Xem Nhiều 5/2023 #️ Cốm Dẹp Món Ăn Truyền Thống Của Người Khmer Nam Bộ # Top 6 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cốm Dẹp Món Ăn Truyền Thống Của Người Khmer Nam Bộ # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cốm Dẹp Món Ăn Truyền Thống Của Người Khmer Nam Bộ mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Không chỉ là món ăn truyền thống, với người Khmer Nam Bộ, cốm dẹp còn là vật phẩm để cúng Trăng trong lễ Ok-om-bok để tưởng nhớ công ơn mặt trăng, vị thần điều tiết mùa màng, mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.

 

Bà con người Khmer, chủ yếu tại hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh hầu hết sống bằng nghề trồng lúa nước và rẫy bái theo hai mùa mưa nắng. Hằng năm vào ngày 15-10 âm lịch (lịch Khmer gọi là rằm ca đắc) cũng là thời gian thu hoạch hoa màu. Lúa nếp thu hoạch sớm nhất, nên người ta chọn nếp làm cốm dẹp dâng cúng thần mặt trăng và mọi người cùng thưởng thức với hy vọng năm sau mùa màng sẽ tiếp tục bội thu, người người an cư lạc nghiệp.

Theo tục lệ cổ truyền, vào đêm rằm, khi mặt trăng vừa lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi, bà con tập trung tại sân chùa hoặc sân nhà để làm lễ cúng trăng, vật cúng thường là bánh, trái, khoai lang và cốm dẹp. Khi hành lễ mọi người cùng quay mặt về hướng mặt trăng cầu nguyện cho gia đình sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt.

Cúng xong, vị sãi cả hoặc chủ lễ gọi các em bé đến cùng chắp tay hướng về mặt trăng rồi đút cho mỗi em một vắt cốm dẹp, có khi cốm dẹp kèm theo trái chuối hoặc trái cây với ước mong các em quanh năm no đủ, vui vẻ hạnh phúc và sức khỏe dồi dào.

Vào những ngày này bà con ở Trà Vinh, Sóc Trăng và những nơi có đông đảo bà con người Khmer sinh sống đều rộn ràng quết (giã) cốm dẹp để phục vụ cho ngày hội lớn. Rộn ràng nhất là làng cốm dẹp Ba So ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) với hơn 50 gia đình làm cốm dẹp quanh năm, bình quân mỗi hộ quết  5 giạ nếp/ngày. Từ nhiều thập kỷ qua, thương hiệu cốm dẹp Ba So đã lan tỏa khắp các tỉnh miền Tây.

Từ xa xưa, lễ cúng Trăng đã mang một ý nghĩa sâu sắc – một thứ văn hóa tâm linh nên bà con đã dành ra nhiều tình cảm và công sức để hóa thân cây lúa nếp trở thành món bánh truyền thống trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và ngày càng thăng hoa.

Muốn có một đĩa cốm dẹp thơm ngon, béo bùi bà con phải chọn cho được loại nếp rặt, vừa chín tới, hạt còn mềm đem về phơi sơ qua rồi cho vào nồi đất rang đến khi nào mùi thơm bốc lên mới đem đi quết.

Công đoạn quết rất quan trọng và cũng là bí quyết làm nên chất lượng. Thường phải hai người quết, một người theo dõi túi nếp. Khi quết phải nhanh tay, đều và quết trong vòng 2 phút là kết thúc, vì nếu quất chậm hạt nếp rang sẽ nguội, chày nện xuống không còn tác dụng nữa. Công đoạn kế tiếp là sàng, sảy cho sạch cám, chỉ giữ lại những hạt cốm thơm tho, trắng tuyền.

Trước khi ăn, người ta trộn cốm với dừa nạo, đường cát, thêm chút nước dừa độ chừng 15 phút cho cốm mềm ra, xốp và dẻo. Cốm dẹp có thể ăn bằng muỗng, cuốn bánh tráng ngọt, bánh phồng hoặc dùng lá chuối, lá sen bao lại, hương vị từ lá sẽ toát lên một mùi thơm thoang thoảng, mùi vị tự nhiên và thanh khiết.

Trong ngày lễ Ok-om-bok, sau khi tiến hành lễ cúng trăng các sư sãi và mọi người quây quần bên nhau để thưởng thức bánh trái và cốm dẹp, cùng hướng về trăng và hồn lúa. Tất cả cùng múa hát và chúc phúc cho nhau trong tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

Theo soctrangtoday.com

Bánh Tét Cốm Dẹp Của Bà Con Khmer Nam Bộ

          Có thể nói bánh tét là món ăn truyền thống của người dân Việt Nam và thường được dùng trong các ngày lễ, tết cổ truyền hay đám giỗ tổ tiên ông bà,…

          Ngoài cách làm bánh tét thông thường, với các nguyên liệu từ nếp nguyên hạt, đậu xanh, nhân mỡ, nhân thịt, người ta còn làm bánh tét nhân ngọt có nhân chuối, pha lẫn đậu trắng trộn chung với nếp,… để thay đổi khẩu vị.

          Còn đối với bà con người Khmer vùng Nam bộ đã sớm tận dụng nếp thơm vừa đỏ đuôi quết thành cốm dẹp và gói thành bánh tết cốm dẹp cũng không kém phần hấp dẫn.

          Về cách làm bánh tét này khá công phu: Trước tiên là phải chọn cốm ngon (nếp thơm được gặt sớm hơn một, hai tuần), sạch vỏ trấu. Về cách gói bánh tét cốm dẹp gần giống như gói bánh tét truyền thống của người Việt; cũng sử dụng nhân đậu xanh, dừa nạo, ít muối,…nhưng chỉ khác nhau là ở khâu chế biến và kích thước của bánh. Thường 01 kg cốm dẹp sẽ gói được 03 – 04 chiếc bánh, mỗi chiếc bánh có chiều dài khoảng 20 cm, đường kính 07 – 08 cm.

          Để chuẩn bị làm bánh cốm dẹp, người thợ nấu phải chuẩn bị  kỹ lưỡng phần sơ chế, gồm: dừa nạo vắt lấy nước thắng thành nước cốt dừa, rồi trộn phần cốm vào nước cốt, kế tiếp là chuẩn bị phần nhân, đâu xanh hấp chính thêm ít đường và bột vani tạo mùi thơm cho bánh, sau đó đem hỗn hợp này lên bếp xào, trộn đều cho khô nước. Sau đó đổ vào mâm, người thợ dùng tay vò nhân lớn, nhỏ tùy ý. Riêng về cách gói, người thợ thường dùng lá chuối xiêm để gói, trước tiên là trải 02 – 03 lớp lá chuối bằng phẳng, rồi đổ cốm dẹp lên lá chuối, kế tiếp là đặt phần nhân bánh vào giữa cốm, sau đó thì gói tạo thành hình trụ và dùng dây lát buột bánh lại và đem đi hấp cách thủy, khoảng 01 giờ là bánh chín.

          Bánh chín có mùi thơm ngào ngạt của nếp, vị béo của nước cốt dừa cộng với vị bùi của đậu xanh và hương vani kết hợp, nên ăn hoài không ngán. Bà con Khmer có thể thường dùng loại bánh này để ăn điểm tâm, dùng thay cơm hoặc dùng tráng miệng. Mỗi chiếc bánh có hình dạng nhỏ, gọn nên rất thuận tiện cho việc làm làm quà biếu, không chỉ thế, nếu bánh được bảo quản tốt có thể giữ được hơn 10 ngày./.

                                                                                                              LP

Cốm Dẹp Trà Vinh, Đặc Sản Của Người Khmer

Cốm dẹp Trà Vinh mùi thơm của nếp sữa, vị ngọt béo dần dần thấm sâu vào lưỡi mà cảm thấy ấm lòng.

Tổng đài bán hàng bận xin vui lòng gọi về 0901148123

Cốm dẹp Trà Vinh

Đặc sản Trà Vinh

49,000₫

Đặc sản Trà Vinh tương tự

Trà Vinh không chỉ nổi tiếng với loại mắm bò hóc, mà còn nổi tiếng nhờ các món ăn đặc sản Trà Vinh như bánh tráng Trà Vi, tôm khô Vinh Kim… Không những thế nơi đây còn một loại đặc sản của người Khmer đáng phải nhắc đến đó là loại cốm dẹp Trà Vinh, chỉ những người sành ăn mới biết món ăn này.

Đặc điểm

Tên gọi: Cốm dẹp, người Khmer còn gọi là “om bóc”.

Thành phần: Bánh cốm dẹp có nguyên liệu chủ yếu là lúa nếp kết hợp với đường, dừa, tất cả đều được hòa quyện vào nhau tạo thành một món cốm dẹp đậm đà khó quên.

Phân loại: gồm có bánh cốm dẹp và bánh tét cốm dẹp. Từ bánh cốm dẹp với sự nhanh tay của người dân tộc Khmer đã nghỉ ra được món bánh tét cốm dẹp thơm ngon, ngọt, béo.

Quy trình sản xuất

Bước 1: Nếp được cho vào chum và dùng nước sạch ngâm tronng vòng 6 giờ. Chúng tôi chọn những hạt nếp non được gặt trước ngày thu hoạch 10 ngày. Sau khi ngâm rút sạch, dùng rá vớt nếp ra, để ráo nước, phơi khô.

Bước 2: Nếp sau khi ngâm và được phơi khô xong cho vào nồi đất rang. Khi rang nếp dùng cây rang đảo đều liên tục cho đến khi hạt nếp chín vàng, nổ dòn thì đưa nếp ra cối. Chú ý khi rang nếp nên để lửa vừa, không để lửa to sẽ làm nếp bị khô, lửa nhỏ sẽ làm nếp bị dính vào nhau.

Bước 3: Rang nếp đến khi nào thật vàng, nếu nếp nổ không nhiều thì cho vào túi vải hình vuông, thời gian quết trong vòng 4 phút, số lượng người để quết thường là ba người, hai người dùng tay đứng quết, người thứ ba ngồi giữ túi canh cho hạt cốm dẹp nổ thật đều.

Bước 4: Sau khi quết xong ta tiến hành làm sạch cám, tấm trong cốm. Ở đây người Khmer sử dụng nia để sàng, dùng phân loại từng thứ cám tấm và chọn lấy cốm dẹp đạt chất lượng. Tiến hành đóng gói.

Cách sử dụng và bảo quản

Có rất nhiều cách chế biến cốm dẹp, cốm dẹp hấp dẫn và ngon là tùy vào cách pha chế của nó. Chính Gốc hướng dẫn bạn cách pha chế cốm dẹp đặc sản của dân tộc Khmer ngon tuyệt.

Trước khi ăn bạn nên trộn thêm đường và dừa vào cốm, ủ trong vòng 2 giờ cho đường và dừa đủ thấm vào được hạt nếp. Dừa phải chọn trái già nạo nhỏ cho vào trong cốm, trộn đều với đường, vừa trộn vừa rưới ít nước dừa cho bánh mềm hơn người nào thích ăn mặn thì rắc thêm ít muối nữa cho đậm đà.

​Bạn là người muốn ăn cốm dẹp hay bạn là người muốn mua cốm dẹp về làm quà và bạn đang băn khoăn không biết mua cốm dẹp ở đâu đạt chất lượng, với giá thành hợp lý. Tại thiên đường mua sắm đặc sản Việt Nam chúng tôi hiện có bán tất cả các món ăn đặc sản Miền Tây và đặc sản các vùng miền trên khắp đất nước. Cam kết chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất, chăm sóc khách hàng tận tình nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Cách Làm Cốm Dẹp Chuẩn Vị Miền Tây Nam Bộ

Cũng vì hương vị thơm, ngon đặc trưng mà cốm dẹp từ lâu đã trở thành một đặc sản của người Khmer miền sông Cửu Long nói chung và ở Ngã Năm – Sóc Trăng nói riêng. Vị ngọt béo, dẻo thơm của cốm, dừa nạo sẽ nhanh chóng lan tỏa và khiến bạn ăn mãi không thôi.

Nguyên liệu:

Cốm tươi: 300 gram

Cùi dừa bánh tẻ: 1 quả

Đường kính trắng: 4 muỗng canh

Muối ăn: ½ thìa cà phê

Cách làm: Bước 1: Làm nước cốt dừa

Nạo dừa thành sợi nhỏ. Chia dừa đã nạo làm 3 phần sau đó để riêng 1/3 chỗ dừa sợi ra bát. Lưu ý nên dung nạo sợi cho đẹp chứ không nên dùng bàn nạo, dừa sẽ bị vụn mà không ngon.

2/3 chỗ dừa đã nạo còn lại, bạn cho vào máy xay sinh tố cùng với 0,3 lít nước ấm rồi xay nhuyễn. Tiếp theo, đổ phần hỗn hợp đó ra túi lọc hoặc rây lọc và vắt kỹ để lấy nước cốt. Phần bã dừa bạn giữ nguyên, không nên bỏ đi.

Bước 2: Nấu nước cốt dừa

Hòa tan 3 muỗng canh đường kính trắng và ½ thìa cà phê muối với phần nước cốt dừa rồi cho vào nồi. Bắc nồi lên bếp đun đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn, khuấy thật đều tay rồi tắt bếp để nước cốt dừa cho nguội.

Bước 3: Trộn cốm với nước cốt dừa

Rửa cốm: Cốm dẹp ta đem rửa qua nước cho sạch rồi để ráo nước. Để cốm không bị nhão và bết dính bạn không nên rửa quá lâu hoặc ngâm cốm.

Trộn cốm với nước cốt dừa: Bạn cho cốm dẹp ra khay và dàn đều 1 lượt mỏng. Sau đó dùng thìa hoặc dĩa dàn đều cho các hạt cốm được tơi và không dính vào nhau thành mảng.

Lưu ý: Chọn khay rộng để cho cốm mau ráo nước và không kết dính vào nhau.

Dùng muỗng rưới từ từ nước cốt dừa vào khay và trộn đều tay cho cốm thấm đều nước nhưng tránh để bị nhão. Để yên khoảng 10 phút cho cốm ngấm nước cốt dừa và nở ra.

Sau thời gian ủ cốm, bạn kiểm tra lại bằng tay và mắt. Nếu cốm khô bạn tiếp tục cho nước cốt dừa vào và để yên khoảng 10 phút nữa cho cốm ngấm đến vừa vị béo và ngọt.

Bước 4: Làm cốm dẹp

Cho vào 1 chiếc tô to phần cốm đã trộn nước cốt dừa + dừa nạo sợi + bã dừa. Dùng thìa và đũa trộn cho thật đều.

Mang bao tay, trộn đều 1 muỗng canh đường còn lại thật kỹ với cốm. Viên cốm lại thành những viên tròn nhỏ vừa ăn sau đó xếp cốm ra khay/đĩa. Nếu vào mùa sen, bạn có thể bày các viên cốm lên lá sen.

Cốm dẹp rất dễ làm nhưng cũng rất dễ không đạt yêu cầu nếu bạn không làm đúng. Bởi vậy khi thực hiện món này, bạn cần đảm bảo:

Không rửa cốm quá kỹ để tránh cốm bị ngấm nước lã, nhão nước, bết cốm.

Chỉ trộn cốm với một lượng nước cốt dừa vừa đủ, không tham quá để tránh món cốm bị nhão, ngậy.

Viên cốm được viên đều tay, đảm bảo dừa sợi và hạt cốm quện đều với nhau.

Nếu không phải là mùa cốm, bạn có thể làm cốm dẹp từ cốm khô. Khi sử dụng cốm khô, bạn cần đảm bảo thời gian ngâm cốm vừa đủ. Tốt nhất trong quá trình ngâm, bạn cần kiểm tra liên tục để đảm bảo độ mềm của hạt cốm.

Bạn đang xem bài viết Cốm Dẹp Món Ăn Truyền Thống Của Người Khmer Nam Bộ trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!