người bàn với bà Hường nên đăng ký thương hiệu cho “bánh bèo Số 4”, nhưng bà Hường lắc đầu và nói: “Ai đã ăn bánh bèo của tui thì họ sẽ không thể nhầm lẫn với bánh bèo khác”.
Đĩa “bánh bèo Số 4” chỉ có 4 miếng bánh nhưng lớn và khá dày; trước đây bánh bèo của bà Hường được làm bằng gạo ngon Tùng Nghĩa (ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), sau này gạo Tùng Nghĩa “đứt bóng” bà Hường chuyển sang làm bằng gạo ngon miền Tây pha với bột gạo khô Sa Đéc.
Có thể nói, nhân bánh là nét đặc trưng nhất của “bánh bèo Số 4”, được làm bằng tôm khô và thịt nạc heo theo bí quyết riêng của bà Hường nên ăn không ngấy; bên trên nhân được rắc tí hành phi và hành lá tươi. “Bánh bèo Số 4” hấp dẫn vì còn có mấy miếng bì heo chiên giòn và vài miếng bánh phồng tôm đặt trên đĩa bánh.
Bà Hường cho biết, bì heo chiên giòn làm rất công phu; da heo mua ở chợ về ngâm với nước muối, sau đó luộc chín xắt nhỏ đem phơi khô. Cứ 7 kg da heo tươi mới được 1 kg da khô, hằng ngày tùy lượng thực khách mà chiên giòn để bán. Bánh bèo ngon nhờ cái nhân và nước lèo (nước mắm pha chế) do chính tay bà Hường chế biến.
“Nước lèo ngòn ngọt tui pha chế chỉ phù hợp cho thực khách miền Trung và miền Nam, với thực khách miền Bắc họ lại thích ăn với nước mắm mặn hơn” – Bà Hường thổ lộ.
Dù thời buổi hiện đại với bếp gas, lò điện, nhưng bà Hường vẫn dùng bếp củi hấp bánh bèo như ngày xưa. Phải chăng đây là bí quyết giúp bánh bèo Số 4 ngon hơn? Nhờ bán bánh bèo mà vợ chồng chị Võ Thị Thu Nga (con gái đầu bà Hường) có thể nuôi 3 cháu học đại học ở TPHCM, riêng cháu gái đầu đang học bậc thạc sĩ.
Bà Hường chân thành bộc bạch: “Làm bánh bèo cực lắm. Đại gia đình tui xem đây là cái nghề lao động chân chính để nuôi sống bản thân thôi! Chứ bán bánh bèo có ai giàu đâu bao giờ!”.
LÂM VIÊN
Theo Baolamdong.vn
Cẩm Nang Du Lịch Đà Lạt
Đánh giá bài viết này
Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Nem Nướng Đà Lạt Mê Hoặc Khách Du Lịch trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!