Cập nhật thông tin chi tiết về 2 Cách Làm Chả Cốm Dẻo Thơm mới nhất trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhắc đến Hà Nội, người ta thường nghĩ đến Hồ Gươm, Lăng Bác, cầu Long Biên…Còn tôi lại mê ẩm thực Hà Nội, mê những món ngon với cách nêm nếm và kết hợp mà chỉ có người Hà Nội mới làm đúng vị, trong đó không thể bỏ qua món chả cốm.
Hạt cốm xanh non, dẻo dai, thơm hương hoa cỏ tự nhiên là thức quà đặc sản của Hà Nội mỗi độ thu về trên thủ đô. Cốm kết hợp cùng thịt, nêm , giã khéo tay trở thành món chả ngon nổi tiếng khắp ba miền.
Cách làm chả cốm cũng không quá cầu kỳ, lựa miếng thịt lợn tươi, chọn thêm nắm cốm mới, cùng một chút khéo tay là chúng ta đã có ngay một món chả ngon để gia đình cùng sum họp thưởng thức!
1. Hướng dẫn làm chả cốm thơm dẻo
Chả cốm rất dễ làm và cũng dễ ăn. Miếng chả tươi ngon, thơm mùi thịt và mùi hương cốm mới, hòa quyện với gia vị nêm nếm vừa ăn tạo thành món ăn rất ngon miệng. Chả cốm ăn cùng cơm nóng rất ngon. Cầu kỳ hơn bạn có thể chế biến thêm các món ăn kèm như bún đậu chả cốm, bún chả cốm, chả cốm cuốn…
1.1 Nguyên liệu chuẩn bị
1.2 Chi tiết các bước làm chả cốm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hiện nay có một số loại cốm pha với màu để tạo màu sắc đẹp. Bạn lưu ý chọn loại cốm ngon, sạch, hạt cốm mềm, ăn ngọt nhẹ, thơm hương sữa non và cỏ cây. Sau khi mua về bạn bạn không cần rửa nước bởi trên mặt hạt cốm có lớp phấn mỏng, nếu rửa nước sẽ trôi mất lớp phấn này. Nếu không mua được cốm tươi bạn có thể sử dụng cốm khô. Với cốm khô bạn ngâm trong nước lọc 15 – 20 phút cho hạt cốm nở mềm mới sử dụng được.
Bạn cho các nguyên liệu gồm giò sống, thịt xay, cốm cùng 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng mì chính, ½ muỗng hạt tiêu xay, 1 muỗng dầu ăn, trộn đều các nguyên liệu và gia vị với nhau.
Để miếng chả được dai ngon, bạn cho hỗn hợp trên vào cối, dùng chày giã đến khi hỗn hợp mịn, dai, kết dính tốt thì dừng. Bạn dùng màng bọc thực phẩm phin bát thịt lại và cất trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Hoặc ít nhất 3 tiếng đồng hồ để nguyên liệu kết dính tự nhiên mà không cần dùng hóa chất.
Bước 2: Vo viên chả cốm và hấp
2. Công thức làm chả cốm chuẩn vị kiểu Hà Nội
Hạt cốm là thức quà của đồng quê được chế biến thành nhiều món ăn mặn ngọt ngon. Chả cốm là món ăn chơi dân dã của người Hà Nội. Tuy là món ăn chơi nhưng miếng chả cốm được làm đầy đặn, thơm ngon, rất mực khéo léo và tinh xảo.
2.1 Nguyên liệu chuẩn bị
Giò sống: 300 gram.
Thịt nạc xay nhuyễn: 200 gram.
Cốm tươi 150 gram (nếu không mua được cốm tươi bạn có thể dùng cốm khô để thay thế).
Hành khô: 1 củ
Gia vị nấu nướng: Muối, hạt nêm, hạt tiêu, mắm ngon, dầu ăn.
Lá chuối hoặc lá sen.
2.2 Chi tiết các bước làm chả cốm Hà Nội
Bước 1: Sơ chế và tạo viên
– Trước tiên bạn trút giò sống và thịt nạc xay vào một chiếc bát, nêm thêm 1 muỗng nước mắm ngon, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng tiêu xay, ½ muỗng đường rồi dùng tay trộn thật đều.
– Nếu dùng cốm tươi bạn không cần rửa cốm. Tuy nhiên nếu dùng cốm khô bạn phải rửa cốm với nước hoặc ngâm trong nước 5-10 phút rồi lấy ra để ráo, để tránh cốm bị khô cứng lại bạn nhớ thường xuyên vẩy nước vào cốm.
– Tiếp đó bạn cho cốm vào bát thịt và giò sống đã trộn, trộn thật đều nguyên liệu được dai và kết dính tốt.
– Nếu cảm thấy hỗn hợp khô bạn có thể thêm 1 muỗng dầu ăn và trộn đều. Tiếp đó bạn bọc kín bát thịt lại và cất trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 tiếng đồng hồ.
– Sau khi đã ướp lạnh đủ, bạn trộn lại tô thịt lần nữa cho mịn rồi viên tròn thành các viên đều nhau.
Bước 2: Tiến hành hấp và hoàn thành
– Bạn nên hấp chả trước để giữ độ ngọt của thịt và cốm trước khi rán. Bọc các viên chả trong lá sen rồi hấp cách thủy 20 – 25 phút thì lấy ra để nguội.
– Tiếp đó bạn chiên vàng đều miếng chả trong chảo ngập dầu.
– Vì chúng ta đã hấp trước nên không tốn quá nhiều thời gian trong bước này, bạn rán cho miếng chả vàng đều các mặt là được.
Chả cốm ngon trước hết phải có màu vàng bắt mắt, lấm tấm những hạt cốm xanh non. Khi ăn, vị dai của thịt và vị ngọt thơm tự nhiên của cốm hòa quyện với nhau tạo nên hương vị rất hấp dẫn.
Kết bài
Cập nhật 27/06/2020
Cách Làm Chả Cốm Hà Nội Dẻo Thơm Chuẩn Vị
Hướng dẫn cách làm chả cốm Hà Nội đơn giản tại nhà
300g giò sống
50g thịt heo xay
50g cốm khô (hoặc tươi)
1 củ hành tím băm nhuyễn
2 lá sen tươi đã rửa sạch
Gia vị: Tiêu, nước mắm, dầu ăn.
Đối với cốm tươi, bạn chỉ cần xả qua với nước để sạch bụi bẩn. Còn với cách làm chả cốm từ cốm khô, bạn rửa sạch rồi ngâm trong bát nước khoảng 10 – 15 phút để chúng nở mềm, vớt ra rổ để ráo.
Xử lý giò sống
Cho giò sống và thịt heo xay vào trong âu lớn, thêm 1/3 muỗng cà phê tiêu xay vào cùng.
Đeo găng tay, tiến hành trộn đều để giò sống, thịt heo xay quyện vào nhau.
Trộn các nguyên liệu làm giò sống
Cho cốm, hành tím băm nhuyễn, ít nước mắm vào âu hỗn hợp giò sống và thịt xay, trộn đều.
Cho thêm 1 muỗng dầu ăn, dùng muỗng quết để hỗn hợp mịn, dẻo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để khoảng 30 phút.
Tạo hình viên chả cốm
Lấy một phần hỗn hợp vừa trộn cho vào lòng bàn tay, nặn thành miếng có hình dạng tùy thích. Đây là công đoạn trong cách làm chả cốm ngon đòi hỏi cần có sự khéo léo, tỉ mỉ để thành phẩm đẹp mắt.
Quét lớp dầu mỏng lên trên bề mặt lá sen là cách làm món chả cốm có mùi thơm tự nhiên hấp dẫn.
Xếp lá sen vào đáy nồi, đặt chả viên lên trên, hấp trong vòng khoảng 10 – 15 phút.
Chiên chả cốm
Bắc chảo dầu lên bếp đun sôi rồi cho từng viên chả cốm đã hấp vào chiên chín vàng đều các mặt.
Trình bày món ăn
Gắp chả cốm vừa chiên ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu rồi bắt đầu trang trí cho bắt mắt.
Bạn nên mua cốm vào buổi sáng và cần tránh chọn cốm quá nát hoặc quá cứng.
Bạn cũng nên ưu tiên chọn thịt nạc vai để xay vì loại này có phần mỡ sẽ giúp miếng chả không bị khô khi chiên.
Theo kinh nghiệm cách làm chả cốm của nhiều người, bạn có thể bổ sung thêm trứng vịt để tăng độ kết dính của các nguyên liệu.
Có thể dùng kèm chả cốm chiên với cơm hoặc bún cũng đều rất hấp dẫn.
Giá trị dinh dưỡng của chả cốm
Ít ai biết được rằng chả cốm không chỉ là món ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Món ăn này có hàm lượng Vitamin B6 cao có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp Protein giúp cơ thể chuyển hóa và tổng hợp thức ăn nhanh chóng. Ngoài ra, trong chả cốm còn có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Canxi, kẽm Kali, Magie và sắt.
Dẻo Thơm Bánh Tét Cốm Dẹp Trà Vinh
Tin hoạt động trong tỉnh
Loại bánh tét Trà Vinh nổi tiếng bởi được làm từ cốm dẹp, một sản phẩm đặc trưng, truyền thống của người Khmer, rất dân dã và mộc mạc, được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt vào mùa lễ hội ở Trà Vinh.
Trà Vinh là vùng đất của những ngôi chùa Khmer độc đáo, lễ hội truyền thống và ẩm thực đa sắc màu. Chính sự cộng cư của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer đã tạo nên văn hóa ẩm thực Trà Vinh rất phong phú và đặc trưng. Bánh tét cốm dẹp, món bánh dân dã này là sự kết tinh giữa quá trình tư duy sáng tạo và sự giao thoa văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Ảnh. Bánh Tét Cốm Dẹp
Thưởng thức món bánh thật đơn giản nhưng quá trình làm bánh không dễ chút nào. Nguyên liệu và kỹ thuật là hai khâu quan trọng trong quá trình làm bánh. Nguyên liệu tốt phải đi kèm với kỹ thuật gói và nấu bánh khéo léo cộng với những bí quyết riêng sẽ tạo ra một “mẻ” bánh tét cốm dẹp dẻo thơm, béo ngọt rất dễ ăn và bắt khách.
Cốm dẹp là nếp ngon gặt sớm hơn một, hai tuần. Sau khi đem về nhà, người Khmer cho lúa nếp non vào chảo rang trên lửa nhỏ, dùng một đôi đũa tre to bản đảo các hạt nếp cho đều. Khi lúa nếp đã được rang chín, người ta sẽ bỏ vào cối đồng hay cối đá giã đều tay cho đến khi vỏ hạt nếp bong ra, rồi cho vào nia sàng, sảy sạch vỏ trấu, thành cốm dẹp – nguyên liệu chủ yếu của bánh tét cốm dẹp.
Giống như các loại bánh tét truyền thống của người Việt, bánh tét cốm dẹp có thêm nhân giúp bánh ngon hơn. Sau khi đã sàng sảy hết trấu càng, tiếp theo là nạo dừa, thắng nước cốt, bỏ cốm dẹp vào trộn đều, để cốm vài ba phút cho nếp mềm. Đặc biệt muốn cốm dẹp thêm dẻo và ngọt thanh nên cho vào một ít nước dừa tươi.
Nhân bánh tét cốm dẹp thường là đậu xanh, đãi vỏ, nấu nhừ để nguội, thêm đường và một ít va ni tạo mùi thơm rồi đem lên bếp xào, trộn đều cho thật ráo. Sau đó đổ vào mâm, người thợ dùng tay vò nhân vừa bằng nửa cổ tay theo thói quen và tránh gói bánh bằng tay trần, nếu có mùi, bánh sẽ không bảo quản được lâu.
Khi gói bánh tét cốm dẹp, người thợ có thể dùng lá chuối xiêm hoặc lá lùng để gói. Trải lá chuối rồi cho cốm dẹp kèm với nhân vào, gói lại như đòn bánh tét nhưng nhỏ hơn. Để bánh tét không dính vào lá khi nấu, người thợ phải nhúng sơ bánh qua nước cốt dừa một lần nữa rồi gói lại. Bánh vừa không dính lá vừa tăng độ béo thơm khi nấu chín. Đó là bí quyết trong nghề để tạo ra một “mẻ” bánh tét cốm dẹp thơm ngon đặc trưng của người dân Trà Vinh.
Họ dùng dây lát hay dây lùng cột bánh lại, buột vừa tay, không quá chặt cũng không quá lỏng, đòn bánh tét cốm dẹp thường không quá to cũng không quá nhỏ. Khi gói xong, người ta cột bánh lại thành từng cặp, thường là tròn chục để tiện buôn bán và làm quà.
Sau khi gói xong, bánh được cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa giờ. Bánh được nấu chín hoàn toàn từ hơi nước nóng, nếp sẽ nở tự nhiên và khó làm thay đổi hình dạng nhân bánh so với cách nấu ngập nước. Sau khi chín, mở đòn bánh thơm ngào ngạt của nếp, vị béo của nước cốt dừa cộng hưởng với vị bùi của đậu xanh và một ít vani kết hợp nên ăn hoài không ngán, bà con Khmer rất thích ăn món này và có thể dùng thay cơm, dùng trong buổi điểm tâm, hoặc tráng miệng sau các buổi ăn chính.
Ngoài việc, bánh rất nhỏ gọn, tiện làm quà cho khách phương xa, bánh còn là thực phẩm rất tốt đối với những người bệnh bao tử vì nguyên liệu chủ yếu của bánh là nếp ngon đầu mùa. Bảo quản vài ngày sau khi bánh chín ở nhiệt độ bình thường, có thể vài tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh.
Hãy thưởng thức hương vị dẻo thơm và cùng cảm nhận, trãi nghiệm bánh tét cốm dẹp” khi du khách có dịp về thăm quê hương Trà Vinh.
Tin, ảnh: TTTTXT DL Trà Vinh
Cách Làm Cốm Dẹp Trộn Dừa Dẻo Thơm Ăn Hoài Không Chán
Cốm là món ăn được làm từ lúa nếp còn đóng sữa, rang chín rồi sàng sảy cho hết vỏ trấu, rất phổ biến ở nhiều miền quê trồng lúa trên đất nước Việt Nam.
Nếu như ở miền Bắc có đặc sản cốm làng Vòng, Hà Nội tao nhã, thanh khiết thì miền Nam, cụ thể là miền Tây Nam Bộ cũng tự hào có món cốm dẹp Trà Vinh, cốm dẹp Sóc Trăng, cốm dẹp An Giang,… với cách chế biến phổ biến nhất là cốm dẹp trộn dừa thơm dẻo béo ngậy ngon nức tiếng.
Sơ chế cốm dẹp
Xả cốm dẹp với nước cho sạch bụi bẩn rồi cho vào rổ, để ráo nước.
Nhiều bạn sẽ thắc mắc không biết mua cốm dẹp ở đâu. Cốm dẹp được đóng gói và bày bán rất nhiều tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc bạn cũng có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử. Có hai loại là cốm dẹp xanh và cốm dẹp trắng, bạn mua loại nào cũng được.
Sơ chế lá dứa
Lá dứa dùng để nhuộm cho cốm có màu xanh đậm hơn cho hấp dẫn, hơn nữa lá dứa cũng khiến cốm có mùi thơm hơn. Nếu bạn không có lá dứa thì có thể bỏ qua bước này.
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc nhỏ, bỏ vào máy xay sinh tố cùng nước lọc vừa đủ để xay nhuyễn.
Đổ hỗn hợp lá dứa xay qua rây, lọc bỏ phần xác và hớt bọt để thu được dung dịch màu xanh tự nhiên (bạn có thể cho lá dứa vào cối giã nếu không có máy xay sinh tố).
Làm nước cốt dừa
Nước cốt dừa bạn có thể mua loại đóng lon sẵn cho tiết kiệm thời gian.
Đổ nước cốt dừa, một chút đường và một xíu muối vào nồi, pha thêm nước lọc (ít thôi), nấu sôi cho tất cả hòa tan hết vào với nhau, đổ thêm khoảng 2-3 thìa nước lá dứa cho nước cốt dừa có màu xanh rồi tắt bếp.
Muốn lát nữa cốm dẹp có màu xanh đậm hơn thì cho thêm vài thìa nước lá dứa nữa.
Bạn cũng có thể tự làm nước cốt dừa tại nhà bằng cách sau:
Dùng 1-2 quả dừa già.
Nạo dừa thành sợi, cho sợi dừa vào máy xay sinh tố cùng nước từ quả dừa rồi xay nhuyễn.Đổ hỗn hợp vừa xay qua rây, lọc phần bã dừa đi và lấy nước cốt.
Như vậy là bạn đã làm xong nước cốt dừa để đem đi đun cùng muối, đường và nước lá dứa . Phần bã dừa không nên bỏ đi mà giữ lại để lát nữa trộn cốm ở bước cuối cùng.
Trộn nước cốt dừa và cốm dẹp
Cho cốm dẹp ra khay hoặc bát lớn, dùng thìa dàn đều, sao cho các hạt cốm tơi, không bị dính bết vào nhau.
Rưới từ từ từng thìa nước cốt dừa còn ấm vào cốm, trộn đều.
Trộn đường và dừa nạo sợi
Sau khi cốm đã ngấm đẫm nước cốt dừa béo ngọt, bạn cho thêm đường trắng và dừa nạo sợi vào, trộn đều thêm một lần nữa.
Do món cốm dẹp có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ – khẩu vị người dân nơi đây ăn rất ngọt nên mới có bước cho thêm đường trắng. Bạn có thể bỏ qua đường nếu thấy món ăn đã đủ ngọt rồi.
Thông tin thêm
Nguồn gốc của cốm dẹp
Đây là đặc sản của người Kmer, phổ biến ở các vùng An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng,… với tên gọi là ” om -bóc ” – nhằm dâng lên cúng các vị thần để tỏ lòng biết ơn đã ban cho bà con vụ mùa bội thu và nguyện cầu cho năm sau mùa màng tiếp tục tốt tươi.
Om-bóc ( cốm dẹp) được làm loại nếp ngon mới gặt còn tươi non, to mẩy, đem rang trên chảo nóng cho thơm rồi đổ sang cối giã, tạo thành những cánh cốm mỏng, dẹp.
Cách sử dụng cốm dẹp trong ẩm thực
Ngoài món cốm dẹp trộn dừa, cốm dẹp còn có thể là nguyên liệu trong nhiều món ăn rất hấp dẫn như tôm chiên cốm dẹp, xôi cốm dẹp, bánh tét cốm dẹp,…
Bạn đang xem bài viết 2 Cách Làm Chả Cốm Dẻo Thơm trên website Bothankankanhatban.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!