Xem Nhiều 6/2023 #️ Cách Làm Bảng Tính Lương Trên Excel Như Thế Nào? # Top 8 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 6/2023 # Cách Làm Bảng Tính Lương Trên Excel Như Thế Nào? # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Bảng Tính Lương Trên Excel Như Thế Nào? mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bước 1:

– Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương theo.

Bước 2:

– Tính các chỉ tiêu trên bảng thanh toán tiền lương:

1. Lương cơ bản:

– Lương cơ bản là lương được thể hiện trên hợp đồng lao động, mức lương này cũng được thể hiện trên thang bảng lương mà các bạn xây dựng để nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Chú ý:

Khi xây dựng thanh bảng lương thì lương cơ bản phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng năm 2016

– Mục đính làm lương cơ bản thấp là để giảm thiểu chi phí đóng các khoản BH cho DN.

2. Lương HĐ/tháng:

– Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản – Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN.

3. Ngày công thực tế:

– Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này.

– Là mức lương thực trả trên một tháng làm việc đầy đủ.- Mức lương này sẽ cao hơn lương cơ bản vì sẽ cộng thêm các khoản phụ cấp như: trách nhiệm, năng lực, rủi ro, thâm niên…- Mục đích làm lương HĐ/tháng cao là để làm tăng chi phí khi tính thuế TNDN.- Các bạn dựa vào bảng chấm công để nhập vào chỉ tiêu này.

4. Lương thực tế:

Lương thực tế

= Lương HĐ/tháng / – Nếu bạn đi làm đủ 26 ngày: Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 26 = 5.000.000 – Nếu bạn đi làm 25 ngày: Lương thực tế = 5.000.000 / 26 x 25 = 4.807.000

5. Các khoản phụ cấp:

Chú ý:

– Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vựt quá: 680.000/ tháng – Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000/năm. – Tiền phụ cấp xăng xe, điện thoại không vượt quá quy định của nhà nước. (Các bạn xây dựng khi ký hợp đồng lao động và không được vượt quá mức đó). – Tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, lễ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với ngày bình thường.

6. Tiền lương làm thêm giờ, tăng ca, ngày lễ:

– Theo quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: a. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b. Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; c. Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

7. Tổng lương:

– Tổng lương: = Lương thực tế + Phụ cấp.

8. Các khoản giảm trừ:

a. Các khoản trích theo lương (Công ty đóng) – BHXH = Lương cơ bản X 18% – BHYT = Lương cơ bản X 3% – BHTN = Lương cơ bản X 1% – Kinh phí công đoàn = Lương cơ bản X 2% b. Các khoản trích theo lương (Trừ vào lương của NLĐ) – BHXH = Lương cơ bản X 8% – BHYT = Lương cơ bản X 1,5% – BHTN = Lương cơ bản X 1%

c. Các khoản giảm trừ người phụ thuộc: – Mức giảm trừ cho 1 người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.(Phải đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh)

9. Thu nhập tính thuế, thuế TNCN:

– Những lao động có ký hợp đồng trên 3 tháng thì các bạn tính theo biểu lũy tiến từng phần. – Những lao động thời vụ, thử việc, ký hợp đồng dưới 3 tháng thì các bạn khấu trừ 10% trên thu nhập trước khi trả lương cho

10. Thực lĩnh:

Thực lĩnh = Tổng lương – các khoản trích trừ vào lương – Thuế TNCN (nếu có).

Lưu ý:

Khi thanh toán tiền lương cho nhân viên các bạn phải yêu cầu họ ký vào bảng thanh toán tiền lương, như vậy thì chi phí này mới là hợp lý hợp lệ.

Cách Làm Bảng Tính Lương Hàng Tháng Trên Excel 2022

Hướng dẫn cách làm bảng tính lương cho nhân viên trên file Excel trong doanh nghiệp

– Thời điểm làm bảng tính lương: Trước khi trả lương (Thường là vào ngày cuối tháng) khi đã xác định được đầy đủ ngày công thực tế đi làm trong tháng.

– Căn cứ để làm bảng tính lương:

+ Hợp đồng lao động: Để xác định các khoản tiền lương và phụ cấp mà người lao động được hưởng.

+ Quy chế lương thưởng: Để xác định được cách tính lương (công thức tính lương) của từng bộ phận/từng người lao động khác nhau.

+ Hồ sơ tạm ứng lương (nếu có): để xác định khoản phải trừ vào lương trong tháng nếu chưa hoàn ứng hay đã có quyết định trừ vào lương trong tháng.

+ Và một số loại hồ sơ lao động khác như: Phụ lục hợp đồng, quyết định tăng lương, khen thưởng vào lương…

– Công cụ tính lương: Các bạn cần có 1 file excel thể hiện các thông tin cần thiết để thực hiện tính lương.

Các bạn đưa toàn bộ người lao động cần được tính lương trong tháng vào đây. Các bạn có thể lấy tại danh sách người lao động hoặc bảng lương của tháng trước liền kề rồi bổ sung thêm các lao động thêm mới trong tháng hoặc loại các lao động đã nghỉ việc từ tháng trước ra. Chúng ta chia làm các bộ phận rõ ràng để đến khi hạch toán chúng ta có dữ liệu (số tiền lương) của từng bộ phận để hạch toán vào các tài khoản chi phí tương ứng với từng bộ phận đó. Ví dụ: Các bạn nhìn vào – Bộ phận quản lý – Tại cột “Tổng Lương Thực Tế” đang có số liệu là 34.371.538 – Căn cứ vào đây, các bạn hạch toán được chi phí tiền lương của bộ phận quản lý là: Nợ 642 – Có 334: 34.371.538

– Cột này các bạn lấy tại hợp đồng lao động (chú ý thêm về quyết định tăng lương hoặc phụ lục hợp đồng lao động) (nếu có) để đưa mức lương chính của NLĐ vào đây.

– Lương chính là lương chưa bao gồm các khoản phụ cấp, bổ sung khác. Có công ty gọi đây là lương cơ bản.

Tùy vào đặc thù hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp sẽ có số lượng hay tên gọi các khoản phụ cấp khác nhau.

– Các bạn lấy số tiền của từng khoản phụ cấp này tại hợp đồng lao động hoặc quy chế lương thưởng.

cột này được Kế Toán Thiên Ưng tạo ra với mục đích để thuận tiện cho việc tính các khoản BH trừ vào lương vào tính vào chi phí của doanh nghiệp.

Nguồn số liệu để đưa vào cột này là Mức tiền lương của các nhân viên đang tham gia bảo hiểm trong Hồ sơ tham gia bảo hiểm. bạn có thể tìm hiểu tại đấy: Tiền lương đóng BHXH bắt buộc bao mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác. Các bạn muốn biết những khoản nào phải đóng bảo hiểm, những khoản nào không phải đóng BH thìMức tiền lương đóng BHXH năm 2020

Những lao động không thuộc diện phải tham gia bảo hiểm thì cột này các bạn để trống

Vì thuế thu nhập cá nhân là loại thuế được tính theo thời hạn của hợp đồng và cư trú hay không cư trú nên nó không tương thích với bố cục của bảng tính lương.

Do đó, thường thì doanh nghiệp sẽ lập 1 bảng tính thuế TNCN ra 1 file riêng, sau khi đã tính được ra số thuế TNCN phải khấu trừ rồi thì đưa số liệu vào bảng lương này.

– Là số tiền phải trừ vào lương nhân viên trong 2 trường hợp:

1. Trong tháng nhân viên đã được tạm ứng lương (nhận trước tiền lương của tháng)

2. Trong tháng có tạm ứng đi công tác có số tiền thừa nhưng chưa hoàn ứng và có quyết định trừ vào lương cuối tháng.

Sau khi các bạn làm xong bảng tính lương này chúng ta trình lên kế toán trưởng và giám đốc để họ ký duyệt. Để cho chi phí tiền lương này được hợp lý hợp lệ, tất cả những người trên bảng lương đều phải ký vào cột ký nhận, để chứng minh doanh nghiệp đã chi trả tiền.

Bảng tổng hợp các khoản phụ cấp phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và tính thuế TNCN:

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Để chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp nêu trên được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp phải thể hiện rõ về mức hưởng và điều kiện được hưởng ở 1 trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động, quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thế…

Mẫu Bảng Lương Excel, Mẫu Bảng Lương Hàng Tháng (Pro)

Bạn là kế toán lương, chủ doanh nghiệp nhỏ hay thậm chí là sinh viên mới ra trường đang muốn tự làm cho mình một bảng lương. Đây là bài viết dành cho bạn.

Bắt đầu nào!

1. Bảng lương cần có những thông tin gì?

Một bảng lương trong doanh nghiệp không thể thiếu các thông tin sau:

– Tên nhân viên

– Chức vụ, vị trí

– Lương cơ bản

– Số ngày công

– Bảo hiểm

– Lương thực lĩnh

– Ghi chú

Bên cạnh đó, tùy vào qui mô loại hình doanh nghiệp, bảng lương trên excel chúng ta có thể bổ sung thêm các tiêu chí khác ví dụ như:

– Mã nhân viên

– Phụ cấp, trợ cấp

– Mức Lương ca đêm, lương thêm giờ

– Số giờ làm thêm, làm ca

– Thậm chí Ngày vào công ty

– Các khoản giảm trừ vào lương

2. Mẫu bảng lương excel (hình ảnh)

Trong phần 2, ad giới thiệu tới các bạn ảnh của các mẫu bảng lương phổ biến bằng tiếng anh và tiếng việt. Bạn chỉ cần xem ảnh và vài thao tác đơn giản trên excel là bạn đã có thể có một bảng lương ổn rồi.

Với một công ty nhỏ, số lượng nhân viên ít thì thường có chính sách nhân sự đơn giản.

Do đó bảng lương của doanh nghiệp cũng rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo mẫu bảng lương sau:

3. Download mẫu bảng lương (file excel)

3.1. Mẫu file excel bảng lương đơn giản (Miễn phí)

Link tai mau bang luong excel thanh toan luong hang thang (miễn phí)

Một số nét về mẫu đơn giản này:

Chỉ gồm 2 phần: Bảng lương và Bảng chấm công

Mẫu này bạn có thể làm cho mỗi tháng 1 file

Công thức excel sử dụng để lập bảng lương này khá đơn giản: Sum, Counta

Các bạn hãy xem bài viết tổng hợp các hàm excel bạn cần biết để thành thạo excel, trong đó có link tới bài viết về 2 hàm trên.

3.2. Phần mềm tính lương chuyên nghiệp (12 tháng trong 1)

Phần mềm tính lương với 12 bảng chấm công cho 12 tháng và 1 bảng lương cho phép xem bảng lương của 12 tháng.

Tất cả trong 1.

Bạn không cần phải mở nhiều file để lập bảng lương, bảng chấm công cho từng tháng như mẫu đơn giản ở trên.

Bạn chỉ cần 1 Ứng dụng là quá đủ để bạn làm tốt công việc chấm công, tính lương của mình.

Giao diện rất đẹp, thân thiện và chuyên nghiệp.

Thanh điều hướng với các nút bấm tiện lợi giúp bạn dễ dàng di chuyển tới các tính năng của phần mềm

Các tính năng được gom vào các nhóm để người dùng tiết kiệm thời gian di chuyển

Với bản FULL bạn có thể tùy ý chỉnh sửa, co giãn dòng cột sao cho phù hợp nhất với nhu cầu quản lý của doanh nghiệp

Phần mềm tự động thống kê số ngày công, số ngày nghỉ,… và qui đổi tổng số ngày công chuẩn.

Bên cạnh đó là tính năng tự động cảnh báo khi việc chấm công đang gặp sai sót.

Những nhân viên đã nghỉ được ghi vào phần ghi chú để bạn biết khi chấm công, sẽ không phải chấm công cho những người đã nghỉ

Và bạn sẽ có ngay bảng lương của tháng đó trong nháy mắt.

Quá tiện phải không nào.

Bên cạnh đó, trong bản FULL bạn có thể in được phiếu lương chi tiết cho từng nhân viên sau khi bảng lương được hoàn tất.

Báo cáo chấm công tổng hợp cho tất cả nhân viên giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình làm việc của toàn công ty.

Bên cạnh đó là báo cáo số giờ công chi tiết cho từng nhân viên: Số ngày đi làm, số ngày nghỉ phép, số ngày nghỉ không lương.

Tốt nhất là bạn nên xem qua phần này để nắm bắt được cách sử dụng một cách bài bản. Mặc dù trong quá trình sử dụng có thể bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh cần ban quản trị hỗ trợ.

c.1/ Ưu điểm

Dễ sử dụng và đơn giản

Không cần biết kiến thức về kế toán hay giỏi excel bạn làm tốt

Giao diện thân thiện giúp bạn có hứng làm việc hơn

Các tính năng tính lương và thống kê số ngày công được tự động đến 98%

c.2/ Nhược điểm

Bản dựng sẵn không đáp ứng được hết nhu cầu của tất cả các doanh nghiệp.

Khả năng xử lý dữ liệu lớn (hàng nghìn nhân viên) không được tối ưu như các phần mềm được viết trên các ngôn ngữ lập trình khác

Cách Tạo Bảng Tính Lương Chuyên Nghiệp

Để thiết kế một bảng tính lương chuyên nghiệp Bạn cần thực hiện theo các bước sau:

1. Bước 1: Xác định các yếu tố cần thiết sẽ xuất hiện trên bảng tính lương

2. Bước 2: Mở Excel và tiến hành phân bổ các yếu tố đó sao cho mỗi yếu tố tính lương sẽ tương ứng với tiêu đề của một cột, cụ thể:

+ 5 cột đầu tiên lần lượt là: Số thứ tự (STT); Họ và tên; Chức vụ; Ngày công thực tế; Lương cơ bản;

– Ngày công thực tế: Là số ngày công mà thực tế người nhân sự tương ứng đi làm. Ngày công thực tế này sẽ được tính và lấy từ bảng chấm công mà ở Bài viết “Các bước thiết kế một bảng chấm công chuyên nghiệp” đã đề cập.

– Lương cơ bản: Là mức lương được đề cập đến trong hợp đồng giữa doanh nghiệp với người lao động. Lương cơ bản này phải thỏa mãn mức lương tối thiểu vùng được quy định trong văn bản pháp luật mới nhất được phát hành bởi nhà nước.

Theo điều 3 của nghị định 157/2018/NĐ-CP do chính phủ ban hành thì mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động theo hợp đồng lao động được ký kết giữ người lao động và chủ sử dụng lao động kể từ ngày 01/01/2019 như sau:

Ở bước này ta lần lượt tạo các cột ứng với các khoản phụ cấp và ta phân chia rõ ràng thành hai nhóm: Phụ cấp không phải đóng bảo hiểm và phụ cấp phải đóng bảo hiêm, trong đó:

+ Phụ cấp không phải đóng bảo hiểm gồm: Ăn trưa; Điện thoại; Xăng xe; Hỗ trợ nhà ở;

+ Phụ cấp tham gia đóng bảo hiểm gồm: Phụ cấp chức vụ; Phụ cấp trách nhiệm;

+ Cột tiếp theo mà bạn phải tạo là cột: Tổng phụ cấp: là tổng các cột phụ cấp bao gồm cả phụ cấp không phải đóng bảo hiểm và cả các cột phụ cấp phải đóng bảo hiểm;

Chú ý: Các khoản phụ cấp này cũng sẽ ảnh hưởng tới việc tính thuế thu nhập cá nhân được trình bày chi tiết trong bài viết “Cách tính thuế thu nhập cá nhân chỉ với hàm Excel đơn giản”;

Bạn xem trong doanh nghiệp bạn, người lao động ngoài được trả tiền lương, các khoản phụ cấp thì họ còn được nhận thêm khoản thu nhập nào khác không, nếu có thì bạn phải đưa nó vào một trong các tiêu chí tính lương, giả sử nhân sự được trả thêm thu nhập từ làm việc tăng ca và thưởng.

Khi đó bạn cần thêm hai cột: Tăng ca; Thưởng vào bảng tính lương như trong hình trên.

5. Bước 5: Bổ sung thêm các cột tính tổng

Gồm các cột: Tổng thu nhập; Tổng thu nhập thực tế; Lương đóng BH, trong đó:

+ Tổng thu nhập: là tổng các cột Lương cơ bản + Tổng phụ cấp. Cột tổng thu nhập này là tổng thu nhập của người lao động nếu anh ta đi làm đủ số ngày theo quy định của pháp luật lao động quy đinh. Trường hợp công ty chỉ cho nghỉ ngày chú nhật thì số ngày công đủ sẽ là tổng số ngày trong tháng trừ 4 ngày chủ nhật. Trường hợp công ty cho nghỉ nữa ngày thứ bảy thì số ngày công đi làm đủ phải là tổng số ngày trong tháng trừ 4 ngày chủ nhật và trừ thêm 2 ngày nữa (4 tuần nghỉ nữa ngày thứ bảy tính tổng là 2 ngày).

+ Tổng thu nhập thực tế: Là tổng thu nhập trong những ngày đi làm thực tế cộng thêm khoảng Tăng ca và Thưởng;

+ Lương đóng BH: là tổng cột lương cơ bản với cột Phụ cấp phải đóng bảo hiểm. Theo quy định của bộ luật lao động, mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm chính là mức lương và các khoản thu nhập khác được liệt kê trong hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động.

Gồm các cột: BHXH; BHYT; BHTN; KPCĐ; Cộng

+ KPCĐ: kinh phí công đoàn = 2% của Lương đóng bảo hiểm;

+ Cộng: Là tổng các khoản bảo hiểm + KPCĐ mà công ty phải đóng cho nhân viên;

Ta phải bổ sung thêm các cột này để tiện theo dõi xem công ty phải đóng bảo hiểm cho mỗi nhân viên bao nhiêu tiền để tách biệt với số tiền mà nhân viên phải đóng bảo hiểm.

Gồm các cột: BHXH; BHYT; BHTN; Cộng BH bắt buộc; Thuế TNCN; Tạm Ứng; Tổng cộng như trong hình trên, trong đó:

+ BHXH; BHYT; BHTN: tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động theo quy định như ở trong bước 6.

+ Tạm ứng: Là khoản tiền người lao động đề xuất và được công ty chấp nhận ứng trước trong quá trình làm việc. Khoản tạm ứng này sẽ được doanh nghiệp quy định, mức tạm ứng thường không được vượt quá mức lương thực nhận cho đến ngày làm việc hiện tại của nhân sự.

+ Thuế TNCN: thuế thu nhập cá nhân được tính theo quy định của biểu tính thuế thu nhập cá nhân được thể hiện trong hình sau:

8. Bước 8: Bổ sung các cột cuối cùng

Gồm các cột Thực lĩnh; Ghi chú, trong đó:

+ Thực lĩnh: là phần tiền mà nhân sự thực sự lĩnh về sau khi đã trừ các khoản Bảo hiểm bắt buộc, các khoản tạm ứng và các khoản đóng góp khác.

+ Ghi chú: những trường hợp đặc biệt bạn cần lưu nội dung lại để dễ nhận biết và phân biệt với các trường hợp khác.

Đến đây bạn đã có thể tiến hành tạo cho mình một bảng chấm công hoàn chỉnh mà chuyên nghiệp rồi.

Bạn hãy sử dụng các hàm Excel cơ bản được liệt kê trong bài viết “Ứng dụng Excel trong lĩnh vực HR” để tính lương cho nhân sự của mình bằng cách áp dụng nó vào tính toán trong các cột tương ứng được đề cập trong bảng lương của bài viết này.

Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại câu hỏi trong phần lời bình bên dưới để được giải đáp. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Hãy thiết kế bảng tính lương chuyên nghiệp cho doanh nghiệp bạn và áp dụng nó vào hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp bạn. Hãy dùng nó để tính lương cho nhân sự.

Bạn đang xem bài viết Cách Làm Bảng Tính Lương Trên Excel Như Thế Nào? trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!