Cập nhật thông tin chi tiết về 3 Cách Làm Dưa Leo Muối Giòn Ngon Đơn Giản Ai Cũng Làm Được mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian thực hiện: 40 phút
Độ khó: dễ thực hiện
Khẩu phần: Dành cho 3 người ăn
Nguyên liệu làm dưa leo (dưa chuột) muối xổi
Dưa chuột 3 trái
Cà rốt 1/2 củ
Chanh – ớt hiểm – tỏi: 200 g
Rau thơm các loại: 200 g
Các gia vị cần thiết: mắm, muối, bột ngọt,…
Dụng cụ: Chén bát, đũa, dao,…
Mẹo thực hiện hành công
Lát cà rốt cần được tỉa thật đều, không quá dày hoặc quá mỏng.
Khi sơ chế dưa chuột, bạn cắt hai đầu của quả dưa chuột chà nhẹ lên chỗ vừa cắt tầm 1-2 phút. Công đoạn này sẽ giúp cách làm dưa món dưa chuột sạch mủ và chất hóa học.
Cách làm dưa món dưa chuột này không cần xóc quá kỹ, hoặc quá lâu. Vì làm như vậy sẽ khiến dưa món dễ bị chảy nước ra, mất vị giòn ngon.
Cách chế biến Dưa leo (dưa chuột) muối xổi
Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt đem rửa sạch, cạo vỏ rồi tỉa hoa, sau đó thì thái mỏng. Dưa chuột rửa sạch, sau đó đem dưa chuột ngâm với nước muối loãng rồi thái miếng mỏng tương tự cà rốt.
Tỏi thì băm nhuyễn, ớt thái nhỏ. Chanh thì cắt đôi, vắt lấy nước cốt để riêng một bên. Rau thơm thì lặt chỗ rau đi rồi rửa sạch với nước rửa rau củ hoặc nước muối.
Ướp dưa chuột với bột canh
Chuẩn bị sẵn một cái tô lớn rồi cho dưa chuột vào, cho một ít nước mắm cùng với bột canh hoặc muối vào ướp khoảng 5 – 6 phút cho ngấm. Sau đó cho cà rốt vào và tiếp tục trộn cho đều.
Trộn nguyên liệu
Cho các nguyên liệu phụ gồm nước cốt chanh, tỏi nhuyễn cùng ớt băm vào tô. Dùng đũa để xóc nhẹ cho các gia vị thấm đều với nhau.
Thành phẩm
Đợi 2 – 3 phút sau khi trộn dưa món, bạn rắc thêm rau thơm lên trên. Món ăn đạt yêu cầu khi có độ giòn từ dưa chuột và cà rốt., các gia vị thấm đều với nhau, không quá mặn hoặc là quá nhạt. Ngoài ra, món ăn phải thoảng vị thơm của rau húng quế cũng như các hương vị mặn, ngọt, chua, cay hòa quyện.
2. Dưa leo (dưa chuột) ngâm nước mắm
Thời gian thực hiện: 40 phút
Độ khó: dễ thực hiện
Khẩu phần: Dành cho 3 người ăn
Nguyên liệu làm Dưa leo (dưa chuột) ngâm nước mắm
Dưa leo 3 trái Tỏi – Ớt 200 g
Gia vị: Đường, mắm, muối trắng, giấm
Dụng cụ: Bếp gas, nồi, chén bát, đũa, vá,..
Cách chế biến Dưa leo (dưa chuột) ngâm nước mắm
Sơ chế nguyên liệu
Dưa leo mua về các bạn rửa sạch, bổ đôi, bỏ lõi rồi thái chéo. Ướp dưa với 50 gram muối trắng, xóc đều rồi ướp khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.
Dưa sau khi ướp vớt ra rửa qua nước sạch cho bớt mặn, rồi tiếp tục ngâm với nước đá lạnh khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra rổ để ráo.
Tỏi thái khoanh, ớt thái vát.
Nấu nước mắm
Các bạn đun một hỗn hợp gồm: 200 ml nước mắm, 200 gram đường, 2 thìa giấm đun sôi cho tan sau đó để nguội.
Ngâm dưa leo
Dưa sau khi để ráo các bạn xóc với tỏi ớt, rồi cho vào lọ.
Đổ hỗn hợp nước mắm đã nguội vào lọ dưa, lèn chặt dưa cho ngập nước mắm. Sau đó bảo quản mát và dùng dần sau 3 – 4 ngày ngâm.
Thành phẩm
Dưa leo (dưa chuột) ngâm nước mắm ngon là khi có đủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt và giòn, không bị váng, nhớt.
3. Dưa leo (dưa chuột) muối mặn nguyên quả
Thời gian thực hiện: 40 phút
Độ khó: dễ thực hiện
Khẩu phần: Dành cho 4 người ăn
Nguyên liệu làm Dưa leo (dưa chuột) muối mặn nguyên quả
Cà rốt 1 củ
Ớt 3 trái
Muối 15 g
Đường trắng 5 g
Tỏi 1 củ
Chanh 1 quả
Dưa leo 500 g
Dụng cụ: Bình thủy tinh, chén bát, đũa, vá,…
Mẹo chọn mua nguyên liệu
Khi lên men dưa sẽ tiết nước nên bạn đừng để nước trong hũ đầy quá, phải có khoảng hở để nước muối dưa không bị trào ra ngoài.
Cách chế biến Dưa leo (dưa chuột) muối mặn nguyên quả
Sơ chế dưa chuột
Dưa leo đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 30 phút. Sau đó vớt dưa ra rửa lại lần nữa rồi để thật ráo. Cà rốt nạo vỏ, tỉa hoa cho đẹp mắt, sau đó cắt khoanh mỏng để muối cùng dưa. Tỏi ớt lột vỏ, rửa sạch.
Đun nước sôi
Đun sôi 1 lít nước cùng với 15 gram muối và 5 gram đường, 1 ít nước cốt chanh rồi tắt bếp. Khi nước còn âm ấm thì thả ớt và tỏi đã bóc vỏ vào nồi, đợi nước trong nồi nguội hẳn.
Muối dưa chuột
Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nắp, tráng nước sôi và để ráo. Xếp dưa leo vào trong lọ theo chiều dọc, tiếp đó chèn cà rốt xen kẽ với dưa.
Đổ dung dịch nước muối dưa vào lọ sao cho lượng nước ngập kín dưa nhưng cần giữ khoảng cách giữa nước với miệng lọ khoảng 2 cm.
Thành phẩm
Sau khoảng 4 ngày là dưa chuyển màu vàng đều, và có vị chua chua ngọt ngọt, có thể đem dưa chuột muối chế biến thành những món ngon tùy thích.
Khi lên men dưa sẽ tiết nước nên bạn đừng để nước trong hũ đầy quá, phải có khoảng hở để nước muối dưa không bị trào ra ngoài.
5
/
5
(
1
bình chọn
)
2 Cách Muối Dưa Leo Để Được Lâu, Muối Dưa Leo Chua Ngọt Nguyên Trái Ăn Liền Giòn Ngon Đơn Giản
Dưa leo hay còn gọi là dưa chuột là một loại củ vô cùng thân thuộc với mọi gia đình Việt Nam, bởi dưa leo có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng hoặc sử dụng để đắp mặt giúp làn da căng mọng trắng sáng. Dưa leo chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ cắt lát chấm cùng bột canh là đã có ngay một món ăn giải nhiệt trong mùa hè. Dưa leo muối cũng là một trong những món ăn làm từ dưa leo được người người nhà nhà yêu thích.
Nguyên vật liệu muối dưa
Nguyên liệu cần thiết để làm món dưa leo muối chua ngọt có giá thành rất phải chăng và được bày bán ở tất cả các khu chợ lớn nhỏ. Để muối dưa leo chúng ta cần có những nguyên liệu sau:
7 đến 8 quả dưa leo
3 củ tỏi, 3 củ hành tím
3 đến 4 quả ớt tươi
1 củ gừng
2 quả chanh
Gia vị cần thiết : đường kính, dấm, bột canh
Khi đi chợ tìm mua dưa leo, các chị em nội trợ nên chú ý tìm mua những củ dưa leo có vỏ ngoài bóng, màu xanh lá cây đậm, hơi sần; nên chọn những quả dưa leo đặc ruột thì sẽ nhiều nước, giòn và không bị đắng. Dưa leo vào mùa có giá thành rất rẻ, chỉ từ 20.000vnđ đến 30.000đ một cân nên để thực hiện món dưa leo muối chua ngọt các bạn sẽ không cần tốn kém nhiều.
1. Cách muối dưa leo chua ngọt ăn được liền trong ngày
– Dưa leo muối xổi hay còn gọi là dưa góp được xem như món salad của Việt Nam. Dưa leo sau khi mua về rửa sạch rồi đem ngâm với nước muối loãng khoảng 30 đến 40 phút. Việc ngâm dưa leo với nước muối loãng giúp làm sạch dưa leo đồng thời giúp dưa leo giòn hơn.
– Sau khi ngâm với nước muối, cắt bỏ phần đầu và đuôi của dưa leo, xoa nhẹ cho bớt nhựa rồi rửa lại một lần nữa với nước muối loãng. Cắt bỏ hết phần ruột của dưa leo, thái nhỏ thành từng khoanh vừa ăn, hoặc cắt thành những lát xéo tùy sở thích.
– Ớt rửa sạch, bỏ hạt cắt thành từng khoanh nhỏ, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn. Cho ớt, tỏi cùng 3 thìa canh đường vào cối nhỏ, rồi dùng chày giã nhuyễn sau đó cho 3 đến 4 thìa canh nước mắm vào hỗn hợp ớt – tỏi – đường, cho thêm 2 thìa canh dấm rồi dùng đũa khuấy đều cho đến khi đường tan hẳn thì cho 2 thìa nước cốt chanh vào, tiếp tục khuấy đều sau đó cho thêm khoảng 20ml nước đun sôi.
– Cho dưa leo đã cắt lát vào một chiếc bát sạch, đổ hỗn hợp vừa pha chế vào dưa leo rồi dùng đũa trộn đều cho dưa leo ngấm gia vị. Nếm xem dưa leo đã vừa ăn chưa, rồi cho thêm gia vị tùy khẩu vị của mỗi người.
– Dưa leo muối xổi thành công vẫn giữ được độ giòn của dưa chuột, ngoài ra có vị cay nhẹ của ớt, chua ngọt của dấm – đường – chanh. Dưa leo muối xổi ăn kèm với các món ăn mặn như cá, thịt, cơm.
– Sự chua ngọt của dưa leo giúp món ăn ngon hơn, đặc biệt giúp những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ đỡ ngán hơn. Chỉ cần 5 đến 10 phút cùng những nguyên liệu vô cùng đơn giản, các bạn đã có thể hoàn thành món dưa leo muối xổi chua ngọt đậm đà.
2. Cách muối dưa leo cả quả kiểu Hàn Quốc
– Bạn ngâm dưa leo với nước muối loãng trong 30 phút, chú ý sau khi ngâm xong không cần cắt bỏ phần đầu và đuôi của dưa leo, nếu không khi muối dưa leo sẽ bị nhũn, không giữ được vị giòn cần thiết. Tiếp tục ngâm dưa leo vào nước đá lạnh khoảng 15 phút để dưa leo giòn và ngon hơn.
– Sau khi ngâm dưa leo xong, bạn rửa qua với nước sạch rồi vớt ra rổ để ráo hẳn nước.
– Ớt tươi rửa sạch đem cắt làm 2 khúc, gừng cạo vỏ đập dập, hành tím bóc vỏ cắt thành từng lát mỏng, tỏi bóc vỏ đập dập.
– Bắc nồi lên bếp, cho khoảng 50ml nước vào nôi rồi cho 3 thìa canh đường, 2 thìa canh muối cùng 5 thìa canh dấm vào nồi, dùng đũa khuấy đều rồi đun sôi cho đế khi đường và muối tan hẳn thì tắt bếp rồi để nguội.
– Cho dưa leo đã ráo nước vào một lọ thủy tinh sạch rồi đổ nước muối dưa đã nguội hẳn ngập kín dưa leo, cho thêm ớt, hành, tỏi, gừng rồi dùng miếng chặn dưa để ngăn không cho dưa leo nổi lên và giữ cho dưa leo luôn ngập trong nước muối dưa sau đó đậy kín nắp lọ lại. Chờ khoảng 2 đến 3 ngày cho dưa leo ngấm hẳn là có thể ăn được.
Dưa leo muối cả quả kiểu Hàn Quốc khi ăn các bạn dùng dao cắt ra từng miếng vừa ăn, dưa leo muối Hàn Quốc sẽ có vị chua cay nhẹ, rất ngon miệng
Dưa leo muối xổi hay dưa leo muối cả quả đều có hương vị chua ngọt dễ ăn, không mang lại cảm giác ngán.Trong bài viết là hai cách muối dưa leo chua ngọt đơn giản, ngon miệng và thông dụng nhất.
Các bạn có thể áp dụng cách muối dưa leo này để muối các loại củ khác như su hào, đu đủ xanh, cà rốt đều rất dễ ăn.
Cách Làm Bánh Su Kem Vỏ Giòn Cực Đơn Giản Ai Ai Cũng Có Thể Làm Được
1. Hỗn hợp vỏ bánh sau khi cho trứng vào thị bị lỏng, không đặc và không thể bắt ra vỉ để nướng được.Khắc phục:
Sử dụng trứng ở nhiệt độ phòng, không để lạnh.
Cân đong trứng, một quả trứng tầm 55 đến 65 gram.
Cho bột vào hỗn hợp bơ từng chút một để không bị vón cục, khi cho trứng tránh bị ốc trâu.
Khi cho bột vào bơ đến độ thành 1 khối hòa quyện thì dừng, làm quá tay sẽ làm bơ chảy làm lỏng hỗn hợp.
2. Bánh không nở hoặc nở kém.Khắc phục:
Khuấy bột vừa phải, khuấy quá tay sẽ làm bột bị chai gây kém nở.
Nhiệt độ không chính xác, bánh chưa thể bung lên được trong quá trình nướng.
3. Bánh nở trong lò nhưng lấy ra thì bị xẹp.Khắc phục:
Bánh chưa chín đều, bên trong còn ướt chưa nở hơn. Nên nướng thêm khoảng 5 phút nữa.
Trong quá trình nướng không mở lò làm nhiệt độ lò giảm đột ngột khiến bánh bị xẹp.
Nguyên liệu làm bánh su vỏ giòn
Phần Craquelin giòn tan:
50 gr bột mì
45 gr đường nâu
35 gr bơ
Phần vỏ bánh su:
80 ml nước lọc
60 gr bơ
65 gr bột mì
40 ml sữa tươi không đường
20 gr trứng gà
Nhân kem trứng / Nhân matcha:
180 ml sữa tươi không đường
30 gr đường trắng
18 gr bột mì
15 gr bột matcha
2 lòng đỏ trứng gà
Phần kem tươi:
20 gr đường trắng
150 ml kem whipping
Hướng dẫn chi tiết cách thực hiện
Bước 1: Lấy bơ ra khỏi tủ lạnh 10-15 phút cho bơ bớt lạnh. Sau đó cho 50g bột mì, 45g đường nâu, 35g bơ vào xay cho hỗn hợp hòa quyện.
Bước 2: Sau đó dùng tay nhồi thành hỗn hợp dẻo mịn. Rồi dàn đều hỗn hợp ra giấy nến, cán bột thành miếng mỏng khoảng 1mm. Rồi để bột vào tủ lạnh 15 phút cho cứng lại.
Bước 3: Khi bột đã lạnh và tương đối cứng có thể cắt, dùng cutter cắt thành các hình tròn nhỏ, rồi để ngăn đá 1 tiếng đồng hồ cho đông cứng hoàn toàn.
Bước 4: Cho hỗn hợp 60g bơ, 40ml sữa, 80ml nước vào đun lửa nhỏ (Chọn nồi chống dính tốt). Sau khi hỗn hợp sôi, khuấy đều và tắt bếp. Sau đó cho 65g bột mì đã rây mịn vào trộn đều.
Bước 5: Đợi hỗn hợp nguội bớt, cho lần lượt từng trứng (đã đánh tan) vào bột. Lúc đầu hỗn hợp lỏng và tách thành từng mảnh, các bạn cứ trộn đều tay thì sẽ thấy khối bột càng đặc lại. Cho tiếp 1/2 chỗ trứng còn lại vào, khi nào thấy bột mềm mịn, không lỏng quá cũng không quá đặc. Bột đưa lên cao rớt xuống tạo thành hình tam giác thì ngừng lại, không cần cho hết trứng.
Bước 6: Bật lò nướng 210 độ C. Cho bột vào túi bắt kem và bắt bột thành khối tròn (cầm túi thẳng đứng).
Bước 7: Lấy craquelin trong ngăn đá ra đặt lên vỏ bánh và đem đi nướng trong 10 phút đầu với 210 độ cho bánh nở hết cỡ, sau đó hạ lửa xuống 190 độ C nướng 10 phút sau cho bánh chín đều từ trong ra ngoài. Sau đó lấy ra để bánh nguội trên rack.
Bước 8: Đánh tan 2 lòng đỏ trứng với 30g đường và 18g bột mì.
Bước 9: Đun sữa sôi lăn tăn cho 15gr bột matcha vào rồi cho hỗn hợp trứng, bột, đường vào trộn đều và tắt bếp. Lượt qua rây để có hỗn hợp nhân kem mịn, không bị cợn bột trà.
Bước 10: Whipping để lạnh, đánh chung với 20g đường khi nào thấy kem đặc lại và có chóp nhọn thì ngừng. Sau đó trộn đều 1/2 whipping vừa đánh với kem matcha/ kem trứng là ta có hỗn hợp kem béo ngậy, thơm mùi trà xanh và trứng.
Cách Nấu Chè Bưởi Đơn Giản Ngon Mê Ly Ai Cũng Làm Được
Cách làm chè bưởi đơn giản cực ngon
Cách nấu chè bưởi từ cùi bưởi khô
Nguyên liệu làm chè bưởi
500g cùi bưởi khô.
300g đậu xanh
200g đường kính
1 bát bột năng
150ml nước cốt dừa
1 thìa cà phê muối
2 ống vani
Đậu phộng rang
Cách làm chè bưởi không bị đắng
Bước 1: Sơ chế cùi bưởi
Thái cùi bưởi tươi thành các miếng hạt lựu nhỏ. Bạn chuẩn bị một chiếc chậu sạch, sau đó cho cùi bưởi vào bóp kỹ với nước muối loãng tầm 5 phút rồi trụng lại bằng nước sạch.
Tiếp theo, bạn thực hiện bóp cùi bưởi với nước muối khoảng 6 lần. Cuối cùng, vớt cùi bưởi ra bát, cho thêm ½ thìa muối, do sử dụng cùi bưởi khô nên nấu chè bưởi không cần phèn chua mà cùi bưởi vẫn không bị đắng.
Sau khi ngâm cùi bưởi, bạn cho cùi bưởi vào nồi luộc trong thời gian 3 phút, Tiếp theo trộn phần cùi bưởi với 3 muỗng đường, ướp khoảng 1 tiếng rưỡi cho đường tan và ngấm vào cùi bưởi, như vậy cùi sẽ giòn và ngọt.
Hết thời gian ngâm đường, bạn bắc nồi lên bếp, cho cùi bưởi vào sên như sên mứt. Khi sên hãy nhớ đảo đều tay cho đường thấm đều vào cùi bưởi, thêm 2 thìa nước để cùi bưởi trong và mọng nước hơn. Khi cùi bưởi trong và đường cạn thì tắt bếp.
Đổ bột năng vào cùi bưởi vừa sên qua đường, áo đều lớp bột lên miếng cùi ngay khi còn nóng. Dùng rây để lọc sạch bột thừa.
Bước 2: Hấp đậu xanh
Bạn mua đậu xanh đãi vỏ, sau đó ngâm khoảng 15 phút trong nước nóng cho đậu xanh nở bung.
Đun nồi nước nhỏ, bỏ vào 1 nhúm muối rồi cho đậu xanh vào đun đến khi đậu chín mềm thì vớt ra, lưu ý đừng để đậu quá chín, hạt đậu bị nát không đẹp mắt. Bạn cũng thể hấp chín đậu bằng chõ đồ xôi.
Bước 3: Luộc cùi bưởi
Đun nồi nước sôi, sau đó cho cùi bưởi đã sơ chế ở bước 1 vào đun. Quan sát cùi bưởi có màu trong thì bạn nhanh chóng vớt cùi bưởi ra và để vào tô nước lạnh để cùi bưởi giữ độ giòn, đồng thời không bị lại với nhau. Giữ nguyên nồi nước luộc cùi bưởi và vặn lửa nhỏ, để sôi lăn tăn.
Hòa tan bột năng với nước, sau đó đổ vào nồi và khuấy đều cho đến khi nước hơi sệt lại.
Bước 4: Nấu chè bưởi
Cho đậu xanh hấp chín vào nồi nước, sau đó thêm 200g đường kính vào nồi. Bạn cho cùi bưởi và vani vào khuấy đều. Đun khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Cách nấu chè bưởi đậu xanh
Sắn dây rất mát nên được mọi người yêu thích và ăn nhiều vào mùa hè. Bột sắn dây cũng là nguyên liệu quan trọng cho nhiều món ăn ngon. Bạn có thể dùng bột sắn dây nấu chè bưởi cho cả nhà thưởng thức.
Chuẩn bị nguyên liệu
500g cùi bưởi tươi
200g đậu xanh tách vỏ
Bột năng
Bột sắn dây
Phèn chua
1 thìa cà phê muối
5 lá dứa
2 ống vani
150ml nước cốt dừa
Cách làm chè bưởi đậu xanh
Bước 1: Làm cùi bưởi nấu chè
Thái cùi bưởi tươi thành các miếng hạt lựu nhỏ. Bạn chuẩn bị một chiếc chậu sạch, sau đó cho cùi bưởi vào bóp kỹ với nước muối loãng tầm 5 phút rồi trụng lại bằng nước sạch.
Bóp cùi bưởi với nước muối khoảng 6 lần. Cuối cùng, vớt cùi bưởi ra bát, cho thêm ½ thìa muối, thêm phèn chua vào và ngâm qua đêm để làm cùi bưởi hết đắng.
Sau khi ngâm cùi bưởi, bạn cho cùi bưởi vào nồi luộc trong thời gian 3 phút, Tiếp theo trộn phần cùi bưởi với 3 muỗng đường, ướp khoảng 1 tiếng rưỡi cho đường tan và ngấm vào cùi bưởi, như vậy cùi sẽ giòn và ngọt.
Hết thời gian ngâm đường, bạn bắc nồi lên bếp, cho cùi bưởi vào sên như sên mứt. Khi sên hãy nhớ đảo đều tay cho đường thấm đều vào cùi bưởi, thêm 2 thìa nước để cùi bưởi trong và mọng nước hơn. Khi cùi bưởi trong và đường cạn thì tắt bếp.
Đổ bột năng vào cùi bưởi vừa sên qua đường, áo đều lớp bột lên miếng cùi ngay khi còn nóng. Dùng rây để lọc sạch bột thừa.
Bước 2: Nấu nước cốt dừa
Lá dứa rửa sạch, chọn 2 lá thả vào nồi nước sôi.
Khi nước sôi, bạn chắt bớt nước, chỉ để lại ⅓ lượng nước, sau đó cho nước cốt dừa và 2 thìa đường vào khuấy đều.
Khi nước cốt dừa sệt lại và sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Bước 3: Hấp chín đậu xanh
Bạn mua đậu xanh đãi vỏ, sau đó ngâm khoảng 15 phút trong nước nóng.
Đun nồi nước nhỏ, bỏ vào 1 nhúm muối rồi cho đậu xanh vào đun đến khi đậu chín mềm thì vớt ra, lưu ý đừng để đậu quá chín, hạt đậu bị nát không đẹp mắt. Bạn cũng thể hấp chín đậu bằng chõ đồ xôi.
Bước 4: Luộc cùi bưởi
Đun nồi nước sôi, sau đó cho cùi bưởi đã sơ chế ở bước 1 vào đun. Quan sát cùi bưởi có màu trong thì bạn nhanh chóng vớt cùi bưởi ra và để vào tô nước lạnh để cùi bưởi giữ độ giòn, đồng thời không bị lại với nhau. Giữ nguyên nồi nước luộc cùi bưởi và vặn lửa nhỏ, để sôi lăn tăn.
Hòa tan bột sắn dây với nước, sau đó đổ vào nồi và khuấy đều cho đến khi nồi nước đặc sánh lại.
Bước 5: Nấu chè bưởi
Cho đậu xanh hấp chín vào nồi nước, sau đó thêm lượng đường kính vừa ăn vào nồi. Bạn cho cùi bưởi và vani vào khuấy đều, bỏ thêm ống vani tạo mùi thơm. Đun khoảng 3 phút thì tắt bếp.
Múc chè ra bát, thêm nước cốt dừa và đậu phộng rang.
Như vậy là bạn biết cách làm chè bưởi không bị đắng lại có tác dụng thanh nhiệt và giải nóng hiệu quả cho mùa hè. Món ăn sẽ ngon hơn khi bạn ăn lạnh.
Vài tips nhỏ cho bạn để cách nấu chè bưởi thành công
Cùi bưởi nấu chè có thể lựa chọn tùy thích. Nếu là bưởi da xanh và bưởi năm roi, cùi tươi sẽ dày mình hơn nên rất phù hợp nấu chè bưởi. Ngoài ra, bạn có thể chọn cách mua cùi bưởi phơi khô về nấu chè nếu không vào mùa bưởi.
Đậu xanh nấu chè cần mua loại tách vỏ, bạn hấp chín đậu nhưng không được để quá nát, hạt đậu còn nguyên sẽ giúp món chè đẹp mắt và hấp dẫn hơn.
Hãy chú ý lượng bột năng và bột sắn dây cho vào chè bưởi, nếu cho quá nhiều món chè quá đặc, ăn mất ngon.
Nước cốt dừa có thể mua ngoài hàng hoặc tự làm để đảm bảo hơn. Món chè bưởi không có nước cốt dừa sẽ giảm vị ngon.
Nếu bạn muốn sử dụng tinh dầu bưởi để tăng mùi thơm, bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ khoảng 1 – 2 giọt, quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược, mất đi mùi thơm của nước cốt dừa.
2
/
5
(
1
bình chọn
)
Bạn đang xem bài viết 3 Cách Làm Dưa Leo Muối Giòn Ngon Đơn Giản Ai Cũng Làm Được trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!