Xem Nhiều 4/2023 #️ Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Tài Đơn Giản Nhất # Top 9 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 4/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Tài Đơn Giản Nhất # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Tài Đơn Giản Nhất mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây phát tài phát lộc là cây phong thủy mang đến may mắn và tài lộc. Phát tài phát lộc là biểu trưng cho luồng khí, dòng chảy sức mạnh và năng lượng tươi mới, khởi đầu tốt đẹp cho mọi người.

Cách trồng cây phát tài trong nước

Việc trồng cây lộc phát trong nước không quá khó, tuy nhiên làm sao để cây xanh tốt và không bị úng nước thì lại đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật.

Bước 1: Lựa chọn cây

Cây phát lộc thưởng chuyển từ Trung Quốc hoặc Đài Loan về nước ta. Do đoạn đường vận chuyển khá dài nên cây dễ bị ngả vàng hoặc nâu, tuy nhiên điều này cho thấy là cây không hề khỏe mạnh. Do đó khi chọn mua cây bạn cần chú ý đến màu sắc để mua được cây còn tươi tốt.

Bước 2: Chuẩn bị

Để trồng cây lộc phát trong nước bạn cần chuẩn bị bình thủy tinh, bình phải có độ sâu nhất định không được nông quá. Chuẩn bị thêm sỏi để cho vào chậu tạo điểm nhấn cho chậu. Ngoài ra bạn cũng nên rải đủ sỏi dưới đáy để tăng cường độ chắc chắn cho cây khi phát triển.

Bước 3: Trồng cây trong nước

Bạn cho cây vào chậu, dùng tay giữ cây sao cho thẳng rồi dùng tay còn lại cho sỏi vào chậu để cây đứng được.

Kỹ thuật chăm sóc theo kỳ:

Nước: Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt, bạn nên đặt cây trong chậu có khoảng 2,5cm nước và sỏi. Bạn nên dùng nước đóng chai hay nước cất, nếu là nước máy thì cần bay khí clos au mới dùng được và thay nước 1 lần/ tuần.

Ánh sáng: Đây là loại cây ở khu rừng nhiệt đới nên rất ưa ánh sáng, tuy nhiên không nên chiếu ánh sáng trực tiếp vì rất dễ khiến cây bị cháy lá.

Nhiệt độ: Cây phát lộc này cần được trồng ở nhiệt độ ấm áp từ 36-50 độ C.

Kỹ thuật cắt tỉa cây:

Bạn nên thường xuyên theo dõi để cắt tỉa những cành khô, lá sâu bệnh và tạo dáng cho cây. Khi cắt tỉa và tạo dáng, cây được uống bằng cách xoay cây non trước ánh sáng, cây sẽ phát triển tự nhiên về hướng có ánh sáng. Khi cắt tỉa chú ý không được cắt cách chính, chỉ cắt những cành khô và héo.

Cây lộc phát nếu trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch tháng 1 lần, với dung dịch này bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng phân bón. Chăm sóc cây theo đúng kỹ thuật để cây lộc phát hoa

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đinh Lăng

Cây đinh lăng mang ý nghĩa chặn khí xấu, giữ tài lộc. Cây thường được trồng chậu trang trí nội thất.

Làm đất trồng đinh lăng:

Khi trồng đại trà, diện rộng phải cầy bừa làm đất tơi. Nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm. Đất làm tơi, lên luống cao 20cm, rộng 50cm. Đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm.

Trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp. Khi trồng cong, nếu đất khô phải bơm nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không để ngập nước. Nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Thời vụ: Nên trồng vào mùa xuân, từ tháng 1-4. Vào mùa hè cần phải giâm hom giống 20-25 ngày cho ra rễ mới đem trồng. Giâm cành bằng cách đem hom cắm xuống đống cát để trong bóng mát.

a. Trồng từng hố: đào hố có đường kính 1 mét, sâu 35-40 cm. Lót đáy hố bằng miếng PE hay ny-lon cũ, để rễ cây tập trung trong hố, khi thu hoạch sẽ lấy gọn cả bộ rễ một cách dễ dàng. Trộn đất với 10 kg phân chuồng hoai mục cho đầy hố, lấp đất xuống rồi trồng cây đã ươm vào, ba cây một hố theo hình tam giác đều, cây cách cây 40-50 cm. Tưới nước và ấn nhẹ đất xung quanh gốc, rồi vun đất tạo thành vồng có rãnh thoát nước xung quanh. Nếu có bèo tây ủ vào gốc để giữ ẩm là tốt nhất.

b. Trồng theo hàng thẳng hoặc tạo hình dáng: Đào băng rộng 40cm, sâu 35-40 cm, rồi lót ny-lon cũ hoặc PE cũ xuống đáy và trồng cây như trên, không đặt cây theo hình tam giác đều mà chỉnh theo hàng thẳng hoặc hình dáng định trồng.

2. Trồng trên diện tích lớn: làm luống rộng 60 cm, cao 35-40 cm, đào hố thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 40-50 cm. Cho phân hoai mục xuống, lấp lớp đất mỏng, đặt cây đã ươm vào trồng. Tưới nước rồi ấn nhẹ đất quanh gốc. Nếu trồng trên đất dốc phải làm luống theo đường đồng mức để tránh trôi phân, thuốc, thoát nước quá nhanh sau khi mưa.

Năm đầu vào tháng 6 sau trồng, bón thúc 8kg uree/sào bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín. Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 300kg/sào và 15 kg NPK+4kg kali. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch.

Sưu tầm và biên soạn.

Cây Bồ Đề – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bồ Đề

THÔNG TIN CHI TIẾT

Tên khoa học: Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa

Họ thực vật: Moraceae (họ Dâu Tằm)

Nguồn gốc: từ Ấn Độ, Tây nam Trung Quốc và Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của cây bồ đề

Cây bồ đề thuộc loại cây thân gỗ lớn, nó có thể cao tới 30 m nếu được trồng và chăm sóc trong điều kiện lý tưởng. Đường kính thân khoảng 3m. Cây thường rụng lá vào mùa thu nhưng chỉ là cây thường xanh bán mùa vì nếu có rụng lá cây cũng vẫn giữ lại những chiếc lá màu xanh truyền thống. Thân cây bồ đề có vỏ màu nâu hay màu nâu xám, cây có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều, cọng rủ xuống tạo thành lá là rộng và rậm rạp.

Lá cây bồ đề hẹp hình trái tim với đầu lá kéo dài thành hàng, từ đầu lá tới cuống có chiều dài khoảng 2-5cm, cuống lá dài từ 6 đến 10 cm. Lá cây có màu xanh lục đậm làm nổi bật lên phần gân lá hình chân chim màu trắng xanh. Lá cây bồ đề khi còn non nó có màu hơi đỏ nhưng khi lá đã già nó dần dần chuyển sang màu xanh.

Hoa bồ đề thường mọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa dạng sung trên thân, hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu. Hoa có màu đỏ xinh đẹp. Hoa bồ đề thường nở từ tháng 2 hàng năm kéo dài đến tận cuối tháng 4 thì bắt đầu tạo quả.

Quả bồ đề có dạng hình cầu, kích thước nhỏ đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm. Quả gần như không có cuống, nó cũng mọc thành từng chùm giống như hoa vậy. Quả bồ đề khi còn non có màu xanh lục nhưng khi chín nó chuyển dần sang màu tím. Tháng 5-6 được cho mà mùa quả bồ đề.

Tác dụng của cây bồ đề

Cây bồ đề thường được trồng trên đất ở sân vườn, quán cà phê, công viên, vỉa hè, đường phố… hay trồng trong chậu cảnh bonsai đặt trên hiên nhà, văn phòng, nhà hàng…tạo bóng mát, khoảng xanh không chỉ thế cây bồ đề còn giúp hấp thụ những khí độc hại, khói bụi nhả khí oxy tạo môi trường trong lành, xanh, sạch, đẹp.

Hiện nay cây bồ đề cũng có thể trồng làm cây thế cây bonsai vì cây có thân mềm, dễ uốn và tạo thế đẹp, nhiều cây bồ đề có giá trị lên đến cả tỷ đồng chính vì thế cây đem lại giá trị kinh tế cao.

Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề có tốc độ sinh trưởng mạnh mẽ, lại sống tốt trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau bởi thế việc chăm sóc cây bồ đề cũng khá dễ dàng. Cây có khả năng thích nghi rộng, phát triển tốt trong điều kiện bình thường, khi trồng bồ đề chỉ cần lưu ý một số điều sau:

Cây bồ đề ưa sáng, đòi hỏi lượng ánh sáng nhiều, cây chịu rét khỏe nhưng lại không chịu được nhiệt độ quá cao, nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 15-35 độ C. Ta nên trồng cây ở nơi thoáng đãng, nhiều ánh sáng để cây phát triển, hạn chế trồng ở trong bóng râm.

Khi mới trồng cây bồ đề cũng cần che chắn cẩn thận tránh cho cây bị đỏ gãy do tác động của thiên nhiên, môi trường bên ngoài.

Cây bồ đề – cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

2

(40%)

3

vote[s]

(40%)vote[s]

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Tạo Dáng Bonsai Cây Si, Cây Sanh

là hai loại cây đa phần được sử dụng trồng làm cây cảnh bonsai. Hai loài cây này đều dễ trồng, dẻo dai, dễ uốn, cây mau lớn, ít bệnh. Cây sanh và si dễ tính, thích hợp cho người chơi cây nghiệp dư. Để có được những chậu bonsai đẹp và đúng kỹ thuật; nhất thiết phải nắm những kỹ thuật cơ bản về cách trồng, chăm sóc và tạo dáng bonsai cây si, cây sanh.

Là cây thân gỗ, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 15-20m có khả năng phân cành cao. Trên thân hoặc cành thường là hình các u bướu; các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh. Ngoài rễ dưới đất, sanh còn hình thành rễ ở trên bề mặt đất từ cành lớn hoặc thân.

Rễ này thường gọi là rễ khí sinh hình thành nhiều trong mùa mưa, ẩm và có hai loại phân biệt ở khả năng ăn dài xuống đất hình thành rễ cọc cho cây.

3/ Nguồn gốc, nhu cầu sinh thái:

Sanh có mặt ở các vùng nhiệt đới ẩm, sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều ), hình thành các chồi lá mạnh vào mùa mưa.

Yêu cầu nước cao để sinh trưởng và phát triển, có khả năng chịu ngập úng ở thời gian dài.

Khi khô hạn hoặc thiếu nước cây sinh trưởng chậm, hình thành các lá vẩy bao vây lấy điểm sinh trưởng, sanh cũng được trồng ở những vùng đông lạnh.

Sanh thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống miễn là có nước cho sinh trưởng của cây.

Chúng cũng được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.

4/ Cách nhân giống cây sanh

Chuẩn bị đất gieo hạt kỹ lưỡng, thoát nước tốt; chọn quả chín đỏ, mềm, lấy hạt gieo ngay.

Làm luống rộng chừng 60 cm, cao khoảng 10 cm

Gieo: khoảng cách hạt cách hạt 5 cm x 5 cm, gieo xong không cần lấp đất.

Giữ ẩm cho luống, nên tưới bằng bình phun nước thông dụng. Tránh nắng nóng hoặc mưa rơi trực tiếp vào luống cây.

Khi cây có 4-5 lá thật, có thể đưa cây ra trồng ( ra cây) vào luống chính.

Cây ra luống trồng được khoảng 1 năm thì có thể trồng vào chậu, trồng ra vườn và bắt đầu tạo dáng. Sau một năm cây trồng đã có chiều cao trung bình là 45-60cm.

Cây trồng từ hạt sẽ có sức sống rất mãnh liệt, có tuổi thọ rất cao, hơn nữa việc tạo dáng uốn sửa bộ rễ được tiến hành từ rất sớm nên mọi người đều thích

5/ Cách nhân giống cây si

Có thể nhân giống cây si bằng cách chiết cành, giâm hom.

Những cây si hai năm tuổi là có thể cắt cành đem giâm được. Chọn nhánh có độ dài khoảng 50-60cm, dùng dao sắc cắt lấy một đoạn ngọn dài khoảng 15-20cm (tính từ đầu ngọn vào), mỗi đoạn nhánh này là một hom.

Chất liệu để giâm hom gồm có đất mùn mặt vườn trộn đều với phân chuồng đã ủ hoai mục.

Bầu bằng nylon (màu đen) có chiều cao 12cm, chiều ngang 10cm, dưới đáy có đục lỗ để nước có thể thoát ra ngoài. Đoạn hom giâm cứ để nguyên cả lá, sau đó cắm sâu khoảng 3-4cm.

Sau khi giâm cành khoảng hai tháng (cao khoảng 25-30cm) là có thể đem trồng vào chậu hoặc trồng ra vườn.

Cây con đem trồng ra luống đất hoặc chậu phải có bộ rễ tốt; kích thước nhất định để nhanh tạo được giáng, thế yêu cầu.

Đất trồng nên chọn các đất tốt, giàu mùn và có thành phần cơ giới trung bình hay hơi nặng.

Không nên trồng trên đất sét, vì cây sinh trưởng chậm mặc dù vẫn ra lá, cành. Trong trường hợp đất xấu hoặc đất quá nặng cần bón lót thêm phân chuồng làm đất trước khi trồng.

Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc thường xuyên như : cắt bỏ các nhánh vô ích, bấm ngọn; tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng sự phát triển của cây và làm cho thân cây chóng to.

7/ Nghệ thuật tạo tán cho cây cảnh

Loại hình cây cảnh cổ của nước ta và loại hình cây Bonsai của thế giới đã được cải biến không ngừng; nhằm nâng cao giá trị cây cảnh nghệ thuật.

Cách tạo tán đột phá cho cây cảnh có cái đẹp và biểu cảm riêng:

Từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang.

Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm; cho phát triển lá để có hình mâm xôi.

Tất cả các bông tán đều phải nằm ngang; đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.

Đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán trên cùng phải tròn đều

Tuy nhiên về hình thể kiểu tạo tán cổ đều cho nội dung về sự nề nếp; nét trang nghiêm thích hợp với đình chùa, công sở…

Cây tạo tán cổ thường là các loại cây có mủ như Sanh, Si, Gừa, Sộp, Bồ đề; những cây cho hoa như Bông Giấy, Mai Chiếu thủy, Tùng…

Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày; nên cắt tỉa thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.

Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phát Tài Đơn Giản Nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!