Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bánh Chưng Ngọt Cho Ngày Tết Đoàn Viên mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn cách làm bánh chưng ngọt cho ngày tết đoàn viên:
Nguyên liệu làm bánh chưng ngọt:
Gạo nếp cái hoa vàng (hạt gạo to đều, thơm mới): tùy theo số bánh sẽ gói
Đậu xanh (đậu mới, bở, vàng, đẹp, nấu chín và nghiền nhỏ): tùy lượng theo số bánh sẽ gói
Gấc tươi (loại quả đỏ, chọn quả gấc nếp, vỏ mỏng)
Lá dong gói bánh chưng (chọn loại lá bánh tẻ, loại lá không non cũng không già)
Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy
Mứt táo hoặc nho
Gia vị: Đường
Cách làm bánh chưng ngọt:
Bước 1: Trước tiên bạn chọn quả gấc chín đều, có màu đỏ cam, không bị dập nát để có nhiều thịt gấc và lên màu đẹp hơn. Sau đó đem gấc đi rửa sạch, để ráo nước, rồi cắt đôi lấy toàn bộ phần ruột đỏ (không lấy phần vàng) cho vào 1 cái tô nhỏ để riêng
Bước 3: Cho toàn bộ phần ruột đỏ gấc cho vào gạo nếp, thêm chút đường, rượu trắng hoặc rượu vodka vào rồi trộn đều lên. Dùng bao tay nilong đeo vào tay và vừa trộn vừa bóp nhẹ, như vậy thịt gấc sẽ bám đều vào gạo nếp, bánh lên màu sẽ đều và đẹp hơn.
Đậu xanh đã ngâm nở trong vòng 2 tiếng, bạn đãi lại cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu, xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.
Khi đậu xanh đã chín nhừ, dùng muỗng tán cho thật nhuyễn hoặc cho vào cối giã nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu (ít hay nhiều tùy khẩu vị).
Cho đậu xanh trộn cùng với mứt hoa quả (mứt nho hoặc mứt táo tùy ý), thêm đường rồi trộn lên tất cả đều nhau.
Chia hỗn hợp đậu xanh với mứt hoa quả thành những phần bằng nhau rồi vo tròn lại.
Dùng dao sắc cắt đi phần sống lá, sao cho cắt không quá sâu đến thịt lá để tránh làm rách lá (phần sống lá không bỏ đi mà giữ lại để lót vào khi luộc bánh chưng)
Xếp lá dong xen kẽ nhau theo thứ tự, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (để khi bọc bánh lại bằng lớp lá cuối sẽ giúp bánh được đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (ngược lại với 2 lá trên, 2 lá này giúp khi bóc bánh, bánh không bị dính)
Đong phần gạo nếp đã trộn gấc và lên màu đỏ đẹp bằng 1 cái chén nhỏ, trút vào giữa lòng lá dong gói bánh. Sau đó đặt phần nhân đậu xanh trộn mứt hoa quả lên trên, rồi lại thêm 1 lớp gạo nếp gấc nữa.
Dùng tay gấp lần lượt bên phải và trái của 2 lá dong bên trên vào sao cho phải chắc tay, phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa), 2 lá dưới cũng là tương tự như vậy.
Kế tiếp, bạn buộc 2 chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. 2 chiếc lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
Sau cùng, bạn dùng tay đưa bánh lên cao rồi vỗ xuống bàn thật nhẹ nhàng để bánh được thêm chắc. Nếu thử lắc bánh mà bạn còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.
Lượt xem :4927 Views
Cách Làm Bánh Chưng Xanh Ngày Tết
Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.
Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.
Nguyên liệu
+ Nếp: 650 gram + Đậu xanh không vỏ: 400 gram + Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram + Lá chuối, lá dong.
Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp.
Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.
Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.
Để gói bánh vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá chuối. Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.
Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.
Sản phẩm kem trị thâm nách Under-Arm http://muathuoctot.com/under-arm-kem-tri-tham-nach-lam-trang-vung-da-duoi-canh-tay-hieu-qua-425-gram-267.html
3 Món Dưa Muối Ngày Tết Ăn Kèm Bánh Chưng Tuyệt Ngon
Công thức 3 món dưa muối ngày Tết sau đây giúp bạn dễ dàng làm món ăn chống ngấy này cho gia đình vào dịp Tết Canh Tý sắp tới.
Dưa muối, dưa góp ngày Tết giúp chống ngán, ăn kèm bánh chưng cũng rất ngon. (Ảnh: Tô Hưng Giang)
Cách làm 3 món dưa muối ngày Tết
Dưa muối tổng hợp cà rốt, su hào, súp lơ, dưa chuột
Nguyên liệu
– 1 nửa cái súp lơ trắng
– 1 củ su hào
– 2 củ cà rốt
– 2 quả dưa chuột
– 5-7 tép tỏi
– Hành củ tím: 10 củ nhỏ
– 1 nhánh gừng
– 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo
– 3-4 quả ớt cay
– Gia vị: đường, muối, 1,5 lít nước đun sôi để nguội
– Bình thuỷ tinh ngâm dưa góp
Dưa muối tổng hợp cà rốt, su hào, súp lơ, dưa chuột. (Ảnh: Tô Hưng Giang)
Cách làm
– Su hào gọt vỏ thái sợi dày khoảng 1cm. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa cắt mỏng 0,5cm hoặc thái sợi như su hào dày 1cm, dài 7-8 cm.
– Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo. Bỏ ruột cắt miếng vừa ăn, dày khoảng 1cm.
– Súp lơ bỏ cuống thái lát mỏng
– Đổ tất cả các nguyên liệu: súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào vào một bát to, rắc vào 2 thìa canh muối, trộn đều để như vậy trong 30 phút
– Pha hỗn hợp ngâm, có hai cách:
Cách 1: 1,5l nước trắng đun sôi để nguội 4 thìa canh đường 2 thìa canh muối 1/2 bát con nước vo gạo (lấy nước vo của lần vo thứ 3), khuấy cho tan đường và muối.
Cách 2: 1,5 lít nước trắng đun sôi để nguội 4 thìa canh đường 2 thìa canh muối 3 thìa canh giấm.
– Tỏi thái lát mỏng. Ớt để cả quả hoặc cắt lát. Hành khô tím, bóc vỏ bổ làm đôi.. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng.
– Bình thuỷ tinh hoặc nhựa rửa sạch, tráng qua một lần nước sôi để thật khô.
– Dưa góp sau khi ngâm muối được 30 phút, chắt hết phần nước củ quả tiết ra. Có thể rửa qua lại một nước. Để thật ráo nước, đem phơi qua một nắng hoặc cho vào lò sấy hơi héo. Hoặc có thể đem muối luôn
– Xếp rau củ quả vào lọ, xen kẽ ớt, tỏi, gừng, hành khô lần lượt đến hết. Sau đó, đổ nước ngập rau củ quả. Đậy lắp kín sau 2-3 ngày ăn được.
– Nếu ăn không hết, để ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần. Lưu ý, đổ nước ngập hết rau củ để không cần phải nén.
Món dưa giá
Món dưa giá. (Ảnh: Tô Hưng Giang)
Nguyên liệu
– 1kg giá đỗ
– 2 củ cà rốt
– Một nắm lá hẹ, một nắm rau răm
– 7-8 tép tỏi
– 3-4 quả ớt cay
– 1 nhánh gừng
Gia vị: muối, đường, nước trắng đun sôi để nguội, nước vo gạo (lấy nước vo của lần 3)
Cách làm
– Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo (lưu ý nhẹ tay tránh giá bị gẫy)
– Cà rốt gọt vỏ, bào sợi hoặc cắt sợi nhỏ. Hẹ rửa sạch cắt khúc dài 6 cm. Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ. Gừng cạo vỏ thái sợi.
– Hỗn hợp ngâm: 1,5 lít nước đun sôi để nguội 4 thìa canh đường 2 thìa canh muối 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo. Hoà đều các nguyên liệu cho tan.
– Ớt cắt lát. Tỏi cắt lát mỏng.
– Lần lượt cho cà rốt vào bát hỗn hợp ngâm. Tiếp đến là giá đỗ, rau răm, hẹ, tỏi, ớt, gừng. Trộn nhẹ tay tránh gẫy dập giá đỗ. Để nguyên trong bát ngâm khoảng 30 phút -1 giờ để giá mềm ra không giòn gẫy. Đổ tất cả vào hũ thuỷ tinh, đậy nắp. Sau 2 ngày là ăn được.
Dưa góp
Món dưa góp. (Ảnh: Tô Hưng Giang)
Nguyên liệu
– Một củ cà rốt, 1 củ su hào, 2 quả dưa chuột
– 6-7 nhánh tỏi
– 2-3 quả ớt cay
Cách làm
– Dưa chuột rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút, vớt ra cắt đầu đuôi để ráo.
– Su hào, cà rốt lột vỏ, rửa sạch để ráo nước.
– Su hào, cà rốt cắt sợi dài.
– Dưa chuột, để cả vỏ, bổ đôi bỏ phần ruột, cắt như su hào,cà rốt.
– Su hào, cà rốt sau khi cắt sợi xong rắc vào 1-2 thìa cà phê muối tinh. Đợi 15 phút sẽ tiết ra nước, chắt bỏ phần nước đó đi. Cách này giúp món dưa góp được giòn hơn.
– Pha nước ngâm dưa góp:
Sẽ dùng cách pha theo tỉ lệ 1:1. 1/2 bát ăn cơm giấm 1/2 bát ăn cơm đường 1/2 bát ăn cơm nước mắm 1 bát rưỡi ăn cơm nước trắng.
– Đun sôi phần hỗn hợp này, thêm tỏi đập dập hoặc thái lát. Đợi hỗn hợp nguội hẳn thì thái ớt thêm vào.
– Chuẩn bị bình thuỷ tinh, tráng nước sôi già để bình được khô ráo.
– Xếp tất cả dưa chuột, cà rốt, su hào vào bình. Đổ hết phần hỗn hợp ngâm vào, đậy nắp. Sau 1 ngày là ăn được. Nếu muốn để lâu, sau một ngày cho dưa góp vào ngăn mát tủ lạnh ăn dần.
Theo Thoidai
Cách Làm Dưa Món Chua Chua Ngọt Ngọt Giải Ngán Ngày Tết
Đầu tiên, củ kiệu gọt bỏ rễ, rửa sạch và để ráo nước. Hành tím bóc vỏ, ớt bỏ cuống rửa sạch. Cà rốt, đu đủ, su hào gọt vỏ, rửa sạch, để ráo và thái thành miếng hình vuông mỏng vừa ăn.
Lấy một cái chén lớn, cho muối vào pha loãng với nước lạnh. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu đã làm sạch trên vào ngâm trong khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Tiếp theo, rải đều nguyên liệu ra rổ ro, mang đi phơi nắng 1 ngày để nó có độ giòn nhất định rồi trần tất cả qua nước sôi để làm sạch bụi bẩn và để ráo.
Pha nước muối: bắc nồi lên bếp, cho 500g đường, 0,5 lít nước mắm vào nồi và bắt đầu đun cho tới khi nước sôi thì cho thêm 2 thìa cà phê bột ngọt, khuấy đều rồi tắt bếp.
Tiến hành ngâm: Cho tất cả nguyên liệu vào trong một lọ thủy tinh vừa đủ, đổ hỗn hợp nước mắm vào sao cho nước mắm ngập lên trên nguyên liệu. Sau đó, nén chặt lại, đậy nắp và ngâm trong thời gian từ 2 – 3 ngày là có thể mang ra thưởng thức.
2. Cách làm dưa món từ dưa chuột
Đầu tiên, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa hay thái mỏng tùy thích. Dưa chuột rửa qua với nước lạnh, rồi ngâm với nước muối pha loãng, để ráo nước và gọt vỏ, sau đó bổ dọc hay cắt chéo tùy sở thích. Tuy nhiên, để miếng dưa chuột được đẹp hơn thì nên dùng nạo gọt vỏ, cứ 1 đường để vỏ 1 đường không.
Chuẩn bị một tô to, cho cà rốt vào để riêng. Còn các loại rau thơm thì rửa sạch, cắt khúc khoảng 1cm và không nên thái nhỏ, vì rau sẽ dính lại mà không bám đều vào dưa chuột cùng cà rốt.
Tiếp theo, cho dưa chuột vào tô rồi thêm nước cốt chanh, nước mắm, mì chính, ớt vào xóc kĩ và nhẹ nhàng để dưa không chảy nhiều nước. Sau khi gia vị đã ngấm đều, rắc rau thơm lên trên.
Lưu ý là muối dưa món từ dưa chuột này khi nào gần ăn mới làm, vì nếu để lâu dưa sẽ chảy nhiều nước và không được giòn ngon nữa.
3. Cách làm dưa món từ củ cải
300g cà rốt loại vừa phải, không quá to
300g củ cải đường cũng loại vừa phải, không sâu hay bị sẹo
1 lít nước lọc đun sôi, để nguội
Vài nhánh tỏi tươi
Gia vị: bột canh, bột ngọt, muối trắng, đường
Củ cải, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và tỉa hoa hoặc thái khoanh tùy thích. Lưu ý là không nên thái quá dày sẽ làm củ cải, cà rốt không chín đều hoặc thái quá mỏng để không có được độ giòn.
Chuẩn bị một bát nước lọc khoảng 500ml, cho muối tinh vào pha loãng rồi cho phần củ cải và cà rốt đã thái vào, ngâm trong khoảng 30 phút. Sau đó, vớt ra vắt kiệt nước rồi rửa lại bằng nước lạnh từ 2 – 3 lần để bớt mặn và lại vắt kiệt nước.
Tiếp theo, cho phần củ cải, cà rốt vào lò sấy để sấy khô hoặc phơi nắng 1 ngày và rửa lại bằng nước lạnh cho sạch bụi bẩn.
Pha chế nước ngâm dưa: Cho vào nồi nhỏ khoảng 500ml nước lọc và 200g đường trắng rồi khuấy đều, tiếp tục đổ nước mắm vào cho đến khi hỗn hợp có độ mặn vừa phải. Đun sôi hỗn hợp, tắt bếp, để nguội rồi cho vào khoảng 1/2 thìa cà phê bột ngọt, khuấy đều và cuối cùng cho tỏi tươi đã thái lát vào.
Cho phần củ cải, cà rốt đã sấy khô vào lọ thủy tinh có kích cỡ phù hợp rồi đổ hỗn hợp nước mắm vào cho đến khi ngập bề mặt củ cải là được. Ngoài ra, để tránh củ cải, cà rốt bị nổi lên, không ngấm được nước thì có thể dùng 2 – 3 que tre nhỏ chèn ngang miệng lọ. Cuối cùng, đậy nắp kín và để nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 2 ngày là dùng được.
Cách làm dưa món với vị chua ngọt, giòn giòn và màu sắc bắt mắt là món ăn giải ngán, đưa cơm tuyệt vời vào những ngày Tết. Vậy còn chần chờ gì nữa mà bạn không bắt tay vào làm thử dưa món, để bổ sung vào danh sách các món ngon ngày Tết cho gia đình trong năm nay.
Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bánh Chưng Ngọt Cho Ngày Tết Đoàn Viên trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!