Cập nhật thông tin chi tiết về Bánh Bột Lọc Huế (Túi Hút Chân Không 50 Cái Bánh Sống) – Lá Quê mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mô tả
Bánh bột lọc là một món ăn có thể nói là rất phổ biến ở Miền Trung, đặc biệt là khi đến với xứ Huế. Cùng với bánh bèo, bánh nậm và bánh ít nó đã tạo nên một dấu ấn trong lòng thực khách mỗi khi có dịp thưởng thức đặc sản xứ Huế
Bánh bột lọc Huế của Lá quê mang tên gọi Bánh bột lọc, bánh nậm Huế- TAM GIANG. Tên thương hiệu gợi nhớ đây là bánh lọc được làm từ Huế, mang hương vị Huế và đặc biệt hơn nữa là loại tôm dùng làm bánh, là tôm hoàn toàn tự nhiên, vỏ mỏng, thịt chắc, ngọt được ngư dân đánh bắt từ vùng phá TAM GIANG
Lá quê cung cấp cả bánh lọc chay và bánh lọc mặn. Bánh lọc được gói bằng lá chuối hay lá dong tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Nhắc đến bánh lọc Huế thường sẽ nghĩ đến bánh bột lọc trần, người Huế hay gọi là bánh quai vạc. Hiện ở các chợ vẫn bán nhiều loại bánh này. Ưu điểm của bánh này là dễ làm, lúc luộc xong rất hấp dẫn người ăn vì có thể nhìn thấy nhân tôm thịt đỏ rực bên trong. Tuy nhiên, bánh bột lọc trần lại khó bảo quản và vận chuyển, nên xu hướng bây giờ là bánh bột lọc gói lá (lá chuối hay lá dong)
Nguyên liệu làm bánh bột lọc Huế
Bột lọc (hay còn gọi là bột năng, bột đao)
Tôm phá Tam Giang
Thịt heo nuôi trong làng, các gia vị khác như nước mắm, đường, tiêu, hành tím, hành lá…
Vậy bột lọc là gì và cách làm ra bột lọc như thế nào ?
Bột lọc là loại bột được làm từ củ sắn (miền Nam gọi là củ mì). Nếu nói đúng thì nên gọi là tinh bột lọc (như tinh bột nghệ vậy đó). Bột lọc ở mỗi miền lại có một tên gọi khác nhau. Miền Bắc thì gọi là bột sắn, bột đao; miền Trung thì gọi là bột lọc, bột sắn; miền Nam thì gọi là bột năng. Bột lọc có rất nhiều công dụng trong ẩm thực như làm các loại bánh, nổi tiếng là món bánh bột lọc, làm phụ gia tạo độ sệt cho món ăn mà không thay đổi hương vị, làm trân châu, làm sợi bánh canh…
Để làm ra bột lọc người ta xay nhuyễn củ sắn tươi sau đó hòa tan cùng với nước. Hỗn hợp này được lọc nhiều lần qua màn dày để loại bỏ phần xác bột. Phần nước sau khi loại bỏ phần xác bột này sẽ được để lắng lại dưới đáy thùng chứa, tạo thành bột lọc tươi. Hay gọi đúng là tinh bột lọc. Quá trình này y chang như làm tinh bột nghệ vậy.
Phần bột tươi này sẽ được phơi hay sấy khô. Tiếp theo xay mịn phần bột khô này sẽ tạo thành loại bột lọc khô.
Ở Huế, bánh bôt lọc trần được làm từ bột tươi này. Hiện này ít thấy bột lọc tươi, đã phần là bột lọc khô.
Ngoài ra, ở Huế còn một loại bánh nữa mà người dân hay gọi là bánh Sắn. Chỉ có vào cuối mùa hè đến mùa thu, khi thu hoạch củ sắn tươi thì mới có loại bánh này. Bánh sắn được làm từ bột sắn, nhưng khác với bột lọc (tinh bột lọc) thì bánh Sắn được làm trực tiếp từ bột của củ sắn được mài hay xay nhuyễn mà không qua quá trình lọc và lắng như làm bột lọc. Nhân bánh thì các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu phụng. Có cả nhân mặn và nhân ngọt. Với tinh bột lọc làm bánh lọc thì bột sẽ không có vị, tuy nhiên bánh Sắn thì khác. Vì làm trực tiếp từ bột củ sắn, nên ăn sẽ có vị “hăng” của bột sắn.
Cách bảo quản bánh bột lọc
Đặc điểm của bánh bột lọc gói là nhân đã được làm chín, bột lọc thì cũng đã được cháo chín sơ qua. Do đó thời gian bảo quản có thể rất lâu nếu đúng cách.
Bánh bột lọc sống (bánh chưa hấp)
Ngăn mát tủ lạnh: 3-4 ngày
Ngăn đông: trên 90 ngày
Bánh bột lọc chín:
Nếu đã hấp chín thì nên ăn sau khi hấp khoảng 1h. Sau khi hấp xong có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh 2-3 ngày. Tuy nhiên bánh sẽ không ngon sau khi lấy ra hấp lại
Đặc điểm của bánh bột lọc là không nên ăn lúc còn nóng vì bánh lúc này bột còn quá mềm ăn sẽ không ngon. Nên ăn lúc bánh còn hơi ấm ấm, khoảng 20-30 phút sau khi hấp là ngon nhất
Cách làm nước chấm bánh bột lọc
Nước chấm bánh bột lọc cũng rất đa dạng và mỗi gia đình làm bánh mỗi khác. Có gia đình thì dùng nước mắm nấu tôm, có gia đình thì nước mắm dạng chua ngọt…
Nước chấm của Lá Quê theo dạng chua ngọt, theo công thức bên dưới
5 muỗng nước mắm ngon
6 muỗng nước lọc
4 muỗng đường
Hoà tan rồi đun sôi, để nguội chút đến khi ấm
Cho tỏi bằm và ớt sắt mỏng vô, vắt 1/4 quả chanh.
Nêm lại nếu cần chua thêm thì vắt dần dần chứ không được chua quá. Vì nước chấm này vị mặn cay nhiều hơn vị chua
Với nước mắm này, khi chưa vắt chanh vào thì có thể để ngăn mát ăn dần. Khi lấy ra từ ngăn mát chỉ cần cho thêm chanh vào là được (Nếu đã cho chanh vào trước đó thì không nên bảo quản vì nước chấm sẽ bị đắng)
Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc
Là món ăn dân dã nhưng để làm được những chiếc bánh lọc ngon đúng hương vị thì cũng không hề đơn giản. Tuy nhiên nếu bạn thật sự thích bánh bột lọc và muốn bổ sung vào món ngon cho gia đình thì cũng không hề khó.
Các bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cách làm bánh bột lọc rất chi tiết từ cách cháo bột (nhào bột), cách làm nhân bánh, cách làm lá…
Với những bạn không có thời gian vào bếp nhưng vẫn muốn ăn bánh bột lọc thì các bạn có thể đặt bánh bột lọc của Lá quê.
Ngoài bánh bột lọc truyền thống: bánh bôt lọc nhân tôm thịt gói bằng lá chuối. Lá quê còn làm các loại bánh theo yêu cầu như: bánh bột lọc nhân thịt ba chỉ (phù hợp có các em bé không thích ăn tôm), bánh bột lọc nhân tôm (cho các bạn có nhu cầu mua đặc sản Huế làm quà mang đi các nước như Mỹ, Úc, Canada… vì họ không cho mang bánh nhân thịt vào nước họ), bánh bột lọc gói lá dong (lá dong sẽ làm cho hương vị bánh ngon hơn rất nhiều)…
Với các bạn có nhu cầu mua bánh bôt lọc Huế làm quà thì Lá quê cũng đã đưa ra dòng sản phẩm bánh bột lọc làm quà. Bánh bột lọc được đóng túi hút chân không bằng loại túi PA và dán nhãn thương hiệu TAM GIANG. Rất thích hợp cho các bạn là khách du lịch tới Huế, là sinh viên hay các bạn đi công tác tại Huế… muốn mua đặc sản Huế làm quà để chuyến đi của mình thêm ý nghĩa
.
Nếu các bạn đã từng mua bánh bột lọc về ăn nhưng không vừa ý như bánh bột lọc đã từng ăn ở Huế thì có thể liên hệ với Lá quê. Bánh lọc Huế của Lá quê cung cấp tại Hà Nội, Hồ Chí Minh được làm từ Huế và chuyển đến Hà Nội, Hồ Chí Minh để cung cấp cho khách có nhu cầu. Với chất lượng và giá cả thống nhất cho tất cả các tỉnh thành
Cách hấp bánh bột lọc
Hấp bánh bột lọc là vấn đề mà luôn được Lá quê quan tâm nhất. Bánh Lá quê bán ra thị trường là bánh sống, khách mua về phải tự mình hấp để thưởng thức. Và việc tự tay khách hàng hấp bánh đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến hương vị bánh bột lọc.
Vậy cách hấp bánh bột lọc như thế nào là đúng ?
Bánh bột lọc có thể được hấp cách thủy hay cho vào lò vi sóng, hay thậm chí có thể luộc bánh bột lọc nếu không có nhiều thời gian. Tuy nhiên, thì hấp cách thủy vẫn là cách hấp bánh bột lọc ngon nhất.
Một số lưu ý khi hấp bánh bột lọc
Hấp cách thủy: bánh mới làm hay đã rã đông thì khoảng 15 – 20 phút sau khi sôi nước là bánh chín. Bánh bột lọc hấp chín thì phần bột lọc sẽ trong suốt, nhìn vào sẽ thấy nhân tôm thịt đỏ rực. Bánh sống thì bột còn màu trắng đục. Tuy nhiên, còn tùy vào nhiều yếu tố để quyết định thời gian hấp bánh, như lượng nước, lửa lớn hay nhỏ, nồi lớn hay nhỏ, số lượng bánh… Nên cách tốt nhất vẫn là mở bánh ra xem liệu bột đã chín chưa
Quay bằng lò vi sóng: để khoảng 6-7 phút, nhớ là đậy kín bánh để tránh làm khô bánh. Nếu bánh mới làm thì tưới một ít nước, nếu bánh rã đông thì không cần vì trong bánh cấp đông đã chứa sẵn nước
Luộc bánh: đây là cách ít ai làm, trừ khi quá gấp. Tuy nhiên rất đơn giản, đợi nước sôi rồi cho bánh vào tầm 7-10 phút sẽ chín
Muốn theo dõi kỹ hơn thông tin về bánh bột lọc của Lá quê, hãy vào fanpage của bánh Bột bột lọc, bánh nậm Huế – TAM GIANG.
Sản phẩm bánh đặc sản Huế của Lá quê
Đặc sản Huế làm quà
Bánh Bột Lọc Chay (Túi Hút Chân Không 50 Cái Bánh Sống)
Mô tả
Bánh bột lọc chay Lá Quê được làm từ nhân đậu phụ, cà rốt, mộc nhĩ rim quẹo, kết hợp với bột lọc Huế, dẻo, dai tạo nên hương vị đặc trưng của ẩm thực Huế
Bánh bôt lọc chay của Lá quê tuy chỉ dùng các nguyên liệu vô dùng đơn giản và phổ thông như đậu phụ, mộc nhĩ, cà rốt nhưng lại có hương vị rất ngon, phù hợp với khẩu vị của đại đa số người ăn chay, đặc biệt là các bạn ăn chay trường
Lá quê sản xuất rất nhiều các loại bánh bột lọc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bên cạnh bánh bột lọc chay thì Lá quê còn có các loại bánh chay khác như bánh nậm chay, bánh gói chay và bánh ít chay…
Với bánh bột lọc chay thì Lá quê tập trung chủ yếu vào loại bánh bột lọc chay với nhân là hỗn hợp của đậu phụ, mộc nhĩ và cà rốt. Trong các loại bánh chay thì có thể nói bánh bột lọc chay là loại bánh rất đa dạng về thể loại. Mỗi gia đình lại chọn cho mình một loại nhân khác nhau như nhân đậu xanh, nhân nấm, hay nhân đậu phụ thái hạt lựu, nhân đậu phụ thái dài…Tùy vào khẩu vị mà khách hàng lại chọn cho mình một loại nhân phù hợp
Nguyên liệu làm bánh bột lọc chay của nhà Lá quê
Bánh bột lọc chay của Lá quê được làm từ nhân là hỗn hợp của đậu phụ, cà rốt và mộc nhĩ. Nhân không được thái hạt lựu mà là thái dài
Hôn hợp nhân bao gồm:
Đậu phụ: Người Huế gọi là Khuôn đậu. Lá quê dùng loại đậu phụ tươi, sau đó chế biến sơ qua để thái nhỏ thành sợi dài
Cà rốt: dùng loại củ vừa, của Đà Lạt
Mộc nhĩ: là loại mộc nhĩ được nuôi trồng ở Huế
Các nguyên liệu này đều được chọn lọc kỹ vì chất lượng của bánh bột lọc chay chính là do phần nhân bánh quyết định
Bột lọc là loại bột được làm từ củ sắn (miền Nam gọi là củ mì). Nếu nói đúng thì nên gọi là tinh bột lọc mới đúng (như tinh bột nghệ vậy đó). Bột lọc ở mỗi miền lại có một tên gọi khác nhau. Miền Bắc thì gọi là bột sắn, bột đao; miền Trung thì gọi là bột lọc, bột sắn; miền Nam thì gọi là bột năng. Bột lọc có rất nhiều công dụng trong ẩm thực như làm các loại bánh, nổi tiếng là món bánh bột lọc, làm phụ gia tạo độ sệt cho món ăn mà không thay đổi hương vị, làm trân châu, làm sợi bánh canh…
Để làm ra bột lọc người ta xay nhuyễn củ sắn tươi sau đó hòa tan cùng với nước. Hỗn hợp này được lọc nhiều lần qua màn dày để loại bỏ phần xác bột. Phần nước sau khi loại bỏ phần xác bột này sẽ được để lắng lại dưới đáy thùng chứa, tạo thành bột lọc tươi. Hay gọi đúng là tinh bột lọc. Quá trình này y chang như làm tinh bột nghệ vậy
Phần bột tươi này sẽ được phơi hay sấy khô. Tiếp theo xay mịn phần bột khô này sẽ tạo thành loại bột lọc khô
Ở Huế, bánh bôt lọc trần được làm từ bột tươi này. Hiện này ít thấy bột lọc tươi, đã phần là bột lọc khô
Cách bảo quản bánh bột lọc chay
Theo kinh nghiệm của Lá quê thì bánh bột lọc chay là loại bánh dễ bảo quản nhất trong tất cả các loại bánh Huế.
Bánh đã hấp chín thì có thể cho vào ngăn mát 2 đến 3 ngày. Lúc muốn ăn thì chỉ cần lấy hấp lại, bánh vẫn ngon như thường
Bánh bột lọc chay sống thì để ngăn đá được hơn 90 ngày. Hương vị bánh vẫn y như lúc mới làm. Vì nhân thuần chay nên có thể không bị ảnh hương nhiều do quá trình cấp đông
Cách làm bánh bột lọc chay
Bánh bột lọc chay nhìn chung làm thì rất đơn giản nhưng lại mất nhiều thời gian. Từ khâu chuẩn bị nhân cho tới gói bánh đều mất nhiều công sức.
Cách làm bánh bột lọc chay đúng hương vị Huế
Cách hấp bánh bột lọc chay
Bánh bột lọc chay thì có thể mua hay tự làm. Nếu mua bánh chín thì về chỉ việc thưởng thức là xong, nhưng nếu mua bánh sống thì phải tự hấp bánh. Bánh bột lọc chay nhìn chung khá dễ hấp. Lý do là phần bột lọc rất ít, nhân thì đã chín sẵn
Hướng dẫn 3 phương pháp hấp bánh lọc chay
Quay bằng lò vi sóng: cách này nhanh gọn nhất, bánh không ngon bằng hấp cách thủy nhưng bù lại rất tiện lợi. Cho vào lò, đậy kín bánh, nếu là bánh mới làm thì cho thêm ít nước để bánh không bị khô. Khoảng 6-7 phút là bánh chín, cách này thì bánh sẽ chín đều nên không phải lo tình trạng bánh lọc chỗ sống chỗ chín
Bánh bột lọc chay – Đặc sản Huế làm quà
Tham khảo
Các loại bánh đặc sản Huế của Lá quê
Cảm ơn các bạn đã quan tâm !
Cách Làm Bánh Bột Lọc Huế Gói Lá Chuối Ngon
Những chiếc bánh bột lọc gói hấp dẫn (Nguồn: Internet)
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột lọc: 500 gram
Đường cát trắng: 2 muỗng canh
Muối tinh: 1 thìa cà phê
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước lọc: 450 gram
Tôm nõn: 400 gram
Thịt ba chỉ: 300 gram
Nước mắm: 2 muỗng canh
Dầu điều: 5 muỗng canh
Tiêu xay: 1 thìa cà phê
Lá chuối: 500 gram
Các làm bánh bột lọc Huế
*Sơ chế nguyên liệu:
Tôm: Bạn cắt râu, loại bỏ đầu rồi mang rửa sạch, vớt ra rá để ráo. Nếu là tôm to, bạn đem thái thành hạt lựu, còn tôm nhỏ thì giữ nguyên.
Thịt ba chỉ: Đem cạo sạch bì, rửa sạch rồi thái thành miếng nhỏ dài tầm 8 – 10cm, to cỡ đầu đũa.
Lá chuối: Dùng khăn ướt lau sạch lớp bụi rồi mang đi chần qua nước sôi trong chừng 5 phút rồi vớt ra ngâm với nước lạnh cho lá đỡ giòn để dễ cuốn. Sau đó, lau khô rồi xé lá thành nhiều miếng nhỏ, có kích thước khoảng 10×12 cm.
Xé một ít thành sợi để làm dây buộc.
*Làm nhân
Bước 1: Đun sôi một ít dầu rồi cho thịt ba chỉ và tôm đã được sơ chế vào xào săn. Sau đó, cho muối, nước mắm, tiêu, đường vào đảo đều rồi nêm nếm cho vừa miệng.
Bước 2: Khi hỗn hợp chuyển màu vàng cánh gián và các nguyên liệu đã chín, bạn tắt bếp và đợi nhân nguội.
*Làm vỏ bánh
Bước 1: Cho 500 gram bột lọc với 450 gram nước lọc, 1 thìa cà phê muối, 2 muỗng canh đường và 1 muỗng canh dầu ăn vào chung một nồi, khuấy đều cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
Bước 2: Đặt nồi hỗn hợp trên lên bếp đun sôi với mức lửa liu riu. Vừa đun vừa dùng đũa khuấy đều đến khi bột đặt dẻo lại thì dừng, tắt bếp và đợi bột nguội bớt.
*Gói bánh
Bước 1: Trải lá chuối ra một mặt phẳng sạch, mặt nhẵn ở phía trên để tiếp xúc với bánh, mặt gân úp xuống dưới tiếp xúc với mặt phẳng.
Bước 2: Múc 1 muỗng bột vào giữa lá, trải bột thành hình tròn có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay rồi cho nhân vào chính giữa.
Bước 3: Gấp 2 mép lá chuối rồi gấp mí, gói cho lá chuối bao quanh bột bánh thành 1 khối trụ. Sau đó, lật cho mép lá quay xuống phía dưới.
Bước 4: Tiếp tục gấp chính giữa mặt trên của bánh, 2 đầu lá rồi xếp sang 2 bên ngược chiều nhau để tạo cho chiếc bánh gù lên. Sau đó, gấp 2 đầu mép lá xuống dưới để tạo thành hình thỏi vàng.
Bước 5: Cuối cùng, dùng những dây lá chuối để cố định hình dạng bánh.
*Hấp bánh
Bước 1: Đổ nước vào nồi hấp rồi bắc lên bếp đun sôi.
Bước 2: Khi nước sôi lớn, bạn xếp bánh gọn gàng vào xửng hấp rồi đậy kín nắp và hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút là đã có thể đem bánh ra thưởng thức được rồi.
Dọn ra và mời cả nhà ăn thưởng thức thôi nào! (Nguồn: Internet)
Khi dọn bánh ra mời cả nhà thưởng thức, bạn nhớ làm một chén nước mắm để ăn cùng cho bánh thêm đậm đà. Nếu dùng không hết, bạn có thể cho bánh vào ngăn mát của tủ lạnh. Hôm sau, trước khi dọn ra ăn, chỉ cần bạn hấp bánh lại trong khoảng 20 phút.
Cách Làm Bánh Bột Lọc Huế Thơm Ngon Tại Nhà Thắm Đượm Tình Quê
1. Hướng dẫn làm bánh bột lọc Huế với công thức bánh trần nhân tôm thịt
Cách làm bánh bột lọc Huế nức tiếng nhất trong các công thức bánh bột lọc đặc sản 3 miền. Nhắc đến loại bánh dân dã của vùng đất kinh thành, người ta nhớ ngay đến chất bánh trong suốt, dai dai. Bên trong bánh là nhân tôm thịt đậm đà, vị vừa ăn. Kết hợp với nước chấm chua ngọt càng kích thích vị giác hơn nữa. chúng tôi sẽ hướng dẫn chị em cách làm bánh bột lọc trần không cần dùng đến lá chuối nhưng vẫn thơm ngon đến lạ.
1.1. Nguyên liệu làm bánh bột lọc trần
400g bột năng (bột lọc)
50g bột sắn dây
Muối, tiêu, ớt, nước mắm
Nước sôi
Tôm tươi, 100g thịt ba chỉ, mộc nhĩ (nấm mèo)
Hành hoa, hành khô, ngò rí
1.2. Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt
1.2.1. Làm nhân bánh
Nhân bánh bột lọc được làm từ tôm, thịt và các loại gia vị khác. Cần phải lựa chọn nguyên liệu thật tươi ngon mới tạo nên thành phẩm nhân bánh bánh thơm ngon, chuẩn vị.
Lột bỏ đầu và đuôi của con tôm.
Băm nhuyễn thịt ba chỉ. Mộc nhĩ cũng băm nhuyễn. Tiếp đó, ướp 2 thứ nguyên liệu này cùng với muối, hành tiêu, nước mắm.
Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ, một nửa băm nhuyễn, một nửa rang vàng.
Xào nhân bánh bột lọc: cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, cho thêm hành khô vào xào thơm. Bỏ thịt băm vào, xào cho đến khi gần chín thì thêm tôm vào xào tiếp. Đến khi tôm ngả sang màu đỏ thì tắt bếp.
1.2. Nhào bột vỏ bánh
Trộn 200g bột năng, 50g bột sắn dây, 1/2 thìa muối vào âu và trộn đều.
Đổ 250ml nước sôi vào, khuấy đều.
Sau đó, bỏ số bột còn lại vào, trộn đều. Bột năng khi mới đổ nước nóng vào thường rất nóng. Khi làm bánh bột lọc bằng bột năng, bạn nên chờ cho bột nguội bớt thì mới nhào bột thật kĩ.
1.3. Nặn bánh bột lọc
Lấy ra 1 cục bột nhỏ, vo lại bằng tay rồi dùng lòng bàn tay cán mỏng bột.
Tiếp đó, cho nhân vào chính giữa bánh. Gập cánh bột từ hai phía, dùng tay bấm các mép bột lại với nhau.
1.4. Công đoạn luộc bánh
Luộc bánh bột lọc trong lửa vừa.
Cho 1 thìa dầu ăn, 1/2 thìa muối vào trong nồi nước luộc bánh.
Khi nước sôi thì thả bánh vào. Đến khi nào bánh nổi lên thì tức là bánh đã chín. Vớt bánh ra và cho vào thau nước lạnh.
Tiếp đó, bắc một cái chảo khác lên bếp, cho vào 1 thìa dầu ăn, bỏ hành hoa vào xào nhanh rồi tắt bếp.
Vớt bánh ra khỏi thau nước lạnh, đảo bánh qua trong chảo mỡ hành vùa mới xào xong.
1.5. Pha nước chấm cho bánh bột lọc
Cách làm bánh bột lọc Huế phải trải qua nhiều công đoạn là thế, nhưng yếu tố quyết định đến hương vị bánh phần lớn phụ thuộc vào nước chấm. Để nước chấm có vị chua ngọt, hài hòa, chị em cùng tham khảo công thức sau:
2 thìa nước mắm
2 thìa đường
8 thìa nước lọc
1/2 quả chanh, vắt ra nước cốt.
Cho thêm vài khoanh ớt.
Tiếp đó, cho hỗn hợp nước chấm này lên bếp, đun lên hơi ấm ấm, khuấy đều cho đường tan hết. Đảm bảo công thức nước chấm này sẽ cực kích thích vị giác, khiến mọi người chỉ muốn ăn nhiều hơn.
2. Hướng dẫn cách làm bánh bột lọc Huế gói lá chuối
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bột lọc: 500g
Đường cát trắng: 2 muỗng canh
Muối tinh: 1 thìa cà phê
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước lọc: 450g
Tôm nõn: 400g
Thịt ba chỉ: 300g
Nước mắm: 2 muỗng canh
Dầu điều: 5 muỗng canh
Tiêu xay: 1 thìa cà phê
Lá chuối: 500g
2.2. Cách làm bánh bột lọc Huế nhân tôm thịt gói lá chuối
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Tôm rửa sạch, bỏ đi phần đầu và phần đuôi. Cách làm bánh bột lọc nhân tôm chọn tôm kích cỡ lớn thì cắt hạt lựu, còn nếu là tôm nhỏ thì giữ nguyên.
Thịt ba chỉ thái nhỏ hạt lựu.
Lá chuối: dùng khăn lau sơ qua, sau đó trần nước sôi trong vòng 5 phút, vớt ra bỏ vào trong thau nước lạnh. Lau khô lá, xé lá thành những miếng với kích thước 10 x 12 cm.
2.2.2. Làm nhân bánh và vỏ bánh
Nhân bánh: Bỏ vào chảo 1 ít dầu, bỏ lên bếp đun nóng. Tiếp tục cho tôm, thịt vào chảo, xào cho đến khi săn lại. Cách làm bánh bột lọc Huế nêm nếm các gia vị cho vừa ăn. Sau khi nhân chín thì tắt bếp, chờ cho nguội hẳn.
Vỏ bánh: Cho 1 thìa cà phê muối, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi nước lọc đựng 450g nước. Rây bột vào nồi nước này. Dùng đũa khuấy để các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
Đặt nồi bột lọc lên bếp, đun lên với lửa liu riu. Chú ý là vừa đun vừa dùng phới lồng khuấy đều cho đến khi bột sệt lại, quánh đều thì tắt bếp.
2.2.3. Gói bánh bột lọc với lá chuối
Cách làm bánh bột lọc gói lá chuối kiểu Huế rất đơn giản. Bạn thực hiện như sau:
Trải lá chuối ra mặt bàn, mặt nhẵn ở trên, mặt có gân ở dưới.
Múc ra khoảng 1 muỗng canh bột và đổ bột ở chính giữa lá chuối, dùng đáy muỗng để dàn mặt bột ra.
Tiếp đó, múc 1 muỗng nhân và bỏ lên bên trên bột. Gấp đôi lá chuối lại theo chiều dọc, 2 rìa lá khít gần khít với nhau. Gấp mí phần lá chuối còn thừa theo chiều từ rìa lá tiến vào bên trong bánh. Cách làm bánh bột lọc Huế gấp mép phần lá chuối ở 2 đầu còn lại theo hình thỏi vàng. Tỉa nhỏ những lá chuối còn thừa thành sợi để cột vào giữa bánh.
2.2.4. Hấp bánh
Đổ nước vào nồi hấp, đun đến khi sôi.
Khi nước sôi, xếp bánh vào xửng hấp và hấp bánh trong khoảng 20 – 25 phút.
Với nước chấm, bạn cũng áp dụng cách làm nước chấm của công thức ở trên để thưởng thức bánh thêm trọn vẹn.
K.lang tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Bánh Bột Lọc Huế (Túi Hút Chân Không 50 Cái Bánh Sống) – Lá Quê trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!