Xem Nhiều 6/2023 #️ Cốm Dẹp: Đặc Sản Gắn Liền Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Khmer # Top 6 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cốm Dẹp: Đặc Sản Gắn Liền Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Khmer # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cốm Dẹp: Đặc Sản Gắn Liền Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Khmer mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu người Hà Nội tự hào vì có cốm Làng Vòng thì người Khmer ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang có món cốm dẹp để mời khách mỗi khi đến thăm nhà vào mùa gặt.

Thưởng thức cốm dẹp trong lá chuối để tận hưởng hết vị ngon. Ảnh: Đoàn Xuân

Theo truyền thống vào mỗi vụ mùa trước khi thu hoạch lúa chín, người dân Khmer sẽ ra đồng gặt nếp về làm “om bóc srâu thmây” (cốm dẹp đầu mùa). Người Khmer gọi cốm dẹp là “om bóc” đặc sản từ hơn 100 năm trước đến nay vẫn được bà con làm để cúng các vị thần: thần Neac ta srê (thần đồng) và Preas chanh (thần Mặt trăng) nhằm tỏ lòng biết ơn cho một vụ mùa bội thu và nguyện cầu cho năm sau thời tiết đất trời thuận lợi, mùa màng tốt tươi.

Nếu cùng người dân Khmer tham gia làm cốm, bạn mới thấy hết được sự kì công của món ăn truyền thống này.

Nếp còn chưa già sẽ được gặt về trước lúc thu hoạch khoảng 10 ngày, trút lấy hạt, ngâm nước nửa ngày vớt ra để ráo. Ngâm nếp phải canh giờ vì nếu ngâm lâu, hạt nếp mềm sẽ khiến cốm nhão, ngâm thời gian ngắn thì hạt nếp sẽ khô cứng. 

Nếp nên rang trong nồi đất để nóng lâu. Ảnh: Cổng TT Điện tử  tỉnh Sóc Trăng

Rang nếp phải là người quen tay và rang trong nồi đất để giữ được nhiệt nóng lâu hơn. Một lần rang mất rất nhiều thời gian và công sức, chỉ một chén nếp, trút vừa đáy nồi đất là việc đảo rang được dễ dàng và hạt nếp nở chín dẻo đều.

Khi nếp rang vừa nổ thì trút ra cối bồng (cối giã gạo ngày xưa nhưng khoét rất sâu lòng) để vọt (giã). Chày vọt, cối, nạy (dùng để đảo cốm lúc giã) được làm từ thân cây vú sữa già, bởi người Khmer quan niệm thân cây vú sữa có chứa dòng sữa của sự sinh sôi nảy nở, tốt cho mùa màng về sau. 

Người giã cốm phải thật khéo léo để cho mẻ cốm ngon. Ảnh: Đoàn Xuân

Vọt cốm thường có hai người đứng đối diện nhau, mỗi người một chày, vừa vọt vừa dùng cây nạy đảo nếp để hạt cốm không bị gãy nát. Vọt khéo thì hạt cốm dẹp tròn đều, mạnh tay quá thì hạt cốm bị nát nhỏ vụn mất đẹp. Cốm giã xong đến công đoạn sàng sảy làm sạch. Người Khmer dùng nia sàng sẩy hết vỏ (trấu), cám, tấm trong cốm. 

Cốm dẹp trước khi ăn bao giờ cũng được trộn thêm đường, dừa vào. Dừa chọn trái già nạo nhỏ cho vào trong cốm, trộn đều với đường, vừa trộn vừa rắc thêm ít nước dừa cho mềm và thêm chút muối cho đậm đà. Ủ cốm khoảng 2 giờ cho dừa, đường thấm vào từng hạt nếp là có thể thưởng thức.

Rưới thêm một chút nước dừa tươi để cốm dẻo. Ảnh: Đoàn Xuân

Ngày nay, một số gia đình người Khmer làm cốm dẹp để bán còn cho thêm đậu phộng giã vào cho tăng phần bùi béo. Nhưng ngon nhất vẫn là ăn cốm dẹp theo cách truyền thống. Cho một ít cốm lên trên miếng lá chuối, dùng tay bốc ăn, nhâm nhi để cảm nhận tròn vị dẻo dai, ngọt, thơm, nồng, béo, bùi trong từng hạt cốm. Cách ăn này vẫn còn trong lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi).

Nếu có dịp về Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang trước mùa gặt bạn hãy ăn cốm dẹp để biết thêm hương vị cốm mới của người Khmer.

Theo Đoàn Xuân/ ngoisao.net

Cốm Dẹp Trà Vinh, Đặc Sản Của Người Khmer

Cốm dẹp Trà Vinh mùi thơm của nếp sữa, vị ngọt béo dần dần thấm sâu vào lưỡi mà cảm thấy ấm lòng.

Tổng đài bán hàng bận xin vui lòng gọi về 0901148123

Cốm dẹp Trà Vinh

Đặc sản Trà Vinh

49,000₫

Đặc sản Trà Vinh tương tự

Trà Vinh không chỉ nổi tiếng với loại mắm bò hóc, mà còn nổi tiếng nhờ các món ăn đặc sản Trà Vinh như bánh tráng Trà Vi, tôm khô Vinh Kim… Không những thế nơi đây còn một loại đặc sản của người Khmer đáng phải nhắc đến đó là loại cốm dẹp Trà Vinh, chỉ những người sành ăn mới biết món ăn này.

Đặc điểm

Tên gọi: Cốm dẹp, người Khmer còn gọi là “om bóc”.

Thành phần: Bánh cốm dẹp có nguyên liệu chủ yếu là lúa nếp kết hợp với đường, dừa, tất cả đều được hòa quyện vào nhau tạo thành một món cốm dẹp đậm đà khó quên.

Phân loại: gồm có bánh cốm dẹp và bánh tét cốm dẹp. Từ bánh cốm dẹp với sự nhanh tay của người dân tộc Khmer đã nghỉ ra được món bánh tét cốm dẹp thơm ngon, ngọt, béo.

Quy trình sản xuất

Bước 1: Nếp được cho vào chum và dùng nước sạch ngâm tronng vòng 6 giờ. Chúng tôi chọn những hạt nếp non được gặt trước ngày thu hoạch 10 ngày. Sau khi ngâm rút sạch, dùng rá vớt nếp ra, để ráo nước, phơi khô.

Bước 2: Nếp sau khi ngâm và được phơi khô xong cho vào nồi đất rang. Khi rang nếp dùng cây rang đảo đều liên tục cho đến khi hạt nếp chín vàng, nổ dòn thì đưa nếp ra cối. Chú ý khi rang nếp nên để lửa vừa, không để lửa to sẽ làm nếp bị khô, lửa nhỏ sẽ làm nếp bị dính vào nhau.

Bước 3: Rang nếp đến khi nào thật vàng, nếu nếp nổ không nhiều thì cho vào túi vải hình vuông, thời gian quết trong vòng 4 phút, số lượng người để quết thường là ba người, hai người dùng tay đứng quết, người thứ ba ngồi giữ túi canh cho hạt cốm dẹp nổ thật đều.

Bước 4: Sau khi quết xong ta tiến hành làm sạch cám, tấm trong cốm. Ở đây người Khmer sử dụng nia để sàng, dùng phân loại từng thứ cám tấm và chọn lấy cốm dẹp đạt chất lượng. Tiến hành đóng gói.

Cách sử dụng và bảo quản

Có rất nhiều cách chế biến cốm dẹp, cốm dẹp hấp dẫn và ngon là tùy vào cách pha chế của nó. Chính Gốc hướng dẫn bạn cách pha chế cốm dẹp đặc sản của dân tộc Khmer ngon tuyệt.

Trước khi ăn bạn nên trộn thêm đường và dừa vào cốm, ủ trong vòng 2 giờ cho đường và dừa đủ thấm vào được hạt nếp. Dừa phải chọn trái già nạo nhỏ cho vào trong cốm, trộn đều với đường, vừa trộn vừa rưới ít nước dừa cho bánh mềm hơn người nào thích ăn mặn thì rắc thêm ít muối nữa cho đậm đà.

​Bạn là người muốn ăn cốm dẹp hay bạn là người muốn mua cốm dẹp về làm quà và bạn đang băn khoăn không biết mua cốm dẹp ở đâu đạt chất lượng, với giá thành hợp lý. Tại thiên đường mua sắm đặc sản Việt Nam chúng tôi hiện có bán tất cả các món ăn đặc sản Miền Tây và đặc sản các vùng miền trên khắp đất nước. Cam kết chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất, chăm sóc khách hàng tận tình nhất. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Cốm Dẹp Món Ăn Truyền Thống Của Người Khmer Nam Bộ

Không chỉ là món ăn truyền thống, với người Khmer Nam Bộ, cốm dẹp còn là vật phẩm để cúng Trăng trong lễ Ok-om-bok để tưởng nhớ công ơn mặt trăng, vị thần điều tiết mùa màng, mang lại ấm no hạnh phúc cho con người.

 

Bà con người Khmer, chủ yếu tại hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh hầu hết sống bằng nghề trồng lúa nước và rẫy bái theo hai mùa mưa nắng. Hằng năm vào ngày 15-10 âm lịch (lịch Khmer gọi là rằm ca đắc) cũng là thời gian thu hoạch hoa màu. Lúa nếp thu hoạch sớm nhất, nên người ta chọn nếp làm cốm dẹp dâng cúng thần mặt trăng và mọi người cùng thưởng thức với hy vọng năm sau mùa màng sẽ tiếp tục bội thu, người người an cư lạc nghiệp.

Theo tục lệ cổ truyền, vào đêm rằm, khi mặt trăng vừa lên cao, tỏa sáng khắp mọi nơi, bà con tập trung tại sân chùa hoặc sân nhà để làm lễ cúng trăng, vật cúng thường là bánh, trái, khoai lang và cốm dẹp. Khi hành lễ mọi người cùng quay mặt về hướng mặt trăng cầu nguyện cho gia đình sức khỏe dồi dào, mùa màng tươi tốt.

Cúng xong, vị sãi cả hoặc chủ lễ gọi các em bé đến cùng chắp tay hướng về mặt trăng rồi đút cho mỗi em một vắt cốm dẹp, có khi cốm dẹp kèm theo trái chuối hoặc trái cây với ước mong các em quanh năm no đủ, vui vẻ hạnh phúc và sức khỏe dồi dào.

Vào những ngày này bà con ở Trà Vinh, Sóc Trăng và những nơi có đông đảo bà con người Khmer sinh sống đều rộn ràng quết (giã) cốm dẹp để phục vụ cho ngày hội lớn. Rộn ràng nhất là làng cốm dẹp Ba So ở xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) với hơn 50 gia đình làm cốm dẹp quanh năm, bình quân mỗi hộ quết  5 giạ nếp/ngày. Từ nhiều thập kỷ qua, thương hiệu cốm dẹp Ba So đã lan tỏa khắp các tỉnh miền Tây.

Từ xa xưa, lễ cúng Trăng đã mang một ý nghĩa sâu sắc – một thứ văn hóa tâm linh nên bà con đã dành ra nhiều tình cảm và công sức để hóa thân cây lúa nếp trở thành món bánh truyền thống trong văn hóa ẩm thực Việt Nam và ngày càng thăng hoa.

Muốn có một đĩa cốm dẹp thơm ngon, béo bùi bà con phải chọn cho được loại nếp rặt, vừa chín tới, hạt còn mềm đem về phơi sơ qua rồi cho vào nồi đất rang đến khi nào mùi thơm bốc lên mới đem đi quết.

Công đoạn quết rất quan trọng và cũng là bí quyết làm nên chất lượng. Thường phải hai người quết, một người theo dõi túi nếp. Khi quết phải nhanh tay, đều và quết trong vòng 2 phút là kết thúc, vì nếu quất chậm hạt nếp rang sẽ nguội, chày nện xuống không còn tác dụng nữa. Công đoạn kế tiếp là sàng, sảy cho sạch cám, chỉ giữ lại những hạt cốm thơm tho, trắng tuyền.

Trước khi ăn, người ta trộn cốm với dừa nạo, đường cát, thêm chút nước dừa độ chừng 15 phút cho cốm mềm ra, xốp và dẻo. Cốm dẹp có thể ăn bằng muỗng, cuốn bánh tráng ngọt, bánh phồng hoặc dùng lá chuối, lá sen bao lại, hương vị từ lá sẽ toát lên một mùi thơm thoang thoảng, mùi vị tự nhiên và thanh khiết.

Trong ngày lễ Ok-om-bok, sau khi tiến hành lễ cúng trăng các sư sãi và mọi người quây quần bên nhau để thưởng thức bánh trái và cốm dẹp, cùng hướng về trăng và hồn lúa. Tất cả cùng múa hát và chúc phúc cho nhau trong tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.

Theo soctrangtoday.com

Món Nem Chua An Thọ Đặc Sản Danh Tiếng Của Ẩm Thực Hải Phòng ” Thế Giới Ẩm Thực

Món nem chua An Thọ là món đặc sản do người dân xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng sáng tạo nên đã theo chân những người con xứ này tỏa đi khắp đất nước.

Nem chua là món “ăn chơi” khá hấp dẫn đối với mọi người. Nói đến nem chua, người ta thường nghĩ đến nem chua Thanh Hóa. Tuy nhiên, có một món nem chua nữa, dù chưa nổi tiếng như nem chua Thanh Hóa nhưng đang dần trở nên quen thuộc với người thưởng thức ẩm thực, đó là nem chua An Thọ, một đặc sản của xã An Thọ, huyện An Lão, Hải Phòng.

Nếu như nem chua Thanh Hóa được chế biến bằng thịt nhuyễn kèm bì thái sợi, ủ lên men rồi gói thành từng thanh dài, nhỏ như ngón tay, mỗi thanh là một khối kết dính thì nem chua An Thọ lại có cách chế biến hơi khác, tạo nên hương vị độc đáo của món nem chua vùng đất này, góp phần tạo nên nét ẩm thực riêng của vùng đất Hải Phòng.

Cách chế biến của nem chua An Thọ:

Anh Nguyễn Trung Tú, chủ cơ sở sản xuất nem chua Tú Quyên (xã An Thọ) cho hay: “Để làm ra được món nem chua An Thọ chuẩn vị, đúng cách các cụ truyền lại, tất cả các nguyên liệu phải thật tươi ngon. Ngày xưa, các cụ cầu kỳ gói nem bằng rơm nếp nhưng hiện nay, rơm nếp không có nhiều nên dùng lá chuối thay thế”.

Khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất là chọn thịt. Thịt dùng để chế biến nem chua phải là thịt vừa mới ra lò, còn nóng hổi.

Sau khi lựa được thịt như ý, người ta dùng dao sắc bén lọc sạch kỹ gân sơ và nhanh tay thái thành lát mỏng. Cùng với bì lợn được sơ chế sạch sẽ, cắt sợi mỏng, đều tăm tắp, các nguyên liệu, gia vị được hòa trộn với nhau theo tỉ lệ rồi ủ lên men tự nhiên.

Sau thời gian nhất định, miếng thịt chuyển màu hồng đẹp mắt, nem đủ độ chín là lúc người ta đưa nem giữ lạnh với mục đích làm chậm quá trình lên men của nem.

Nói thì đơn giản vậy nhưng để làm được mẻ nem ngon, ưng ý, chuẩn vị, người làm nem phải sử dụng kinh nghiệm, con mắt nhà nghề để nhận biết độ chuẩn, độ chín của mẻ nem bởi làm nem còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.

Thưởng thức nem chua An Thọ:

Khi ăn, người thưởng thức mở những lượt vỏ bên ngoài rồi tãi tơi nem và ăn kèm với những loại rau thơm theo mùa như lá đinh lăng, lá mơ, sắn… cùng dưa chuột muối, sung muối, chấm nước mắm pha chanh tỏi ớt để tăng hương vị món ăn.

Dù đã được người tiêu dùng đón nhận, yêu thích, tuy nhiên, bà con xã An Lão, những người đang giữ gìn, kế thừa món đặc sản địa phương trăn trở là làm sao xây dựng được thương hiệu nem chua An Lão thực sự mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao, góp phần lưu giữ, phát triển văn hóa ẩm thực Hải Phòng nói riêng và văn hóa ẩm Việt Nam nói chung.

Bạn đang xem bài viết Cốm Dẹp: Đặc Sản Gắn Liền Văn Hóa Ẩm Thực Của Người Khmer trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!