Xem Nhiều 5/2023 #️ (5 Bước Chi Tiết) Cách Làm Một Website Bằng WordPress (Có Video) # Top 10 Trend | Bothankankanhatban.com

Xem Nhiều 5/2023 # (5 Bước Chi Tiết) Cách Làm Một Website Bằng WordPress (Có Video) # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về (5 Bước Chi Tiết) Cách Làm Một Website Bằng WordPress (Có Video) mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Làm website bằng WordPress là 1 thao tác không khó và khá nhiều bạn quan tâm.

Trong quá trình phát triển blog này, mình nhận ra rất nhiều độc giả của kiemtiencenter đang cần làm website để kiếm tiền.

Hoặc để kinh doanh, làm shop, làm site tin tức, dịch vụ,…Bất cứ thứ gì.

Chẳng hạn affiliate marketing là 1 cách để mình kiếm tiền. Với hình thức này, thì làm website là 1 kỹ năng “bắt buộc phải có”. Website không chỉ giúp mình mang về lợi nhuận, mà nó còn cho mình nhiều kỹ năng khác.

Trong thời điểm hiện tại, có rất nhiều hình thức kiếm tiền online mà nếu biết làm website thì bạn sẽ có lợi thế rất lớn.

Thậm chí bạn muốn làm những thứ phi lợi nhuận như viết blog, làm website ảnh, nhật ký,..thì cũng phải biết xây dựng 1 blog (Một dạng của website).

Nhiều bạn sẽ tự hỏi rằng:

Làm website có khó không?

Làm website như thế nào?

Chắc phải thuê ai đó làm website?

Hồi mới tìm hiểu cách làm 1 website, mình cũng đặt ra những câu hỏi tương tự, và cũng tự mày mò câu trả lời trên mạng.

Có thể bây giờ bạn chưa biết làm website nhưng mình khằng định với bạn:

Làm website bằng WordPress dễ hơn những gì bạn nghĩ. Nếu bỏ ít thời gian tìm hiểu, bạn sẽ tự làm được.

Nhưng tại sao không biết code mà vẫn làm được webiste ?

Từ khi nền tảng WordPress ra đời và nhiều người biết đến thì việc làm website dễ như trở bàn tay, bạn có thể làm 100% không cần nhờ ai thiết kế cả.

Trừ khi bạn muốn làm website cực chuyên nghiệp, nhiều tính năng chuyên sâu, code theo ý bạn thì bạn hẵng thuê, nhưng nếu bạn muốn như thế giá thuê cũng vài chục đến vài trăm triệu.

Còn những website bình thường, giống như những trang web bạn hay lướt hàng ngày thì bạn cũng có thể tự làm được.

Blog kiemtiencenter của mình cùng nhiều blogger nổi tiếng khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới cũng đang sử dụng WordPress để làm.

Tìm hiểu tại sao nên tự làm website?

Việc tự làm website giúp cho bạn có thể tận dụng hết các tính năng của website vào công việc.

Bạn không muốn phải mỗi lần sửa hay thêm chức năng nào cũng phải gọi điện cho bên thiết kế mà họ vẫn lười cả tuần chưa chịu sửa cho bạn. Hoặc “vòi vĩnh” thêm chút $ mới chịu sửa.

Rất nhiều tính năng khác của website hỗ trợ cho công việc marketing khá tốt mà bạn nếu không tự làm sẽ không biết áp dụng

Và nếu bạn đi thuê đảm bảo bạn sẽ gặp trên 80% thể loại “không có tâm”. Họ chỉ làm xong theo demo ban đầu chứ không tư vấn thêm cho bạn là nên gắn công cụ nào & hướng dẫn bạn sử dụng.

Như vậy bạn sẽ không tân dụng được tối đa sức mạnh của website.

Đặc biệt là những bạn kiếm tiền trên mạng (như mình) thì bắt buộc phải biết tự làm website.

Nếu bạn đi thuê thì bên làm web xem như họ đang giữ “miếng cơm” của bạn, sau này site bạn sinh ra lợi nhuận cao thì tài sản của bạn không có sự đảm bảo nào.

Ví dụ 1 website mình làm chơi trong 1 tiếng – chúng tôi trông chẳng khác nào những trang tin chuyên nghiệp :

Thêm nữa, nếu bạn tự làm 1 website, bạn chỉ cần bỏ 1 khoản chi phí ban đầu (rất nhỏ).

Còn nếu đi thuê, tính về lâu dài bạn mất khá nhiều tiền.

Trường hợp bạn không biết chút gì, bên thiết kế sẽ bảo phải xài hosting của của họ đóng tiền theo năm khá là đắt, tầm vài triệu mỗi năm.

Trong khi đó bạn có thể mua riêng với giá vài trăm ngàn 1 năm, thậm chí rẻ hơn bằng cách tìm mã giảm giá trên Kiemtiencenter

Hiện tại trên mạng có một số khóa học hướng dẫn làm website bằng WordPress có giá từ mấy trăm đến mấy triệu, cam kết làm được website.

Sự thật là những kiến thức hay hướng dẫn làm wordpress bạn có thể tìm trên mạng mà không mất phí, ví dụ như hướng dẫn mà bạn chuẩn bị đọc mà mình chia sẻ.

Hoặc chuỗi video tự học WordPress miễn phí này.

Bạn thấy đó, có cả tỉ lý do bắt buộc bạn phải tự biết làm website, điều này sẽ tốt cho bạn nhất chứ không ai khác.

Kiếm tiền online bằng việc phát triển website

Khi công nghệ phát triển, kiếm tiền trên mạng hiện đang là xu hướng,

Ở bài viết 12 hình thức kiếm tiền online uy tín, mình có đề cập đến rất nhiều hình thức bắt buộc phải biết làm website, chủ yếu sẽ theo 2 hướng :

Free traffic: Điều hướng khách thàng thông qua việc họ tìm kiếm trên Google.

Dù có hướng nào, lợi ích của website là vô cùng to lớn & tất yếu. Nếu bạn làm tốt, giá trị website của bạn sẽ tăng theo từng ngày.

Sau này vì 1 lý do nào nữa mà bạn không muốn làm nữa, bạn có thể bán lại website với giá cao. Một số bạn làm nichesite hay authority site giờ bán 1 site vài vài ngàn đến vài chục ngàn usd,….như cơm bữa.

Ví dụ trên Flippa (1 trang chuyên mua bán website, tên miền), bất cứ thời gian nào đều có những website giá đắt đỏ được rao bán & luôn có nhiều người đấu giá để được sở hữu.

Những website có giá trị triệu USD không hề hiếm.

Và mình nhắc lại một điều “làm website cực dễ”. Bạn sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu những định nghĩa đầu tiên ngay sau đây.

Tìm hiểu các khái niệm cơ bản về làm website

Mới làm website, bạn chỉ cần bạn nắm được 3 khải niệm sau đây thôi là đủ :

chúng tôi : Là mã nguồn mở giúp bạn phát triển website, bạn sẽ làm website trên nên tảng này.

: Đây là Hostingnơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu cho website của bạn. Như kiểu website của bạn là 1 ngôi nhà thì hosting là mảnh đất.

Muốn có h osting thì bạn phải mua. Cũng có hosting miễn phí nhưng nó rất giới hạn và chạy chậm, không ổn định và không nên sử dụng

Domain: Là tên miền, có đuôi .com, .net, .org,….

Ban đầu bạn chỉ cần hiểu 3 khái niệm trên là được.

Bạn là người mới không nên tiếp thu hàng loạt kiến thức mới lạ cùng 1 thời điểm, sau này bạn muốn biết chi tiết định nghĩa chuẩn về từng khái niệm có thể lên google tìm thêm.

Nên sử dụng shared host, VPS hay máy chủ riêng?

Trước tiên bạn muốn làm website thì phải đầu tư hosting để “tối ưu hóa” và “chuyên nghiệp hóa” quá trình làm việc của bạn cũng như toàn quyền kiểm soát với website của bạn.

Nếu bạn thuê người khác làm website cho bạn thì mình chắc chắn 100% là họ sẽ yêu cầu bạn mua hosting của bên họ. (Nhiều chỗ mang tiếng free năm đầu nhưng tới năm 2 bạn sẽ phải trả 1 đống tiền)

1 số dịch vụ xài host rẻ tiền cùi bắp mà lấy bạn mấy triệu mỗi năm, chưa tính tiền công làm website.

Về hosting thì có 3 loại cho bạn chọn :

Dedicated Server: Là 1 máy chủ vật lý riêng và bạn toàn quyền với máy chủ này. Giá thuê đắt và khó sử dụng, không phù hợp với người mới.

Virtual Private Server (VPS): Cũng là máy chủ riêng nhưng là máy chủ ảo được sinh ra bởi máy chủ vật lý. Bạn vẫn có thể toàn quyền với máy chủ ảo này, nhưng cũng khó sử dụng với người mới, chỉ sử dụng khi bạn đạt đến level tầm trung.

Shared host: Là 1 hosting được sinh ra bởi 1 máy chủ riêng biệt, và ở 1 máy chủ này người ta tạo ra nhiều shared host ví dụ A, B, C, D,…thì nếu bạn là sử dụng A thì B, C, D là những người hàng xóm của bạn. Tuy dùng chung máy chủ mẹ nhưng các dữ liệu lại riêng biệt. Shared host dễ sử dụng với người mới tiếp cận & đây là dạng host mình khuyên bạn nên dùng ở thời điểm bắt đầu

Chốt lại người mới nên sử sụng shared hosting, khi nào cứng tay, có thành quả lớn rồi chuyển qua VPS hay dedicated sever riêng sau.

Okay, tất cả các kiến thức cơ bản bạn đã nắm được, mình sẽ bắt đầu chuyển qua phần chính là hướng dẫn bạn làm 1 website WordPress từ A-Z

Bước 1: Bắt đầu chọn mua shared hosting & domain

Nhà cung cấp shared hosting thì có cả trăm cả ngàn nơi, tuy nhiên không phải ở đâu cũng uy tín, dịch vụ chất lượng, tốc đổ ổn định, hỗ trợ tốt, và với người mới điều quan tâm nữa đó là giá thành hợp lý.

Chi phí hosting bạn có thể thấy không đáng là bao, vài trăm ngàn cho 1 năm.

Và việc đầu tư hosting là hoàn toàn đúng đắn, vì ngay từ ban đầu, bạn không thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác khi họ chọn trả phí còn bạn chọn miễn phí, như vậy hoàn toàn không hay chút nào.

Domain thì đơn giản hơn rất nhiều, ở bài hướng dẫn hosting mình cũng có hướng dẫn về domain luôn. Hoặc bạn có thể xem video sau:

Hosting thì bạn mua 1 lần xài lâu dài, còn domain sau này bạn làm bao nhiêu website thì mua chừng đó domain, giá domain cũng khá rẻ, thỉnh thoảng có mã giảm giá cực rẻ.

Bước 2: Kết nối domain – hosting lại với nhau

Website của bạn chỉ chạy khi và chỉ khi domain và hosting được kết nối với nhau, để làm được việc này bạn phải làm 2 việc sau :

Thêm domain vào host (thao tác trên giao diện quản lý hosting)

Trỏ IP hoặc DNS từ domain về host (Thao tác ở cài đặt domain)

Về cơ bản, việc kết nối domain và hosting sẽ trải qua 1 số thao tác, nhưng nói chung khá đơn giản. Tương ứng với 3 hosting mình khuyên dùng, cũng sẽ có 3 hướng dẫn cài đặt WordPress tương ứng như sau:

Bước 3: Cài đặt WordPress cho website của bạn

Sau khi domain của bạn và hosting của bạn đã kết nối được với nhau thì bạn đã có thể bắt đầu cài đặt nền tảng WordPress, việc cài đặt này có thể thực hiện theo 2 cách:

Cài đặt tự động : Hầu như hiện tại các hosting đều có mục cài đặt tự động WordPress.

Cài đặt bằng tay : Bạn cũng có thể cài đặt WordPress thủ công bằng FTP Filezilla hoặc các phần mềm tương tự

Tương tự, mình sẽ hướng dẫn bạn cài đặt WordPress với 3 hướng dẫn trực quan nhất:

Sau khi thực hành xong phần cài đặt wordpress, bạn có thể thấy website của bạn đã chạy được và cơ bản là bạn đã tạo xong một trang web, bạn có thể tạo hàng trăm cái website bằng cách tương tự.

Mọi thứ sẽ trở nên đơn giản khi bạn thực hành theo từng bước của mình, không nên phức tạp hóa vấn đề bởi các bước trên và tiếp theo sau đây hầu như bạn đều có công cụ hỗ trợ.

Bước 4: Chọn giao diện cho trang web của bạn (themes)

Website của bạn được xây dựng dựa trên mã nguồn mở WordPress, nên việc các bên thứ 3 sẽ tạo ra hàng triệu giao diện có sẵn.

Bản thân WordPress cũng có một kho giao diện miễn phí và trả phí mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích website của bạn. Chúng ta làm website dường như chỉ có những mục đích chính sau đây :

Làm website tin tức

Làm website bán hàng

Làm blog riêng, viết những kiến thức của bạn, như chúng tôi vậy

Làm dịch vụ riêng.

……

Mỗi mục đích khác nhau bạn đều phải chọn những giao diện sao cho phù hợp, và các nhà sản xuất giao diện đều có thể đáp ứng được 100% nhu cầu của bạn

Đặc biệt bạn nào là coder có thể học làm giao diện WordPress, làm cho người khác hoặc bán trên các chợ theme, ví dụ blog nổi tiếng về kiếm tiền affiliate marketing Smartpassiveincome của Pat Flynn sử dụng giao diện tự code nhìn rất chuyên nghiệp :

Với việc cài đặt giao diện (theme) dành cho website của bạn, mình đã viết ra một bài riêng để các bạn dễ tìm hiểu, hãy đọc bài viết đó ngay sau đây :

Mình có sưu tầm ~50 WordPress themes siêu đẹp mà miễn phí, bạn có thể vào xem demo & tải về.

Okay sau khi làm xong giao diện thì bạn cố gắng ngồi mày mò sửa đổi sao cho website của bạn nhìn đàng hoàng, chỉnh chu 1 chút. Tiếp đó là đến phần cài đặt 1 số plugin phổ biến.

Bước 5: Cài đặt các WordPress plugin cơ bản

WordPress Plugin là những công cụ có những tính năng riêng biệt, mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp.

Cũng như themes, WordPress Plugin có 2 loại trả phí và miễn phí. Nhưng với 1 website mới, bạn chỉ cần dùng những thứ miễn phí thôi là đã đủ rồi (Cả theme và plugin).

Để tìm hiểu sâu hơn về WordPress bạn hãy chuyển qua 2 bài viết chuyên sâu sau :

Như vậy bài hướng dẫn này sẽ chỉ dừng ở mức bạn đã tạo được 1 trang web wordpress, công việc này là khá căn bản và ai cũng có thể làm được. Sau khi hoàn thành trang web, bạn sẽ có khá nhiều việc phải làm với nó, ví dụ :

Phát triển nội dung

Tối ưu hóa SEO Onpage

Chỉnh sửa lại giao diện sao cho vừa ý

…..

Những nội dung đó sẽ không bao gồm trông bài hướng dẫn này, mà mình sẽ update dần dần những hướng dẫn, bạn có thể tìm thấy những nội dung mới trong thời gian tới tại thư mục hướng dẫn tự học WordPress trong blog của mình.

Cách Tạo Website Bằng WordPress Chi Tiết (2020)

Đáp ứng nhu cầu của độc giả Tự Học MMO về làm thế nào để kiếm tiền online hiệu quả, mình muốn giới thiệu tới bạn các khóa học kiếm tiền online uy tín và chất lượng nhất hiện nay.

Chào các bạn, tại sao mình lại xuất bản bài viết này mặc dù trên mạng đã có khá nhiều tài liệu và hướng dẫn chi tiết cách tạo website bằng WordPress hay cách tạo blog trên nền tảng WordPress?

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn ( đối tượng chính là các bạn chưa có kiến thức về lập trình) một cách cơ bản làm sao để tạo blog WordPress phục vụ cho việc kiếm tiền online chi tiết nhất.

Qua bài viết này, bạn sẽ biết được:

Biết cách mua tên miền, mua hosting ở đâu chất lượng

Biết cách tạo 1 website WordPress cơ bản

Cài đặt 1 trang blog WordPress chuẩn SEO để làm MMO

1. Tại sao bạn nên lựa chọn mã nguồn WordPress?

WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP được rất nhiều người trên thế giới sử dụng vì dễ sử dụng và có nhiều tính năng hữu ích.

WordPress hỗ trợ người dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, tạo website bán hàng, thương mại điện tử, v.v…

Dĩ nhiên nếu bạn biết code hay lập trình thì càng tốt vì WordPress có phần lõi mã nguồn rất mạnh để bạn áp dụng kỹ năng không giới hạn.

Ưu điểm của WordPress:

WordPress là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí.

Dễ dàng sử dụng. WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao.

Cộng đồng hỗ trợ đông đảo.

Dễ dàng cài đặt, việc cài đặt WordPress rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của bạn.

Hỗ trợ nhiều giao diện và plugin dành cho WordPress cực kỳ phong phú.

Thần tượng của mình, Pat Flynn với chúng tôi với giao diện WordPress quá chuyên nghiệp luôn.

WordPress: mã nguồn mở, bạn phát triển website và làm website trên nền tảng này.

Web hosting/ hosting/ host: nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu (hình ảnh, bài đăng blog, v.v …) cho blog/ website của bạn. Nếu website của bạn là 1 ngôi nhà thì hosting là mảnh đất. Hosting thì bạn phải mua mới có, cũng có hosting free nhưng nó rất giới hạn và chạy chậm, không ổn định, không nên sử dụng.

Domain, tên miền: là địa chỉ của blog, có đuôi .com, .net, .org,….

Theme, giao diện: theme là thư mục chứa toàn bộ file thiết kế giao diện. Mỗi trang web có một theme riêng biệt.

Plugin: dùng để bổ sung một tính năng cần thiết vào website mà mặc định WordPress không hỗ trợ.

Các khái niệm mình đưa ra sẽ không đầy đủ nhưng mình muốn bạn hiểu như vậy là được, bạn muốn biết thêm có thể lên Google tìm hiểu thêm.

3. Chi phí tối thiểu làm website bằng WordPress

Chi phí tạo blog WordPress là yếu tố đầu tiên bạn cần cân nhắc và phụ thuộc vào nhu cầu blog/ website bạn muốn tạo.

Thường chi phí để tạo mới và duy trì một blog/ website WordPress gồm các thành phần sau:

Bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế website WordPress từ bên thứ ba.

Hoặc bạn có thể tự mình xây dựng một trang WordPress cơ bản nhất.

Với một trang blog cơ bản, bạn chỉ cần quan tâm đến giá của tên miền + giá hosting là 2 khoản chi phí bắt buộc để khởi tạo một blog chuyên nghiệp.

Mình dự tính chi phí cho năm đầu tiên:

: ~ Domain200.000 VNĐ/ năm. Ví dụ: mình mua tên miền tại Namesilo với giá 7.99$ cho tên miền .com và giá gia hạn các năm sau là 8.99$/năm. Không hề đắt quá đúng không! Đặc biệt nếu có mã giảm giá đi kèm.

: ~ Hosting500.000 ~ 1.200.000VNĐ/ năm. Giá shared host giữa một số nhà cung cấp uy tín không khác nhau lắm. Mình hay mua gói Shared Hosting của HawkHost, A2Hosting,…

Các chi phí khác bạn cũng cần cân nhắc trong trường hợp blog của bạn phát triển mạnh.

Sau này, nếu blog của bạn phát triển thì bắt buộc bạn phải mua gói hosting cao hơn.

Bạn có thể mua gói hosting để làm 1 website hoặc làm nhiều website.

Mình khuyên bạn nên lựa chọn gói hosting dùng cho nhiều website vì sau này bạn có khả năng sẽ tạo nhiều website đấy.

Bạn có thể đăng ký domain/ hosting trong 6 tháng, 12 tháng hoặc 2 năm. Mình khuyên bạn nên đăng ký dài để được giảm giá cao hơn.

Một số ưu đãi Hosting & Domain đặc biệt bạn có thể sử dụng ngay:

4. Chuẩn bị trước khi tạo website WordPress

Bạn cần chuẩn bị:

Địa chỉ email, nên dùng Gmail dùng để thanh toán online và tạo website WordPress.

Số điện thoại cá nhân, CMND.

5. Hướng dẫn cách tạo website bằng WordPress chi tiết cho người mới

Cách tạo website WordPress để kiếm tiền online gồm các bước:

Bước này là bước quan trọng đầu tiên khi bạn muốn tạo 1 website WordPress.

Bài viết chi tiết bạn có thể tham khảo tại chuyên mục Kiến thức tên miền

Mua tên miền là bước đầu tiên rất quan trọng để bắt đầu xây dựng 1 blog, website.

Bạn có thể mua tên miền từ các nhà cung cấp trong nước hoặc quốc tế.

Giá tên miền hiện nay khá rẻ với rất nhiều mã giảm giá sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.

Ví dụ: mình đã mua tên miền “shareebook.net” tại Namesilo với giá 7.99$ đã có giảm giá.

Bài viết chi tiết bạn tham khảo tại chuyên mục Kiến thức Hosting

Bạn nên lựa chọn mua hosting tại các nhà cung cấp Hosting uy tín để đảm bảo dịch vụ chất lượng, tốc đổ ổn định, hỗ trợ tốt, giá thành hợp lý.

Việc đầu tư hosting là hoàn toàn đúng đắn, vì bạn không thể cạnh tranh lại với các đối thủ khác khi họ chọn trả phí còn bạn chọn miễn phí, như vậy hoàn toàn không hay chút nào.

Nếu mua hosting nước ngoài, bạn chỉ nên mua những nhà cung cấp có máy chủ đặt ở Hongkong hoặc Singapore.

Blog của mình đang sử dụng hosting tại StableHost gói Pro không giới hạn băng thông, dung lượng với máy chủ đặt tại Singapore.

Đợt Black Friday vừa rồi, mình cũng đã mua gói Shared Hosting Professional tại Hawk Host với giá 48.55$ giảm 55% trọn đời sử dụng tên miền shareebook.net .

Nghĩa là giá gia hạn hàng năm mình chỉ phải trả 48.55$ thay vì 107.88$.

Khi đăng ký mới, Hawk Host sẽ yêu cầu bạn chọn tên miền cho gói hosting.

Nếu bạn đã có tên miền ở nhà cung cấp khác thì có thể chọn vào mục:

Transfer your domain from another register: chuyển tên miền đã đăng ký về Hawk Host.

I will use my existing domain and update my nameservers:sử dụng tên miền ở nhà cung cấp khác và sẽ cập nhật thông tin nameservers.

Bạn cần ghi nhớ thông tin về Nameserver, như của mình đang là:

Các thông tin quan trọng khác:

Địa chỉ của cPanel (bảng điều khiển hosting), bạn có thể sử dụng link Temporary Control Panel hoặc link Control Panel sau khi domain của bạn đã được tích hợp.

Username: Tên đăng nhập vào cPanel.

Password: Mật khẩu đăng nhập vào cPanel.

Trong mục Domain Manager, bạn chọn tên miền cần trỏ, tìm đến phần Name Servers rồi nhấn Change.

Một khi bạn sử dụng Nameserver để trỏ tên miền về hosting thì việc quản lý các bản ghi DNS sẽ không còn được thực hiện ở nhà cung cấp tên miền mà sẽ chuyển về nhà cung cấp dịch vụ hosting.

Trong trường hợp thời gian cập nhật lâu, bạn có thể liên hệ trực tiếp support tại NameSilo, họ sẽ làm ngay lập tức cho bạn.

Với tên miền chúng tôi khi mình đăng ký hosting Hawk Host do mình đã lựa chọn: ” I will use my existing domain and update my nameservers” nên tên miền này đã được đăng ký chính ở hosting và bạn không cần thêm domain vào nữa.

Bạn có thể chuyển ngay đến phần tạo website WordPress.

Trường hợp bạn có tên miền khác và muốn tạo website sử dụng hosting tại Hawk Host, sau khi đã trỏ DNS từ domain về host, bạn cần thêm domain vào host.

Mỗi lần làm 1 website mới, bạn phải mua 1 domain mới và liên kết hosting, domain lại với nhau.

Đầu tiên, mình đăng nhập vào cPanel.

Sau khi domain và hosting đã kết nối thì bạn đã có thể bắt đầu xây dựng trang web.

Bạn tạo website trên nền tảng WordPress nên phải cài đặt nền tảng này vào website trước, việc cài đặt này có thể thực hiện theo 2 cách :

Cài đặt tự động: Hầu hết các hosting đều có mục cài đặt tự động WordPress và bạn chỉ việc cài đặt trong vài thao tác đơn giản, rất dễ.

Cài đặt bằng tay: Bạn cũng có thể cài đặt WordPress thủ công bằng FTP Filezilla hoặc các phần mềm tương tự

Choose Protocol: Chọn http://

Choose Domain: Chọn domain bạn muốn cài đặt WordPress, ở đây mình sẽ cài cho chúng tôi

In Directory: Xóa wp để cài WordPress vào thư mục chính domain, nếu không xóa, sau này đường dẫn vào blog sẽ là http://tenmiencuaban.com/wp chứ không phải http://tenmiencuaban.com.

Site Setting có thể chỉnh sửa sau, nên có thể điền hoặc không điền.

Admin Account: Điền username và mật khẩu đăng nhập vào website.

Language: Nên dùng tiếng Anh.

Bạn đợi một lát để quá trình cài đặt diễn ra.

Từ giờ trở đi, bạn sử dụng link trang admin để đăng nhập vào website với user và password đã tạo ở trên. Link của mình là: http://shareebook.net/wp-admin/

Và đây là trang blog đơn giản của mình:

Bây giờ bạn có thể tiến hành tùy chỉnh website bằng cách cài đặt theme và plugin.

1. Cài đặt giao diện theme

WordPress có một kho giao diện miễn phí và trả phí mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích website của bạn.

Miễn phí: Các giao diện đơn giản, ít tính năng, phù hợp với làm blog riêng , chia sẻ kiến thức, blog,… Bạn nên sử dụng theme miễn phí.

Trả phí: Đầy đủ tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn, rất nhiều sự lựa chọn dành cho bạn. Bạn phải trả phí để sử dụng.

Để cài đặt giao diện có 2 cách:

Upload giao diện bằng phần mềm FTP Client và sau đó kích hoạt giao diện trong bảng điều khiển.

Dùng bảng điều khiển để tìm kiếm giao diện hoặc upload giao diện lên hosting thông qua trình upload giao diện của WordPress.

Sau khi cài đặt, blog của bạn sẽ được cài sẵn theme mặc định là theme Twentyseventeen (2017).

Giao diện này rất đơn điệu và ít tùy chọn. Bạn không nên sử dụng theme mặc định này mà nên cài theme khác.

Mình sẽ cài 1 theme miễn phí để làm ví dụ:

Bạn nhìn thấy giao diện nào ok, ưng ý, muốn cài đặt cho website của mình thì nhấn vào Install, và đợi cho nó chạy xong

Mình sẽ cài theme ” News Portal” bằng cách nhấn Install và Active.

Bạn nên đọc qua hướng dẫn sử dụng của giao diện để biết cách cài đặt cho giao diện của mình giống với trang demo mà nhà phát triển đã làm.

Tuy nhiên, bạn muốn tạo trang web chuyên nghiệp nên đầu tư theme trả phí với hàng loạt chức năng tối ưu hỗ trợ marketing cho website của bạn.

Các nhà cung cấp theme trả phí chất lượng mà giá rẻ như:

Blog của mình đang dùng theme Newspaper bản quyền tại Themeforest.

Sau khi làm xong giao diện thì bạn cố gắng ngồi mày mò sửa đổi sao cho website của bạn nhìn đàng hoàng, chỉnh chu 1 chút.

2. Cài đặt Plugin

Plugin là các công cụ có những tính năng riêng biệt mà trong mã nguồn WordPress sẽ không tích hợp.

Khi cài đặt Plugin, blog/ website của bạn sẽ có thêm các tính năng mà plugin đó hỗ trợ.

Trên kho thư viện của chúng tôi có tất cả 53.357 plugins và con số này sẽ còn tăng.

Ở giao diện quản lý WordPress, bạn sẽ thấy 1 mục là Plugins, có các mục nhỏ giúp bạn thêm và quản lý, chỉnh sửa các plugin:

Plugin có phí: Nó sẽ không có trong thư viện Plugin. Khi bạn mua, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn 1 file .zip, bạn upload file này lên và Activate.

Một số ít chỉ cần Activate là xong, không cần phải làm gì cả.

Sau khi đã có một trang blog, bạn có thể bắt đầu VIẾT BÀI POST ĐẦU TIÊN

Cách sử dụng WordPress nếu đúng ra thì yêu cầu khá nhiều kỹ năng sau này, tuy vậy thì bạn chỉ cần tham khảo bài viết này của mình là đã sở hữu ngay 1 website WordPress rồi.

//Với lối viết dông dài, nhiều khi đọc thấy nản, mong quí độc giả Tự Học MMO thông cảm. Bài viết có tham khảo các kiến thức trên Internet. Bài viết này dù ra đời khá muộn nhưng mình hy vọng sẽ là bài tham khảo hữu ích cho độc giả thân thiết của Tự Học MMO năm 2020 này.

Lê Huy – mình yêu thích Digital Marketing, SEO, Ads, thích viết lách, tìm tòi kiến thức mảng kiếm tiền trên mạng. Mình rất trân trọng để nhận bất cứ những góp ý nào của độc giả đến với blog Tự Học MMO.

21 Bước Thiết Kế Website Bằng WordPress Chi Tiết Từ A

Bài viết tổng hợp 21 bước thiết kế website (7 bước lớn và 14 bước nhỏ) bằng wordpress từ A – Z, tự làm website kể cả khi bạn không biết gì về code.

Đầu tiên, WordPress là gì?

Về lý thuyết, WordPress là một nền tảng mã nguồn mở ( tức là nó miễn phí ) được dùng cho mục đích chính là xây dựng các website.

Bản chất WordPress vốn là một hệ quản trị nội dung ( Content Management Systerm – hay CMS ), hỗ trợ cho bạn tạo nên một trang blog cá nhân.

Tuy nhiên, theo thời gian, WordPress dần trở thành một nền tảng để giúp người dùng có thể tự dựng các website trong nhiều lĩnh vực từ blog cho đến các trang thương mại điện tử, ..

Nếu bạn là một người mới bắt đầu, WordPress gần như là cách đơn giản nhất, nhanh nhất và cũng nổi bật nhất để bạn có thể tự tạo nên một website cho riêng mình.

Bước 1 – Setup WordPress

Đương nhiên, chúng ta vẫn thường hay nói “tiền nào của đó”, các giao diện miễn phí luôn luôn có một số hạn chế nhất định, như việc giới hạn một số tính năng.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc một giải pháp khác đó chính là mua theme. Các theme được đăng trên

Chọn tên miền

Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua “tên trang web” rồi đúng không ? Ví dụ: chúng tôi chúng tôi chúng tôi … “tên trang web” gọi theo từ chuyên ngành là tên miền. Và 100% các website trên thế giới đều phải có tên miền thì mới vận hành được.

Nói nôm na dễ hiểu thì, nếu website là ngôi nhà thì domain sẽ là địa chỉ nhà. Mọi người sẽ tìm ra nhà của bạn nếu họ biết được địa chỉ.

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ tên miền (domain) như hiểu rõ người yêu của mình vậy. Nếu chưa thì hãy xem qua bài viết này rồi hãy đọc tiếp:

Mua Hosting WordPress

Hosting là phần không gian lưu trữ Source website của bạn, giúp website của bạn có thể hoạt động được trên môi trường Internet.

Hosting có rất nhiều thông số cần chú ý khi mua. Tùy theo qui mô và loại hình kinh doanh mà chọn gói Hosting cho phù hợp.

Tương tự như Domain, bạn cần phải hiểu rõ các thông số (RAM, CPU, Dung lượng, băng thông, …) trước khi xây dựng cho mình 1 website hoàn chỉnh.

Cài Source WordPress

Upload source file WordPress

Bước 1: Truy cập vào trang download của chúng tôi và tải source code về máy.

Bước 2: Giải nén file bằng phần mềm Winrar.

Bước 3: Dùng phần mềm FTP File Zilla để truy cập vào Hosting.

Bước 4: Upload các file đã giải nén vào folder public_html trên hosting.

Bước 5: Mở file chúng tôi và tiến hành sửa các thông tin sau:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

// ** MySQL settings – You can get this info from your web host **

/** The name of the database for WordPress */

define

(

‘DB_NAME’

,

‘database_name_here’

)

;

/** MySQL database username */

define

(

‘DB_USER’

,

‘username_here’

)

;

/** MySQL database password */

define

(

‘DB_PASSWORD’

,

‘password_here’

)

;

/** MySQL hostname */

define

(

‘DB_HOST’

,

‘localhost’

)

;

database_name_here = tên databse đã tạo.

username_here = username truy cập database.

password_here = mật khẩu truy cập database.

Ngoài ra còn có 1 tool tự động tạo file wp-config hẳn hoi nếu bạn lười (https://generatewp.com/wp-config/), khi tạo xong chỉ việc paste thẳng vào file chúng tôi là được.

Bước 6: Truy cập vào domain website của bạn và tiến hành cấu hình website (Title, description, language, usename, password, …)

Bước 2 – Chọn giao diện Theme trong WordPress

WordPress có một cộng đồng phát triển giao diện (Themes) riêng, có rất nhiều cá nhân, tổ chức tham qua phát triển giao diện WordPress cùng các tính năng đồ sộ, trong đó phải kể đến là: Theme Forest, MyThemeShop, Flatsome, Soledad,

Có 3 cách để bạn tự chọn giao diện cho website của mình trong wordpress

Dùng giao diện có sẵn

Miễn phí

Theme miễn phí thường bị giới hạn nhiều tính năng, nhưng cơ bản vẫn đủ dùng cho những bạn có yêu cầu tạo 1 website đơn giản.

Có phí

Theme có phí được các nhà phát triển đầu tư rất kỹ lưỡng và cho phép bạn tùy biến đến tận răng. Thêm nữa Theme có phí hỗ trợ SEO, mobile responsive, schema, e-commerce giúp bạn lọt vào mắt xanh của Google dễ hơn theme miễn phí.

Một số theme có phí được nhiều người sử dụng nhất hiện nay:

Flatsome.

Genesis Framework by StudioPress.

Avada.

The7.

BeTheme.

Giao diện tự code

Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tự code được giao diện cho riêng mình, chỉ cần các bạn có kiến thức tốt về HTML & CSS & Javascrip & ngôn ngữ lập trình PHP.

Bước 3: Cài đặt plugin WordPress

Plugin là một tính năng đặc biệt của WordPress, nó cho phép cài đặt các tính năng mới, giúp website hoạt động trơn tru hơn, lộng lẫy hơn, Google khoái hơn !

Các loại plugin và công dụng thường dùng:

Plugin hiệu suất: những plugin này giúp cho website load nhanh hơn (WP – Rocket, Litespeed Cache, Super Cache, Autoptimize, W3 Total Cache, …

Plugin bán hàng: dành cho  kinh doanh online trên môi trường Internet (WooCommerce, Easy Digital Download, …)

Plugin bảo mật: giúp website của bạn cứng cựa hơn (WordFence, iThemes Security, All In One WP Security & Firewall, …)

Plugin tạo form: tạo các form đăng ký, đăng nhập, liên hệ, survey dễ dàng (Contact Form, AR Form, Visual Form Builder, …)

Plugin hình ảnh: tạo thư viện hiển thị hình ảnh đẹp mắt (Easy FancyBox, Responsive Lightbox & Gallery, WP Lightbox 2, …)

Plugin nội dung: hỗ trợ định dạng post, page (Responsive Tabs, Related Post, Custom Post Type UI, …)

Plugin SEO: đây là điểm mạnh của WordPress mà ít có nền tảng mã nguồn mở nào so được. Hỗ trợ SEO rất tốt (Yoast SEO, Rank Math SEO, All in One SEO, SEOPress, …)

Ngoài ra còn rất nhiều plugin khác đang chờ bạn khám phá.

Bước 4 – Bảo mật cho website

Sau khi đã cài đặt giao diện và các plugin tính năng hoàn tất, thì bước tiếp theo cần phải làm là thiết lập bảo mật cho website WordPress của bạn.

Hãy thử hình dung rằng vào một ngày đẹp trời nào đó blog bạn đã xây dựng từ bao nhiêu mồ hôi công sức bỗng dưng biến mất ? Thì bạn sẽ làm thế nào bây giờ ???

Không phải nói suông mà nó đến hơn 30% website WordPress trên Thế giới bị nhiễm các loại mã độc, virus, malware chiếm quyền truy cập website. Nguyên nhân chính là do cài đặt Themes và Plugins từ các trang không rõ nguồn gốc.

Không nên đặt username là “admin”

Còn nếu đã lỡ đặt rồi thì đừng lo, plugin iThemes Security sẽ giúp bạn.

Luôn luôn update Theme và Plugin lên phiên bản mới nhất

Nói KHÔNG với theme và plugin lậu

Đây là vấn đề nhiều người hay mắc phải, đa phần các sản phẩm theme và plugin lậu cho phép tải miễn phí tràn lan trên mạng hiện nay đều có mã độc và nó có thể khai thác bất hợp pháp tài nguyên hosting của bạn, chèn backlink ẩn hoặc tệ hơn là chiếm cả quyền truy cập.

Một số nguồn uy tín mà Cuồng Team sưu tầm:

Theme Forest.

WordPress Plugin.

WordPress Theme.

WordPress Gpldl.

Plugin WordPress tăng cường bảo mật

Nếu bạn là một người không chuyên về kỹ thuật bảo mật thì plugin sẽ giúp bạn thiết lập. Một số plugin bảo mật được tin cậy cao như:

Wordfence Security.

Sucuri Security.

iTheme Security.

All in one WP Security and Firewall.

Bước 5 – Soạn thảo văn bản

Soạn thảo văn bản là bước tiếp theo bạn phải làm quen, từ năm 2019 WordPress đã chính thức đưa Gutenberg làm trình soạn thảo văn bản TinyMCE mặc định của họ.

Trình soạn thảo Gutenberg này hiện đại hơn rất nhiều so với trình soạn thảo văn bản cũ. Cho phép tạo các block nội dung, hình ảnh, video và tùy biến các block ấy một cách dễ dàng.

Về cơ bản Gutenberg chuyển trình soạn thảo cũ thành block, mà trong các block ấy bạn có thể tùy biến được rất nhiều thứ. Những bạn mới sử dụng WordPress thì Cuồng Team nghĩ nó sẽ không quá khó để các bạn theo kịp.

Bước 6 – Tối ưu SEO cho website

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization – Theo Wikipedia thì SEO có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Nó là tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, Yandex, …)

Như ở mục trên, tối ưu SEO là tổng hợp tất cả các công việc, phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm.

Lợi ích của SEO

Giúp khách hàng dễ nhìn thấy website của bạn khi họ tìm kiếm trên các công cụ search.

Tăng nhận thức sản phẩm, thương hiệu.

Hiểu về hành vi khách hàng tiềm năng.

Cải thiện trải nghiệm người dùng.

Plugin WordPress hỗ trợ SEO

Tin vui dành cho bạn là WordPress là một nên tảng mã nguồn mở với nhiều plugin hỗ trợ SEO rất tốt. Các plugin SEO này sẽ chỉ ra cho bạn những lỗi cần khắc phục. Việc của bạn chỉ việc đáp ứng những yêu cầu của plugin là đã có được 1 bài viết “Chuẩn SEO” rồi.

Ngoài ra các plugin đấy còn hỗ trợ cấu trúc Schema, cấu hình nội dung chia sẻ lên mạng xã hội.

Các plugin SEO tiêu biểu cho hạng mục này:

Yoast SEO.

Rank Math SEO.

All in One SEO.

SEOPress.

Tốc độ website

Tốc độ là một thứ quan trọng không thể thiếu của website. 1 nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khách hàng khi vào website của bạn lần đầu tiên thì họ chỉ dành ra 3 GIÂY cuộc đời để chờ website của bạn load. Sau 3s đấy mà website load không xong thì khách sẽ bỏ web mà đi.

Các tiêu chuẩn của Core Web Vitals có thể hiểu như sau:

First Input Delay (FID): Là thời gian phản hồi lần tương tác đầu tiên của web khi người dùng bấm vào Button bất kỳ, các trang web phải có FID tiêu chuẩn dưới 100 millisecond.

Largest Contentful Paint (LCP): Là thời gian tải hoàn tất của thành phần lớn nhất được hiển thị đầu tiên khi trang tải xong, trang phải có LCP tiêu chuẩn trong vòng 2.5 giây.

Cumulative Layout Shift (CLS): Điểm số thay đổi bố cục ở dạng tích lũy – chúng đo độ ổn định thị giác. Để cung cấp một trải nghiệm tốt, các trang web nên có tiêu chuẩn chỉ số CLS dưới 0.1.

Bạn có thể thấy càng ngày Google càng ưu ái trải nghiệm người dùng. Vì vậy không có lí do gì mà chúng ta lại để website của mình load chậm ơi là chậm đúng không nào ?

WordPress AMP

AMP là từ viết tắt của Accelerated Mobile Pages. AMP là sản phẩm của Google, theo lời của Google thì đây là một tính năng giúp tối ưu hóa tốc độ “tức thì” cho website.

Đây là một dự án giúp tăng tốc độ tải trang trên thiết bị di động các trang AMP đã được xác thực lưu trong bộ nhớ cache AMP của Google.

Ưu điểm

Trải nghiệm UX UI của khách hàng tốt hơn trang không có cài đặt AMP.

Khuyết điểm

AMP sẽ tối giản hết mức có thể để website của bạn load nhanh, đồng nghĩa với việc các hiệu ứng javascript của bạn có thể sẽ không hoạt động như mong đợi.

Có thể gây vỡ giao diện.

Kiểm tra website đã cài AMP hay chưa

Bước 1: Vào đường link công cụ kiểm tra AMP của google: https://search.google.com/test/amp

Bước 2: Nhập URL trang web cần kiểm tra.

Bước 3: Chờ vài phút sẽ biết website có phiên bản AMP hay không?

Ngôn ngữ

Nếu website WordPress của bạn có từ 2 ngôn ngữ trở lên thì phải làm thế nào ? Plugin Polylang (miễn phí) và WPML (có phí) sẽ giúp bạn làm điều đó.

Thẻ meta

Các thẻ meta đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) hay gọi tắt là SEO.

Các thẻ meta hay dùng trên WordPress:

Meta robots: thẻ khai báo robots, giúp robots của các công cụ tìm kiếm hiểu được bạn muốn nó làm gì với website của bạn.

Sidebar

Sidebar là vị trí bên trái hoặc bên phải của website WordPress, bên trong sidebar có chứa các Widget dùng để hiển thị dữ liệu.

Sidebar dùng để bổ sung các thông tin quan trọng cho nội dung chính đặt ở giữa trang. Vì vậy, bạn thường phải tùy chỉnh sidebar sao cho tốt và thu hút vì nó khiến cho người đọc bị thu hút hơn và ở lại lâu hơn trên trang của bạn.

Footer

Footer hay còn gọi là chân trang của website, ở đây thường hay để các thông tin như Logo, các đường link về chính sách, quy định, fanpage hoặc Google Map.

Ngoài ra, tùy vào tính năng của Theme và footer còn có thể kéo thả được Widget.

WordPress RSS

RSS còn được gọi là RSS Feeds, RSS là một nguồn cung cấp tin tức, nó hiển thị các bài viết tin tức của website mà không cần phải truy cập vào website đó.

RSS là một tập tin định dạng XML, trong 1 file XML bao gồm các thông tin:

Tiêu đề.

Nội dung tóm tắt.

Đường dẫn bài viết.

Ngày tháng, tên tác giả.

Các loại plugin RSS:

1 – RSS Feed Widget.

2 – WP RSS Aggregator.

3 – WordPress RSS Feed Retriever.

4 – WPeMatico RSS Feed Fetcher.

WordPress Breadcrumbs

Breadcrumbs là một đường dẫn anchor text, thường nằm ở đầu trang. Breadcrumbs là một tính năng quan trọng đối với các SEOer, công dụng của Breadcrumbs giúp người dùng biết được vị trí trang họ đang xem ở đâu trong website.

Ưu điểm

Nâng cao trải nghiệm người dùng.

Là 1 tiêu chí trong xếp hạng website của Google.

Giảm tỉ lệ thoát trang.

Plugin hỗ trợ

WordPress có rất nhiều plugin hỗ trợ tạo Breadcrumbs, trong đó phải kể đến plugin toàn năng Yoast SEO. Bạn sẽ không cần phải cài đặt thêm plugin khác nữa.

Bước 7 – Bài viết

Bài viết (post) là một tính năng không thể thiếu của WordPress, nó giúp bạn sáng tạo nên những nội dung có ích cho người dùng với sự hỗ trợ của các trình soạn thảo văn bản.

Cách viết bài

Hiện tại WordPress đã sử dụng trình soạn thảo Gutenberg mới nhất, đây là trình soạn thảo bằng Block và có khả năng tùy biến sâu hơn cho nội dung của bạn.

Nếu vẫn muốn dùng trình soạn thảo văn bản kiểu cũ thì bạn tải và kích hoạt plugin Classic Editor tại đây.

Đăng bài

Để đăng bài viết thành công, bạn cần phải điền đầy đủ các trường sau:

Nội dung của bài viết.

Tiêu đề.

Hình ảnh nổi bật.

Thẻ. (tag)

Các trường của Yoast SEO (nếu có)

KẾT LUẬN

(Visited 1.994 times, 11 visits today)

Chèn Video Youtube Responsive Vào Website WordPress

Hướng dẫn chèn video YouTube responsive vào website WordPress một cách đơn giản.

Bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng video bị che khuất một phần hoặc tràn ra khỏi màn hình khi nhúng video từ YouTube vào website WordPress chưa? Nếu bạn đang đi tìm giải pháp cho câu hỏi tương tự như vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Chỉ với một thủ thuật nhỏ, video nhúng từ YouTube sẽ trở nên đáp ứng 100% (responsive), hiển thị tốt trên mọi kích thước màn hình, từ máy tính tới điện thoại di động.

Tại sao video YouTube không responsive?

Theme của bạn không hỗ trợ responsive cho video.

Bạn nhúng video bằng mã iframe với kích thước chiều dài, chiều rộng được quy định sẵn.

Bạn đang sử dụng WordPress với phiên bản quá cũ, không hỗ trợ oEmbed hoặc tính năng này đã bị vô hiệu hóa.

Bạn đang sử dụng Classic Editor. Gutenberg hay Block Editor đã được trang bị sẵn Embed Blocks, hỗ trợ responsive video.

Chèn video YouTube responsive vào WordPress

Sử dụng module Shortcode Embeds của Jetpack

Hoặc các bạn cũng có thể truy cập trang quản lý module của Jetpack (nằm ở đường dẫn /wp-admin/admin.php?page=jetpack_modules) và kích hoạt module Shortcode Embeds lên.

Việc còn lại là copy link video YouTube và chèn vào nơi mà bạn muốn hiển thị.

Sử dụng plugin Simple YouTube Responsive

1. Đầu tiên, các bạn cần phải cài đặt và kích hoạt plugin Simple YouTube Responsive (download).

Trong đó:

Video aspect ratios: tỉ lệ hiển thị của video.

Maximum Width: chiều rộng tối đa của video.

Additional Classes: bổ sung CSS tùy biến. Nếu bạn không có nhu cầu thì nên bỏ trống theo mặc định.

Auto Align Center: tự động căn lề giữa cho video.

Autoplay: tự động phát video. Tính năng này sẽ bị tắt khi bạn thiết lập lazy load video.

Loop video: tự động phát lại video nhiều lần.

Allow fullscreen: cho phép phát video toàn màn hình.

Lazy Loading: kích hoạt tính năng lazy load video, nghĩa là chỉ tải video khi người dùng cuộn trang đến. Các bạn nên kích hoạt tính năng này để web load nhanh hơn.

Thumbnail Size: chọn kích thước ảnh thumbnail cho video.

Ví dụ link của video là https://www.youtube.com/watch?v=xlZfVAApS50 hoặc https://youtu.be/xlZfVAApS50 thì xlZfVAApS50 là ID mà bạn sẽ cần lấy. Shortcode mà bạn cần chèn là [you tube v="xlZfVAApS50"] (sửa you tube thành youtube).

Ngoài ra, các bạn còn có thể chèn shortcode này vào bất cứ đâu (chẳng hạn như trong widget) miễn là nơi đó có hỗ trợ shortcode.

4.5

/

5

(

8

bình chọn

)

Bạn đang xem bài viết (5 Bước Chi Tiết) Cách Làm Một Website Bằng WordPress (Có Video) trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!