Cập nhật thông tin chi tiết về Chả Cốm Ngon Nhất Hà Nội mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chúng tôi cung cấp Chả Cốm Làng Vòng, Cam Kết dùng Cốm Làng Vòng chính gốc, không sử dụng hàn the, không hòa thêm các loại bột hay chất bảo quản. Giá 180.000đ/kg.
Chúng tôi cung cấp Chả Cốm Làng Vòng – Loại Chả Cốm Ngon Nhất Hà Nội, Cam Kết dùng Cốm Làng Vòng chính gốc, không sử dụng hàn the, không hòa thêm các loại bột hay chất bảo quản. Giá 180.000đ/kg
Cốm Vòng với sắc thái rất riêng đã được đưa vào trong ẩm thực việt, nó trở thành thứ nguyên liệu tuyệt vời để chế biến các món ăn vặt như: Bánh cốm, xôi cốm, chè cốm… Không chỉ thế cốm còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong chính bữa cơm của mỗi gia đình trong đó không thể không nói tới món chả cốm. Chả cốm là món ăn được nhiều người ưa thích và cũng đực bày bán nhiều ngoài chợ.
Tuy nhiên Chả Cốm mua ngoài chợ thường không phải là loại chả kết hợp với cốm làng Vòng chính gốc, chả cốm ngoài chợ thường dùng gạo nếp , hoặc loại cốm kèm chất lượng. Chả Cốm Làng Vòng khác hẳn các loại Chả Cốm ngoài chợ ở hương vị đặc trưng của Cốm Làng Vòng, hạt cốm trong chả dẻo, dai hơn, thơm mùi cốm.
Chúng tôi cung cấp Chả Cốm Làng Vòng, Cam Kết dùng Cốm Làng Vòng chính gốc, không sử dụng hàn the, không hòa thêm các loại bột hay chất bảo quản. Giá 180.000đ/kg
Liên hệ mua Chả Cốm Làng Vòng:
Điện thoại: 08345.013.12
Địa chỉ: Số nhà 36, Ngõ 63, Xuân Thủy, Cầu Giấy.
Hướng dẫn cách làm Chả Cốm Làng Vòng tại nhà:
Nguyên liệu làm chả cốm
– Mọc (hay còn gọi là giò sống): 250 gam
– Thịt nạc xay nhuyễn: 100 gam
– Các gia vị khác: Hành khô, muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm…
– Lá chuối hoặc lá sen (nếu có lá sen sẽ đúng vị nhất)
Cách làm chả cốm
Bước 1
– Chuẩn bị nguyên liệu sẵn các nguyên liệu
– Hành khô sau khi bóc vỏ đem thái nhỏ.
Bước 2
– Cho các nguyên liệu như: Mọc, thịt nạc xay, hành khô đã băm nhỏ vào một cái tô lớn, cho thêm một chút muối, một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ hạt nêm, một ít hạt tiêu sau đó trộn đều tất cả các nguyên liệu.
Bước 3
– Nếu sử dụng cốm khô bạn hãy cho cốm vào một cái rá nhỏ, đãi qua nhiều lần nước cho sạch, rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Bước 4
– Sau khi cốm đã ráo, đem đổ cốm vào bát mọc, cho thêm vào một thìa nhỏ dầu ăn, dùng thìa quết đều rồi để vào tủ lạnh khoảng 30 phút.
Bước 5
– Để viên chả cốm bạn có thể sử dụng găng tay vê chả thành bằng cách lấy thìa múc một ít chả cốm vào tay, viên lại thành từng miếng chả dẹt (hoặc tròn tùy theo ý thích).
– Lót một lượt lá sen vào nồi dùng để hấp chả, xếp lần lượt những viên chả vào sao cho chúng không chồng đè lên nhau, hấp trong khoảng 8 – 10 phút là được.
Bước 6
– Sau khi chả cho vào nồi hấp thấy se mặt lại thì cho ra, để một lát cho nguội sau đó đun nóng chảo cho dầu ăn vào, thả chả cốm vào rán từng miếng đến khi thấy vàng đều là được.
– Gắp từng miếng chả ra đĩa có lót giấy thấm dầu ăn để chả ráo mỡ, sau đó có thể trang trí một số họa tiết để món chả cốm trông hấp dẫn hơn.
Yêu cầu thành phẩm
– Khi ăn chả cốm phải có vị ngọt đậm đà của thịt
– Vẫn giữ được vị dẻo thơm của những hạt cốm bên trong
– Chả cốm có độ giòn xốp và màu vàng rộm trông đẹp mắt
Chả cốm là món ăn ngon được nhiều người yêu thích
Bạn có thể dùng chả để ăn kèm với xôi hay bánh mì, hay cùng gia đình thưởng thức trong những bữa cơm hàng ngày, chắc chắn hương vị riêng của nó sẽ còn đọng lại trong mỗi người Việt.
Cách Làm Chả Cốm Hà Nội Ngon
Tác giả: DACSAN COM Ngày đăng: 29/11/2018
Chả cốm là món ăn rất khác so với chè cốm, xôi cốm ở hương vị và cách chế biến. Nguyên liệu để làm món ăn này có cốm, thịt, giò sống. Cốm thô (cốm sống) gồm 3 loại: cốm đầu mùa (cốm lá me), hạt mỏng, mềm, dẻo thích hợp cho ăn chay hoặc ăn kèm chuối. Cốm giữa mùa dùng để làm chả cốm và cốm cuối nia hạt thường to, dầy, ăn hơi cứng, chỉ phù hợp cho việc nấu chè. Chọn cốm để làm món ăn là thao tác quan trọng, vì nếu chọn loại cốm không thích hợp sẽ làm chả cốm trở nên quá nát hoặc quá cứng. Cách làm chả cốm Hà Nội ngon còn phụ thuộc vào khâu chọn thịt. Thịt trộn cốm nên dùng nạc vai vì trong loại thịt này có mỡ giắt đảm bảo cho chả không bị khô. Đặc biệt, nên chọn thịt còn tươi, ấm nóng nghĩa là chọn thịt từ những con heo mới mổ. Nhiều bà nội trợ còn cẩn thận để 10 phút cho gia vị ngấm. Làm như vậy cũng được song nếu để quá lâu sẽ làm cốm nát, mất ngon. Nặn chả thành những miếng to bằng miệng chén uống nước. Ðem miếng chả vừa nặn, hấp cách thủy 15- 20 phút.
Sau khi hấp cách thủy cho chả vào chảo mỡ nóng già, vừa rán vừa lật đến khi vàng đều 2 mặt gắp, bỏ vào lá sen non, không bỏ vào đĩa. Ðể giữ nguyên hương vị cốm, món chả không cho gia vị hành tỏi… Nhiều gia đình cho thêm phẩm hoa hiên để có màu sắc. Như vậy cũng được, nhưng để màu xanh của cốm vẫn hấp dẫn hơn. lúc nóng sẽ cảm nhận được cái giòn tan của vỏ bên ngoài, cái dẻo đến dính răng của nhân bên trong, đậm đà của gia vị. Người ăn không chỉ ăn chả mà còn thưởng thức cả hương vị cốm. Ăn chả cốm nóng bất cứ lúc nào cũng thật là thú vị.
Cách Làm Chả Cốm Vàng Rụm, Ngon “Đúng Chuẩn” Hà Nội
Chả cốm kết hợp vị mặn mà của thịt và hương vị thanh mát của cốm (Ảnh: Internet)
Cốm là tinh hoa của ẩm thực Hà Nội, đặc biệt là cốm Làng Vòng luôn hấp dẫn những du khách gần xa. Chả cốm được làm từ hai nguyên liệu chủ yếu là thịt xay và cốm. Vị ngọt bùi của cốm, dẻo thơm quyện cùng với hương vị đậm đà của thịt tạo nên một món ăn khó quên cho những ai từng thưởng thức.
Chả cốm mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho sức khỏe. Đây là món ăn giàu vitamin B6, giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt, các chất dinh dưỡng có trong thịt còn giúp cơ thể phục hồi sau những ngày làm việc mệt mỏi. Hương thơm đặc trưng của cốm và lá sen còn giúp bạn thư giãn, an thần và giảm căng thẳng.
Nguyên liệu
300gr giò sống
300gr thịt heo xay
200gr cốm tươi (hoặc cốm khô)
5 củ hành tím
Lá sen tươi
Gia vị: nước mắm, tiêu, dầu ăn,…
Cách làm chả cốm dẻo thơm
Sơ chế nguyên liệu
Cốm tươi mua về không cần rửa qua với nước. Đối với cốm khô thì bạn nên rửa sạch lại để loại bỏ bụi bẩn, ngâm nước để hạt cốm nở mềm. Bạn có thể ngâm trong nước lạnh khoảng 10 – 15 phút hoặc nước ấm trong vòng 3 – 5 phút, sau đó vớt cốm ra và để ráo nước.
Cần lưu ý khi để cốm ráo nước sẽ dễ bị khô, bạn có thể vẩy lên trên một chút nước lọc để cốm mềm lại. Dùng đũa đảo đều để cốm mềm hơn.
Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
Lá sen tươi rửa sạch, để ráo nước.
Để cốm thật ráo nước (Ảnh: Internet)
Trộn hỗn hợp chả cốm
Cho giò sống, thịt nạc xay, cốm vào một tô sạch, thêm vào 1 muỗng tiêu, 2 muỗng nước mắm và phần hành tím đã băm nhuyễn, trộn đều tay để các nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Tiếp đến bạn đặt hỗn hợp chả cốm vào ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 30 phút.
Tạo hình chả cốm
Bạn chuẩn bị sẵn bao tay, thoa một lớp dầu ăn mỏng lên tay, dùng muỗng múc hỗn hợp chả cốm vào lòng bàn tay rồi nặn thành từng khoanh tròn, dẹt.
Đặt chả cốm lên xửng hấp đã lót một lớp lá sen tươi và cho vào nồi hấp trong khoảng 15 – 20 phút. Việc hấp chả cốm với lá sen sẽ giúp món ăn có hương thơm đặc biệt.
Lót chả cốm với lá sen tươi trong khi hấpgiúp món ăn có mùi thơm đặc trưng (Ảnh: Internet)
Chiên chả cốm
Chiên chả cốm đến khi hai mặt của miếng chả vàng đều, chín giòn (Ảnh: Internet)
Sau khi hấp xong chả cốm, để nguội trong khoảng 10 phút. Đặt chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng dầu ăn, đến khi chảo đã nóng thì bạn thả chả cốm vào chiên. Chiên đến khi chả cốm vàng đều hai mặt rồi tắt bếp, vớt chả cốm ra đặt lên giấy thấm dầu.
Trình bày và thưởng thức
Sau khi hoàn thành món chả cốm, bạn thái các khoanh chả cốm thành từng lát mỏng rồi trình bày ra đĩa, trang trí thêm với rau thơm. Chả cốm ăn kèm với bún đậu mắm tôm hoặc chấm với nước mắm tỏi ớt đều rất ngon miệng và hấp dẫn.
Yêu cầu thành phẩm
Chả cốm chín đều hai mặt, màu sắc bắt mắt. Khi ăn cảm nhận được lớp vỏ vàng giòn bên ngoài, vị đậm đà, dẻo thơm, nóng hổi của nhân thịt bên trong cùng hương vị thanh mát của cốm và lá sen.
Chả cốm có màu sắc bắt mắt, hương vị hấp dẫn khó quên (Ảnh: Internet)
Chả cốm sẽ thơm ngon khi bạn sử dụng cốm tươi.
Nên chọn thịt xay từ nạc vai, có cả phần thịt và mỡ để đảm bảo món chả cốm không bị khô trong quá trình chiên dầu.
Để giữ trọn vẹn hương vị thơm ngon của cốm, bạn không nên cho quá nhiều loại gia vị khác nhau.
Nếu muốn chả cốm lên màu đẹp hơn, bạn có thể trộn hỗn hợp chả cốm với một ít lòng đỏ trứng gà.
Cách Làm Bún Chả Hà Nội Ngon &Amp; Chuẩn Nhất
Có những món ăn mang hương vị và tâm hồn của vùng đất sản sinh ra nó. Bún chả Hà Nội là một trong số đó. Hôm nay chúng mình xin mời các bạn vào bếp của Thật Là Ngon để cùng thực hành cách làm bún chả chuẩn vị xứ kinh kỳ.“Tâm tính của người Hà Nội đổi thay. Phố xá nhà cửa thay đổi, mà cái mặc của người Hà Nội cũng khác xưa, duy chỉ có một thứ không thay đổi là cái ăn của người Hà Nội.”
Đấy là những gì Vũ Bằng đã viết trong Miếng Ngon Hà Nội từ những năm 1952, được nhiều người xem là câu khái quát chuẩn nhất về người thủ đô. Và hình như đến giờ, năm 2020, nó vẫn đúng.
Cách đây vài năm, khi cựu tổng thống Obama đến Hà Nội, một trong những món ông chọn thử là bún chả. Tất nhiên, lựa chọn ấy ít nhiều chi phối bởi các phương thức ngoại giao, nhưng tại sao lại là bún chả?
Suốt dọc dài đất nước, không phải chỉ Hà Nội mới có bún chả ấy vậy mà phần lớn người xứ xa đặt chân đến đô thành đều rỉ tai nhau: “Phải ăn bún chả!”.
Cũng rau, cũng bún, cũng thịt thà, điều gì khiến bún chả Hà Nội khác những miền khác? Điều gì khiến nó trở thành nỗi nhớ nhung của những người con Hà Thành xa xứ mà không một thứ bún chả nào khác xoa dịu được?
Cách Làm Bún Chả Hà NộiCách làm bún chả chi tiết
Bước 1: Ướp chả
Đối với các món nướng, thịt ba rọi (thịt ba chỉ) là lựa chọn tối ưu nhất. Đây là phần thịt ở phần bụng lợn, có các lớp nạc mỡ xen kẽ, khi nướng miếng thịt sẽ vừa béo, mềm mà lại không bị khô.
Thịt tươi thường có bề mặt khô ráo và mùi thơm đặc trưng, khi ấn vào sẽ có độ đàn hồi. Thịt ngon phần nạc sẽ màu đỏ nhạt hoặc hồng tươi; mỡ sáng màu và dính chặt với lớp nạc. Lớp da ngoài cùng trắng hồng, mềm mại, không có đốm màu bất thường và có độ dầy vừa phải.
Đừng chọn những miếng thịt có lớp da và mỡ quá dầy vì có thể là lợn nuôi lâu, thịt sẽ không ngon. Miếng thịt ba rọi chất lượng lúc nào cũng có tỉ lệ mỡ và nạc cân bằng.
Những miếng thịt có lớp da mỏng, kết cấu phần mỡ và nạc lỏng lẻo, có màu đỏ sậm thì khả năng cao là lợn được nuôi bằng chất tạo nạc. Thịt loại này ăn rất bở, không ngon.
Ngoài ra, bạn chú ý quan sát miếng thịt nào có những kén hình quả trám hoặc những đốm trắng nhỏ, nằm song song với thớ thịt là thịt lợn đã bị nhiễm giun sán hoặc ấu trùng.
Về phần thịt nạc dăm mình hay chọn mua nạc vai. Thịt phần này vừa có nạc vừa có mỡ nhưng mỡ không quá nhiều nên khi nướng, chả vẫn mềm mà ăn lại không ngấy.
Thịt ba rọi bạn rửa qua với nước muối loãng, nhớ cho thêm chút gừng để làm sạch và khử mùi tanh cho thịt lợn. Ba rọi để ráo xong, bạn thái lát dầy vừa phải, khoảng 0,5 cm. Đừng thái quá mỏng vì khi nướng thịt sẽ bị khô và dính vào que nướng, nếu bạn thái dầy quá thịt lại lâu chín và dễ bị dai.
Sơ chế thịt thà xong đâu đấy, bạn chia đôi phần gia vị đã chuẩn bị và ướp vào 2 phần thịt. Bạn ướp thịt khoảng 2-3 giờ cho thịt ngấm gia vị. Bạn nào cẩn thận, ướp thịt trước để tủ lạnh qua đêm thì càng tốt.
Bước 2: Cách Làm Bún Chả – Nướng chả
Sau khi thịt thấm gia vị, phần thịt nạc bạn nặn thành miếng dẹp vừa ăn, còn thịt ba rọi thì kẹp xếp vào que tre rồi mang đi nướng cho chín đều 2 mặt.
Với đồ nướng, mình cảm thấy nướng than hoa bao giờ cũng thơm và ngon hơn. Nhưng nhà bạn nào không có lò than thì dùng lò nướng cũng được, tùy vào độ dầy mỏng của miếng thịt mà bạn chỉnh nhiệt độ. Thường bạn để tầm 170-200˚C là vừa.
Bước 3: Làm dưa góp và pha nước mắm
Xong phần thịt thì mình bắt tay làm dưa góp và nước mắm nha.
Cà rốt, su hào mua về bạn rửa sạch, bào vỏ rồi thái mỏng cho vào bát. Bạn nào khéo một tí thì có thể tỉa thành các hình hoa lá để phần dưa góp trông bắt mắt hơn.
Tiếp đấy bạn cho ít muối vào xóc qua với cà rốt và su hào, ngâm chừng 5-10 phút rồi tráng nước sôi nguội và để ráo. Bước này sẽ giúp su hào và cà rốt giữ màu tươi và giòn hơn.
Sau cùng bạn xóc đều cà rốt, su hào với đường rồi cho giấm ướp tầm nửa giờ cho thấm.
Phần nước mắm dùng kèm bún chả được cho là phần thể hiện sự tinh tế của người Hà Nội. Đây cũng là một bước quan trọng trong cách làm bún chả ngon.
Bạn bắc chảo nhỏ lên bếp, cho lần lượt đường, nước mắm, giấm và nước vào khuấy đều. Nhớ để nhỏ lửa, khuấy nhẹ tay đến khi đường tan thì tắt bếp.
Khi chuẩn bị ăn thì bạn thả dưa góp vào chung với mắm, vừa tăng thêm màu sắc lại thêm độ đậm đà cho dưa góp. Phần ớt tỏi băm bạn thêm vào theo khẩu vị. Nếu nhà có trẻ con thì tỏi, ớt băm bạn để riêng để mọi người tự thêm vào sẽ tiện hơn.
Bước 4: Cách Làm Bún Chả – Thưởng thức
Thưởng thức bún chả cũng có dăm ba kiểu. Người thì dùng đũa gắp chút thịt, chút bún cuốn với mớ rau, chấm mắm rồi ăn ghém cùng dưa góp. Có người lại thích cho tất vào bát, chan mắm rồi xì xà xì xụp. Có người thì nhúng chả, thịt vào hẳn bát mắm rồi gắp chấm với rau, bún từ tốn.
Thật ra mình thấy ăn kiểu nào cũng được, quan trọng là mình thấy ngon.
Cách Làm Bún Chả – Chuyện bên lề
Không phải tự dưng mà người ta gán cho thị dân Hà Thành cái mác “sành ăn khéo mặc”. Nếu để ý bạn sẽ thấy những món đặc sản nổi tiếng của xứ này đều là những món ăn dân dã. Nhưng chính cái cách mà họ làm, họ thưởng thức lại khiến những món ăn bình dân trở nên tinh tế, không thể không nhắc về.
Nói đâu xa, riêng bún chả Hà Nội, cũng rau với bún, cũng mắm với thịt nướng. Nó có thể gợi cho bạn nghĩ đến bún thịt nướng ở trong Nam nhưng chẳng thể nào khiến bạn nhầm lẫn được, phải không?
Những món bún trứ danh thì Hà Nội nhiều lắm, nhưng chả hiểu sao khi nhắc về ẩm thực đất này, người ta cứ nghĩ đến cốm Vòng, đến bún chả. Không thế, trong Hà Nội Băm Sáu Phố Phường của Thạch Lam, ông đồ ở quê lên nghe mùi khói thịt nướng đã chả thảng thốt:
“Ngàn năm bảo vật đất Thăng LongBún chả là đây có phải không?”
Người Hà Nội thường ăn bún chả vào lúc giữa trưa, cái nếp này truyền từ đời nào chẳng rõ. Chỉ nghe những người sành bảo nhau, phải ăn cái giờ ấy, phải ăn trong không gian phố phường ấy, phải được hít hà đầy phổi mùi thịt nướng ngập tràn. Thế mới cảm nhận được hết hương vị của bún chả Hà Nội!
Bún ăn bún chả là bún lấy từ làng Phú Đô. Phải là bún từ cái làng đã dành non nửa cả thiên niên kỷ để làm bún ấy mới được. Bún ở đây sợi dai mềm, trắng trong, mượt mà và ngấu nước, lại không có mùi chua gắt như những loại bún khác.
Rau thơm phải có húng Láng. Chả viên, thịt nướng thì phải nẹp tre nướng than hoa mới được. Cái mùi nồng nồng của thân tre ám vào từng thớ thịt tạo ra thứ mùi không lẫn được đi đâu.
Đến cả than hoa người ta cũng chọn, phải là loại than già, chắc, bổ ra thấy óng ánh thì khi quạt than mới đỏ hồng không táp lửa. Có thế miếng chả, miếng thịt ra mới ngọt mềm, đượm đà mà không hăng mùi khói.
Tất nhiên, để có miếng chả miếng thịt ngon thì ngoài tẩm ướp cũng phải có chút bí quyết. Để ý một chút bạn sẽ thấy ở những hàng bún chả lâu đời, ngon có tiếng, lúc nào nướng thịt người ta cũng quạt tay. Làm như thế miếng thịt sẽ được chín đều từ từ nhưng không bị khô. Mà chính thế nên món này còn có tên là “bún chả quạt” đấy.
Và hẳn sẽ vô cùng thiếu sót nếu không nói đế thứ nước mắm chấm màu hổ phách ăn cùng. Nó là điểm nhấn tạo nên sự tinh túy cho “Bún chả Hà Nội”. Đó là thứ vị thanh dịu man mát rất khó tả. Như kiểu bạn nhìn thấy một tà áo dài bay giữa phố lúc ban trưa vậy đó. Mà cảm giác thanh nhã dịu dàng đó, mình nghĩ mỗi người phải tự trải nghiệm mới được.
Tại sao lại là bún chả?
Bạn đã có câu trả lời cho mình chưa?
Mình nghĩ nấu ăn không phải chỉ là nấu và ăn, nó là quá trình đắp xây nên truyền thống và văn hóa. Vì thế, ở Thật Là Ngon, bạn không chỉ tìm thấy và chia sẻ với nhau những công thức nấu nướng đơn thuần. Ở đây, chúng tôi còn kể bạn nghe những câu chuyện văn hóa ở đằng sau món ăn nữa. Để bạn hiểu và yêu hơn hương vị đến từ đôi tay mình.
Hy vọng món bún chả Hà Nội chúng mình chia sẻ sẽ bước lên bàn ăn nhà bạn vào buổi trưa nào đó.
Bon appétit!
*Ảnh nguồn Internet
Bạn đang xem bài viết Chả Cốm Ngon Nhất Hà Nội trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!