Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bổ Dưỡng Nhất Tại Nhà mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tư vấn – Công nghệ
Tự làm sữa đậu nành tại nhà sẽ giúp bạn được thưởng thức thứ đồ uống vừa ngon, ngậy lại vừa đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– 200 gram đậu nành (hay đậu tương)
– Nước (đun sôi để nguội)
– 30 gram lạc, 20 gram vừng (hay mè trắng)
– 2 – 3 cái lá dứa (hoặc lá nếp)
Lưu ý: Chọn loại đậu nành ngon, đảm bảo chất lượng, nên mua hạt đậu nành đóng gói, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng.
– Ngâm hạt đậu nành: Đậu nành khô, nhặt bỏ hạt sâu. Cho đậu vào nồi hoặc âu có thành cao, dùng nước sạch (nên dùng nước đun sôi để nguội), đổ nước ngập khoảng gấp 2 – 3 lần lượng đậu. Ngâm trong vòng 8 – 10 tiếng, thấy hạt nào nổi lên thì bỏ đi. Đổ đậu ra rổ, nhặt bỏ các hạt sâu, lép, rửa sạch đất cát. Sau khi ngâm, loại bỏ nước và rửa sạch vài lần bằng nước lạnh.
Vo lại cho sạch, xả nước thật kỹ cho đến khi nước trong. Vớt đậu ra để ráo. Cần phải ngâm để đậu đủ mềm rồi mới xay. Nhưng không nên ngâm quá kĩ sẽ có thể làm đậu bị chua.
Nếu bạn thường xuyên làm sữa đậu nành, tốt nhất bạn nên sắm một chiếc máy làm sữa đậu nành chuyên dụng tự động hóa hầu hết các thao tác và thực hiện rất nhanh, tiết kiệm được thời gian cho bạn. Máy làm sữa đậu nành thường gồm 1 mô-tơ có lắp lưỡi dao như máy xay sinh tố, một thanh điện trở đun nóng như ấm điện và trên thân máy có bộ vi mạch điều khiển chu trình xay và đun chín sữa tự động. Người mua chỉ cần cho đỗ tương khô hoặc đã ngâm và nước lọc vào rồi bấm nút, đợi máy xay và đun chín chừng 30 phút sẽ tự động báo là có thể rót ra uống mà không phải cho vào máy xay sinh tố, lọc bằng vải rồi đun trên bếp, vừa mất thời gian vừa khó đảm bảo vệ sinh. Hầu hết máy làm sữa đậu nành đều có cảm biến nhiệt, sữa đậu nành được máy đun chín mà không bị trào như đun trên bếp.
Một số mẫu Máy làm sữa đậu nành tiện dụng phổ biến trên thị trường
Còn nếu bạn không co máy làm sữa đậu nành chuyên dụng thì bạn hãy làm theo các bước tiếp theo sau:
– Chuẩn bị máy xay: Đong 1,5 lít nước, để riêng. Cho đậu vào máy, cho thêm lạc và vừng. Tùy loại máy to hay nhỏ mà cho lượng đậu phù hợp, tránh để máy chạy quá tải, sẽ dễ bị cháy.
Đổ nước vào máy sao cho nước cao hơn mặt đậu khoảng 0.5 – 1 cm. Vừa xay vừa cho nước vào từ từ. Cứ 4 muỗng canh đậu thì tương đương với 350ml nước. Xay trong vòng ít nhất 2 phút, cứ 30 giây lại nghỉ một lần để tránh máy xay quá nóng. Xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn, dùng hai ngón tay miết thử thấy hạt đậu mịn như bột.
– Đổ tất cả hỗn hợp vừa xay vào túi vải để lọc, có thể sử dụng máy lọc chuyên dụng, vắt kỹ để lấy phần nước đậu. Dùng túi lọc, là một miếng vải lọc có lỗ và lọc tốt. Đặt bột đậu trong túi và bóp mạnh để lấy phần sữa. Nếu bạn muốn sữa được mịn, lọc đi lọc lại vài lần nữa để loại bỏ triệt để cặn. Sau đó chuyển đến một cái nồi để đun.
– Cho sữa vào nồi, để lửa gần to cho sữa sôi thì hạ lửa nhỏ, thêm lá dứa vào chảo để tạo hương thơm, đun khoảng 10 phút. Trong quá trình đun, cứ cách 20 – 30 giây phải quấy đều để tránh sữa bị cháy ở đáy nồi hoặc tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
– Sữa đậu sau khi nấu xong thì để nguội. Trong 15 – 20 phút đầu tiên thi thoảng cần quấy sữa để tránh váng đậu hình thành trên mặt sữa.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong món sữa đậu nành cực chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh khi tự mình chế biến. Sau khi sữa nguội, có thể bảo quản trong chai lọ sạch (luộc trong nước sôi để khử trùng chai lọ và phơi khô). Để ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ được sữa đậu nành từ 2-3 ngày.
Cách Làm Sữa Đậu Nành Lá Dứa Thơm Ngon Tại Nhà
Mình đảm bảo vị béo, ngậy của sữa đậu nành tự làm tại nhà sẽ tuyệt hảo vô cùng!
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Đậu nành: 0,5 kg
– Đường,
– Muối
– Lá dứa: 5 – 10 cái
– Nước lọc: 1 lít
Cách làm sữa đậu nành lá dứa thơm ngon tại nhà.
Chuẩn bị dụng cụ:
– Máy xay sinh tố
– Rây lọc thực phẩm hoặc khăn xô
Hướng dẫn cách làm sữa đậu nành lá dứa:
Bước 1: Chọn đậu loại to, hạt đều nhau vo sạch rồi ngâm trong nước từ 6-8 tiếng cho hạt đậu nở ra.
Bước 2: Sau khi ngâm vớt ra để ráo, cho 1 lượng vừa phải vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước rồi xay nhuyễn. Các bạn không nên đổ tất lượng đậu vào xay trong một lần vì quá nhiều xay đậu sẽ không nhuyễn.
Sau khi xay hết một lượt,đổ ra một cái bát lớn dùng rây lọc thực phẩm ( bạn có thể dùng khăn xô) để lọc lấy phần nước bỏ bã đậu.
Lá dứa rửa sạch cắt khúc rồi cho vào máy xay cùng với đậu tương. Các bạn có thể để nguyên lá dứa thả vào trong nồi sữa đậu nành khi đun để tạo mùi thơm.
Các bạn rửa sạch máy xay, tiếp tục lấy phần bã đậu cho vào, thêm một bát nước rồi tiếp tục xay, lọc và chắt lấy phần nước.
Bước 3: Cho sữa đậu nành, nước lá dứa đã lọc được vào xoong đun sôi lên.
Trong khi đun phải khuấy đều tay, đun nhỏ lửa để tránh bị trào ra ngoài. Khi sữa đã nóng và bắt đầu đóng váng các bạn cho thêm một chút muối vào khuấy đều.
Bước 4: Sau khi đun sôi,các bạn múc ra cốc cho thêm đường rồi uống nóng hay uống lạnh tùy sở thích.Sữa đậu nành không uống hết có thể bảo quản trong tủ lạnh được 2 đến 3 ngày.
Trong tiết trời mùa đông lạnh giá được thưởng thức một ly sữa đậu nành lá dứa ấm áp, thơm ngon để bắt đầu một ngày mới thì thật tuyệt phải không nào các bạn.
Nguyễn Bảo Châu (tổng hợp)
Cách Làm Sữa Chua Đậu Nành Yogurt Thơm Ngon Đơn Giản Tại Nhà
Nguyên vật liệu dùng để làm sữa chua đậu nành dẻo ngon hấp dẫn
Đậu nành hạt: 300 gam.
Sữa chua: hai hũ.
Đường cát (hoặc là sữa đặc).
Cối xay sinh tố, cái rây lọc, vài cái hũ để đựng sữa chua.
Bước 1: Ngâm đậu nành
Đậu nành lúc mua các bạn chọn lựa để mua các hạt đậu mới, không có bị mọt mốc, hạt đều, no căng, không có tối màu hay teo tóp.
Mua mang đậu về trút ra cái mâm, lựa toàn bộ hạt hư quăng đi, vo cùng nước 2 3 lần cho sạch, sau đó đổ vào trong thau nước lớn ngâm chừng 8 h cho đậu nở mềm. Để tiết kiệm thời gian ta nên đổ ngâm từ đêm hôm trước, sáng mai làm sữa chua là hợp lý nhất.
Lúc đậu nành nở đều, đổ nước ngâm đi, vo trở lại lần nữa sau đó cho ra cái rổ cho hết nước.
Bước 2: Làm và ủ sữa chua
Cho đậu nành vào trong cối xay cùng một lít nước lọc, chừng đấy đậu các bạn phải chia ra xay hai lần nhe, xay đậu nhỏ ra thì trút qua cái rây lọc để lấy nước cốt, quăng hết bã đậu đi.
Để sữa nguội sau đó trút 2 hũ sữa chua vào đánh tan, khuấy nhẹ tay cho đỡ bọt nhe.
Cho theo thứ tự sữa chua vào trong những hũ đựng rồi để vào trong nồi nước ấm chừng 60 độ, sử dụng cái khăn sạch phủ lên bên trên những hũ sữa chua, để trong khoảng chừng sáu tiếng cho sữa chua lên men.
Lấy một hũ sữa chua sử dụng thử, nếu như sữa chua đã đủ độ chua thì các bạn đậy nắp bỏ vô tủ lạnh ha.
Bước 3: Thưởng thức sữa chua đậu nành
Sau bốn giờ, các bạn đem hũ sữa chua ở trong tủ lạnh ra và dở nắp múc ăn thôi.
Một số điều cần lưu ý đối với phương pháp làm làm sữa chua đậu nành
Trong quá trình lọc đậu, các bạn phải làm khéo léo, không nên để xác đậu lẫn trong nước cốt, bảo đảm sữa chua được mịn không lẫn với chút bã nào cả.
Sữa chua có ngon như ý hay không dựa chủ yếu vào bước ủ, các bạn chỉ rót 2/3 hũ đựng thôi, rồi đặt vào ủ, không để nước dính vào hũ sữa chua nhá.
Đam mê ẩm thực với niềm vui là tìm hiểu các loại món ăn ngon trên thế gian này rồi làm lại và chia sẻ với mọi người. Ngọc vui khi thấy các bạn cùng làm được các món ăn ngon như Ngọc.
Cách Làm Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bằng Máy Xay Sinh Tố Ngay Tại Nhà
Sữa đậu nành rất ngon, bổ dưỡng, giúp chị em chúng ta giữ gìn vóc dáng thon gọn và còn giúp làm đẹp da nữa. Nhiều chị em rất muốn làm sữa đậu nành tại nhà để bảo đảm chất lượng nhưng chi phí bỏ ra để mua một cái máy chuyên để nấu sữa đậu nành cũng là một vấn đề khiến nhiều người phải lăn tăn suy nghĩ. Một giải pháp kinh tế hơn nhiều mà chúng tôi sẽ…
Nguyên liệu để làm sữa đậu nành ngay tại nhà gồm có:
Đậu nành: 500gr
Nước lọc: 1.5 lít
Lá dứa: 50gr
Máy xay sinh tố, khăn xô sạch để lọc bã.
Mách nhỏ dành cho bạn: đậu nành ngon là phải bảo đảm các yếu tố như: hạt đậu nành mới thu hoạch khoảng 3 – 4 tháng. Hạt tròn, đều, mẩy và chắc tay là những hạt đậu nành ngon và chứa nhiều protein.
Cách sơ chế nguyên liệu
Đậu nành rửa dưới vòi nước chảy, vớt bỏ những hạt lép và những hạt bị hư, bị sâu mọt nổi lên trên mặt nước. Sau đó, ngâm hạt đậu nành với nước khoảng 8 tiếng rồi rửa sạch cho hết bọt và để ráo.
Lá dứa rửa sạch và để ráo. Sau đó, gập đôi lá dứa lại và bó thành một bó.
Máy xay sinh tố rửa sạch và để ráo cho khô.
Cách làm sữa đậu nành bằng máy xay sinh tố tại nhà
Bước 1: xay và lọc đậu nành bằng máy xay sinh tố
Sau khi đậu nành đã nở to và được rửa sạch, bạn cho đậu nành vào máy xay sinh tố, cho thêm nước vào để xay nhuyễn với tỉ lệ chuẩn là 4 muỗng đậu nành/350ml nước lọc. Bạn không nhất thiết phải làm theo đúng tỉ lệ này, bạn hoàn toàn có thể tự gia giảm liều lượng theo ý thích của mình.
Sau khi đã xay nhuyễn đậu nành, bạn dùng rây lọc lấy nước sữa. Phần bã đậu nành bạn cho vào khăn xô sạch, vắt mạnh tay để lấy nước sữa đậu nành còn lại trong bã.
Bước 2: nấu sữa đậu nành
Bật bếp, để lửa vừa, cho nồi sữa đậu nành lên bếp để đun sôi. Cho thêm vào nồi sữa 1 bó lá dứa cho sữa thơm hơn. Một lưu ý nhỏ là khi đun sữa đậu nành bạn không được đậy kín nắp. Vì sữa đậu nành rất dễ bị sôi bùng lên, trào ra bếp gây nguy hiểm.
Khi sữa đậu nành sôi, bạn cho lửa nhỏ liu riu để đun cho sữa đậu nành chín kỹ. Bạn nấu thêm khoảng 20-30 phút nữa, khi sữa dậy mùi thơm và có vị béo ngậy của đậu nành là có thể tắt bếp.
Bước cuối cùng, bạn cho sữa đậu nành ra để nguội. Uống nóng hoặc lạnh tùy thích, bạn có thể cho thêm đường để sữa đậu nành thêm ngọt theo ý bạn.
Sữa đậu nành có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Giảm cholesterol
Ổn định huyết áp
Giúp thanh phế tiêu đờm
Giúp làm đẹp da
Giữ gìn vóc dáng gọn gàng thon thả.
Uống sữa đậu nành đúng liều lượng mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, dùng sữa đậu nành lâu dài và quá định lượng cho phép sẽ gây ra một số phản ứng như đầy hơi, táo bón, nổi mẩn ngứa và tăng huyết áp ở một số người. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng sữa đậu nành. Vì theo một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất genistein có trong đậu nành có tác động xấu đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Đối với trẻ em
Trẻ em cũng là một đối tượng không nên sử dụng quá nhiều sữa đậu nành vì dễ dẫn đến tình trạng khiếm khuyết dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Tuy nhiên, cũng không nên loại bỏ sữa đậu nành hoàn toàn trong thực đơn của trẻ.
Đối với các bệnh nhân
Những bệnh nhân bị bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung và ung thư bàng quang cũng nằm trong danh sách những đối tượng cần tránh sử dụng sữa đậu nành. Nguyên nhân là do chất phytoestrogen có trong đậu nành sẽ làm tác động kích thích làm cho các tế bào ung thư phát triển nhanh và mạnh hơn.
Các bệnh nhân bị sạn thận, suy giáp, hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng đậu nành để tránh làm bệnh nặng hơn do nguy cơ dị ứng với đậu nành, nhất là lớp vỏ đậu.
.yuzo_related_post .relatedthumb{background: !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover{background:#fcfcf4 !important; -webkit-transition: background 0.2s linear; -moz-transition: background 0.2s linear; -o-transition: background 0.2s linear; transition: background 0.2s linear;;color:!important;} .yuzo_related_post .yuzo_text, .yuzo_related_post .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover .yuzo_text, .yuzo_related_post:hover .yuzo_views_post {color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a{color:!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb a:hover{color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb:hover a{ color:#dd1f1f!important;} .yuzo_related_post .relatedthumb{ margin: 0px 0px 0px 0px; padding: 5px 5px 5px 5px; }
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Sữa Đậu Nành Thơm Ngon Bổ Dưỡng Nhất Tại Nhà trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!