Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Làm Phân Hữu Cơ Từ Xơ Dừa Đem Lại Hiệu Quả Cao # Top 5 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Làm Phân Hữu Cơ Từ Xơ Dừa Đem Lại Hiệu Quả Cao # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Phân Hữu Cơ Từ Xơ Dừa Đem Lại Hiệu Quả Cao mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa đem lại hiệu quả cao

Cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa giúp tăng gấp đôi lợi nhuận

Trong trồng trọt hay nông nghiệp, độ ẩm và mức độ tơi xốp của đất trồng rất quan trọng. Nhằm giúp bà con tận dụng nguồn phụ phẩm hữu ích, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến quý khách hàng cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa đem lại hiệu quả cao. Đây là biện pháp vừa giúp cây phát triển xanh tốt lại không mất quá nhiều chi phí đầu tư.

Giữ ẩm

Xơ dừa giúp đất cải thiện khả năng giữ nước (trung bình xơ dừa có thể giữ một lượng nước gấp 5 lần khối lượng riêng của nó). Vì vậy, cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa chính là giải pháp hoàn hảo đối với những vùng có khí hậu khô nóng thường xuyên.

Tạo độ tơi xốp

Thành phần trong xơ dừa không chỉ giúp phân hữu cơ tăng thêm chất dinh dưỡng mà còn tạo ra độ tơi xốp hợp lý giúp cây phát triển nhanh chóng.

Kích thích nảy mầm

Xơ dừa giúp cải thiện quá trình trao đổi cation trong đất. Tăng cường hoạt động các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa ammonia và nitrate nhằm thúc đẩy quá trình nẩy mầm của cây.

Cung cấp dinh dưỡng

Phân hữu cơ làm từ xơ dừa có chứa thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển đều.

1. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu

– Cân

– Bạt

– Cuốc, xẻng

– Thùng chứa

Để làm 1000 Kg phân hữu cơ từ xơ dừa, bà con cần chuẩn bị:

Nguyên liệu Khối lượng

Xơ dừa 1200 Kg

Phân NPK (5-10-3) 6 Kg

Vôi bột 15 Kg

Supe lân (dạng bột) 35 Kg

Chế phẩm EM1 5 lít

Nước sạch 200 lít

2. Các bước thực hiện xử lý chất chát trong xơ dừa

Bước 1: Nghiền nhỏ quả dừa bằng máy băm rơm, xơ dừa, cỏ voi kiểu ống tròn 3A4Kw

Bước 2: Xả chát Tannin

Ngâm xơ dừa vào nước khoảng từ 1 – 3 ngày (Tanin tan trong nước). Sau đó xả sạch nước.

Bước 3: Xả chát Lignin

Chuẩn bị nước vôi để ngâm xơ dừa, theo tỉ lệ cứ 5 kg vôi pha với 200 lít nước sạch.

Lưu ý: Vôi tôi gặp nước sinh nhiệt rất nóng, bà con cần đặc biệt chú ý:

– Cho xơ dừa vào thùng. Khuấy đều trong nước vôi trong.

– Khoảng 5 – 7 ngày sau, bà con thấy nước đục vàng. Lúc này có thể xả hết nước vôi ngâm mụn xưa dừa (khi cho xơ dừa vào nước vôi trắng đục, xơ dừa đổi màu thành màu nâu đất và nước màu vôi cũng chuyển sang màu nâu).

Bước 4: Rửa sạch nước vôi

– Ngâm xơ dừa vào nước sạch.

– Làm liên tục 1-3 lần để xả hết vôi còn lại trong mụn dừa tránh gây ảnh hưởng đến bước tiếp theo là ủ chế phẩm vi sinh EM1.

– Xả hết nước và để xơ dừa khô ráo nước.

3. Tiến hành ủ xơ dừa

Trong cách làm phân hữu cơ từ xơ dừa thì bước ủ được đánh giá là quan trọng hơn cả. Nó giúp cho nguyên liệu được sử dụng trong thời gian dài.

Bước 1: Trộn đều xơ dừa + NPK (5-10-3) + supe lân + vôi bột với nhau theo bảng sau:

Nguyên liệu Khối lượng

Mụn xơ dừa 1200 Kg

NPK (5-10-3) 6 Kg

Vôi bột 15 Kg

Supe lân 35 Kg

Bước 2: Dàn mỏng hỗn hợp đã trộn ở bước 1 dày khoảng 25 – 30cm.

Bước 4: Tưới chế phẩm EM1 đã pha loãng ở bước 3 lên trên lớp nguyên liệu đã được dàn mỏng. Sau đó đậy bạt lên trên đống ủ.

Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186 

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cách Làm Giàn Chữ T Cho Cây Chanh Dây Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Có hai kiểu giàn chữ T là giàn cọc đơn và giàn cọc đôi. Với giàn cọc đơn ta trồng cọc cách cọc 3m. Thanh ngang dài 1,2 – 1,5m. Có thể đặt chữ thanh ngang ở đầu cọc hoặc cách đầu cọc 0,5m. Chiều cao đỉnh cọc tới mặt đất là 2,5m chôn sâu 0,5m.Mỗi hàng cọc cách nhau 3mCó khoảng trống bên trên, khoảng trống giữa các hàng. Phần trống giữa các hàng có thể xen canh các loại rau màu cải thiện thu nhậpThiết kế thi công phức tạp

Hiện nay, rất nhiều bà con đã gửi gmail cho trung tâm nhờ trung tâm gửi cho bản quy trình cách làm giàn chữ T, và nay trung tâm xin viết bài này cho bà con mọi miền tham khảo quy trình cũng như cách thức làm giàn chữ T hiệu quả.

Giàn chữ T là mô hình giàn đang được nhiều bà con mọi miền dùng để bởi nhưng đặc điểm của giàn chữ T đem lại rất hiệu quả như dễ chăm sóc cây, vì làm dàn là bà còn trồng cây thân leo nên lá, quả đều bán trên trên dàn một đường thẳng bằng thép, nên bà con rất dễ theo dõi, từ việc tưới tiêu đến tỉa cành, lá và bà con rất dễ phát hiện sâu bệnh hại trên cây.

Khi bà con làm giàn theo kiểu chữ T sẽ tạo được nhiều cành thứ cấp và giúp các cành trái này rũ xuống hai bên giàn. Khi bà con trồng chanh dây theo mô hình chữ T là một kỹ thuật mới và rất hiện quả nhất hiện nay, khoảng cách giữa các hàng trụ của giàn rộng giúp xe oto cỡ nhỏ và vừa hoặc xe ba bánh có thể chạy vào thu hoạch giúp bà con vào hái trái cũng dễ dàng hơn (trồng kiểu truyền thống, khi thu hoạch bà con phải chui dưới giàn khá bất tiện).

► Có thể bà con quan tâm đến: năng suất cao tại trung tâm giống cây chanh dây

Tỷ lệ đậu quả khi bà con áp dụng mô hình trồng chanh dây hình chữ T cao hơn so với cách trồng giàn truyền thống rất nhiều và năng suất rất cao, trái loại 1 đạt đến 80% (trong 1 tấn trái chanh dây được thu hoạch, loại 1 đạt khoảng 800 kg). Trong khi đó, trồng chanh dây trên giàn, quả loại 1 chỉ đạt tầm mức 60%.

Cách làm giàn chữ T

Giàn chữ T cọc đôi, bà con trồng cọc thành từng đôi cách nhau 1m, thanh ngang 2,5 – 3m, mỗi đôi cọc cách nhau 4m – 4,5m.

Bà con dùng dây kẽm loại 3 – 4li, buộc nối các đầu cọc, đầu thanh ngang với nhau. Kẽm nhỏ hơn 1 – 2li buộc thành các đường song song trên thanh ngang, mỗi dây cách nhau 50cm.

Nền đất yếu cần tiến hành dùng kẽm néo các đầu cọc để gia cố, tăng độ vững chắc cho giàn Ưu điểm giàn chữ T

Ánh sáng mặt trời chiếu đều đến các từng vị trí của cây, hạn chế sâu bệnh, năng suất tính trên mỗi cây cao hơn, chất lượng quả loại 1 70-80%.

Có thể quan sát tổng thể từng vị trí của cây, kịp thời xử lý bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch

Thanh Long Giàn, Cách Làm Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao

Trang trại Bình An ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam hiện có 70 ha thanh long, trong đó có 60 ha thanh long trồng giàn theo hướng sản xuất công nghệ cao. Hiện nay, diện tích thanh long giàn này đã được 3 năm tuổi và bắt đầu cho thu hoạch.

Theo cách làm trước đây, thanh long được trồng theo từng trụ riêng lẻ, trụ cách trụ 3m, hàng cách hàng 3m. Mỗi một ha đất có thể trồng khoảng 1.000 trụ thanh long. Tuy nhiên với cách trồng giàn, khoảng cách giữa các trụ bê tông được rút ngắn còn 1,5m, ở giữa các trụ có thêm một trụ phụ bằng sắt hoặc tre. Một đường dây cáp dài nối các đầu trụ với nhau, giúp cành thanh long leo thành giàn. Mỗi giàn cách nhau 3m. Theo kiểu này, mỗi ha đất có thể trồng từ 2.000- 2.500 trụ thanh long.

Anh Dương Quốc Toàn, Quản lý trang trại Bình An cho biết, trồng thanh long giàn cho hiệu quả vượt bậc so với cách trồng trước đây. Không chỉ tận dụng được diện tích đất tối đa để sản xuất, trồng theo phương pháp giàn thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh vườn, thu hoạch trái và tiết kiệm nước tưới.

Hơn hết, thanh long giàn tạo điều kiện để cơ giới hóa trong sản xuất, hạn chế nhân công lao động như: sử dụng máy cày để bón phân hữu cơ, sử dụng máy phun thuốc, máy cắt cỏ… đồng thời có thể trồng xen canh các cây trồng khác trên diện tích giữa các giàn.

Hiệu quả rõ nét nhất là thanh long giàn cho số lượng cành và trái nhiều hơn gấp 3 lần so với trước đây. Ở trang trại Bình An, vụ thu hoạch đầu tiên, thanh long giàn cho năng suất bình quân khoảng 60 tấn/ha, tăng gấp đôi so với thanh long từng trụ truyền thống.

Về kỹ thuật chăm sóc, theo anh Toàn, để mang lại hiệu quả, khi trồng cần chú ý đến yếu tố ánh nắng. Tốt nhất giàn thanh long nên được trồng theo hướng Đông- Tây thì sẽ tận dụng được ánh nắng, kích thích cây ra trái nhiều hơn. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó nên sử dụng phân hữu cơ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa như vệ sinh vườn, tỉa cảnh…

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, toàn xã hiện có hơn 420 ha thanh long, trong đó 96% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Hiện có khoảng 180 ha thanh long được trồng theo giàn, tập trung chủ yếu ở các trang trại. Diện tích thanh long giàn này sẽ được đưa vào vùng sản xuất chuyên canh cây thanh long và tạo tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.

Không chỉ các trang trại mà nhiều hộ dân ở Bình Thuận cũng đã mạnh dạn chuyển đổi sang cách trồng mới này. Ông Phạm Văn Động ở xã Tân Đức, huyện Hàm Tân là một trong những người đầu tiên trồng thanh long giàn. Gia đình ông hiện có 4ha đất trồng thanh long. Để phát triển diện tích thanh long, thay vì phải mua thêm đất để mở rộng thì gia đình ông áp dụng cách trồng thanh long giàn.

Với cách làm này ông Động có thể tăng thêm số trụ thanh long, tăng thêm sản lượng trái. So với mô hình trồng trụ riêng lẻ, thanh long giàn vừa tiết kiệm được diện tích đất, giảm được công chăm sóc, giảm phân bón…

Tuy nhiên, theo ông Động vì cách trồng giàn này, số lượng trụ nhiều hơn so với bình thường nên chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với trên cùng một diện tích trồng thanh trụ như trước đây. Bên cạnh đó, vì cành thanh long nhiều và nối tiếp nhau theo giàn nên khi có dịch bệnh như bệnh đốm nâu, đốm trắng thì khó chăm sóc, xử lý. Vì vậy, khi trồng theo kiểu này người trồng phải theo dõi và kiểm tra vệ sinh vườn thường xuyên.

Thanh long giàn đang mở ra một hướng đi mới cho người trồng thanh long Bình Thuận. Việc cơ giới hóa được thuận lợi, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng sẽ từng bước tạo cơ sở để người dân mạnh dạn sản xuất theo hướng công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng trái thanh long, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường khó tính./.

Thanh Long Giàn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Đây là kiểu làm mới không chỉ giúp nông dân tiết kiệm diện tích, tăng cường cơ giới hóa, nâng cao năng suất, chất lượng trái hướng tới xuất khẩu sang những thị trường khó tính…

Thanh long leo giàn

Đối với mô hình trồng thanh long giàn hiện nay mỗi trụ bê tông cách nhau từ 2,7m hoặc 2,9m. Trong khoảng giữa 2 trụ bê tông đó các hom được trồng cách nhau là 0,3m.

Nhưng cũng với diện tích và khoảng cách đó thì trồng giàn vẫn được 1190 trụ bê tông nhưng số hom sẽ tăng lên một lượng đáng kể. Và số hom sẽ được tính như sau: 1190 nhân 4 (tổng số trụ nhân số hom trên 1 trụ) + 595 nhân 8 hoặc 9 ( số khoảng cách trống 2 trụ (1190 chia 2) nhân số hom giữa 2 trụ đó) = 9520 hom.

Như vậy có thể thấy số hom sử dụng cho trồng giàn cao gấp 2 lần so với trồng trụ.

Chi phí đầu tư cho Thanh long giàn.

Chi phí đầu tư cho thanh long giàn cao hơn gấp 2, 3 lần so với trồng trụ.

Về trụ trồng của thanh long giàn có thể bằng hoặc nhiều hơn so với trồng trụ. Có một số vườn giữa hai trụ bê tông sử dụng thêm các trụ bằng gỗ tràm cố định nhưng như vậy không cần thiết lắm, có thể giăng dây ngang giữa 2 trụ rồi giâm hom và cột cố định vào dây.

Ông tuýp gác ngang các đầu trụ ở một số vườn trồng giàn ở Long An đang sử dụng là ống tráng kẽm, phi 42, dày 1,2mm. Ống dài 6m và giá dao động từ 140.000 -150.000 đồng 1 ống tùy thương hiệu. Việc sử dụng ống tuýp phi lớn có 1 ưu điểm lớn là khi nó bị gỉ sét có thể sử dụng 1 ống tuýp khác nhỏ hơn đút vào bên kéo dài tuổi thọ giàn trồng.

Ưu điểm của việc trồng Thanh long giàn.

Trồng thanh long giàn ban đầu chi phí cao nhưng sẽ rất nhanh thu lại vốn.

Thời gian cho trái nhanh thường thì thanh long trồng trụ khoảng 18 tháng mới thu được trái nhưng đối với giàn khoảng 8-9 tháng đã có thể cho trái.

Dể chăm sóc, quản lí bệnh hơn do cành tẻ về 2 bên và trồng theo 1 giàn nên việc cắt cành, xịt thuốc, tưới phân rất thuận tiện.

Bên cạnh đó sẽ tiết kiệm được diện tích đất, hạn chế được cỏ dại, thêm vào đó, nhờ áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hay phun sương kết hợp tưới phân vào gốc giúp hiệu quả bón phân cao hơn do phân không bị rữa trôi, từ đó cho trái đẹp, to.

Năng suất cao hơn so với kiểu trồng truyền thống, đối với kiểu trồng truyền thống thì sản lượng chỉ khoảng 30-35 tấn/ha/năm. Còn đối với giàn sản lượng từ 60-80 tấn/ha/năm.

Chất lượng, trọng lượng trái cũng tăng so với trụ.

Khó khăn của việc trồng Thanh long giàn.

Đối với việc trồng giàn thì khó khăn đầu tiên cần nói đến là chi phí đầu tư cao.

Việc chọn lựa cành thứ cấp khó hơn vì phải canh để rải đều cành nhằm thuận tiện cho mục đích chăm sóc về sau.

Số lượng cành ra nhiều gấp 2, 3 lần nên rất tốn thời gian cắt cành, tốn chi phí nhân công cho giai đoạn này.

Tất cả dựa trên quan điểm cá nhân nên có rất nhiều sai sót mong người đọc thông cảm.

Nếu có thắc mắc hoặc muốn biết thêm nhiều thông tin về Thanh long mọi người vui lòng tìm hiểu thêm qua kênh chúng tôi

Cảm ơn!

Tiểu Thanh – Thanh Long Việt

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Phân Hữu Cơ Từ Xơ Dừa Đem Lại Hiệu Quả Cao trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!