Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Ủ Nước Mắm Cá Cơm Tươi Tại Nhà # Top 14 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Ủ Nước Mắm Cá Cơm Tươi Tại Nhà # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Ủ Nước Mắm Cá Cơm Tươi Tại Nhà mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nước mắm cá cơm là món nước chấm tinh túy của ẩm thực Việt, một món ăn không thể thiếu trong mọi gia đình, chính vì thế mà thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu nước mắm với đủ các giá thành. Tuy nhiên, nếu muốn bạn hoàn toàn có thể tự ủ nước mắm tại nhà để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị nước mắm nguyên bản. Cách ủ nước mắm thật ra cũng không khó khăn lắm đâu, chỉ cần làm theo những hướng dẫn trong bài viết này thôi.

1. Nguyên liệu làm nước mắm

Cá cơm tươi (tốt nhất là cá vừa được đánh bắt xong): 3kg.

Lưu ý: Mùa cá cơm tươi ngon và béo nhất là từ tháng 10-12 hàng năm.

Muối: 1kg

Vài miếng dứa (trái thơm), mật ong hoặc nước đường.

Hũ đựng cá nên là hũ sành hoặc chum làm từ đất, tốt hơn nhiều hũ thủy tinh hay hũ nhựa.

Lưu ý khi chọn nguyên liệu làm nước mắm cá cơm:

Cá cơm tươi: Có nhiều loại cá để lựa chọn làm nước mắm như cá thu, cá hồi, cá tép, cá ngừ…. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là cá cơm vì cá cơm có hàm lượng đạm cao, nhanh phân hủy làm cho mắm mau chín và cho mùi hương dễ chịu hợp với khẩu vị truyền thống.

Việc sử dụng nguồn cá cơm như thế nào là yếu tố quyết định đến chất lượng của nước mắm bạn đang ủ, dù là độ ngon hay thành phần dinh dưỡng. Vì thế bạn cần cẩn thận và nắm rõ những bí quyết để chọn cá. Cá cơm để làm nước mắm ngon là những con cá đã trưởng thành. Đặc biệt, nên chọn cá được đánh bắt xa bờ vì chúng không bị lẫn những tạp chất ô nhiễm từ thềm lục địa xả xuống. Hơn nữa, bạn cũng cần lưu ý chọn cá cơm đúng vụ, đúng mùa để cá được bổ béo và giàu dinh dưỡng nhất. Thông thường, cá cơm trưởng thành vào tháng 8 – tháng 11 âm lịch hàng năm. Nếu mua số lượng vừa, ít thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày bởi cá sẽ tươi hơn nếu thuyền nhanh chóng cập vào đất liền sau khi đánh bắt. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.

Chọn muối:

Bạn nên chọn muối được lưu trữ ít nhất 1 năm để làm mắm. Việc này sẽ khiến muối ngọt hơn vì các hoạt chất ion Ca, Mg, K những thành phần này gây chát, nóng cổ, đắng đã mất đi. Đặc biệt, muối làm mắm phải tinh khiết (tức muối làm bằng việc trải bạt hoặc muối mỏ , khi hòa tan không có tạp chất)

Chọn dụng cụ chứa mắm:

Nhiều người tận dụng những hộp, chum nhựa có sẵn để ngâm mắm. Tuy nhiên, việc này là không nên vì quá trình oxy hóa sẽ khiến những chất hóa học trong nhựa bị phôi ra mắm, gây mùi khó chịu và không tốt cho sức khỏe.

Để an toàn và đảm bảo mùi vị đúng chất của mắm ủ, bạn nên chọn chum, hộp ủ mắm bằng những vật liệu an toàn như sành, sứ, gốm,… Theo những người thợ làm nghề mắm lành nghề, dùng chum không tráng men là lựa chọn tốt nhất. Những loại chum làm bằng đất nung chuyên dụng và được nung ở nhiệt độ trên 1200 độ C sẽ  làm cho quá trình phân giải thịt cá diễn ra một cách tự nhiên và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người sử dụng. Hơn nữa, những loại chum này dùng khi muối cá sẽ không có mùi của đất và chứa không khí (những lỗ nhỏ li ti), có tác dụng cách nhiệt nên giữ được hương vị đặc trưng nhất của mắm.

Tùy vào lượng mắm cần làm mà bạn ước lượng chọn đồ chứa có kích thước phù hợp. Phía dưới đáy vật chứa, bạn cần lót một lớp cát trắng hoặc cỏ tranh, kế đến theo thứ tự là sỏi nhỏ, sỏi lớn, đá nhỏ, đá lớn. Những lớp lược này có tác dụng giúp chặn cặn bã cho nước mắm trong, không lẫn tạp chất.

2. Cách tự làm mắm cá cơm chuẩn vị truyền thống

Sau khi chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguyên liệu tự ủ mắm tại nhà, bạn có thể bắt đầu quá trình ủ mắm theo các bước sau:

Bước 1: Ướp cá

Rửa thật sạch lượng cá cơm sau khi mang về. Ngâm chỗ cá này với nước muối pha loãng khoảng 20 phút, sau đó vớt ra, để cho thật ráo.

Vệ sinh thật sạch dụng cụ chứa mắm. Để chắc chắn, bạn nên tráng những dụng cụ qua một lượt nước sôi, phơi ráo, đặc biệt tránh để ruồi nhặng bay vào.

Bước 2: Bắt đầu quá trình ướp cá

Trước tiên, bạn trải đều 1 lớp muối trắng rải xuống đáy chum vại, sau đó trải thêm 1 lớp cá cơm phía trên, tiếp theo lại phủ đều lớp cá cơm với muối, rồi lại đến một lớp cá khác…Cứ làm như vậy cho đến khi hết số cá và muối đã chuẩn bị. Người ta gọi hỗn hợp cá muối này người là Chượp.

Sau khi trải xong lớp trên cùng, bạn đậy 1 lớp nilon sạch sát mặt cá, rải thêm 1 lớp muối nữa lên trên. Thao tác này có tác dụng vừa tạo sức nén, vừa tạo môi trường kỵ khí (ép hết khí ra ngoài). 

Sau cùng, đậy kín nắp chum vại ủ mắm và để ở nơi thoáng mát và chờ cho đến khi mắm đủ độ chín để dùng.

Lưu ý: Để cá đạt được độ ngon tiêu chuẩn, bạn nên ướp cá theo công thức tỉ lệ chuẩn nhất là 4:1 (4 kg cá: 1kg muối). Lưu ý là đa phần dân ướp cá muối cá theo tỷ lệ 3:1 nên mắm khá mặn. Muốn ăn được nước đầu thì phải pha thêm nước sôi để nguội. Còn tỉ lệ muối ít thì cá bị ươn hoặc có mùi thum thủm sẽ “gây khó” cho khẩu vị.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm được truyền lại trong dân gian, để tỷ lệ vàng “4:1” khi ướp mắm đạt hiệu quả tối ưu, ông bà ta thường cho thêm quả dứa (hoặc quả thơm/khóm) đã chín vào quá trình ủ mắm. Quả này phải là quả chín, được gọt vỏ bỏ mắt, xắt lát. được “tỉ lệ vàng”. Tỷ lệ thêm dứa vào cũng là 4 – 1 – 1 (tức là 4 cá, 1 muối, 1 dứa), đây được nhiều người cho là tỉ lệ “kim cương” khi ướp mắm. Ngoài ra, một vài người khác còn cho vào Chượp một ít mật ong hay nước đường. Sở dĩ Chượp cần có thêm những thành phần này là vì dứa, nước đường, mật ong có tác dụng giúp nước mắm dậy mùi thơm đặc trưng, đồng thời cho màu cánh dán đẹp mắt và cân bằng độ mặn cho nước mắm.

Lưu ý:  Trong quá trình ủ chượp, bạn cần đậy đệm cẩn thận để tránh ruồi nhặng, chuột bọ, bụi bẩn,…rơi vào. Muốn chượp mau tan cứ khoảng nửa tháng khuấy đảo một lần để cá mau phân hủy và chất lượng nước mắm đồng đều. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng máy bơm hồ cá cảnh để khuấy đảo chượp, làm như vậy lượng nước luân chuyển sẽ liên tục, nước mắm sẽ mau chín và dậy mùi hơn. Còn nữa, mắm sẽ nhanh chín hơn nếu được ủ chượp vào mùa hè.

Bước 3: Lọc mắm

Sau khi ủ chượp xong, bạn đổ hũ mắm đã ngâm vào một túi lọc rồi buộc chặt một đầu túi lọc. Sau đó, bạn chuẩn bị một chiếc thùng đựng mắm, phía trên là một chiếc rổ để đựng túi mắm lọc. Cho túi mắm vào rổ để mắm nhỏ giọt xuống phía dưới. Đậy kín túi lọc và đợi đến khi nước mắm nhỏ giọt ra hết.

Lưu ý:

Túi lọc và rổ phải thật sạch để đảm bảo vệ sinh cho nước mắm. 

Bạn cũng không nên bóp, nặn để nước mắm chảy ra nhanh hơn, nếu làm thế xác cá cũng theo đó mà ra, nước mắm sẽ có nhiều cặn và không được trong hay có màu đẹp. 

Sau khi lọc, phần nước mắm đã được lọc chính là nước mắm nhĩ nguyên chất, được dùng để làm mắm chua ngọt. Sau khi được chắt, bạn nên đem phơi phần mắm này thêm 2-3 tuần nữa dưới trời nắng to để tạo độ trong và chín. Nước mắm được ngon được ủ thành công là mắm có màu cánh gián, vàng đỏ đẹp mắt, mùi thơm chứ không nồng nặc, nếm vào thấy được vị mặn nơi đầu lưỡi và để lại vị ngọt thanh nơi cổ họng.

Phần bã mắm còn lại được nhiều người dùng như mắm nêm (hoặc còn gọi là mắm cáy ở miền Trung). Mắm nêm được pha chung với thơm băm nhỏ và tỏi ớt cũng là món cực kỳ khoái khẩu của dân ghiền mắm.

Cách Làm Mắm Cá Cơm Thơm Ngon Ngay Tại Nhà Gia Vị Nước Mắm Chin

Cách làm mắm cá: Cách làm nước mắm cá cơm ngay tại nhà, đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình, bảo vệ gia đình khỏi những sản phẩm nước mắm giả, độc hại là điều được nhiều chị em quan tâm.

Nước mắm giả xuất hiện trên thị trường khiến bạn lo lắng, vậy tại sao bạn không thử học cách làm mắm cá ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe gia đình mình. Biết cách tự làm nước mắm ngay tại nhà sẽ khiến bạn nâng cao tay nghề làm bếp của mình, khiến gia đình bất ngờ về khả năng nội trợ của bạn hơn đấy!

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm mắm cá:

Cá cơm tươi ngon: 2 kg

Muối trắng: 0,6kg

Hũ thủy tinh hoặc hũ sành to, đủ để đựng cá cơm

Cách làm mắm cá:

Cá cơm sau khi mua ngoài chợ về rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Cho cá vào chậu lớn, đổ muối trắng vào chậu, đảo đều.

Cho cá cơm vào hũ, đậy kín.

Sau 1 tháng là mắm cơm có thể dùng được.

Mẹo làm mắm và cách chọn cá cơm:

Bạn nên để hũ mắm ở nơi thoáng đãng, tránh ruồi bọ. Và sau khoảng 6 tháng là mọi người có thể chắt nước mắm ra dùng giống như nước mắm mà mọi người vẫn hay mua ở ngoài như bây giờ.

Cá cơm bắt đầu xuất hiện nhiều từ khoảng tháng 8 đến tháng 2 hàng năm. Trong đó thời điểm cá béo và ngon nhất là khoảng tháng 10-12. Nếu mua số lượng vừa, ít thì nên chọn các tàu đánh bắt trong ngày. Cá có độ tươi nhờ thời gian đi biển ngắn. Nên chọn cách ướp muối ngay sau khi cá lên thuyền (kiểu Phú Quốc) để cá giữ độ tươi ngon.

Sau khi đánh bắt về, cá sẽ được trộn muối. Đó là công đoạn đầu tiên trong quy trình chế biến cá. Trước khi trộn muối cần phơi cho cá hơi dập mình. Tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Từ đây, hỗn hợp cá muối còn được gọi là chượp.

Ngoài ra, có một mẹo nhỏ đó là thêm 3-5% thơm (dứa) xay nhỏ vào khối chượp. Sau khi được ướp, khối chượp sẽ được ủ trong hũ.

Sau khoảng 2-4 ngày, khi cá đã ăn muối, tiến hành mở nút lù tháo nước trong khối chượp ra khỏi thùng. Nước này được gọi là nước bổi. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.

Khi rút nước bổi ra, tất nhiên khối chượp chỉ còn 60-70% so với ban đầu. Lúc này, cần cho thêm chượp vào đến khi đầy thùng thì đậy một lớp nilon lên mặt. Ép cho tấm nilong dính sát vào khối chượp, tiếp tục đổ lên đó lớp muối mỏng để thêm sức ép, tạo môi trường kỵ khí cho khối chượp, tránh vi khuẩn háo khí có thể sinh ra dòi bọ.

Đây là giai đoạn “lên men khô” rất quan trọng trong quá trình chế biến. Gian đoạn này kéo dài khoảng 20-25 ngày trong thời tiết nắng nóng hoặc 30-40 nếu thời tiết mưa lạnh. Sau quãng thời gian đó, lại mở khối chượp ra để chỉnh lại bề mặt cho phẳng.

Tiếp theo, tiếp tục đổ lên bề mặt khối chượp lớp muối dành tầm 15cm rồi gài nén bằng vỉ tre. Lúc này, Nước bổi quan đầu. Sau khi được phơi nắng và khuấy đều cũng đồng thời được đổ lại vào khối chượp. Lượng nước bổi đổ vào này cần đủ nhiều để ngập quá vỉ 10cm. Với mức ngập như vậy, khi thùng trổ ở dưới đầy mặt vỉ sẽ khô chứ không còn nước. Đó là điều rất quan trọng.

Cần nhớ rằng, 2 ngày trước trút lại nước bổi vào khối chượp, phải ngừng khuấy đảo và để lắng.

Vài ngày sau khi khối chượp được gài nén bằng vỉ tre, tiến hàng kéo rút liên tục cho đến khi chượp chín ngấu. Đến lúc đó, rút nước mắm ngon thành phẩm ra. Ta có nước mắm vừa giàu dinh dưỡng, vừa thơm ngon với màu sắc hấp dẫn.

Quan trọng hơn là phần chượp còn lại trong bể sẽ được dùng để tạo cảm quan cho nước mắm giàu chất dinh dưỡng nhưng thiếu cảm quan được làm từ các loại cá khác.

Nếu thật sự quá bận rộn, không có nhiều thời gian vào bếp để thực hiện cách làm mắm cá cơm. Các chị em nội trợ có thể đến các hệ thống bán lẻ uy tín trên toàn quốc để tìm mua nước mắm Nam Ngư Phú Quốc. Đây là loại nước mắm được làm từ cá cơm, ủ chượp và đóng chai hoàn toàn tại Phú Quốc. Vị rất ngon và đặc biệt là rất an toàn cho sức khỏe người dùng.

Sau những chia sẻ của chúng tôi về cách làm mắm cá ngay tại nhà, chắc chắn các chị em nội trợ đã hoàn toàn yên tâm trong việc chăm lo sức khỏe thông qua các bữa cơm cho các thành viên trong gia đình của mình.

Hướng Dẫn Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Cơm Tại Nhà Ngon Chuẩn Vị

Nếu bạn cảm thấy không mắm cá cơm đang được bày bán ngoài thị trường hiện nay không hợp khẩu vị thì có thể tham khảo cách làm mắm từ cá cơm sau đây để có thể “sản xuất nước mắm” theo đúng sở thích ngay tại nhà.

Chuẩn bị nguyên liệu làm nước mắm cá cơm

– 2 kg cá cơm tươi

– 600 gram muối trắng

– Hũ thủy tinh hoặc hũ sành to, đủ để đựng cá cơm.

Các bước thực hiện làm nước mắm các cơm

Bước 1: Cá cơm sau khi mua ngoài chợ về rửa sạch, ngâm qua nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo nước.

Lưu ý trong quá trình chọn cá cơm, cá cơm tạo cảm quan cho nước mắm nên phải chọn lựa kĩ. Cá cơm để làm nước mắm ngon là những con cá đã trưởng thành.

Tốt nhất cá nên được đánh bắt vào mùa nắng. Đặc biệt, nên chọn cá được đánh bắt xa bờ vì chúng không bị lẫn những tạp chất ô nhiễm từ thềm lục địa xả xuống. Lựa chọn được cá cơm tươi sẽ khiến cách làm nước mắm tại nhà đơn giản, dễ thành công hơn rất nhiều.

Bước 2: Ướp cá

Công đoạn đầu tiên trong quy trình chế biến cá là ướp cá với muối. Trước khi trộn muối, bạn cần phơi cho cá hơi dập mình. Tỉ lệ muối cá có thể là 3:1 hoặc 10:4. Hỗn hợp cá muối này được gọi là chượp.

Ngoài ra, có một mẹo nhỏ đó là thêm khoảng 3,4 miếng dứa xay nhỏ vào khối chượp. Sau khi được ướp, khối chượp sẽ được ủ trong hũ.

Sau khoảng 2 đến 4 ngày, khi cá đã “ăn” muối, bạn tiến hành tháo nút trong hũ. Nước này được gọi là nước bổi. Đem nước bổi này phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và khuấy đảo thường xuyên. Đạm trong nước bổi có hàm lượng khá cao nhưng chưa chế được vì còn khá tanh.

Bước 3: Lên men khô

Sau khi chượp cá xong cho vào hũ, bạn rải thêm lớp muối lên trên cùng tạo môi trường yếm khí cho mắm. Sau đó đem mắm đi phơi nắng. Đây là quá trình lên men khô của nước mắm. Hũ cá được phơi nắng khỏang 3 – 4 ngày thì chuyển sang công đoạn tiếp theo.

Mắm cá cơm sau khi ướp chượp được 5 ngày. Cá đã ra khá nhiều nước cốt và mùi cá cơm thơm đặc trưng. Lọc cá qua rây lọc vào bình.

Sau khi lọc, cá chỉ còn 50% so với ban đầu. Nước cốt này sau khi chắt ra, để chỗ nắng và nhiều ánh sáng.

Khuấy đảo liên tục suốt quá trình phơi. Nếu làm được vào mùa hè thì mắm sẽ nhanh chín hơn. Mùa hè bạn cần phơi khoảng 25 ngày, còn mùa đông phơi trong thời gian 40 ngày.

Bước 4: Lọc mắm

Sau thời gian phơi hỗn hợp trên hoàn thiện, bạn đổ cả hũ mắm đã ngâm ngấu vào túi, buộc chặt một đầu và cho túi mắm vào rổ để nhỏ giọt xuống phía dưới.

Lưu ý, không nên bóp, nặn để nước mắm chảy ra nhanh hơn vì làm như thế thịt cá cũng theo đó mà ra. Sau đó, đậy kín lại và đợi đến khi nước mắm nhỏ giọt ra hết.

Nước mắm sau khi lọc, bã mắm có thể dùng làm mắm nêm ăn cùng thịt lợn luộc rất ngon. (Khi ăn, xay thêm dứa, vắt chanh và ớt). Nước mắm sau khi chắt phơi thêm 2-3 tuần nữa dưới trời nắng to để tạo độ trong và chín. Lưu ý, túi lọc tốt nhất là vải bố vì nó kín và dầy.

Như vậy, chỉ với 4 bước đơn giản, bạn đã có ngay món mắm ăn kèm với đồ ăn trong bữa cơm gia đình.

Những món ăn ngon với mắm cá cơm

Sau khi đã hoàn thành xong món mắm cá cơm thơm ngon do chính tay mình thực hiện bạn có thể ăn kèm với một số món ăn sau đây sẽ giúp bạn thưởng thức được trọn vẹn hương vị của nó.

Bánh tráng cuốn thịt heo

Bánh tráng cuốn thịt heo là món ăn ngon đặc sản được nhiều người yêu thích từ trước đến nay. Đây là món ăn “gây nghiện” nhưng lại dễ làm và có thể gặp bất cứ đâu khi đi du lịch. Chỉ cần 1 dĩa thịt luộc và bánh tráng, rau thơm các loại là có thể có một món ngon khỏi chê vào đâu được.

Bún Mắm

Nước trong hộp mắm cá cơm còn được dùng để ăn với bún được gọi là bún mắm. Chỉ cần 1 tô bún với rau sống là có thể ăn ngon lành với hương vị đậm đà khó quên từ mắm cá cơm.

Mắm ăn với bê thui

Ngoài ra mắm cá cơm còn được pha chế để làm nước chấm cho các món ngon đặc sản như bê thui ăn kèm với rau rừng là món ngon phổ biến ở miền Nam được rất nhiều người ưa chuộng.

Ăn chung với cơm và rau luộc

Để có một tô mắm ngon dùng trong bữa ăn, khi chế biến phải giã ớt tỏi, đặc biệt là ớt xanh, thêm một ít bột ngọt, ít đường, vắt vài giọt chanh tươi. Để làm nên sự phong phú đa dạng cho loại mắm này, có thể cho vào một ít trái cà pháo, có khi một vài lát thơm hoặc một ít dưa gang phơi khô, tùy kheo khẩu vị của từng người

Cách Làm Nước Mắm Từ Cá Đồng Ngon Không Hóa Chất Tại Nhà

Nước mắm công nghiệp tràn ngập thị trường và hóa chất không tốt như tự nhiên, JAMJA’s BLOG gợi ý cho các mẹ cách làm nước mắm từ cá đồng tại nhà để bớt lo lắng.

Nước mắm

Nước mắm có thể được hiểu là chất nước rỉ từ những con cá, con tôm và một số động vật dưới nước khác được ướp muối lâu ngày. Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan và Việt Nam. Mắm được dùng để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn vô cùng thơm ngon và đậm đà.

Đối với cách làm mắm từ cá đồng thì nên chọn những loại cá nhỏ cho dễ muối. Ví dụ như cá rô, sặc, cá trắng vì chúng nhỏ, phân hủy nhanh. Và đặc biệt chúng có vị dậm đà riêng của cá nước ngọt.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Cá rô, cá trắng tươi ngon, mua lúc tươi sống: tầm 3kg Muối: 1kg Hũ đựng: bằng sứ hoặc thủy tinh Dứa thái lát, mật ong hoặc nước đường

Các bước thực hiện:

Bước 1: – Cá mua về, lựa con nào to rồi bỏ ruột sau đó để vào cái rổ chà cho sạch. Chà rửa khoảng 5 – 7 lần khi nào cảm thấy cá sạch không còn nhớt và không tanh.

Bước này vô cùng quan trọng để quyết định sự sạch hay không sạch của món nước mắm. Đó là vệ sinh hũ. Thường thì t chỉ rửa nước thường, tráng qua vài lần rồi úp lên. Nhưng cách tốt nhất là để hũ trần qua nước sôi để tiệt trùng. Sau đó, để hũ ở nơi thoáng mát cho nhanh khô.Bước 3:

– Cá muối sao cho chuẩn, không quá khó để thao tác bước này. Bạn nên trộn theo tỉ lệ 3:1 mà chúng tôi gợi ý sau đây: 3kg cá + 1kg muối. Trộn và bóp sao cho cá thấm đều với gia vị. Sau đó dùng một hũ thủy tinh hoặc làm từ sành sứ đựng vào và bịt thật kín.

– Nên để hũ cá muối ở nơi thoáng, tránh ảnh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau 48 tiếng mở nắp ra dùng đũa đảo qua lại lần nữa cho đều muối rồi đậy kín khoảng 15 ngày sau là dùng được.

Làm nước mắm đã từ xa xưa nên mẹo nhỏ mà ông bà truyền lại là rất nhiều. Ví dụ như muốn mắm ăn không bị gắt quá thì nên cho một chút dứa hay mật ong. Bạn hãy thử xem, kết quả sẽ bất ngờ đó.

Nước mắm đạt tiêu chuẩn là nước mắm có màu đẹp, khi ngửi mùi không nồng, khi nếm cảm giác không bị gắt vì mặn.

Chương trình khuyến mãi trà sữa: Shankao giảm giá tháng 10

Trên là tất cả thao tác cách làm nước mắm từ cá đồng đơn giản mà chúng tôi đã gợi ý đến các bạn.

Lưu ý khi làm nước mắm

Cách chọn nguyên liệu chuẩn

Nên chọn những loại cá đồng tươi, vẫn đạt đọ sống. Làm mắm từ cá tươi sống thì sản phẩm mắm về sau sẽ vô cùng thơm ngon và đậm đà.

Lưu ý muối để muối cá là muối hột có độ mặn cao và gần như tinh khiết, lần ít tạp chất, nên nhớ muối bột, muối tạp và muối bọt không muối cá được.

Như chúng tôi đã nhắc ở phía trên, dụng cụ chứa đựng rất quan trọng vì đây là nơi mắm được sản sinh ra nên phải thật sự vệ sinh và không gây độc hại. Làm mắm tại gia đình cũng không cần hũ quá lớn nhưng cũng không nên dùng hũ quá nhỏ. Nên sử dụng hũ được làm từ sành, từ sứ, không nên làm từ nhựa vì nhựa có rất nhiều độc. Mắm ngâm trong hũ nhựa càng lâu thì chất độc trong sẽ ngày càng lan ra, không tốt cho người sử dụng.

Kiểm soát màu, vị tự nhiên

Đây là quá trình sau khi thu được thành quả nước mắm. Nước mắm thời gian để càng lâu càng dài năm thì càng ngon. Để giải thích cho điều này đó là mắm để lâu, cá sẽ phân hủy đến khi hết, chất đạm từ cá sẽ tiết ra giúp mắm ngày càng thơm ngon đậm đà hơn.

Mắm sau khi thu được nên đựng vào lọ thủy tinh để ở nơi thoáng. Mắm thường được dùng làm gia vị cho các món ăn, là món nước chấm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn gia đình.

Bạn đang xem bài viết Cách Ủ Nước Mắm Cá Cơm Tươi Tại Nhà trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!