Cập nhật thông tin chi tiết về Bật Mí Cách Ủ Bột Và Bảo Quản Bột Bánh Bao Đã Nhào mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cách ủ bột bánh bao
Nguyên liệu làm vỏ bánh bao
Nguyên liệu cho 8 chiếc bánh
1 thìa cà phê men khô
½ thìa canh đường
250g bột mì đa dụng
1 thìa cà phê bột nở
130ml nước ấm
1 thìa canh dầu ăn
50g đường
1 chút muối
800ml sữa tươi tiệt trùng không đường.
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị men nở:
Trước khi nhào bột, bạn nên chuẩn bị phần men nở trước bằng cách hòa tan đường vào 1 chút nước ấm, sau đó cho men nở vào và khuấy nhẹ (để men nghỉ khoảng 20 phút)
Bước 2: Trộn và nhào bột:
Tiếp theo trộn đều bột mỳ + bột nở + muối + đường lại với nhau và đổ phần men nở đã hòa ở trên vào trộn đều.
Cho thêm dầu ăn và sữa tươi vào nhào bột thành khối dẻo và mịn.
Bước 3: Ủ bột
Bánh bao ngon phần lớn nhờ vào ủ bột điều này thật đúng, công đoạn này rất quan trọng. Sau khi bạn nhào bột xong, rồi cho nguyên bột vào chậu và phủ khăn ẩm lên trên. Chờ sau 1-2 tiếng, bạn thấy bột nở đạt đến kích thước mong đợi thì mới bột ra làm bánh.
Lưu ý: Bạn nên để bột nở đúng thời gian cần thiết nếu không thì bột sẽ nở kém và không xốp.
2. Cách bảo quản bột bánh bao đã nhào
Cách bảo quản bột bánh bao đã nhào
Khi bạn đã nhào bánh bao nhưng lại chưa muốn hấp luôn, thì khi ủ bột, bạn ủ trong 2-3 tiếng, đây là thời gian bảo quản của bột. Không nên ủ bột lâu quá bột sẽ chua và hỏng.
Trong trường hợp bạn đã làm xong vỏ bánh, và cho phần nhân tạo hình rồi, thì bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, có thể giữ được 1 tuần.
3. Cách bảo quản bánh bao đã hấp
Cách bảo quản bánh bao đã hấp
Nếu bánh bao đã được hấp rồi thì điều đầu tiên bạn phải đợi cho bánh thật nguội hẳn thì mới được đem đi bảo quản. Không nên để bánh nóng vì bánh bao nóng để trong tủ lạnh sẽ làm bánh bị ướt nhớt và không bảo quản được lâu.
Sau khi chờ cho bánh bao nguội hẳn, bạn để bánh vào hộp đựng kín hoặc bọc qua lớp túi màng bọc bọc kín lại rồi để chúng vào ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này bánh bao của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn, giữ được hương vị và còn giữ được chất dinh dưỡng nữa.
Tại Quang Huy plaza có nhiều sản phẩm về tủ hấp bánh bao rất hiệu quả và chất lượng, giá cả phải chăng. Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hãy lên hệ tới hotline 0966623666 hoặc truy cập trực tiếp trang web này để được đặt hàng và tư vấn sớm nhất.
CÔNG TY TNHH BẾP VIỆT QUANG HUY
Địa chỉ : Số 16/77 Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội
Các Lưu Ý Khi Thao Tác Nhào Bột, Ủ Và Hấp Bánh Bao
Thao tác làm bánh bao đơn giản hơn rất nhiều so với làm bánh mì vì thời gian nhào bột chỉ bằng 1/3 do không cần nhào đến khi bột tạo màng căng, kĩ thuật vê bánh cũng không yêu cầu cao siêu gì cả, chỉ cần túm các mép bột về phía sau và lăn cho tròn là xong 😛 . Nhưng nó khó ở phần canh ủ lúc nào đạt để đem đi hấp và hấp làm sao để bánh được căng mịn no tròn 😛
Cũng như trong bài viết Bí quyết làm bánh mì lạt & ngọt thì nếu bạn dùng men instant thì không cần kích hoạt làm gì và thực tế là ở Việt Nam loại men này bán phổ biến mà 😛 .
Nếu hàm lượng đường trong công thức vỏ bánh chiếm 10% tổng trọng lượng bột khô (nghĩa là 300g bột thì có 30g đường) thì bạn nên dùng men cho bánh mì lạt (bao bì màu đỏ).
Không sử dụng sữa/nước đun ấm mà dùng sữa/nước ướp lạnh. Sử dụng nước/sữa ướp lạnh sẽ kiềm hãm hoạt động của men trong lúc nhào bột thì mùi vị bánh cũng sẽ ngon hơn vì được lên men chậm.
Nhào bột bánh bao thì không yêu cầu phải tạo được màng căng như bánh mì, nhưng không có nghĩa là bạn nhào sơ sài cho có 😛 và nhà đã có máy nhào thì dùng máy chứ đừng dùng tay 😉 . Bạn cần nhào bột đến khi tạo thành khối mềm dẻo, bề mặt nhẵn láng, sờ vào không dính tay và không dính vào thành âu trộn bột. Nhào bột đạt sẽ góp phần làm cho mặt bánh mịn, nở tốt hơn và màu bánh trắng hơn. Ngoài ra nhào bột đạt cũng giúp bạn không phải sử dụng quá nhiều bột áo trong lúc cán bột tạo hình nên sẽ làm bánh không bị khô. Với que trộn bột của máy đánh trứng Bosch MFQ36400 (công suất 450W) , thời gian nhào khoảng 15 phút ở tốc độ thấp nhất cho 300g bột khô.
Bánh bao thì tùy theo công thức, sẽ có công thức yêu cầu 1 lần ủ, có công thức là 2 lần ủ (mình sẽ mô tả chi tiết trong phần 3 nha 😛 ). Dù theo cách nào thì lần ủ cuối cùng sau khi tạo hình bạn cũng không được để bánh nở quá (overproof), lúc đó khi hấp thì vỏ bánh sẽ nhăn nheo như da bà già chứ không còn căng mướt như mông em bé nữa 😆 .
Thông thường bạn chỉ chờ đến khi bánh nở tầm 30% thì đem đi hấp là vừa đẹp. Nhưng cái khó là nhìn sao để biết được là nó không nở quá hoặc chưa nở đạt . Thông thường nếu không có kinh nghiệm thì dùng cách sau: hãy ngắt 1 viên bột nhỏ và làm đúng thao tác cán bột, tạo hình, sau đó cho vào ly thủy tinh nhỏ ( ly uống rượu càng tốt) đo và đánh dấu chiều cao. Ví dụ như chiều cao bạn đo được là 2cm, thì khi bột nở đạt là nó cao thêm 0.5cm thì đem đi hấp .
Nếu đã có kinh nghiệm rồi thì bạn sẽ thấy mặt bánh trở nên mỏng hơn, sờ nhẹ tay mềm mại, có chút đàn hồi và khi cầm bánh bạn sẽ cảm nhận nó sẽ nhẹ hơn khi mới vừa tạo hình xong.
Một điểm lưu ý nữa là nếu nồi hấp của bạn không đủ hấp tất cả bánh cùng 1 lúc, hãy để các bánh của mẻ sau vào trong tủ lạnh để làm chậm lại quá trình lên men. Trước khi bỏ chúng vào tủ lạnh thì đừng quên bọc màng flim để tránh bánh bị khô.
Như trong mình cũng đã nói lý do rồi đó, bánh dùng shortening thì ít bị xệ hơn là dùng dầu ăn. Nên bánh homemade thì bạn nên chấp nhận chúng bè hơn tí nhưng tốt cho sức khỏe hơn 😉 .
Kích thước bánh càng nhỏ thì bánh càng ít bè hơn. Để bánh được tròn trịa thì mỗi bánh chỉ tầm 50g bột nhào và nếu thêm nhân thì là 30g nhân. Bánh càng to thì càng bị bè hơn.
Thao tác vê bột và tạo hình cũng góp phần làm bánh ít bị bè 😛 . Bột cần vê tròn và cao nhất có thể thay vì ấn dẹp. Với nhân (mặn/ngọt) thì bạn cũng cần vê tròn nhân trước khi cho vào vỏ bánh.
Có nhiều ý kiến cho rằng cho giấm vào nước hấp sẽ giúp bánh trắng hơn. Mình có thử thì cũng chẳng có gì khác biệt, có khác là bánh ám tí mùi dấm nên kém ngon 😛 và thay vì bánh trắng hơn thì nồi hấp của mình đen thui luôn ( mình dùng nồi nhôm ^^) . Nếu cho giấm vào lúc nhào bột làm bánh trắng hơn thì đúng vì trong giấm có acid acetic tương tự như acid citric trong chanh sẽ làm mạng gluten chắc hơn, đàn hồi hơn nên nhìn bánh sẽ trắng. Nhưng nếu cho giấm vào nước để hấp bánh để làm trắng bánh thì theo mình không đúng 😛 nên tốt nhất là đừng cho giấm vào làm gì.
Bánh bán ở ngoài thị trường sẽ trắng hơn bánh nhà làm bởi 3 lý do: bột chuyên dụng, shortening và dùng phụ gia.
Màu của bột mì càng trắng thì bánh sẽ trắng và khi bạn kinh doanh thì sẽ có loại bột mì chuyên dụng để làm bánh bao. Nếu làm ở nhà thì mình thấy bột Meizan hoặc Baker Choice 11 đều cho màu bánh trắng như nhau 😛 .
Shortening sẽ giúp bánh trắng hơn do có màu trắng đục nhưng nhà làm thì dùng dầu ăn nha 😛
Bột nở (baking powder) làm bánh bông xốp hơn nên nhìn cũng trắng trẻo hơn 😉 nhưng mình không khuyến khích bạn dùng khi làm cho gia đình.
Phụ gia, sau bột mì, chính là yếu tố giúp bánh trắng trẻo bông xốp dai đàn hồi hơn bánh nhà làm 😛 . Như mình cũng đã nói, trong phụ gia thì acid ascorbic và nhũ hóa chính là nhân tố then chốt làm bánh trắng hơn. Ở nhà thì bạn nên dùng sữa chua để thay một phần chất lỏng thì cũng sẽ làm bánh trắng hơn.
Nhào bột đạt (mịn, dẻo, không dính tay, không dính vào thành âu) và vê bột đúng kĩ thuật cũng sẽ làm màu bánh trắng hơn.
8. Một số vấn đề thường gặp sau khi hấp bánh
Có hai cách hấp bánh, một là với lửa vừa hoặc là với lửa nhỏ và nắp nồi cần được lót khăn để tránh nước hấp rơi vào làm rỗ mặt bánh.
Hấp bánh với lửa nhỏ phù hợp cho bánh bao tạo hình và có pha màu tự nhiên để giữ được màu bánh cũng như thớ bánh mịn và không phồng quá to làm mất nét của bánh.
Những vấn đề rất phổ biến mà bạn gặp phải sau khi hấp bánh :
Bánh nở kém, ruột bết, bánh bị chai và không nở
– Bột ủ lần cuối chưa nở đủ đã đem đi hấp
– Bột nở quá ( thường bị khi hấp số lượng bánh nhiều nhưng nồi hấp bé nên phải chia làm nhiều lần hấp, và nhiệt độ phòng nóng nên các lần hấp sau bánh sẽ kém nở, không còn bông xốp nữa)
– Bột khô ( độ hút nước thay đổi theo từng loại bột, bạn sử dụng bột mì của hãng khác thì phải điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp)
– Lấy bánh quá sớm nên bánh chưa nở hết
Do nước từ nắp nồi rơi vào bánh. Bạnh dùng nồi hấp thì phải phủ khăn xong rồi mới đậy nắp. Nếu dùng xửng tre thì nước không bị đọng lại ở nắp nồi do nắp có lỗ thoát khí.
– vê bột chưa đúng cách, hoặc rắc bột áo không đều khiến viên bột dính vào mặt bàn lúc vê làm rách mặt bột.
– nhồi bột chưa đủ mịn
– hấp bánh quá lâu hoặc hấp xong mà chưa lấy bánh ra khỏi nồi
Bánh sau khi hấp xong, để nguội, cho vào hộp kín hoặc túi ni long cột chặt và để ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tuần. Ngày hôm sau nếu muốn ăn thì bạn cần hấp lại với nồi hấp hoặc dùng lò vi sóng ( nên xịt 1 lớp nước mỏng lên mặt bánh để bánh đỡ khô). Nếu muốn để bánh lâu hơn bạn nên cấp đông, khi cần thì lấy ra rã đông và hấp lại.
Hình ảnh tiêu đề lấy từ hiclipart.com
Bật Mí Cách Bảo Quản Bánh Bao Trong Tủ Lạnh Giữ Được 1 Tuần
Cách bảo quản bánh bao chưa hấp
Một chiếc bánh bao nếu muốn nếm trọn vị ngon và tinh lọc hết các chất dinh dưỡng có trong bánh thì tốt nhất vẫn là dùng ngay sau khi bánh đã hấp xong. Tuy nhiên, nếu bạn muốn làm nhiều bánh báo để ăn dần hoặc lỡ tay pha quá nhiều bột và vẫn chưa đem đi hấp thì vẫn có thể giữ lâu dài.
Cách bảo quản bánh bao chưa hấp tốt nhất là cất giữ bột mì đã trộn. Thông thường, nếu không sử dụng men nở, bạn cần ủ bột đến 4 tiếng, do đó, bạn có thể bớt đi thời gian ủ bột còn 2 – 3 tiếng để bảo quản bánh tốt hơn vì ủ quá lâu sẽ làm bánh bị chua, nhanh hư hỏng.
Cách bảo quản bánh bao chưa hấp tốt nhất là cất giữ bột mì đã trộn
Cách bảo quản bánh bao trong tủ lạnh khi bánh đã được tạo hình
Sau khi đã hoàn tất tất cả các công đoạn của việc tạo ra một chiếc bánh bao hoàn chỉnh, chỉ chờ đem vào hấp chiên mà nhận ra là bạn dùng không hết thì có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian lưu trữ là khoảng được 1 tuần. Lưu ý cần bảo bánh bao vào bọc nilong buộc chặt rồi mới cho vào tủ lạnh để tránh lẫn mùi với các thức ăn khác làm bánh nhanh hỏng.
Nếu đã được tạo hình, tốt nhất bạn nên dùng cách bảo quản bánh bao trong tủ lạnh
Đối với bánh đã hấp, cách bảo quản bánh bao như thế nào?
Nếu đã hấp chín bánh rồi và cần chia ra dùng cho nhiều bữa thì trước hết bạn phải đợi bánh nguội đi hoàn toàn mới đem đi bảo quản. Cách bảo quản bánh bao trong tủ lạnh khi bánh vẫn còn nóng không những không giữ bánh được lâu mà còn gây hiện tượng đổ nhớt, bạn sẽ phải vứt đi trong vài giờ sau đó. Cần cất giữ bánh trong túi ni lông đã bịt kín để giữ lại hương thơm cũng như chất dinh dưỡng trong bánh. Cách khác, bạn có thể bảo quản bánh bao trong ngăn đá tủ lạnh, hôm sau muốn ăn thì để rã đông và hâm lại bằng lò vi sóng hoặc hấp cách thủy.
Cách bảo quản bánh bao trong tủ lạnh khi bánh đã nguội hẳn sau khi hấp
Thêm một cách bảo quản bánh bao vô cùng hữu dụng là sử dụng tủ hấp bánh bao để giữ nóng cho bánh, đảm bảo bánh luôn mềm dịu, thơm ngon, hấp dẫn. Để mua được tủ hấp bánh bao mini dùng điện chất lượng với giá tốt nhất trên thị trường hãy đến với Sao Băng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các thiết bị nhà bếp khác như: tủ cơm công nghiệp, nồi nấu phở bằng điện, bếp Á, bếp chiên nhúng điện, lò quay vịt gà heo… Để được tư vấn thêm thông tin chi tiết, vui lòng gọi số hotline: 0909 711 548.
Cách Bảo Quản Bánh Bao Được Lâu
CÁCH BẢO QUẢN BÁNH BAO ĐƯỢC LÂU
CÁCH BẢO QUẢN BÁNH BAO ĐƯỢC LÂU
Bạn luôn muốn tự học làm bánh bao để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn nhưng lo ngại không bảo quản được lâu. Vậy cách bảo quản bánh bao được lâu thì nên làm thế nào? Đừng quá lo lắng vì sau đây Sạch Store sẽ hướng dẫn các bạn cách lưu quản bánh bao sao cho được lâu nhất mà bánh sau khi hấp lại vẫn thơm ngon rồi không bị biến chất.
CÁCH BẢO QUẢN BÁNH BAO ĐƯỢC LÂU, THƠM NGON, KHÔNG BỊ HƯ
Một chiếc bánh bao ngon nhất vẫn là ăn ngay sau khi bánh vừa mới hấp xong, bởi khi này bánh còn nóng hổi, hương vị còn được giữ nguyên cộng thêm thơm phức nên rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn làm chiếc bánh ăn cả buổi tối và sáng thì đôi khi cần phải bảo quản bánh lâu hơn, hoặc khi bạn buôn bán cũng cần đến các phương pháp bảo quản đặt bánh không bị hư hỏng và vẫn an toàn, thơm ngon khi thưởng thức bánh.
Có hai cách cho bạn lựa chọn để bảo quản: Đó là bảo quản bột và cách bảo quản bánh bao đã hấp.
Cách bảo quản bánh bao được lâu đó là bảo quản bột
Lúc này bánh bao chưa hấp, khi ủ bột, bạn chỉ ủ trong thời gian 2-3 tiếng đồng hồ, và đây cũng là thời gian bảo quản để cho bột. Nếu thời gian ủ bột lâu quá bột sẽ bị chua và hư bởi vì bột có sử dụng men hoặc bột nở. Trường hợp bạn làm xong lớp ngoài, cho phần nhân vào sau đó tạo hình xong xuôi, lúc này các chị có thể cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh đặt bảo quản. Với cách này sẽ giúp bạn bảo quản được tầm 1 tuần.
Cách bảo quản bánh bao được lâu đối với bánh bao đã hấp
Bây giờ bạn cần phải chờ bánh thật nguội hẳn rồi mới đem đi bảo quản, đừng để món bánh quá nóng vì nếu mọi người để bánh bao nóng vào tủ lạnh không mỗi không bảo quản được lâu mà bánh còn bị nhớt nữa.
Lưu ý nhỏ là đợi bánh bao nguội hẳn bạn mới lấy bánh bao vào hộp đựng hoặc một tấm túi nilon bọc kín lại rồi cho chúng vào ngăn mát tủ đá.
Như vậy chiếc bánh bao của bạn sẽ được ấp ủ lâu hơn và khi ăn cũng vẫn giữ được mùi vị thơm ngon của nó. Với cách này cũng khiến chất dinh dưỡng có trong những chiếc bánh không bị mất đi.
Bạn đang xem bài viết Bật Mí Cách Ủ Bột Và Bảo Quản Bột Bánh Bao Đã Nhào trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!