Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Tráng Trộn Thịt Bằm – Món Ăn Vặt Mới Nổi Ở Sài Gòn mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sài Gòn được coi là “thánh địa” của món bánh tráng trộn. Thực đơn bánh tráng trộn tại Sài Gòn luôn được cập nhật mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Món bánh tráng trộn thịt bằm là một trong những món ăn vặt mới nổi được teen Sài thành rất yêu thích.
Cách làm món bánh tráng trộn thịt bằm đơn giản tại nhà
Nguyên liệu làm bánh tráng thịt bằm
Bánh tráng trộn 80g
Thịt heo băm nhuyễn: 100g
Tỏi củ: 80g
Hành củ 80g
Đậu phộng( lạc) 200 gr
2 nhánh hành lá
Sa tế 1 thìa canh
Xoài xanh: 1 trái
Ruốc: 100 gr
Rau răm
Nước cốt chanh 3 thìa canh
Ớt băm ½ thìa cà phê
Nước mắm: 2 muỗng canh
Đường cát: 2 muỗng canh
Muối: 1/2 muỗng cà phê
1 chút dầu ăn
Lưu ý:
Bạn có thể thay đổi số lượng nguyên liệu tùy vào khẩu phần ăn cũng như sở thích của riêng bạn.
Ngoài những nguyên liệu trên, bạn cần sử dụng các dụng sau để làm món bánh tráng trộn thịt bằm: Chảo, bát, thớt, dao, đũa ăn.
Cách chế biến món bánh tráng trộn thịt bằm
Bước 1:
Rang hoặc sấy đậu phộng
Cho 200gr đậu phộng vào chảo nóng, sau đó tiến hành rang đậu phộng cho đến khi đậu vàng thơm thì lấy ra. Đợi cho đến khi đậu phộng nguội rồi bạn bọc lớp vỏ đi rồi đập dập.
Bước 2: Phi hành tỏi.
Hành tím bạn bóc vỏ đem rửa sạch rồi cắt mỏng. Sau đó bạn cho một ít dầu vào chảo, đun sôi dầu rồi bỏ vào chảo đã sôi dầu vào phi lên cho đến khi hành thơm thì vớt ra, để ráo dầu.
Tỏi bạn cũng bóc vỏ bỏ rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Sau đó bạn cho vào tỏi vào chảo dầu lúc nãy đã phi hành và phi thơm tỏi, sau khi tỏi thơm và ngả màu vàng thì cho tỏi ra bát.
Mẹo nhỏ: Khi phi hành tỏi, bạn không nên để lửa quá to để tránh hành và tỏi bị cháy
Bước 3: Làm nhân mỡ hành
Hành lá bạn mua về khoảng 2 nhánh rồi bỏ rễ và phần lá bị úa đi rồi rửa sạch, sau đó cắt nhỏ. Sau đó bạn lấy dầu lúc nãy đã phi hành tỏi rồi bỏ một ít vào hành lá.
Bước 4: Xào thịt đã băm.
Để làm món bánh tráng trộn thịt băm thì thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu. Để xào thịt thơm ngon, bạn cho chảo 1 thìa canh dầu phi đã hành tỏi vào chảo, khi dầu đã sôi thì cho thịt bằm vào. Sau đó bạn nhanh tay đảo thịt để thịt rơi ra không bị vón cục. Tiếp theo bạn cho thêm vào chảo thịt đang xào một ít muối và một ít hạt nêm để thịt ngấm đều gia vị. Cuối cùng cho mỡ hành đã làm vào là xong rồi.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Ruốc mua về đem cho vào chảo rồi rang lại cho nóng trên bếp lửa, sau đó cho ra 1 cái bát riêng.
Xoài mua về rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt mỏng. Rau răm rửa sạch, lặt bỏ lá hư.
Lưu ý:
Ruốc sử dụng để làm bánh tráng trộn thịt băm làm ruốc khô.
Bạn nên mua xoài xanh để làm bánh tráng trộn có vị chua sẽ ngon hơn.
Bước 6:
Chế biến nước trộn cho bánh tráng.
Với bánh tráng trộn thịt băm thì phần nước trộn là phần quan trọng để làm nên hương vị thơm ngon cho món ăn. Trước tiên bạn giã nhỏ một ít tỏi ớt sau đó để khô. Trong lúc đợi tỏi ớt khô nước thì bạn cho vào bát một thìa canh đường, ba thìa canh nước cốt chanh và và 2 muỗng canh nước mắm. Sau khi đường đã hòa tan vào nước mắm thì bạn cho phần tỏi ớt vào khuấy đều lên.
Thế là chúng ta đã hoàn thành xong món bánh tráng trộn thịt băm hấp dẫn rồi, bây giờ chỉ cần việc thưởng thức thôi.
Cách thưởng thức bánh tráng trộn thịt bằm Sài thành
Bánh tráng thịt bằm là sự kết hợp hoàn hảo giữa bánh tráng trộn và bánh tráng nướng. Người thợ làm bánh trộn các nguyên liệu của bánh tráng nướng như ruốc khô, hành phi, mỡ hành, thịt băm với bánh tráng xắt sợi mỏng mang đến một hương vị rất khác biệt.
Để thưởng thức món bánh tráng độc đáo này, bạn chỉ cần trộn đều thịt bằm, mỡ hành và nước mắm, ruốc khô, xoài xanh cho thấm đều vào từng sợi bánh tráng là có ngay một suất bánh tráng trộn hoàn hảo.
Khi mua món ăn này ở ngoài cửa hàng, bánh tráng trộn thịt bằm thường được đựng trong ly to, loại ly thường được dùng để đựng trà sữa size lớn nên chúng có thể cầm tay rất tiện lợi, sạch sẽ, ăn chưa xong có thể đóng nắp hộp mang về, rất tiết kiệm. Chi phí cho mỗi suất bánh tráng trộn như thế này cũng rất rẻ: chỉ 20 ngàn đồng là bạn đã có một suất bánh tráng ăn thỏa thích.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo những sản phẩm bánh tráng trộn Tây Ninh của Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình qua hotline 091 222 02 01 hoặc truy cập website: https://banhtrangnhubinh.com/
Món Ăn Vặt Độc Đáo Của Sài Gòn
Sài Gòn lắm món lạ, nhưng trong số các món ngon lạ ấy có thứ bình dân mà được nhiều người ưa thích hơn cả. Đó là món bột chiên Sài Gòn.
Bột chiên là món ăn vặt đậm chất Sài Gòn. Bất kể ai mới tới mảnh đất này, nếu muốn tìm một món ngon lạ mà bình dân, hầu hết đều được người Sài Gòn đưa đi ăn bột chiên.
Bột chiên Sài Gòn có lẽ có khởi nguồn từ Chợ Lớn, khu vực sinh sống, khởi nghiệp của đông đảo tiểu thương trong cộng đồng người Hoa sống tại Sài Gòn. Nhưng ngày nay bột chiên lại có hai phong cách khác nhau khá rõ rệt. Thứ nhất là bột chiên kiểu Chợ Lớn, miếng bột thuôn dài, khá tiết chế dầu mà hầu như chiên bằng xì dầu đậm chất Trung Hoa. Kiểu thứ hai, ra đời sau, cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa nhưng miếng bột xắn vuông vức, chiên ngập dầu, giòn và nóng hơn nhiều so với cách chiên truyền thống gần gũi với người Sài Gòn hơn, và cũng được ưu ái bằng cái tên gọi: bột chiên Sài Gòn.
Đầu những năm 90 của thế kỉ chiên, món bột chiên Sài Gòn gắn với con đường Võ Văn Tần ở quận 3. Thời đó phố phường còn thưa thớt, nhưng những dày hàng bột chiên trên đường Võ Văn Tần luôn tấp nập khách khứa.Nguyên liệu làm bột chiên Sài Gòn hết sức đơn giản, chỉ là bột mì pha chút bột năng, trộn thêm ít dầu ăn rồi đem đun nhỏ lửa cho bột săn chắc lại, ngả màu trắng ngà. Tiếp đến, bột được hấp trong các khuôn hình vuông rồi để nguội, xắt thành từng miếng nhỏ hơn rồi đem chiên trên chảo dầu nóng. Nhưng món bột chiên không chỉ đơn giản là vài miếng bột vàng giòn, khi gần chín, người bán sẽ đập thêm trứng gà cùng ít hành thái nhỏ cho dậy mùi thơm.
Đĩa bột chiên đưa lên bàn còn nóng xèo xèo, hương trứng, hành phi thơm ngào ngạt. Bột chiên chấm nước tương được pha chế hơi sánh, vị đậm đà chen lẫn chút cay tê của ớt. Cũng không thể thiếu chút cà rốt, đu đủ bào sợi ăn kèm bột cho đỡ ngán. Hóa ra bột chiên không “nhạt nhẽo” như tên gọi mà cũng đa sắc, đủ vị, đủ khiến người ta mê mẩn. Bột chiên dùng nguyên liệu đơn giản, cách chế biến cũng không mấy cầu kì nhưng để làm được miếng bột ngon cũng đòi hỏi không ít kinh nghiệm và sự tài hoa. Miếng bột phải có lớp vỏ ngoài giòn mà ruột vẫn mềm, vàng ruộm chứ không được cháy cạnh.
Ngày nay, trên đường Võ Văn Tần vẫn có một hàng bột chiên rất ngon, nằm ở góc đường Cách mạng tháng 8 và Võ Văn Tần. Bột chiên ở đây được đánh giá và giòn và thơm khó đâu có thể sánh được.
Cũng không thể nhắc qua về “phiên bản” bột chiên Chợ Lớn. Thoạt nhìn, miếng bột chiên Chợ Lớn trông giống món khoai tây chiên nhiều hơn bởi hình dáng thuôn dài, thường được chiên sẵn nên có màu vàng bắt mắt. Bột chiên Chợ Lớn được chiên với rất ít dầu. Bột cũng chiên kèm trứng, hành hoa nhưng không ăn với đu đủ mà dùng kèm cải xá bấu, một loại củ cải muối của người Hoa. Ngày nay, khu vực Chợ Lớn (quận 5) vẫn có khá nhiều quán bột chiên, hương vị không khác nhau nhiều và cùng mang nét đặc trưng của bột chiên Chợ Lớn.
Dù theo phương cách nào, hương vị khác biệt ra sao thì bột chiên Sài Gòn vẫn là món ăn vặt bình dân, gẫn gũi bậc nhất Sài Gòn. Miếng bột giòn giòn, trứng ruộm vàng béo ngậy, nước tương đậm đà, chỉ đơn giản vậy thôi mà trở thành món ngon đầy tự hào của riêng người dân Sài Gòn.
Cùng Danh Mục :
Comments
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Để Bán Chuẩn Vị Sài Gòn
Ngày đăng tin: 09:39:50 – 21/12/2019 – Số lần xem: 184
Công thức làm bánh tráng trộn đơn giản và dễ thực hiện với những nguyên liệu sẵn có dễ tìm có thể qua bất kỳ chợ nào bạn đều có thể mua được như bánh tráng, xoài, khô bò hoặc mực khô… bạn có thể tự làm cho mình một khẩu phần bánh tráng trộn tại nhà. Ngoài ra nếu thích kinh doanh TeachVN sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh tráng trộn để bán
1/ Cách làm bánh tráng trộn ngon với bò khô, tép để bán
Món ăn vặt được nhiều bạn trẻ yêu thích và nghiền là bánh trá ng trộn bởi vị ngon, thành phần đơn giản và dễ làm nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.
Vị dẻo dẻo của bánh tráng, chua chua thanh thanh của xoài, trứng cút luộc, đậm vị bò khô, tép rang và thơm mùi của hành phi, rau răm và một số gia vị khác như muối, sa tế, đậu phộng… tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên một món ăn ngon khó cưỡng.
Bánh tráng
Xoài xanh
Bò khô, mực khô
Tép rang
Trứng cút
Rau răm
Đậu phộng
Sa tế, dầu ăn, nước tương, muối bột tôm
Hành lá, hành khô, tỏi khô
Ngoài ra thêm chanh hoặc quất (tắc)
– Đầu tiên bạn cắt bánh tráng ra thành từng sợi to vừa ăn (khoảng 1 đốt ngón tay), đừng quá ngắn hay quá nhỏ khi trộn với gia vị sợi bánh tráng sẽ bị vụn ra, nát bánh.
– Cách dễ nhất là bánh tráng sau khi bạn mua về thường là hình tròn, bạn chỉ cần gấp đôi bánh lại và cắt theo chiều ngang từ sống bánh là được.
– Các bạn cắt bánh tráng vào một chiếc tô lớn hơn lượng bánh tráng và ước chừng nguyên liệu để trộn với các nguyên liệu khác cho dễ.
– Tiếp theo bạn sơ chế, làm sạch các nguyên liệu cần xử lý trên phần hướng dẫn làm bánh tráng trộn. Xoài rửa sạch, gọt vỏ, nạo thành từng sợi mỏng và dài.
– Sau khi sơ chế nguyên liệu bạn tiến hành thực hiện bước tiếp theo của hướng dẫn làm bánh tráng trộn.
– Bạn thực hiện bỏ lần lượt các chén nguyên liệu đã chuẩn bị vào tô bánh tráng đã cắt gồm xoài nạo sợi, bò khô, mực khô, tép rang, hành tỏi phi, mỡ hành, trứng cút.
– Bỏ muối tôm, sa tế và nước tương trộn đều rồi bỏ chung vào tô bánh tráng. Trộn đều nhẹ hàng để cho bánh thấm gia vị, tránh bóp mạnh nát trứng.
– Vắt thêm chanh hoặc tắc, bỏ đậu phộng (lạc rang) và rau răm thái đôi trộn đều. Vậy là bạn đã có món bánh tráng trộn ngon và dễ làm rồi.
– Lưu ý là bánh tráng trộn bạn nên ăn liền khi vừa trộn xong, bánh tráng vẫn còn độ giòn dai, không bị mềm. Không nên để bánh quá lâu bánh bị nát, ăn cũng mất vị ngon và dễ gây đau bụng.
Như vậy, chỉ tốn chút ít thời gian để tìm mua và chuẩn bị nguyên liệu, các bạn đã có công thức và tự tay làm được đĩa bánh tráng trộn thơm ngon lại sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh ngay tại nhà không cần phải ra ngoài hàng.
2. Cách làm bánh tráng trộn sate cực ngon đơn giản tại nhà
Nhắc đến ẩm thực đường phố ở Sài Thành thì chắc hẳn chúng ta không thể nào bỏ qua món bánh tráng trộn vừa dễ ăn nhưng cũng rất dễ làm. Dọc các con phố ăn vặt, các khu cổng trường đại học cao đẳng đến trường tiểu học, trung học cơ sở hay những khu vực chợ đêm…
Đối với những ai chưa từng ăn thử món ăn vặt này thì sẽ thắc mắc không biết rằng món ăn này ngon thế nào mà khiến mọi người phải xiêu lòng thích thú đến vậy.
Nhưng một khi đã ăn thử thì sẽ không thể thoát khỏi sức hấp dẫn của nó, vị cay cay của sa tế, chua chua của xoài, ngọt ngọt dai dai của bánh tráng trộn, thịt bò khô và trứng cút hoà quyện vào nhau đem đến một món ăn hết sức hấp dẫn.
Khi nấu một số món kho, xào, chỉ cần thêm một chút sa tế sẽ giúp các món trở nên đậm đà vị giác, hấp dẫn hơn cho món ăn, kích thích vị giác làm cho người ăn cảm thấy ngon miệng hơn rất nhiều.
Nguyên liệu làm món bánh tráng trộn sa tế đơn giản
Để có món bánh tráng trộn sa tế, những nguyên liệu cần thiết và không thể thiếu là
Bánh tráng (tùy khẩu phần nhiều ít )
200 gram xoài xanh
200 gram Thịt bò khô
1 lọ sa tế
5 – 6 quả trứng cút
Xì dầu, Giấm (Có thể thay bằng chanh hoặc quất tùy thích)
3 thìa cà phê đường trắng
50gr lạc (Đậu phộng) bóc vỏ và rang chín
Dụng cụ làm món bánh tráng sa tế cần có:
Tô sạch
Nạo (Dao bào). Kéo, dao
Nồi nhỏ
Hướng dẫn cách làm món bánh tráng trộn sate thơm ngon tại nhà
– Rửa sạch xoài xanh để ráo nước. Sau đó dùng nạo gọt sạch vỏ, bào thành dạng sợi bỏ vào chén nhỏ.
– Dùng kéo cắt bánh tráng thành miếng nhỏ tùy ý sao cho vừa miệng, đừng nên cắt quá nhỏ dạng sợi hay quá ngắn, bánh khi trộn sẽ bị vụn.
– Cho trứng cút vào nồi nhỏ luộc chín. Sau đó bóc vỏ, cho vào một cái chén sạch.
– Để có một đĩa bánh tráng trộn sa tế thơm ngon thì cách chế biến nước sốt là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy cho 3 thìa cà phê xì dầu (nước tương) + 3 thìa cà phê dấm (nếu dùng), bạn có thể thay bằng chanh hoặc tắc + 3 thìa cà phê đường trắng vào một cái bát nhỏ. Khuấy đều cho tan hết đường.
– Tiếp đến, bạn cho hỗn hợp nước sốt vừa làm vào tô bánh tráng trên. Dùng găng tay sạch và trộn đều chúng. Hỗn hợp sẽ có màu vàng nâu nhìn vô cùng thơm ngon và đẹp mắt !
3. Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn tại nhà hoặc để bán
Là món ăn vặt dễ dàng tìm thấy, nguyên liệu đơn giản, không khó với người kén ăn, không sợ mập, bánh tráng trộn là món ăn không thể bỏ qua khi bạn đến Sài gòn.
Vị dai dai của bánh tráng, cay cau của sa tế hay chua chua của xoài, đậm vị bò khô và hương thơm của rau răm… khiến cho bao người Sài Gòn coi đây là một món ăn vặt tuyệt vời nhất.
Nguyên liệu sử dụng cho món bánh tráng trộn Sài Gòn
1 gói bánh tráng
Xoài xanh một quả
Hành khô
Một mớ rau răm, quất (tắc)
Lạc (đậu phộng)
Thịt bò khô
Tép hoặc tôm đồng nhỏ
Trứng chim cút
Gia vị: xì dầu, sa tế, muối ớt
Hướng dẫn cách làm món bánh tráng trộn Sài Gòn đơn giản tại nhà
– Để có món bánh tráng trộn Sài Gòn nhanh chóng, thơm ngon đúng vị mà lại đơn giản, nhanh thì bước quan trọng đầu tiên là bạn phải chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ và sơ chế các loại nguyên liệu đó bỏ sẵn vào từng chén nhỏ.
– Dùng kéo cắt bánh tráng thành những miếng nhỏ vừa ăn. Gọt bỏ vỏ xoài xanh, bào nhỏ thành sợi. Rang lạc, xát bỏ vỏ, tách đôi hạt.
– Luộc chín trứng cút, để nguội, bóc bỏ vỏ. Bỏ các nguyên liệu trên ra từng chén nhỏ, bánh tráng bỏ vào một chiếc tô lớn có thể trộn các nguyên liệu.
– Xé nhỏ sợi bò khô, để riêng. Rửa sạch rau răm, cắt đôi hoặc 3, không cần quá nhỏ. Bóc vỏ hành khô, cắt lát mỏng.
– Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, sau đó cho hành vào phi thật thơm cho đến khi hành chuyển sang màu vàng thì cho ra một tô nhỏ, để nguội để chuẩn bị cho cách làm bánh tráng trộn thơm ngon. Tép rang khô rồi cho ra chén nhỏ.
– Tiến hành trộn các nguyên liệu cho món bánh tráng trộn Sài Gòn. Các bạn cho xoài đã nạo sợ vào bát có bánh tráng, cho bò khô, tép rang khô vào, đến mỡ hành, hành khô trứng cút cúng tiếp tục cho vào. Vắt nước quất, cho 1 muỗng xì dầu, 1 muỗng muối ớt vào rồi trộn đều cho bánh tráng thấm gia vị.
– Sau cùng bạn cho lạc rang và rau răm vào, đảo đều các nguyên liệu một lần nữa là được. Vậy là cách làm bánh tráng trộn đã hoàn thành và bạn có thể thưởng thức rồi
Món bánh tráng trộn Sài Gòn với hương vị thơm thơm, cay cay, mặn mặn, chua chua ăn thật đã miệng. Các bạn hãy ăn liền sẽ ngon hơn vì bánh tráng lúc đó vừa ăn, không mềm và dính vào nhau.
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn cực kỳ dễ với nguyên liệu đơn giản, các bạn có thể tự mua về làm, vừa ngon rẻ lại đảm bảo an toàn và ăn một lần sẽ nhớ mãi món ăn vặt này đấy.
Cách Làm Bánh Tráng Trộn Sài Gòn, Công Thức Làm Nước Sốt Bò
Nguyên liệu Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn, Công thức làm nước sốt bò
– Ớt, tỏi, sả.
-Dầu ăn.
-Dầu màu điều.
-Muối.
-Bột ngọt.
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn, Công thức làm nước sốt bò
– Bánh tráng thì bạn cần cắt thành những sợi dài với độ rộng khoảng 2 – 3 cm là vừa. Bạn lưu ý đừng cắt quá nhỏ bạn nha vì khi trộn sẽ dễ bị nát và rất khó gắp. Bạn có thể cắt thành miếng vừa ăn chứ không nhất thiết phải cắt sợi.
– Với trứng cút thì bạn luộc chín, lột bỏ vỏ. Để cho trứng cút ngon mà không bị ngán, có 1 bí quyết nho nhỏ là sau khi luộc, bạn có thể chiên trứng cút sơ qua. Việc này giúp trứng cút có một lớp da giòn giòn phía bên ngoài ăn rất lạ miệng
– Đối với đậu phộng rang, bạn có thể bóp nát trong quá trình tách vỏ ra làm hai. Bạn không nên giã đậu phộng quá nhỏ vì khi ăn với những nguyên liệu khác nó không còn vị béo và bùi đặc trưng của đậu phộng nữa.
– Rau răm rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái nhỏ. Tắc thì bạn cắt đôi vắt lấy nước, bỏ hạt. Xoài thì bạn dùng dao bào nhỏ.
– Xoài thì bạn bào sợi bằng đồ bào rau củ
Bước 2: Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn, Công thức làm nước sốt bò
– Sau đó, bạn cho 5 muỗng canh dầu vào chảo nóng. Tiếp đến, bạn phi thơm tỏi, sả cho đến khi thấy chúng ngả sang màu vàng là được, sau đó bỏ ớt đã băm vào.
– Bước này, bạn cần thêm 1 muỗng canh dầu màu điều cùng với ¼ muỗng cà phê bột ngọt và ¼ muỗng cà phê muối, rồi tiếp tục xào qua lại cho đến khi hỗn hợp ngả màu đỏ sậm và nước dầu có màu cam là đạt.
– Cuối cùng, bạn chờ cho nước sốt nguội đi rồi bạn rót vào trong một hủ thủy tinh để bảo quản ăn dần.
– Sau đó, bạn cần thêm nước tắc rồi dùng bao tay nilong trộn đều tất cả các nguyên liệu và gia vị thấm vào nhau.
Bạn lưu ý là bóp đều tay để gia vị có thể được ngấm sâu vào bánh tráng.
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn, Công thức làm nước sốt bò
Nguồn: chúng tôi và tổng hợp thông tin từ internet
Bạn đang xem bài viết Bánh Tráng Trộn Thịt Bằm – Món Ăn Vặt Mới Nổi Ở Sài Gòn trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!