Xem Nhiều 5/2023 #️ Bí Quyết Làm Món Sữa Chua Hoa Quả Dầm Siêu Hấp Dẫn # Top 13 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # Bí Quyết Làm Món Sữa Chua Hoa Quả Dầm Siêu Hấp Dẫn # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Làm Món Sữa Chua Hoa Quả Dầm Siêu Hấp Dẫn mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

Nguyên liệu cần chuẩn bị làm món sữa chua hoa quả dầm 

Trái cây tùy thích (thông thường sẽ dùng từ 6-8 loại quả khác nhau như: nho, mít, dưa hấu, chôm chôm, xoài, chuối,…)

Trân châu: 100 gram

Sữa chua có đường: 2 hộp

Sữa đặc: 100 gram

Dừa sấy khô: 100 gram

Siro tùy sở thích

Cách làm món sữa chua hoa quả dầm

Bước 1: Luộc trân châu 

Chuẩn bị 1 nồi nước bắc lên bếp đun sôi rồi thả trân châu vào luộc. Khi nước sôi trở lại và trân châu nổi lên thì luộc thêm khoảng 20 phút nữa để chuyển sang màu trong.

Sau đó tắt bếp và ủ thêm 20 phút nữa rồi rửa qua nước lạnh để các hạt trân châu không bị dính vào nhau, rồi vớt ra bát.

Thêm vào bát 2 thìa canh đường trộn đều rồi để 30 phút cho đường ngấm vào trân châu.

Bước 2: Sơ chế các loại quả 

Các loại quả đã chuẩn bị sẵn đem ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch và gọt vỏ, cắt thành những miếng vừa ăn.

Chọn 1 đĩa lớn xếp các loại quả đã cắt miếng vào.

Bước 3: Bày trí 

Chuẩn bị 1 tô lớn cho 1 lượng đá vừa đủ vào.

Tiếp đến cho các loại trái cây vào tô.

Thêm trân châu, sữa chua, sữa đặc, siro và dừa khô vào trộn đều là hoàn thành món sữa chua hoa quả dầm vô cùng hấp dẫn.

Bé Tập Làm Sữa Chua Hoa Quả Dầm

Hòa chung không khí thi đua sôi nổi, lập thành tích kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Ngày hôm nay, 11-10-2017, cô trò lớp Mẫu giáo lớn A4 trường mầm non Gia Thượng đã mang tới hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường một tiết học vô cùng thú vị với đề tài “Bé tập làm sữa chua hoa quả dầm”

Trong nhà trường , việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thể hiện ở nhiều mặt, từ hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khóa và các hình thức giáo dục khác. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là mới, song nội dung nào được đưa vào giáo dục trong nhà trường và giáo dục như thế nào để mang lại hiệu quả lại đang là vấn đề cần quan tâm.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non .Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.

Những bài học với những yêu cầu khác nhau sẽ được các cô giáo thực hiện ở từng lứa tuổi để các cháu có thể tiếp thu và thực hiện. Ví dụ ở lứa tuổi từ 3-4 tuổi, trẻ mẫu giáo sẽ được học các kỹ năng chào hỏi, lễ phép với người lớn, biết cám ơn và xin lỗi. Một số kỹ năng tự phục vụ như tự xúc ăn, tự uống nước, tự mặc áo quần và một số kỹ năng vệ sinh cá nhân đơn giản như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Kỹ năng khám phá thế giới như nhận biết và cách gọi tên đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong gia đình, cách nhận biết sự việc, các mối quan hệ gần gũi với trẻ trong cuộc sống. Lớn lên thêm một chút, các cháu được học về kỹ năng bảo vệ mình như tránh xa các nơi nguy hiểm, bảo vệ môi trường, vệ sinh răng miệng, cơ thể, kỹ năng tự phục vụ mình như tự mặc quần áo, xếp áo quần và để đúng nơi quy định… Các kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết các tình huống đơn giản trong cuộc sống. Lý thuyết luôn đi đôi với thực hành thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ được tổ chức theo một thời khóa biểu nhất định hàng tuần trong chương trình giáo dục, khiến cho trẻ cảm thấy hứng thú với bài học theo phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Những bài học từ trường mẫu giáo đã giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt những khả năng và sở trường của mình.

Hiểu được điều đó, các cô giáo của lớp Mẫu giáo lớn A4 đã tổ chức cho các bé tiết học: “Bé tập làm sữa chua hoa quả dầm”. Tiết học đã mang đến cho các bé những trải nghiệm mới lạ và thú vị khi được tự tay mình thực hiện món ăn rồi thưởng thức thành quả. Qua tiết học này các bé đã biết cách làm món sữa chua hoa quả dầm và biết lợi ích của món sữa chua hoa quả dầm đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, bé còn có thêm kỹ năng tự phục vụ cho bản thân mình và còn có thể làm thêm một món ăn ngon tuyệt để mời ông bà, bố mẹ cùng thưởng thức nữa đấy. Các bé đã có một giờ học vô cùng thú vị và sôi nổi.

Mở đầu tiết học, các bé đọc bài “Vè trái cây”

Trẻ xem video hướng dẫn cách làm hoa đầm

Các bé đi rửa tay, đeo tạp dề và về bàn thực hiện

Mang về bàn tiệc và thưởng thức.

Bí Quyết Làm Món Bánh Khọt Chay Hấp Dẫn Như Món Mặn

Bánh xèo và bánh khọt là hai loại bánh ăn khá quen thuộc và được nhiều người dân ở miền Nam ưa chuộng. Trong đó món bánh khọt không chỉ hấp dẫn bởi hương vị béo ngậy, giòn rụm khi ăn kèm với các loại rau thơm, rau rừng chấm với nước mắm chua ngọt mà còn không gây cảm giác ngán, khiến người ăn muốn ăn mãi cho đến khi không thể ăn thêm được mới thôi.

Nếu bạn là một người thích ăn chay, ngán ngẩm khi ăn các loại bánh khọt có nhân thịt và tôm thì hãy thử bắt tay vào bếp chế biến món bánh khọt chay để thay đổi khẩu vị cho bữa ăn hàng ngày thêm phần hấp dẫn, ngon miệng hơn.

1. Các nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món bánh khọt chay

1 bịch đổ bánh xèo

1 chén nước dừa tươi ( khoảng 300 ml)

100g nấm mỡ

1 củ cà rốt

1 trái ớt chuông Đà Lạt

1 cây xúc xích chay

1 chén đậu xanh

200g giá

1 cây hành boaro

2 muỗng bột phô mai

Các loại rau sống, xà lách, cà chua, dưa leo

1 miếng đu đủ xanh

Các gia vị cần nêm nếm: nước mắm chay, nước tương, hạt nêm, dầu ăn.

Chế biến món bánh khọt chay

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Nấm mỡ cho vào chậu nước muối pha loãng, ngâm nấm trong khoảng 3 phút. Sau đó, rửa sạch vắt nấm cho ráo nước, thái hạt lựu.

Giá đỗ và các loại rau sống rửa sạch, vớt ráo nước.

Hành boaro phần củ màu trắng băm nhuyễn, phần lá thái miếng nhỏ.

Cà rốt, ớt chuông Đà Lạt và xúc xích chay đem thái hạt lựu.

Đậu xanh ngâm nước lạnh 10 phút, sau đó cho đậu vào nồi hấp cách thủy để đậu chín mềm. Khi đậu vừa chín thì cho vào cối giã nhuyễn.

Bước 2: Làm nước chấm và đồ chua ăn kèm với bánh khọt chay

Làm nước chấm bánh khọt: Cho 3 muỗng nước mắm chay vào tô, thêm 1 muỗng đường, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng nước lọc, 1 muỗng nước cốt chanh và 1 ít ớt băm nhuyễn. Trộn đều tay để các gia vị hòa quyện với nhau. Nêm nếm nước chấm sao cho vừa ăn, tùy vào khẩu vị mà bạn tăng giảm số lượng nguyên liệu phù hợp với sở thích của người ăn.

Làm đồ chua ăn kèm với bánh khọt chay: Cho đu đủ xanh bào sợi vào tô, trộn 1 muỗng nước mắm chay, 2 muỗng đường, 1 ít nước lọc, 1 muỗng giấm ăn. Bóp đều tay để đu đủ ngấm gia vị trong vòng 15 phút. Sau đó, vớt đu đủ ra vắt ráo nước, rắc 1 ít bột phô mai lên trên.

Bước 3: Thực hiện chế biến món bánh khọt chay

Bột bánh xèo cho vào tô nước pha loãng, tùy lượng bột cần pha mà cho lượng nước vừa đủ, thêm 1 chút dầu ăn để bột không bị đặc quánh.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu và ít hành boa rô băm nhuyễn vào phi cho thơm. Cho cà rốt, ớt chuông Đà Lạt, xúc xích thái hạt lựu, nấm mỡ vào xào xơ cho đến khi các nguyên liệu chín đều thì nêm nếm một ít nước mắm chay, ½ muỗng đường, ½ muỗng hạt nêm cho vừa ăn.

Đổ bánh khọt chay: Chuẩn bị sẵn khuôn đổ bánh khọt, bắc lên bếp than, múc 1 ít dầu ăn tráng vào khuôn rồi múc phần bột bánh xèo pha loãng với nước cho đầy miệng khuôn. Đậy nắp để bột chín, khi thấy bột chuyển sang màu vàng ươm thì múc phần hỗn hợp nhân vào giữa khuôn bánh. Tiếp tục nấu cho đến khi bánh giòn có thể gắp ra khỏi khuôn là được.

Thực hiện đổ phần bột vào khuôn cho đến khi hết bột và phần nhân rau củ đổ bánh.

Gắp từng miếng bánh khọt chay ra đĩa, múc ít hành lá lên bánh và rắc bột phô mai lên trên từng miếng bánh

Bánh khọt chay ăn kèm với các loại rau sống, rau rừng ,… chấm bánh khọt chay với nước mắm chua ngọt và ăn kèm với gỏi đu đủ.

3. Yêu cầu đối với cách thực hiện món bánh khọt chay:

Món bánh khọt chay với hương vị béo ngậy, giòn rụm khi ăn kèm với các loại rau sống và chấm nước mắm chua ngọt càng làm tăng thêm hương vị hấp dẫn của món ăn này.

Để tự tay chế biến món bánh khọt chay ngon đúng chuẩn và thưởng thức hết hương vị của bánh khi ăn, bạn nên:

Xào các nguyên liệu làm phần nhân trước khi cho vào khuôn bánh để giữ được độ giòn và hương vị ngọt thanh mát tự nhiên của các loại rau củ.

Phần bột bánh đổ vào khuôn với lượng vừa đủ để khi khuôn bánh chín có hình dáng đẹp cũng như không có cảm giác ngấy và ngán khi ăn bởi ăn quá nhiều bột bánh làm mất đi hương vị của các loại rau củ ăn kèm.

Bánh khọt phải có màu sắc vàng ươm bắt mắt và có cảm giác giòn rụm khi ăn.

Bí Quyết Làm Món Cá Om Dưa Siêu Thơm Ngon

Bí quyết làm món CÁ OM DƯA siêu thơm ngon

05/06/2019

916

lượt xem

1 con cá chép nặng tầm 1 – 1,2 kg

200g thịt mỡ hoặc thịt ba chỉ

400 – 500g dưa cải muối chua

2 củ hành khô

Nghệ tươi: 1 nghệ củ hoặc bột nghệ

2 – 3 trái cà chua

1 bó nhỏ hành lá

1 bó nhỏ thì là

1 – 2 trái ớt tươi

1 chén con giấm bỗng

Cá chép

Mangmua về đi rửa sạch, loại bỏ mang cá, bỏ hết nội tạng trong bụng cá, lưu ý làm sạch hết phần đen trong bụng cá. Để làm sạch cá bạn hãy dùng muối chà xát lên cả bên trong và bên ngoài con cá, sau đó rửa qua với nước rồi để ráo. Để cá trở nên đẹp mắt và ngấm gia vị hơn thì các bạn dùng dao khía các đường chéo lên thân cá.

Dưa chua bạn vắt ráo nước, để riêng phần nước và phần dưa ra (nếu dưa muối chín quá bạn hãy rửa qua vài lần nước rồi để ráo).

Rửa sạch thịt mỡ, để ráo nước, sau đó thái thịt thành các miếng nhỏ mỏng vừa ăn.

Rửa sạch cà chua và thái thành từng miếng bằng ngón tay

Cạo bỏ vỏ gừng , rửa sạch và thái sợi nhỏ

Rửa sạch ớt, bỏ hạt, phần đập dập, bỏ cuống

Hành lá nhặt bỏ gốc, rửa sạch và thái nhỏ

Thì là nhặt bỏ gốc, rửa sạch và thái khúc

Các bước làm cá chép om dưa

Bước

 1: Chiên tóp mỡ

Đặt chảo lên bếp, cho mỡ vào sau đó đun mở nhỏ lửa, đảo đều tay để tránh bị cháy tóp mỡ. Từ từ top mỡ sẽ tiết ra phần mỡ và miếng tóp mỡ khô lại, khi này bạn hãy vớt hết các phần tóp ra để lại mỡ dùng chiên cá.

Phần mỡ của tóp mỡ là một nguyên liệu rất quan trọng nó giúp tạo vị béo thơm ngậy cho phần cá chép om dưa cực kì hấp dẫn.

Lưu ý: Bạn không nên chiên tóp mỡ quá lâu chỉ cần chuyên thấy phần tóp chuyển sang màu vàng là có thể vớt ra được. Nếu chiên quá lâu sẽ làm mất vị béo ngậy khi làm món cá chép om dưa.

Cho cá chép vào chảo mỡ vừa chiên top mỡ hoặc bạn có thể dùng dầu chiên sơ qua cá, Khi thấy 2 mặt cá chuyển sang màu vàng là được, không nên chiên chín vì sẽ làm cá bị nát.

Đối với món cá chép om dưa bạn không cần chiên qua cá cũng được nhưng nếu bạn chiên qua sẽ giảm bớt mùi tanh, sẽ giúp phần thịt săn lại thơm ngon hơn. 

Cà chua sau khi đã rửa sạch mang đi xào với mỡ hoặc dầu

Bước 4: Xào dưa chua

Tiếp đó bạn hãy cho phần dưa đã vắt vào cùng với cà chua rồi xào lên, cho gia vị nêm nếm cho vừa ăn. Khi dưa đã xào chín cho ớt (nếu bạn không ăn được cay thì không cho cũng được) và gừng sợi vào rồi cho ít dấm bỗng vào và đảo đều nguyên liệu.

 Lượng nước trong nồi phải chế đủ sao cho đến khi cho cá vào nấu thì nước sâm sấp mặt cá.

Cá chép còn nguyên vẹn, thịt cá không bị nát, cá chín vàng 2 mặt, thịt ngon ngọt, thấm gia vị đậm đà

Dưa chua chín mềm nhưng vẫn giữ được vị giòn đặc trưng của dưa. Dưa thấm dầu ăn rất ngon, tóp mỡ mềm ngọt, ăn bùi bùi, không ngán.

Nước om vừa ăn, vị đậm đà, nổi bật nhất đó là vị chua dịu của dưa chua kết hợp với dấm và vị cay nhẹ của ớt.

Cách làm cá chép om dưa rất dễ phải không, đảm bảo chỉ sau vài phút gia đình bạn sẽ đánh bay món cá chép om dưa thơm ngon này..

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Làm Món Sữa Chua Hoa Quả Dầm Siêu Hấp Dẫn trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!